Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa
Monday 17 April 2017
ĐẤT NÀO CỦA TỔ TIÊN VIỆT NAM , ĐẤT NÀO CỦA ĐẠI GIA TỈ PHÚ ?
Monday, April 17, 2017
No comments
*( Viết cho nhân dân Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội )
Với sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm qua, những người giàu nhất Việt Nam chủ yếu là những đại gia của sàn chứng khoán. …Theo đánh giá của kinh tế gia Lê Đăng Doanh, “số tỷ phú Việt Nam gần đây đã xuất hiện đông đảo hơn và tất cả họ đều liên quan đến bất động sản.” ( VOA, ngày 3-1-2017 ).
Đất bất động sản
Trong chế độ cọng sản thì đất bất động sản và đất ruộng là do Đảng Cọng sản làm chủ ( Điều 4 và điều 17 Hiến pháp CSVN ). Cho nên các nhà đầu tư địa ốc Mỹ, Nhật không thể làm ăn với luật Cọng sản. Họ muốn CSVN phải sửa lại luật, cho phép người dân được quyền làm chủ đất bất động sản và đất ruộng. Nói trắng ra là trả lại quyền tư hữu cho người dân.
Do đó từ năm 2008 CSVN đã ban hành luật kinh doanh nhà đất, cho phép người ngoại quốc được đầu tư đất đai tại Việt Nam, nghĩa là cho phép các công ty địa ốc của ngoại quốc được mua đất ( mua “quyền sử dụng đất dài hạn”, tức là thuê vĩnh viễn ) để cất nhà rồi bán. Hoặc là có quyền mua hằng ngàn căn nhà để rồi bán lại với giá cao hơn.
Nhưng các đại gia địa ốc Mỹ Nhật không chấp nhận bởi vì giá cả nhà đất là do nhu cầu của thị trường, tức là tùy thuộc sức mua của dân chúng trong nước; nhưng dân chúng VN lại không muốn mua bán nhà đất vì người ta sợ bị ĐCSVN cướp như đã cướp vào năm 1954 và năm 1975. Do đó người ta chỉ muốn sang nhượng đất của nhau rồi tự cất nhà trên đó để ở.
Trong khi các đại gia Mỹ, Nhật không thèm chơi với luật kinh doanh nhà đất của CSVN thì có một số đại gia người Đông Âu gốc Việt ( đại gia tư bản đỏ ) sẵn sàng tham gia luật chơi đó. Những đại gia này đều là con cháu của giới lãnh đạo CSVN cho nên họ rất rành tận gan ruột của chế độ. Họ thành lập công ty địa ốc tại Đông Âu rồi lấy danh nghĩa một công ty ngoại, gom vốn gởi vào ngân hàng ngoại rồi mượn tiền ngân hàng ngoại vào VN đăng ký đầu tư xây dựng theo đúng luật pháp của CSVN.
Nhờ đó mà luật kinh doanh nhà đất của CSVN hiện nay là kết quả thương lượng ( vận động hành lang để tác động tới chính sách của chính phủ ) giữa các đại gia tư bản đỏ và chính quyền CSVN ( cả hai được gọi chung là nhóm lợi ích ) cho nên có vô số kẽ hở tạo điều kiện cho các dịch vụ bắt tay dưới gậm bàn mà chỉ có bọn họ mới hiểu rõ luật chơi.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng viện Kinh tế Trung ương CSVN giải thích :
“Họ làm giàu bằng bất động sản, tức là họ ăn chênh lệnh giá đất. Họ được thuê ( quyền sử dụng đất, được hiểu ngầm là vĩnh viễn ) với giá đất tương đối thuận tiện. Rồi họ đầu tư bất động sản và họ ăn lãi. …
“Nhà nước thu hồi đất của nông dân với một giá rất thấp rồi dùng quyền của mình biến đất đó trở thành đất xây dựng và trao lại cho nhà đầu tư và nhà đầu tư đó chắc sẽ phải có một động thái gì đó để làm vừa lòng phía chính quyền ( Hối lộ, thường là bằng cổ phiếu )”
“Cách của họ là họ lập ra nhiều công ty sân sau của chứng khoán – nhiều công ty con. Các công ty đó lại phát hành chứng khoán rồi họ mua bán lẫn nhau – tức là công ty mẹ mua ở công ty con, công ty con mua ở công ty mẹ. Vì vậy số tài sản, số cổ phiếu mà họ sở hữu đã tăng lên một cách rất nhanh chóng và đó cũng là một mẹo để họ làm giàu nhanh.” ( VOA, 3-1-2017 ).
*( Thí dụ đơn giản cho dễ thấy : B mua của A giá 1$, rồi B bán lại cho C giá 1,1$, rồi C bán cho D 1,2$, rồi D bán vòng trở lại cho A giá 1,3$… Nếu hằng vạn căn nhà được sang tay như vậy thì giá thị trường mỗi căn nhà đang từ 1$ sẽ tăng lên thành 2$, 3$… Lúc đó cả A và B và C… đều có lời và đều đóng thuế đầy đủ cho nhà nước để hợp thức hóa sự tăng giá. Rồi họ lấy tiền lời trả cho ngân hàng và nhồi vốn lên. Đến khi giá nhà đất lên gấp đôi, gấp 3, gấp 4 lần thì họ dư sức trở thành tỉ phú USD ).
