Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Thursday 14 November 2013

Nhật Bản tuyên bố sẽ viện trợ 10 triệu USD cho nạn nhân vùng bão ở Philippines


Thành phố Tacloban bị siêu bão Hải Yến san bằng - Ảnh: AFP

Ngày 13.11, Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố sẵn sàng gửi 1.000 binh sĩ đến Philippines để hỗ trợ công tác cứu trợ sau siêu bão Hải Yến.

Bộ Quốc phòng Nhật đưa ra tuyên bố trên sau khi Tokyo cử 50 nhân viên thuộc Lực lượng Phòng vệ của nước này đến hỗ trợ công tác cứu hộ theo lời đề nghị của Philippines, theo AFP.
Hãng tin Jiji Press của Nhật Bản cho biết có 3 tàu hải quân và các máy bay (không nêu số lượng) của Nhật sẽ đưa 1.000 binh sĩ Nhật đến Philippines.
Các binh sĩ Nhật sẽ tập trung hỗ trợ công tác cứu trợ tại thành phố Tacloban, bị ảnh hưởng nặng nề bởi siêu bão Hải Yến.
Cảnh đói khát, xác người nằm ngổn ngang cùng những đống đổ nát vẫn bao trùm thành phố Tacloban trong ngày 13.11.
Hàng ngàn người dân tại thành phố Tacloban vẫn đang phải sống trong đói khát. Đã qua 5 ngày kể từ khi siêu bão Hải Yến đổ bộ vào Philippines hôm 8.11, công tác cứu trợ vẫn hết sức khó khăn.
Vào ngày 12.11, Nhật Bản cũng tuyên bố sẽ viện trợ 10 triệu USD cho nạn nhân vùng bão ở Philippines.

Màn trời chiếu đất’ ở Tacloban

13/11/2013 19:19

 Mưa nặng hạt, gió biển thốc vào lạnh buốt, những con người khốn cùng co ro nằm trên thềm xi măng lạnh, thu mình trên chiếc ghế nhựa bé con, cố vỗ về một giấc ngủ gượng gạo. Cảnh ‘màn trời chiếu đất’ này không biết bao giờ mới chấm dứt.

‘Màn trời chiếu đất’ ở Tacloban
‘Màn trời chiếu đất’ ở Tacloban
‘Màn trời chiếu đất’ ở Tacloban
‘Màn trời chiếu đất’ ở Tacloban
Ngủ đêm ở thềm Tòa thị chính
Siêu bão Hải Yến đã tàn phá hầu như toàn bộ nhà cửa của cư dân thành phố Tacloban ở hòn đảo Leyte, miền trung Philippines. Mất nhà cửa, một số người dân đi nhặt nhạnh các tấm tôn vương vãi dựng lên chốn dung thân tạm bợ. Số khác vào lánh nạn trong các khu công sở, nhà triển lãm, khu thương mại…

Tòa nhà của chính quyền thành phố Tacloban nằm trên một ngọn đồi, dù bị tàn phá nhiều nhưng trong điều kiện chung hiện nay thì nó trở thành một nơi “lý tưởng” cho dân ngủ qua đêm. Trên nền xi măng lạnh buốt hoặc trên những chiếc ghế nhựa, ghế sắt “đau buốt cả lưng”, từng con người khốn khó ngủ chập chờn trong nỗi bất an thường trực và không biết bao giờ mới nguôi. Họ ngủ quây quần theo từng nhóm gia đình, và vào ban ngày, cố gắng bảo vệ nhau.
‘Màn trời chiếu đất’ ở Tacloban
Hai cha con ông Ludivico Malibago chuẩn bị bữa sáng

súng đạn' tại Philippines cản trở việc cứu trợ nạn nhân bão

13/11/2013 17:40

() Việc cho phép sử dụng súng tại Philippines đã gây trở ngại cho công tác cứu trợ sau khi siêu bão Hải Yến đi qua.


