Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Wednesday 23 April 2014

Quốc Kỳ: Hồn Thiêng Sông Núi



“Chuỗi Sinh Hoạt 30/04/2014: Chủ đề "Toàn Dân Vùng Lên Cứu Nước” năm nay, có công tác truyền thống “Treo Cờ Việt Nam-Hoa Kỳ từ 19/04/2014 đến 04/05/2014 tại Westminster và Garden Grove”.

Đúng y như vậy, ngày 19 ra đường thấy quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà và Hoa kỳ bay phất phới trên các con đường chánh của hai thành phố trung tâm của Little Saigon. Nhớ trước đây người viết bài nầy lúc bấy giờ đã 72 tuổi nước mắt đã khô với sự đời khá nhiều vinh nhục, vẫn phải cố cắn răng để ngăn nước mắt ứa ra vì nghe một đồng bào Việt đi biểu tình đã nói với một cảnh sát Mỹ, “Chúng tôi bỏ nhà, bỏ nước ra đi, mất tất cả, chỉ còn lá cờ này đây...” Bây giờ nhìn những lá cờ VN Cộng Hoà do cộng đồng, đoàn thể và cá nhân tình nguyện tốn công sức treo và giữ gìn từ 19/04/2014 đến 04/05/2014 tại Westminster và Garden Grove mà cảm thấy tâm can khơi động bởi hồn thiêng sông núi VN. Không phải những người đi treo quốc kỳ, đi biểu tình bảo vệ quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ hết mình, mà hầu hết người Việt Quốc Gia ở hải ngoại trung thành và bảo vệ với tất cả tâm can. Tại sao? Xin nói ngay, nói gọn, nói rõ, vì quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ là hồn thiêng sông núi Việt Nam ở hải ngoại đối với người Việt Quốc Gia ở hải ngoại và trong quốc nội. Người Việt Quốc Gia không ở được với CS trong nước nên thỉnh hồn thiêng sông núi, mà quốc kỳ VN nền vàng ba sọc đỏ là biểu tượng, theo mình trên đường lưu vong, tại nước định cư, khi nước nhà VN bị CS tạm chiếm.

Thực vậy, Saigon sụp đổ năm 1975. Người Việt Quốc Gia mất tất cả. Mất quyền làm người, mất qui chế công dân, mất chánh quyền, mất nước. Không sống được với CS Hà nội, cả triệu người vượt biên, vượt biển tạo thành một cuộc di tản vô tiền khoáng hậu trong lịch sử VN. Kẹt lại gần 30 triệu người từ Bên Hải trở vô phải sống trong chế độ CS, như những công dân hạng hai ngay trên đất nước, quê cha đất tổ mình.

Đất nước còn thì còn tất cả; đất nước mất thì mất tất cả. Câu này đúng trên phương diện vật chất. Nhưng có một biệt lệ tinh thần. Biệt lệ tinh thần đó là hồn thiêng sông núi VN mà quốc kỳ nền vàng ba sọc đó là biểu tượng. Quốc kỳ được một số nhà xã hội học đánh giá như một biểu tượng thiêng liêng gần như tôn giáo. Nhưng đối với người Việt mất tất cả những gì thuộc về vật chất, không sống được với CS nên phải bỏ nước ra đi, đã đem hồn thiêng sông núi theo mình. Quốc kỳ vì thế trở thành một cái gì cao quí, thiêng liêng, ngôn ngữ thông thường không thể mô tả được. Chỉ người trong cuộc mới cảm nhận được bằng ngôn ngữ không lời, hình ảnh thẫm thấu vào tâm hồn, tư tưởng, nhãn quan tạo thành cái tâm Việt; như người ngộ đạo, theo đạo không phải bằng bộ óc, con tim mà bằng trực giác.

Một, trên bình diện quốc tế, người Việt tỵ nạn CS không sống được ở VN nằm trong gọng kềm CS thì mang hồn thiêng sông núi VN theo mình và phát huy, phát triển, giương cao lên nơi quê hương mới. Quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ được ba triệu rưởi người Việt hải ngoại định cư khắp năm châu, bốn biển, trên 80 quốc gia biến thành hiện thân của tinh thần quốc gia dân tộc Việt.

