Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền Universal Declaration of Human Rights | |
Eleanor Roosevelt cầm bản dịch tiếng Tây Ban Nha của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
|
Ngay khi nào Việt Nam bước theo gương can đảm của Miến Điện, dám tự tách rời khỏi nhóm quốc gia thiên đường xã hội chủ nghĩa -- Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba, Việt Nam -- và tuyên bố rằng toàn dân cần phải có nhân quyền, theo đúng các cam kết nhà nước Hà Nội đã ký vào Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, hướng đi VN sẽ lệch ra khỏi vùng lệ thuộc thiên triều Bắc Kinh.
Nhà báo Bùi Tín, trên blog VOA, qua bài viết tựa đề “Mẫu số chung: Nhân quyền,” đã ghi nhận rằng:
“Việc Việt Nam xin gia nhập tổ chức kinh tế rộng lớn xuyên Thái Bình Dương (Trans Pacific Strategic Economic Agrement) đang bị trở ngại vì cơ cấu kinh tế quốc doanh quá cứng nhắc đi cùng hệ thống chính trị phi nhân quyền. Nếu được thu nhận vào tổ chức này - có thể gồm 10 nước: Chile, Brunei, New Zealand, Singapore, Úc, Malaysia, Peru, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Việt Nam - Hà Nội sẽ có thêm nhiều điều kiện rất thuận lợi để đẩy mạnh xuất nhật khẩu và thu hút vốn đầu tư ước ngoài. Thế là lại thêm một thời cơ thuận lợi nữa của nước ta bị bỏ qua, nước ta lại bị lỡ thêm một chuyến tàu dẫn đến hội nhập quốc tế sâu rộng hơn, có lợi không nhỏ cho tốc độ phát triển kinh tế, vì đảng Cộng sản vẫn một mực duy trì chính sách phủ nhận quyền công dân, quyền làm người của nhân dân...”(hết trích)
Nghĩa là, một môi trường phát triển mới đang chờ đợi Việt Nam, nếu các bước tiến nhân quyền thực hiện được.
Trong khi đó, các bạn trẻ vẫn đang thực hiện chương trình dã ngoại vì nhân quyền, bất kể ngaỳ khởi đầu 5-5-2013 đã bị đàn áp dữ dội, trong đó nhiều bạn trẻ đã bị công an Sài Gòn đánh tới đổ máu.
Trên nhóm Chúng Ta Công Dân Tự Do, đăng lại ở mạng Dân Làm Baó, có bản tin về tình hình “Sài Gòn: Tiếp tục những buổi dã ngoại trao đổi về quyền con người.”
Bản tin này cho biết:
“Lúc 8 giờ tối chủ nhật, 12/05/2013, một nhóm bạn trẻ tại Sài Gòn đã cùng nhau đến điểm hẹn tại khu vực công viên Lê Thị Riêng để tham gia vào buổi dã ngoại trao đổi về quyền con người.
Trong không khí náo nhiệt của SG về đêm, khi người dân vẫn hối hả lo toan cuộc sống, nhiều thanh niên vẫn mải mê lao theo những cuộc ăn chơi… thì tại nơi đây, xuất hiện những khuôn mặt còn rất trẻ đang chăm chú tham gia thảo luận về một chủ đề bị xem là nhạy cảm tại Việt Nam.
Trong số này, có những người từng bị đàn áp, đánh đập… chỉ vì đã thực thi những điều khoản được thừa nhận trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền mà nhà nước VN đã tham gia ký kết.
Bỏ qua những đe dọa, vượt lên trên những sợ hãi, họ vẫn tiếp tục gặp nhau, tự tổ chức những buổi dã ngoại ngoài trời để trao đổi, chia sẻ những kiến thức và trải nghiệm bản thân về nhân quyền.
Trong buổi dã ngoại nhân quyền trước đó tại Sài Gòn, hàng trăm bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền đã được phát hết. Dù đã được thế giới văn minh thừa nhận từ rất lâu, tuy nhiên tại Việt Nam, bản tuyên ngôn nhân quyền vẫn còn là điều khá mới mẻ. Chính vì vậy, buổi dã ngoại trao đổi về quyền con người lần này cũng là hoạt động tiếp theo nhằm phổ biến, chia sẻ kiến thức về những điều đã được ghi trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.