Quân đội Philippines đứng gác trước một cửa hàng tại Tacloban - Ảnh: AFP
Có 3,9 triệu khẩu súng - cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp - thuộc sở hữu của người dân Philippines, tức cứ khoảng 100 người thì có 4,7 người có súng, một tỷ lệ không cao so với tỷ lệ trung bình của thế giới, tờ Telegraph (Anh) bình luận.
Sử dụng súng là chuyện bình thường tại Philippines. Các cửa hàng, khách sạn và trung tâm mua sắm tại các thành phố ở đất nước này thường trưng bảng yêu cầu khách không mang vũ khí vào bên trong.
Các nhân viên an ninh tư nhân đều mang theo súng ngắn hoặc súng săn hoặc cả hai.
Mặc dù cảnh sát và quân đội đã tăng cường hiện diện tại thành phố Tacloban, nơi bị tàn phá nặng nề nhất, để tái thiết trật tự, nhưng Bộ trưởng Năng lượng Philippines Jericho Petilla cho biết đến lượt Ormoc, một thành phố khác cũng thuộc tỉnh Leyte, đang bất ổn vào cuối tuần qua.
Khách đi phà tại thành phố này được cho là đã bị bắt giữ bởi những tay súng lạ mặt, ông Petilla xác nhận hôm 12.11.
Cũng vào ngày 12.11, người đứng đầu nhóm đánh giá thảm họa của Liên Hiệp Quốc tại Tacloban cho biết ông sẽ không điều động đoàn xe cứu trợ nếu không có quân đội đi kèm.
Đến ngày 13.11, công tác cứu trợ vẫn chỉ mới được bắt đầu, theo Telegraph.
Cơ sở hạ tầng tại Philippines rất yếu kém và được cho là một trong những trở ngại chính cho sự phát triển của Philippines, tờ báo Anh cho biết.
Chỉ có 20% đường sá tại Philippines được trải nhựa và tàu phà kết nối các đảo thì không đáng tin cậy và hay bị quá tải.

Philippines: Động đất sau siêu bão

12/11/2013 15:53
Không ảnh cho thấy một khu vực tại tỉnh Samar, miền trung Philippines, tan hoang sau khi siêu bão Hải Yến đi qua - Ảnh: Reuters

 Ngày 12.11, Philippines hứng chịu một cơn động đất ngay tại khu vực mà siêu bão Hải Yến vừa quét qua.

Viện Núi lửa và Địa chấn học Philippines (IVS) thông báo một cơn động đất mạnh 4,5 độ Richter đã xuất hiện vào lúc 1 giờ 21 trưa ngày 12.11 (giờ địa phương), tức khoảng 12 giờ 21 trưa (giờ Việt Nam) tại Bohol, tỉnh thuộc vùng Visayas, nơi siêu bão Hải Yến vừa đi qua.
Cơn động đất này là dư chấn từ trận động đất hồi tháng 10, theo IVS. Trận động đất này không gây ra thiệt hại đáng kể nào và hiện không có báo cáo về thương vong.
Được biết, trong lúc người dân Philippines đang phải vật lộn với hậu quả mà siêu bão Hải Yến để lại thì một cơn áp thấp nhiệt đới (được dự báo sẽ mạnh lên thành bão, có tên Zoraida) đang mang mưa lớn đến phía nam đảo Mindanao, với sức gió 55km/h.
Cơ quan Khảo sát khí tượng thủy văn Philippines (PAGASA) ngày 12.11 dự báo Zoraida không có khả năng tàn phá nghiêm trọng như siêu bão Hải Yến. Nhưng vấn đề khiến cơ quan này lo lắng là trong những ngày tới, nhiều khả năng Zoraida sẽ ảnh hưởng đến những khu vực mà siêu bão Hải Yến vừa tàn phá.

Lính Philippines 'làm ngơ' cho dân đói vùng bão cướp đồ ăn

13/11/2013 10:30
Một số người dân cướp thức ăn, nước uống trong một cửa hàng ở thành phố Tacloban - Ảnh: AFP

( Những nạn nhân sống sót sau siêu bão Hải Yến ở Philippines cho biết họ chỉ tìm kiếm thức ăn chứ không phải là những kẻ cướp. Trong khi đó, một số cảnh sát, binh sĩ cũng đã phớt lờ cho dân đói vùng bão trộm, cướp đồ ăn.

