Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Friday 10 February 2017

Dân Muốn Biết: Công lý sẽ đội nón ra đi,tìm hiểu nội dung sắc lệnh của Tổng thống Trump về di trú


Tổng thống Trump ký sắc lệnh về di trú ngày 27 tháng 1 năm 2017. (Hình: Getty Images)
Cho đến khi khởi sự bài viết này, Tổng Thống Trump đã ký 18 sắc lệnh hành pháp từ khi tuyên thệ nhậm chức.
Đầu tiên là sắc lệnh thu hồi Obamacare. Kế đến là xây bức tường phía Nam tiếp cận Mexico. Tiếp theo là rút lui khỏi TPP (Trans Pacific Partnership). Mực chưa khô thì là lệnh đình chỉ tuyển dụng (freeze) thêm nhân viên hành chánh liên bang. Ngay sau đó là giản dị hoá thủ tục liên bang (deregulation). Cứ trung bình là 1.5 sắc lệnh mỗi ngày. Bao trùm mọi lãnh vực như y tế, hành chánh, quân sự, nội an, ngoại giao, thương mại, thuế quan,…
Thông thường các sắc lệnh hành pháp bắt đầu có hiệu lực 30 ngày sau khi công bố trên công báo liên bang (Federal Register). Nhưng chưa lên công báo thì những sắc lệnh của Tổng Thống Trump đã gây cuồng phong, bão tố. Không những trong nước mà còn khắp nơi trên thế giới.
Trong số những sắc lệnh đã ký thì sắc lệnh về di trú TT Trump ký ngày 27-1-2017 là văn kiện mà ảnh hưởng bùng nổ hầu như tức thời ngay sau khi khi công bố. Phản ứng ở các trung tâm chính trị, ngoài đường phố, trong các phi trường quốc tế, và ngay cả trong các gia đình có thân nhân không phải, hay chưa là, công dân Hoa Kỳ. Cộng đồng người Việt cũng sôi nổi với những cuộc tranh luận đôi khi gay gắt.




