Hồi còn học tiểu học, trong những chuyến đi cắm trại, bài hát mà chúng tôi thích nhất được thầy cô dậy cho hát là bài Bạch Đằng Giang, trong đó có mấy câu đến nay, hơn nửa thế kỷ trôi qua, tôi vẫn còn nhớ: “Đây Bạch Đằng Giang sông hùng dũng của nòi giống tiên rồng, giống Lạc Hồng, giống anh hùng Nam Bắc Trung…”
Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa
Friday 7 August 2015
Home »
Dân Muốn Biết
» Dân Muốn Biết: Rỗng tuếch rỗng toác
Dân Muốn Biết: Rỗng tuếch rỗng toác
Friday, August 07, 2015
No comments
Rỗng tuếch rỗng toác
Hồi còn học tiểu học, trong những chuyến đi cắm trại, bài hát mà chúng tôi thích nhất được thầy cô dậy cho hát là bài Bạch Đằng Giang, trong đó có mấy câu đến nay, hơn nửa thế kỷ trôi qua, tôi vẫn còn nhớ: “Đây Bạch Đằng Giang sông hùng dũng của nòi giống tiên rồng, giống Lạc Hồng, giống anh hùng Nam Bắc Trung…”
Hồi còn học tiểu học, trong những chuyến đi cắm trại, bài hát mà chúng tôi thích nhất được thầy cô dậy cho hát là bài Bạch Đằng Giang, trong đó có mấy câu đến nay, hơn nửa thế kỷ trôi qua, tôi vẫn còn nhớ: “Đây Bạch Đằng Giang sông hùng dũng của nòi giống tiên rồng, giống Lạc Hồng, giống anh hùng Nam Bắc Trung…”
Sông
Bạch Đằng thì quả là con sông “hùng dũng” đúng như lời của bài hát.
Con sông đó đã đóng góp bằng dòng thủy triều lên xuống đúng giờ giấc
gíúp cho hai chiến lược gia đại tài của lịch sử Việt Nam đánh tan
tành quân Nam Hán và quân Nguyên không còn một manh giáp. Trong cả
hai trận đánh, Ngô Quyền (năm 938) và Trần Hưng Đạo (năm 1288)
đều cho binh sĩ đóng những cọc nhọn mũi bọc thép xuống lòng sông
rồi nhử địch vào khúc sông có đóng cọc để quân Nam phục kích xông
ra đánh đoàn tầu chiến của địch. Quân địch bị tấn công thình
lình bỏ chạy thì đúng lúc đó, thủy triều rút xuống, tầu thuyền
địch bị cọc nhọn nhô lên khỏi mặt nước sông đâm thủng chìm gần hết.
Một đô đốc hải quân Cao Ly, đô đốc Yi Sun-shin, mà người ta nói là
gốc nhà Lý ở Việt Nam chạy qua lánh nạn, trong cuộc chiến tranh 7
năm giữa Cao Ly với quân Nhật năm 159, trên sông Myongnyang cũng
dùng một chiến thuật tương tự, lợi dụng thủy triều của sông để
phục kích đánh tan đoàn tầu chiến Nhật tướng Matashi Kurushima chỉ
huy.
Sông Bạch Đằng xứng đáng được mô tả là con sông hùng dũng.
Hùng dũng là phải như thế. Hai chiến thắng vẻ vang của hải quân
Việt Nam ở con sông này đã giữ vững được biên cương đất nước, nếu
không thì người Việt đã cạo răng, thắt bím trên đầu và đi bán ve
chai dầu cháo quẩy hết rồi còn chi.
Hôm nay lôi hai chữ “hùng dũng” ra nói chơi vì tuần qua mấy bản
tin của báo chí trong nước cũng đem hai chữ này ra dùng để tường
thuật lễ thượng kỳ của hai chiếc tầu ngầm mới mua của Nga vừa được
“cõng” từ một xưởng đóng tầu ở Nga về Cam Ranh. Hai tiềm thủy
đĩnh mang tên là Hải Phòng và Khánh Hòa đã được kéo cờ đỏ sao vàng
lên tại bến cảng Cam Ranh. Bài báo trên tờ Tuổi Trẻ viết nguyên
văn: ”Tầu ngầm Hải Phòng và Khánh Hòa HÙNG DŨNG trong lễ thượng
cờ”.