“Chúng tôi không phải là những kẻ cướp, chúng tôi chỉ tìm kiếm thức ăn”, một người đàn ông Philippines nói. Ông đang lục lọi, tìm kiếm những thứ còn sót lại trong một kho hàng thực phẩm tại ngôi làng đánh cá Magallan ở tỉnh Leyte, nơi bị siêu bão Hải Yến tàn phá nặng nề, theo đài NBC (Mỹ) ngày 13.11.
Chính phủ Philippines triển khai thêm nhiều cảnh sát và binh sĩ, tăng cường an ninh và thiết lập an ninh trật tự sau những vụ cướp bóc, hôi của xảy ra tại ra thành phố Tacloban và những nơi khác bị ảnh hưởng bởi siêu bão Hải Yến.
Theo NBC, nhiều cảnh sát và binh sĩ cũng đã "làm ngơ" để người dân cướp thức ăn và nước uống vì cảm thấy "bất lực và thương cảm".
Thị trưởng thành phố Tacloban, ông Alfred Romualdez, cho biết: “Mọi người nên hiểu rằng những hành động bạo lực đã xảy ra tại Tacloban bởi vì có quá nhiều người đói, khát”.
Nhiều nhân chứng thuật lại rằng các băng đảng tội phạm đã tiến hành trộm hàng hóa, thiết bị, trộm xăng dầu, phá hoại các máy rút tiền tự động (ATM)... của các công ty tư nhân tại Tacloban, theo AFP.
Vào ngày 13.11, binh sĩ Philippines đã hạ sát hai phiến quân vũ trang khi một nhóm phiến quân 15 người phục kích cướp đoàn xe vận chuyển hàng cứu trợ nạn nhân siêu bão Hải Yến ở thị trấn Matnog, cách thành phố Tacloban khoảng 240 km.
Phóng viên AFP có mặt tại Tacloban miêu tả nơi này giờ đã trở thành “thành phố ma”, với nhiều xác người vẫn đang nằm la liệt trên đường.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Philippines Mar Roxas cho biết ba nhiệm vụ hàng đầu của chính phủ lúc này là khôi phục trật tự, phân phát hàng cứu trợ và thu lượm thi thể.
Hàng ngàn người dân tại thành phố Tacloban vẫn đang phải sống trong đói khát. Đã qua 5 ngày kể từ khi siêu bão Hải Yến đổ bộ vào Philippines hôm 8.11, công tác cứu trợ vẫn hết sức khó khăn.

Tang tóc Tacloban

12/11/2013 19:15

( Ngày 12.11, từ vùng thảm họa Tacloban (Philippines), nhà báo Đỗ Hùng (Báo Thanh Niên) chuyển về tòa soạn những hình ảnh tang tóc trong không khí được anh miêu tả là “bao trùm mùi tử khí”.

Giữa lòng Tacloban điêu tàn 1
Cảnh hoang tàn tại một khu dân cư ở Tacloban (Philippines)
Những ngày này, sau trận hủy diệt của siêu bão Hải Yến (Haiyan), hàng vạn người dân ở Tacloban và khắp vùng Leyte đang chịu cảnh màn trời chiếu đất, đói khát và sống trong bóng tối. Không điện nước, không chỗ ở, không điện thoại, chỉ có xác người.
Tôi đến được Tacloban vào ngày 11.11 trên một chiếc xe đò. Buổi sáng, trời mưa từng đợt. Xe chạy trên những con đường ngập nước và tràn ngập những con người mất nhà, mất người thân, đang đói khát chìa những cánh tay ra trong vô vọng.
Xe tới Tacloban. Thành phố thảm họa đón tôi bằng một mùi hôi thối đặc trưng của thi thể người, xác động vật đang phân hủy.
Tôi đã có một ngày đi vòng quanh Tacloban, cùng những người lính Philippines, để chứng kiến cái chết mà siêu bão Hải Yến đã gieo xuống thành phố này.
Đại úy Ian Ampaso thuộc Sư đoàn 8 Lục quân cho biết: “Mấy hôm trước, mỗi ngày đội chúng tôi thu dọn từ 150 đến 200 thi thể. Thật không thể tưởng tượng nổi”. 
Sau một ngày đi cùng đơn vị của Sư đoàn 8 Lục quân, tôi tới Trung tâm điều phối cứu trợ của Liên Hiệp Quốc đặt tại Tòa thị chính Tacloban nằm trên một mỏm đồi.