Tìm hiểu nội dung sắc lệnh của Tổng thống Trump về di trú
Tác giả Phan Quang Tuệ là Phó Biện Lý (Trial attorney) cho Sở Di Trú (INS) từ 1988-1993 và Thẩm phán Toà Di Trú San Francisco từ 1995 cho đến khi về hưu cuối năm 2012. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
Bài này được viết với tính cách thông tin đại chúng cho những người muốn tìm hiểu và nắm vững các dữ kiện.
Sắc lệnh được TT Trump ký ngày thứ Sáu 27-1-2017 dưới tiêu đề chính thức: ‘Protecting The Nation From Foreign Terrorist Entry Into The United States.’ Tạm dịch: ‘Bảo Vệ Quốc Gia Chống Quân Khủng Bố Nước Ngoài Xâm Nhập Vào Hiệp Chủng Quốc.’
Sắc lệnh gồm 10 điều khoản:
Điều 1 nói về mục đích của sắc lệnh, tuyên bố thủ tục cấp phát chiếu khán đóng một vai trò tối ư quan trọng nhằm khám phá những phần tử có mối liên hệ với quân khủng bố hầu ngăn chặn chúng xâm nhập vào Hiệp Chủng Quốc.
Điều 2 tuyên bố chính sách của Hoa Kỳ là bảo vệ công dân của mình chống lại các phần tử nước ngoài âm mưu tấn công khủng bố trong lãnh thổ Hoa Kỳ.
Điều 3 nói về việc đình chỉ cấp phát chiếu khán và những quyền lợi di trú khác cho công dân những quốc gia cần có quan tâm đặc biệt. Trong điều 3 (c) TT Trump ra lệnh đinh chỉ nhập cảnh, cả thường trú nhân lẫn không phải thường trú nhân (as immigrants and non-immigrants) đối với những người thuộc 7 quốc gia được liệt kê trong điều 217 (a) (12) cuả Bộ Luật Di trú và Quốc Tịch. Bảy quốc gia này được đạo luật năm 2016 kể trên xếp loại vào trong danh sách những quốc gia cần có mối quan tâm đạc biệt. Hồi giáo là tôn giáo của đa số người dân những quốc gia này. Danh sách gồm có: Iran, Iraq, Syria, Sudan, Lybia, Yemen, và Somalia.
Lệnh đình chỉ có hiệu lực kể từ ngày ký sắc lệnh và trong thời hạn 90 ngày. Chính điều khoản 3(c) này mới là một trong những điều khoản nằm trong Án Lệnh Tạm Ngưng Thi Hành, Temporary Restraining Order (TRO) ngày 03-02-2017 của Thẩm Phán Liên bang James L. Robart.
Điều 4 nói về tiêu chuẩn thanh lọc áp dụng đồng nhất trong tất cả các chương trình di trú.
Điều 5 nói về Tái Phối Trí (tạm dịch: Realignment) chương trình định cư tỵ nạn cho tài khoá 2017. Khoản 5 (a) của sắc lệnh đình chỉ chương trình định cư tỵ nạn một thời gian 120 ngày. Khoản 5 (b) quy định sau thời gian 120 ngày, Bộ Ngoại Giao và Bộ Nội An sẽ ấn định những thay đổi cần thiết, và ấn định thứ tự ưu tiên cuả các đơn xin tỵ nạn. Khoản 5 (c) đình chỉ vô thời hạn (cho đến khi có quyết định cuả TT Trump) chương trình tỵ nạn cho tất cả những đơn xin tỵ nạn cuả người Syria. Khoản 5 (e) quy định Ngoại Trưởng và Bộ trưởng Nội An quyền cho nhập cảnh từng trường hợp cá nhân xin tỵ nạn khi phù hợp và không gây thiệt hại cho quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ. Các điều 5 (a), (b), (c), và (e) là những điều còn lại nằm trong Án Lệnh Đình Chỉ Thi Hành Tạm của Thẩm phán liên bang Robart. Tóm lại, án lệnh Robart đình chỉ thi hành tạm điều khoản 3(c), 5(a), 5(b), 5(c), và 5(e) mà thôi. Các điều khoản còn lại của sắc lệnh vẫn giữ nguyên.
Chế độ chính trị của Hoa Kỳ đặt nền tảng trên nguyên tắc kiểm soát và cân bằng, tổ chức trên một bản Hiến Pháp 230 năm với 3 quyền Lập Pháp, Hành Pháp, và Tư Pháp. Trong khuôn khổ của bài viết, Hiến Pháp đây là hiến pháp liên bang, và Tư Pháp đây là tư pháp liên bang. Các toà án liên bang, và thẩm phán liên bang được Hiến Pháp quy định trong điều 3. Vì thế, hệ thống toà án liên bang, và các thẩm phán trong hệ thống này, thường được gọi chung là Toà án và Thẩm phán Điều 3 (Article III judges). Hệ thống Tư Pháp liên bang gồm Toà Sơ Thẩm (US District Courts), Toà Phúc Thẩm (Circuit Court hay Court of Appeals), và Tối Cao Pháp Viện. Hiện nay có 94 tòa sơ thẩm liên bang, và 13 toà phúc thẩm.
Vụ án đưa đến Án Lệnh cuả Thẩm phán Robart xuất phát từ một đơn khởi tố ban đầu của tiểu bang Washington, sau đó có tiểu bang Minnesota đồng khởi tố, nộp ngày 03-02-2017, một tuần sau khi TT Trump ký sắc lệnh về di trú. Sau khi nghe luận cứ của nguyên đơn Washington và Minnesota một bên, và bị đơn TT Trump, Thẩm phán Robart ra Án Lệnh truyền các nguyên đơn, gồm tất cả các viên chức hành pháp, tạm ngưng thi hành các điều khoản kể trên.
Án Lệnh Robart ghi rõ có hiệu lực trên toàn quốc (nation wide) cho dù phe bị đơn yêu cầu, nếu được chấp thuận, án lệnh chỉ có thể áp dụng trong phạm vi lãnh thổ các tiểu bang liên hệ mà thôi. Thẩm phán Robart bác bỏ luận cứ này, viện dẫn một án lệ có tính cách áp dụng tổng quát theo đó luật di trú phải được thi hành một cách cương quyết và đồng nhất (uniformly).
Trong phần kết luận cuả án lệnh, Thẩm phán Robart viết như sau: ‘Làm nền tảng cho công việc cuả bổn toà là công nhận với tất cả lương tri rằng toà án này chỉ là một trong 3 ngành với vị trí bình đẳng. Rằng công việc của bổn tòa chỉ giới hạn trong việc bảo đảm rằng những quyết định cuả 2 ngành kia phù hợp với luật lệ quốc gia, và quan trọng hơn cả, phù hợp với Hiến Pháp.’
Làm sao một thẩm phán lại có quyền ra lệnh ngưng thi hành một sắc lệnh cuả một Tổng Thống đầy uy quyền? Câu trả lời nằm ngay trong Hiến Pháp. Điều II Hiến Pháp trao quyền hành pháp cho Tổng Thống. Tuy không minh thị vạch ranh giới cho quyền này, phần còn lại của Hiến Pháp đã chia quyền hạn quốc gia với hai ngành lập pháp và tư pháp qua điều I và III. Tuy có vẻ là một ngành bị động, tư pháp, qua Tối Cao Pháp Viện (TCPV) và các thẩm phán liên bang, lại là định chế có thẩm quyền phán xét tính cách hiến định cuả các quyết định hành pháp.
Lịch sử đôi khi lập lại, chỉ có vai trò các phe liên hệ là thay đổi. Người ta còn nhớ chỉ mới năm 2015 tại Texas, Thẩm phán liên bang Andrew Hannen ra án lệnh TRO tạm ngưng quyết định hành pháp (executive action) của TT Obama cho phép tạm đình chỉ trục xuất (withholding of deportation) các trẻ vị thành niên hội đủ một số điều kiện. Án lệnh này được Thẩm phán Hannen ký theo đơn khởi tố của Texas và 25 tiểu bang khác. Án lệnh này sau đó được Toà Sơ Thẩm Vùng 5 y án.
Ứng viên bộ trưởng Lao Động Mỹ từng thuê di dân bất hợp pháp
Như vậy thì đương trạng của vụ án này ra sao?
Khi bài viết này được viết phần kết vào lúc 3 giờ sáng ngày 7-02-2017 thì nội vụ đang ở trước Toà Phúc Thẩm Vùng 9 (9th Circuit Court). Bên nguyên đơn, được tăng cường thêm với biện minh trạng của 16 công tố tiểu bang, cộng thêm với bản tuyên bố của 2 cựu ngoại trưởng, John Kerry và Madeleine Bright, thỉnh cầu toà phúc thẩm giữ nguyên án lệnh của Thẩm phán Robart. Bên Bộ Tư Pháp liên bang thỉnh cầu toà phúc thẩm cất (lift) án lệnh này. Một ban (panel) gồm ba thẩm phán liên bang thuộc tòa phúc thẩm, sẽ cứu xét và quyết định. Tòa án Vùng 9th là toà phúc thẩm gồm có đông thẩm phán nhất (29 thẩm phán), lại là toà có số luợng kháng cáo về di trú nhiều nhất trong 13 toà phúc thẩm. Tác giả, khi còn phục vụ tại Toà Di Trú San Francisco, đã từng có nhiều phán quyết bị kháng cáo lên Toà Phúc Thẩm này. Phần lớn các tiểu bang Miền Tây, trong đó có tiểu bang Washington, cộng thêm Hawaii và Alaska, đều thuộc thẩm quyền lãnh thổ của Vùng 9.
Dẫu cho Toà Phúc Thẩm phán quyết ra sao, chắc chắn vụ kiện sẽ lên TCPV. Và từ khi Thẩm phán Scalia từ trần năm ngoái, TCPV hiện nay chỉ có 8 thẩm phán. Trường hợp biểu quyết đồng phiếu, 4-4, thì phán quyết Toà Phúc Thẩm sẽ y án. Hiểu như vậy chúng ta sẽ thấy tầm quan trọng của phán quyết ngày mai của 3 thẩm phán Toà Phúc Thẩm Vùng 9.
Hy vọng bài viết đóng góp thêm cho sự hiểu biết của những quý vị quan tâm đến vụ án đặc biệt này.