Trong sự phát triễn của tập thể người Việt Quốc gia ở hải ngoại không có ý niệm, giá trị, niềm tin, biễu tượng nào phát triễn mạnh mẽ, rộng khắp, giương cao hơn quốc kỳ VN nền vàng ba sọc đỏ. Gần một trăm đơn vị chánh quyền thành phố, quận hạt, và hàng chục tiểu bang của hơn nửa dân số Mỹ đã thừa nhận quốc kỳ VNCH là biểu tượng tự do, dân chủ, di sản của người Mỹ gốc Việt. Đến đỗi Ô Lê văn Bằng, một nhà ngoại giao chuyên về Mỹ Châu sự vụ của CS Hà nội, mô tả nghịch lý này như là một trở ngại trung tâm trong bang giao Hà nội-Washington. Vì trên phương diện quốc tế công pháp, quốc kỳ VNCH tượng trưng cho một chế độ đã mất; nhưng trên phương diện thực tế quốc kỳ đó sống mãi tại một quốc gia lớn là Mỹ đang có bang giao với chế độ VN đương đại. Chẳng những thế quốc kỳ VN nền vàng ba sọc đỏ sống lại mà còn lùa cờ CS Hà nội có bang giao với Mỹ vào ru rú trong các cơ sở ngoại giao như con gián ngày vậy.

Không có cuộc chống đối nào mạnh hơn, đông hơn việc chống đối sự xâm phạm quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ. Một cá nhân Trần Trường treo cờ CS thay cho cờ Quốc Gia bị hàng mấy chục ngàn người ở Little Saigon biểu tình chống đối. Một trường học trung hay đại học Mỹ lỡ treo cờ CS theo qui chế ngoại giao, không sinh viên gốc Việt này thì cũng sinh viên kia báo động cho cộng đồng Việt bằng cách này hay cách khác can thiệp hạ cờ VC xuống, treo cờ Quốc Gia lên dù cờ VC là biểu tượng của chế độ đang có bang giao với Mỹ, và một vài nước ở Tây Âu. Nhiều khi cuộc đấu tranh bảo vệ quốc kỳ làm thay đổi thông lệ treo cờ của các viện đại học Mỹ, có sinh viên của chế độ CS Hà nội đến học, mà không treo cờ VC trong trường hay ngày ra trường. Các trường học nhứt là đại học Mỹ thường đồng ý với các tổ chức đấu tranh và cộng đồng của người Mỹ gốc Việt sau khi hiểu biềt tâm tư, nguyện vọng chánh đáng của người Mỹ gốc Việt. Ngay với cơ quan ngôn luận, một tờ báo nào, cơ sở thương mại, bưu điện, bất kỳ Việt hay Mỹ vô tình hay cố ý để lọt cờ CS Hà nội vào là có can thiệp, nếu không được sẽ có biểu tình chống đối.

Hai, trên bình diện nội bộ cộng đồng và cá nhân người Việt ở hải ngoại. Quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ là một biểu tượng của hồn thiêng sông núi VN nên người Việt không phân biệt tuổi tác, giới tính, nguồn gốc, địa phương, chánh tri (trừ độc tài CS), tôn giáo ở hải ngoại đều đứng chung dưới bóng cờ này. Từ tôn giáo, hội đoàn, đảng phái, tổ chức đấu tranh, tất cả những cuộc tụ họp, nghi thức vẫn có chào quốc kỳ VN. Vì đó là hồn thiêng sông núi VN. Vì trước khi theo đạo, vô hội viên, vô đảng, gia nhập phong trào, đi biểu tình, người Việt hải ngoại là người Việt Nam. Vì đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN là đấu tranh cho quốc gia dân tộc Việt mà quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ là biểu tượng.

Không có mẫu số chung nào là người Việt hải ngoại cảm thấy thuộc về nhau, gần gũi nhau, đoàn kết, gắn bó với nhau hơn quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ. Đứng dưới quốc kỳ như đang ở trong lòng dân tộc, cùng cảm thấy mình cùng là con của một Mẹ Việt Nam, cùng một lý tưởng, một lập trường Quốc Gia. Và không có sự xúc phạm tập thể nào đối với người Việt hải ngoại trầm trọng hơn sự xúc phạm quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ.

Sống cách nước nhà xa nửa vòng Trái Đất, người Việt hải ngoại mỗi lần thấy quốc kỳ VN nền vàng ba sọc đỏ là thấy mình nhớ nhà, nhớ nước, nhờ đồng bào đang đau khổ trong gọng kềm CS. Giờ phút đứng nghiêm chào quốc kỳ, hát quốc ca, người Việt cảm thấy sao thiêng liêng, sao tự hào, sao tri ơn những người đã chết vì quốc kỳ này để niềm tin tự do vẫn còn sống, để mình bây giờ được sung sướng và tự do ở đây. Ngày giờ cầm quốc kỳ đi biểu tình sao thấy hãnh diện với danh dự và trách nhiệm của một người dân Việt đối với quốc gia dân tộc quá. Sao thấy mình liên đới với đồng bào đang khổ cực ở nước nhà và thấy mình không phản bội niềm tin và kỳ vọng được nối tiếp của những anh linh tử sĩ đã chết cho tư do, dân chủ trước đây./.
Vi Anh

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

.

.