Được
biết hai tầu ngầm này cùng 4 chiếc khác được mua của liên bang Nga,
được đóng trong xưởng đóng tầu tại St Petersburg và được đưa về Cam
Ranh bằng tầu vận tải của Hà Lan. Tất cả đều không tự vận hành từ
Nga về Việt Nam.
Nhưng những tin tức báo chí thì đều hô hoán lên rằng những chiếc
tầu ngầm ấy đã “rẽ nước” về Viêt Nam, rằng loại tầu ngầm kilo mà
Nga đóng cho Việt Nam là loại tầu tối tân hơn của Trung quốc và Ấn
độ (mặc dù tất cả đều do Nga đóng).
Tầu ngầm do Nga đóng và được tầu vận tải của Hà Lan đưa về tận
Việt Nam thì cũng chẳng cần phải khoe nhắng lên như thế. Thực ra
thì chuyện mua tầu của một nước khác thì cũng là chuyện nước nào
cũng làm, như Israel, Canada, Úc... Nga cũng nhờ Pháp đóng cho hai
chiếc tầu đổ bộ chở trực thăng loại Mistral. Do đó, Việt Nam nhờ
Nga đóng tầu ngầm cũng dễ hiểu.
Các tầu ngầm mà Nga đóng cho Việt Nam, khi được chuyển giao cho
hải quân Việt Nam đều được “cõng” về tận Việt Nam thì cũng là
chuyện dễ hiểu. Nhưng nói là các tiềm thủy đĩnh này rẽ nước về Cam
Ranh là nói phét, nói cho sướng cái lỗ tai vậy thôi.
Nói nghe cho sướng. Chứ có gì đáng nói đâu.
Về đến Cam Ranh, nước ta liền làm lễ thượng kỳ cho hai chiến hạm.
Quân ta lễ phục “hoành tráng” kéo cờ lên, chụp hình cho đẹp rồi
chẳng lẽ … chấm hết. Thế là hô hoán lên rằng hai chiến hạm “hùng
dũng” trong lễ thượng cờ.
Nghe
“hùng dũng” thì tưởng hai chiếc tầu ngầm chạy về Cam Ranh đã khiến
cho những chiếc tầu “lạ” cong đít lên chạy ra khỏi những vùng biển của
Việt Nam, không dám héo lánh đến gần khu vực đánh cá của các ngư
dân Việt Nam. Những cái tầu “lạ” vừa nghe nói tới các tầu ngầm Hải
Phòng và Khánh Hòa là rút hết. vân vân. Nếu có như thế thì hãy nổ
là “hùng dũng” chứ chỉ “chiều buồn len lén tâm tư” tiến vào Cam Ranh thì “hùng dũng” cái quái gì?
Trong cùng số báo có bản tin “hùng dũng” đó là tin hơn 9 ngàn tầu
cá của Trung quốc tiến vào biển đông đi thẳng vào hải phận Việt
Nam để bắt nạt ngư dân Việt.
Chẳng thấy cái tầu quái nào của nước ta ra mặt cho tầu “lạ” nó sợ
gì hết. Tầu đánh cá “lạ” vẫn cứ “hùng dũng” tiến vào vùng kinh tế
của Việt Nam, không coi các tiềm thủy đĩnh “hùng dũng” ra cái
kilo (?) nào hết trơn. Tầu ngầm kilo (?) bị coi là không ra cái
kilo (!) nào hết thì nản thật.
Thêm một điều nữa là tất cả những tầu chiến của Việt Nam mua mới
dây không có một chiếc nào được đặt tên bằng tên của những nơi
từng diễn ra những trận hải chiến giữa Việt Nam và Tầu trong lịch
sử “hùng dũng” của chúng ta hết. Toàn những tên như Hồ Chí Minh,
Hà Nội, Hải Phòng, Kiến Hòa, Đà Nẵng, Bà Rịa… Mấy cái tên này có
liên quan quái gì đến chuyện đánh Tầu đâu. Còn những cái tên như
Vạn Kiếp, Vân Đồn, Trần Khánh Dư, Trần Hưng Đạo… thì bố bảo cũng
không dám đặt cho các chiến hạm. Phạm húy thì thấy mẹ ngay.
Vì chúng nó hèn, rất rất hèn với giặc trong khi lại rất rất ác với dân.
Hùng với chả dũng. Vẫn chỉ phét lác mấy câu rỗng tuếch rỗng toác mà thôi.
Bùi Bảo Trúc
Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!
.
.
0 comments:
Post a Comment