Tòa nhà chính quyền đã bị đánh sập, nên tất cả các hoạt động điều phối cứu hộ, cứu trợ đều diễn ra ngoài trời, bên cạnh những ngổn ngang đổ nát. Ở một góc sân, một dòng người rồng rắn đang xếp hàng...
Giữa lòng Tacloban điêu tàn 2
Giữa lòng Tacloban điêu tàn 3
Giữa lòng Tacloban điêu tàn 4
Giữa lòng Tacloban điêu tàn 5
Giữa lòng Tacloban điêu tàn 6
Cảnh đổ nát tại TaclobanGiữa lòng Tacloban điêu tàn 7
Giữa lòng Tacloban điêu tàn 18
Người dân đến Bệnh viện tư nhân Divine Word để được chăm sóc y tế
Giữa lòng Tacloban điêu tàn 9
Giữa lòng Tacloban điêu tàn 10
Giữa lòng Tacloban điêu tàn 11
Xác người chết nằm bên vệ đường hoặc được tập trung tại các bãi cỏ
Giữa lòng Tacloban điêu tàn 12
Giữa lòng Tacloban điêu tàn 13
Nước sạch ở Tacloban quý hơn tiền bạc, bởi có tiền lúc này cũng không mua được gì
Giữa lòng Tacloban điêu tàn 16

Giữa lòng Tacloban điêu tàn 19
Giữa lòng Tacloban điêu tàn 17
Cảnh sát được tăng cường làm nhiệm vụ bảo an vì có nhiều người đi hôi của 


Mùi tử khí cũng ám ảnh các quân nhân chuyên nghiệp. Nhiều người lính đã phải dùng khẩu trang để ngăn bớt mùi
Sự khốn khổ của người dân sau bão Haiyan 10
Cũng có người đứng chờ nhận hàng cứu trợ phải bịt mũi vì mùi tử khí
Giữa lòng Tacloban điêu tàn 22
Người dân nhận hàng cứu trợ
Giữa lòng Tacloban điêu tàn 23
Giữa lòng Tacloban điêu tàn 14
Nhà báo Đỗ Hùng đi cùng các binh sĩ lục quân Philippines đang làm nhiệm vụ cứu trợ

Người dân Tacloban phải uống nước biển, nước cống

13/11/2013 12:05
Một cậu bé cầm bình đi tìm nước uống giữa đống đổ nát tại thành phố Tacloban - Ảnh: Reuters

( Thiếu nước uống, nhiều nạn nhân sống sót sau siêu bão Hải Yến ở Philippines phải uống nước cống hoặc nước biển.

Theo đài NBC (Mỹ) ngày 13.11, nhiều người dân ở thành phố Tacloban đã phải uống nước biển và nước từ cống, mương, kênh đào để sinh tồn vì thiếu nước sạch sau khi siêu bão Hải Yến san bằng thành phố này.
Tại Tacloban, ông Edgar Arabella (61 tuổi) thoát chết sau siêu bão Hải Yến nhưng đã mắc bệnh do uống nước bẩn.
Ông Arabella phải sống trong một túp lều tự dựng sau khi căn nhà của ông bị siêu bão san bằng.
“Tôi mệt quá. Tôi phải uống nước biển và nước bẩn từ các kênh đào để sinh tồn”, ông Arabella nói.
Chính quyền thành phố Tacloban đã cảnh báo người dân nguồn nước bị ô nhiễm sau siêu bão, nhưng vẫn còn nhiều người thiếu thức ăn, nước uống sạch tại đây.
Uống nước bẩn có thể dẫn đến bệnh lỵ, tiêu chảy, thương hàn…; nguy cơ mắc bệnh càng cao đối với người già và trẻ em, NBC dẫn lời các chuyên gia y tế Mỹ.
Bà Jenny Linby Sumadia, người dân ở Tacloban, cho biết bà uống tất cả những nguồn nước ở xung quanh bà, không biết nước có sạch hay không nhưng cũng “nhắm mắt” mà uống vì hiện đang thiếu nước trầm trọng sau siêu bão Hải Yến.
“Chúng tôi không có lựa chọn nào khác. Chúng tôi khát nước, đành phải uống thôi”, bà Sumadia cho hay.
Cảnh đói khát, xác người nằm ngổn ngang cùng những đống đổ nát bao trùm thành phố Tacloban trong ngày 13.11.
Hàng ngàn người dân tại thành phố Tacloban vẫn đang phải sống trong đói khát. Đã qua 5 ngày kể từ khi siêu bão Hải Yến đổ bộ vào Philippines hôm 8.11, công tác cứu trợ vẫn hết sức khó khăn.