Rốt cuộc tuy thị trường nhà đất của Việt Nam càng ngày càng tăng nhưng không phải do nhu cầu cần nhà ở của dân chúng ngày càng tăng ( nhu cầu thị trường ) mà do các đại gia nâng giá nhà lên sau mỗi lần mua đi bán lại ( đầu cơ chứng khoán ). Do đó xảy ra tình trạng số lượng căn hộ được sang tay rất nhiều nhưng số lượng căn hộ đỏ đèn hằng đêm không bao nhiêu.
Tệ hại hơn nữa, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã tố cáo trên BBC online rằng giá đất bất động sản không những tăng ba, bốn lần mà tăng hằng trăm lần :
“Nhà nước còn giúp những người kinh doanh bất động sản thu hồi đất với giá thấp rồi sau đó bán lại cho khách hàng với giá cao gấp mấy trăm lần nên dễ hiểu tại sao họ kiếm lời rất nhanh và hình thành những tỷ phú, triệu phú trong lĩnh vực này.”
“Tuy vậy, tôi quan ngại hơn đến việc doanh nghiệp bất động sản đang hút hết nguồn lực xã hội, tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳng, khiến các ngành cốt lõi như công nghiệp, nông nghiệp thua thiệt và chững lại.” ( Phạm Chi Lan trả lời cho BBC )
Nghĩa là bao nhiêu vốn liếng có trong nước đều tập trung vào ngành nhà đất cho nên không có tiền đầu tư cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Do đó xảy ra tình trạng phải nhập cảng hàng tiêu dùng. Thậm chí phải nhập cảng hàng nông sản, thực phẩm của Mỹ trong khi lẽ ra VN phải xuất cảng nông sản phẩm sang Mỹ mới hợp lý.
Trong khi đó các căn hộ được xây lên để các đại gia mua bán với nhau chứ người dân thường không có tiền mua để ở; vả lại có tiền họ cũng không mua vì rất dễ bị lừa bởi những hợp đồng mua bán mà họ không thể nào hiểu nổi. Rốt cuộc hằng vạn căn hộ chỉ là của chìm của các đại gia. Khi nào cần ôm tiền chuyển sang sân chơi khác thì các đại gia bán lại cho thị trường chứng khoán. Dĩ nhiên với giá thiệt một chút nhưng họ cũng còn lời khủng.
Ngoài ra, các đại gia địa ốc cũng câu kết với Các đại gia ngân hàng để cùng nhau phù phép cho các thương vụ trao đổi được trôi chảy. Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận xét :
“Tất cả những qui định của nghị định 41 của ông Tấn Dũng ký làm nảy sinh chuyện sở hữu chéo ngân hàng, nảy sinh chuyện cho vay lòng vòng, những doanh nghiệp nhà nước đầu tư lung tung. Tất cả những chuyện đấy đẩy lên một cơn khát ngân hàng, làm cho rất nhiều ngân hàng bé tí như con ễnh ương được thổi lên như con voi.
Và nó thu hút một lượng vốn rất là khổng lồ, thu hút một lượng người làm khổng lồ. Và như vậy các ông ấy trở thành các đại gia, nhưng thực sự các ông ấy là những con nợ đầm đìa, và chuyện ấy dẫn đến rủi ro rất là lớn.” ( Tiến sĩ Nguyễn Quang A trả lời cho RFA ).
Để rồi cuối cùng, khi nào thị trường nhà đất bị bể thì đại gia nào mua sau cùng sẽ lãnh hết thua thiệt, đại gia đó sẽ khai phá sản. Nhưng những đại gia mua sau cùng cũng đều mượn tiền của ngân hàng, thành ra những ngân hàng cho mượn tiền sau cùng sẽ lãnh hết mọi thiệt hại. Trong khi tiền của ngân hàng là tiền gởi của dân chúng, cho nên một khi ngân hàng sụp thì dân chúng bị mất hết.
Nghiên cứu cội nguồn của những trò phù phép trong ngành kinh doanh địa ốc, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành phân tích :
“Đất đai của Việt Nam bây giờ là đất đai của toàn dân do nhà nước quản lý. Việc này là việc lỗi thời. Tự nhiên chính phủ quản lý hết đất đai của nhân dân là như thế nào? Đó là cái cách để nhà nước làm chủ đất của toàn dân, và không hợp lý”.
Vì vậy đến lúc nào đó cần cải tổ luật đất đai. Đất là của nhân dân, thì quyền sở hữu cũng là của nhân dân, quyền quản lý là của nhân dân, chứ không thể nào đất là của toàn dân mà nhà nước quản lý được” ( RFA,1-11-2017 )
Nghĩa là cần phải loại bỏ điều 4 và điều 17 Hiến pháp CSVN. Tức là loại bỏ hai chữ Cọng sản. Một việc tưởng chừng như rất đơn giản nhưng Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết :
“…đằng sau cái vỏ bọc ý thức hệ đó lại là các nhóm lợi ích khác nhau muốn duy trì tình trạng hiện nay để trục lợi” ( RFA, 01-11-2017 ).
Vậy thì mục tiêu của chế độ hiện nay là lợi ích nhóm ( đại gia tư bản đỏ ) chứ không phải là quyền lợi của giai cấp vô sản, không phải là chế độ của dân nghèo như Mác-Lênin khẳng định.
BÙI ANH TRINH
Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!
.
.
0 comments:
Post a Comment