Buổi trao đổi về quyền con người kết thúc lúc 10 giờ tối. Trong vòng 2 tiếng đồng hồ, nhiều chủ đề đã được mang ra chia sẻ và thảo luận trong không khí thân tình.
Có thể chưa thật sự hoàn hoàn, nhưng với những người bạn trẻ đầy nhiệt huyết, đây chính là những bước đi đầu tiên trong nỗ lực phổ biến kiến thức về quyền con người cho người dân Việt Nam.” (hết trích)
Bản tin khác của cùng các bạn Chúng Ta Công Dân Tự Do đã kể về tình hình phân phát bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền tại Hà Nội
Bản tin trên DLB viết:
“Tại Hà Nội các bạn trẻ đã phân phát bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (TNQTNQ) tại các bến xe bus trước cổng trường Đại Học Quốc Gia, Đại Học Sư Phạm, Đại Học Thương Mại và Bến xe Mỹ Đình. Cùng lúc các bạn cũng đã lên tận các xe bus để phát bản tuyên ngôn này.
Khi tặng mọi người bản TNQTNQ các bạn đã nói với các sinh viên: "Tặng bạn bản TNQTNQ đã được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào ngày 10/12/1948 và được nhà nước Việt Nam ký kết vào năm 1982 khi Việt Nam trở thành thành viên Liên Hiệp Quốc. Bản tuyên ngôn này xác định các quyền con người phải được tôn trọng. Bạn hãy đọc và xem những quyền con người nào mình đã được hưởng và những quyền nào mình đã và đang bị vi phạm, tước đoạt..."
Theo ghi nhận, có rất nhiều bạn khi nhận bản TNQTNQ đã rất thích thú và lắng nghe. Bên cạnh đó, vẫn có vài người tỏ vẻ lo sợ và không dám nhận. Có bạn sinh viên nói rằng không cần vì "con người sinh ra đã có quyền rồi cần gì quy định!"
Bài học các bạn rút được trong lần này là phải gia tăng nỗ lực để người dân, ngay cả các sinh viên hiểu rõ quyền con người đã được quy định và tôn trọng như thế nào ở bên ngoài thế giới, hiểu được những gì mà đa phần nhân loại được hưởng mà dân ta thiếu thốn và biết rõ là những nhận thức về quyền làm người của mình rất là giới hạn so với những chuẩn mực phổ quát của quốc tế.” (hết trích)
Một tin bi quan về trường hợp nhà dân chủ Tạ Phong Tần. Bản tin trên Dòng Chúa Cứu Thế VRN cho biết:
“Blogger Tạ Phong Tần đã gọi điện thoại được về gia đình ở Bạc Liêu và thông báo tình hình: “Họ chuyển tôi ra Thanh Hóa để tôi chết sớm. Họ biết tôi bị viêm họng kinh niên, và không thể chịu được lạnh, nhưng họ vẫn chuyển tôi ra đây”.
Cô Tạ Minh Tú gọi điện thoại cho VRNs và cho biết như vậy. Cô Tú kể, chị Hai nói ngoài đó lạnh kinh khủng. Chị Hai cần gởi đồ ấm ra gấp, và những vật dùng cần thiết để sử dụng. Ngoài Thanh Hóa thiếu thốn mọi sự...”(hết trích)
Tại sao Việt Nam không chịu vào biển lớn của thế giới, nơi mọi người, mọi nước cùng trân trọng nhân quyền?
Và tại sao lãnh đaọ Hà Nội chỉ muốn VN phải nằm ở vũng trâu nằm của Bắc Kinh, nơi 4 nước chen chúc trong thiên đường u tối Mác Lê Hồ?
Lưự chọn lần này có thể sẽ là cơ hôi cuối, vì nếu Biển Đông mất vào tay TQ, toàn vùng Đông Nam Á sẽ dần dần vào tay TQ vậy.
0 comments:
Post a Comment