Cướp xe cứu trợ siêu bão Hải Yến: 2 phiến quân bị hạ sát

12/11/2013 17:24

) Binh sĩ Philippines ngày 12.11 đã hạ sát hai phiến quân vũ trang khi một nhóm phiến quân phục kích cướp đoàn xe vận chuyển hàng cứu trợ nạn nhân siêu bão Hải Yến đang trên đường đến các vùng bị thiên tai.

Vào ngày 12.11, hàng ngàn người dân tại thành phố Tacloban vẫn đang phải sống trong đói khát. Đã qua 4 ngày kể từ khi siêu bão Hải Yến đổ bộ vào Philippines hôm 8.11, công tác cứu trợ vẫn hết sức khó khăn.

Binh sĩ Philippines đứng gác trên xe chở hàng cứu trợ tại thành phố Tacloban - Ảnh: Reuters 
Quân đội Philippines được điều động đến Tacloban, lập các chốt kiểm soát, nhằm khôi phục lại trật tự và đảm bảo cho các chuyến vận chuyển hàng cứu trợ diễn ra suôn sẻ.
Ngày 12.11, khoảng 15 tay súng thuộc một trong những nhóm phiến quân lâu đời nhất tại Philippines đã tấn công một đoàn xe chở hàng cứu trợ, cướp đi một số hàng hóa.
“Không có thương vong bên phía quân chính phủ”, trung tá Joselito Kakilala nói với AFP, đồng thời xác nhận đã có hai thành viên thuộc nhóm Quân đội Nhân dân Mới (NPA) bị hạ sát. Vụ đụng độ xảy ra ở thị trấn Matnog, cách thành phố Tacloban khoảng 240 km.
Lệnh giới nghiêm đã được thiết lập tại Tacloban, trong khi xe thiết giáp và lực lượng đặc nhiệm tuần tra trên đường phố.
Đã có báo cáo về tình trạng hôi của ở Tacloban. Nhiều nhân chứng thuật lại rằng các băng đảng tội phạm đã tiến hành trộm hàng hóa, thiết bị... của các công ty tư nhân, theo AFP.
Ông Carmelo Valmoria, Cảnh sát trưởng thành phố Tacloban, cho biết 500 binh sĩ thuộc Lực lượng Hành động Đặc biệt do ông chỉ huy, đang túc trực ở Tacloban.
Ông Valmoria còn nói thêm rằng họ đã tịch thu nhiều dao, mã tấu và đang khẩn trương thu hồi các khẩu súng bị lấy cắp từ một kho quân dụng trong thành phố.
Phóng viên AFP có mặt tại Tacloban miêu tả nơi này giờ đã trở thành “thành phố ma”, với nhiều xác người vẫn đang nằm la liệt trên đường.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Philippines Mar Roxas cho biết ba nhiệm vụ hàng đầu của chính phủ lúc này là khôi phục trật tự, phân phát hàng cứu trợ và thu lượm thi thể.
“Giờ thì chúng tôi đã hoàn thành được nhiệm vụ số 1 và số 2, ưu tiên hiện tại là xử lý các tử thi”, ông Roxas cho hay.

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.