Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Wednesday 13 November 2013

Phlippines : Sau đại họa, nhìn về văn hóa Nhật

Sau đại họa, nhìn về văn hóa Nhật và Philippines

Vào ngày 18/3/2011, sau sự kiện sóng thần và động đất tàn phá Nhật Bản, chúng ta nhìn thấy được văn hóa qua câu chuyện từ trong lòng nước Nhật: "Cậu bé và gói lương khô".
Tối hôm động đất và sóng thần xảy ra trên đất nước Nhật (11/3/2011), một PV thường trú tại Nhật được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó phân phát thực phẩm cho người bị nạn. Trong số những người rồng rắn xếp hàng có một em nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc áo thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà cậu lại xếp hàng cuối cùng, sợ đến phiên của em thì chẳng còn thức ăn, anh PV chạy lại hỏi thăm.
Người dân Nhật Bản xếp hàng dài nhận cứu trợ nhưng rất ý thức và trật tự.
Cậu bé kể đang học ở trường. Từ ban công lầu 3 của trường cậu nhìn thấy chiếc xe và người cha bị nước cuốn trôi vì động đất và sóng thần xảy ra, cha của cậu lại làm việc gần đó chạy đến trường. Chắc chắn ông đã chết rồi. Anh PV hỏi mẹ đâu? Cậu bé nói nhà nằm ngay bờ biển, mẹ và em của mình chắc cũng không chạy kịp.
Cậu quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe anh PV hỏi đến người thân. Nhìn thấy cậu bé bị lạnh, anh PV cởi áo khoác trùm lên người cậu. Vô tình bao lương khô, khẩu phần ăn tối của anh bị rơi ra ngoài. Anh nhặt lên đưa cho bé và nói: "Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói".
Cả thế giới phải khâm phục người Nhật Bản về "văn hóa" đối phó với thảm họa
Đứa bé nhận túi lương khô, khom người cảm ơn. Tưởng cậu sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, cậu ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm, để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi quay lại xếp hàng. Ngạc nhiên vô cùng, anh PV hỏi: "Tại sao con không ăn mà lại đem đặt vào đó?" Bé trả lời: "Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ...!"
Đến lúc này, anh PV phải vội quay mặt đi chỗ khác khóc để mọi người không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi, mới học lớp 3 đã có thể dạy một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh.
Còn đây là hình ảnh sau thảm họa kép ở Nhật Bản
Một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác, chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đất nước Nhật Bản thời điểm đó, đang ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.
Cơn bão Haiyan đã qua đi, tàn phá rất nặng nề về người và của tại Philippines. Theo thống kê mới nhất thì đất nước này đã có hơn 10.000 người thiệt mạng do cơn bão Haiyan. Chúng ta không khỏi bàng hoàng trước những sự mất mát, đau thương, trước cả những đống đổ nát. Nhưng có một sự đau lòng lớn hơn, đó là văn hóa và tình người. Sau bão, người dân Philippines giẫm đạp lên nhau tranh giành thức ăn...
Hình ảnh tại Philippines sau sơn bão Haiyan vừa qua.
Ông Gualberto, bố của 4 người con đi hôi của sau bão Haiyan đau lòng nói: “Trong quá trình tìm kiếm thức ăn và các vật dụng thiết yếu, mọi người đã giẫm lên những người chết và lượm đồ của họ. Cơn bão kinh hoàng khiến nhân phẩm của chúng tôi bị hạ thấp. May mắn, những người trong gia đình tôi vẫn sống sót và tôi cảm ơn trời vì điều đó”.
Phải nói là quá khâm phục “văn hóa thiên tai” của người dân Nhật Bản. Phải chịu thảm họa kép cách đây mấy năm, còn nặng nề hơn cả Philippines bây giờ nhưng người dân họ vẫn rất trật tự xếp hàng đợi đến lượt mình lấy đồ cứu trợ chứ không phải tranh cướp như ở Philippines bây giờ.


---- 
Phlippines : Vẫn tuyệt vọng chờ cứu trợ sau bão Haiyan

Sơ tán dân ra khỏi thành phố Tacloban, Philippines, 12/11/2013, sau cơn bão Haiyan,
Sơ tán dân ra khỏi thành phố Tacloban, Philippines, 12/11/2013, sau cơn bão Haiyan,
REUTERS

Thanh Phương        
Tại Philippines, hàng ngàn người sống sót sau cơn bão Haiyan hôm nay, 13/11/2013, vẫn tuyệt vọng chờ đợi giành được một chỗ trên những chiếc máy bay hiếm hoi đến chở họ di tản khỏi những vùng bị tàn phá nặng nề nhất. Họ cũng ngày càng phẫn nộ khi thấy hàng cứu trợ đến quá chậm.


Chính quyền Manila thông báo là hôm qua, tám người đã thiệt mạng trong vụ sập tường một kho gạo đang bị dân chúng cướp bóc gần thành phố Tacloban, một trong những thành phố bị bão tàn phá nặng nề nhất. Những người cướp kho gạo đã lấy đi hơn 100 ngàn bao gạo 50 kg, mà cảnh sát và binh lính canh gác kho gạo này không thể ngăn chận được. Tình trạng mất an ninh lên đến mức chính quyền đã phải ban hành lệnh giới ngiêm ở Tacloban, triển khai bốn thiết giáp và hàng trăm binh lính và cảnh sát tại đây.
Năm ngày sau khi khi cơn bão Haiyan, một trong những cơn bão dữ dội nhất trong lịch sử, thổi qua Philippines, người dân Tacloban đã mất mọi hy vọng được cứu trợ, nên tìm đủ mọi cách rời khỏi vùng này. Họ chen lấn nhau ở sân bay để giành một chỗ trên những chiếc phi cơ quân sự sẽ cất cánh trở lại, sau khi chở hàng cứu trợ nhân đạo và thiết bị đến đây. 
Theo lời phát ngôn viên Hội Hồng Thập Tự quốc tế ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, hiện giờ, số các chuyến bay, chủ yếu là quân sự, đến và đi từ Tacloban, còn rất hạn chế, còn các chuyến phà thì bị quá tải. 
Mặc dù cộng đồng quốc tế hứa hẹn nhiều viện trợ và nhiều nước phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ và Anh quốc, đã huy động các chiến hạm đến Philippines, nhưng phải mất nhiều ngày, các tàu này mới đến nơi, hàng cứu trợ đến rất chậm do đường xá, cầu cống, sân bay đều bị phá hũy hoàn toàn hoặc hư hại nặng nề. 
Liên Hiệp Quốc hôm qua đã kêu gọi quốc tế đóng góp 301 triệu đô la viện trợ cho Philippines, và đã nêu lên con số khoảng 10 ngàn người chết chỉ riêng trong thành phố Tacloban, nhưng Tổng thống Philippines Begnino Aquino cho rằng, con số nói trên là « quá cao », và theo ông, chỉ có khoảng từ 2000 đến 2500 người chết. 
Tổng cộng, theo thẩm định của Liên Hiệp Quốc, khoảng 11 triệu dân Philippines, tức là hơn 10% dân số, bị ảnh hưởng bởi cơn bão Haiyan, trng đó có gần 700 ngàn người đã phải di tản.

---

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.