 http://www.nguoi-viet.com/dien-dan/noi-dung-sac-lenh-cua-tong-thong-trump-ve-di-tru/
-----------
  Khi chính trị đi vào Pháp đình Công lý sẽ đội nón ra đi.

Nhìn qua các cuội bầu cử Tổng Thống ở Hoa Kỳ, nhiều người thường khen Hoa Kỳ là một nước Tự Do, Dân Chủ và Văn Minh nhất thế giới; bởi vì Người Thua Cuộc luôn luôn nở một nụ cười  và vui vẻ chúc mừng Người Thắng Cuộc.  Nhưng sau cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ thứ 45 đã làm cho người ta, không những chỉ dân chúng Hoa Kỳ mà còn cả Thế Giới phải ngao ngán và tự hỏi:


1/ Hoa Kỳ có còn là một nước Tự Do, Dân Chủ và Văn Minh nhất thế giới nữa hay không?

2/ Trình độ Dân Trí của người dân Hoa Kỳ hiện nay thế nào? Nó có còn cao nhất thế giới như người ta tưởng hay không?


I/ Hoa Kỳ có còn là một nước Tự Do, Dân Chủ và Văn Minh nhất thế giới nữa hay không?


            Phải công nhận rằng, cho tới giờ phút này, Hoa Kỳ vẫn là một nước Tự Do, Dân Chủ và Văn Minh nhất thế giới. Nhưng riêng về Tự Do thì có vẻ hơi quá trớn nếu không muốn nói là quá trớn.


            Thực vậy, đành rằng người dân có quyền đi biểu tình để phản đối một vấn đề nào đó, nhưng không thể đem cờ Hoa Kỳ ra mà đốt. Đã chấp nhận ứng cử, bầu cử thì khi thua phải chấp nhận, sao lại biểu tình hay xúi dục dân chúng biểu tình đả đảo người thắng cử? Vậy mà chính quyền vẫn cứ để yên. Nam nữ tự do sống chung với nhau, không cần hôn thú đã đành, nhưng sao lại có quyền tự do phá thai? Cái thai, nhất là những cái thai đã mang hình dạng con người, dù còn nằm trong bụng người mẹ thì nó cũng là một con người sắp sinh ra. Hôn nhân là sự kết hợp của một người nam và một người nữ không những để thỏa mãn nhu cầu sinh lý mà còn để duy trì nòi giống, sao lại có thể chấp nhận và cho phép để cho hai người cùng phái kết hợp với nhau? Một người nam rõ ràng, nhưng lại cho mình là nữ giới, và đòi xử dụng phòng vệ sinh của nữ giới hay ngược lại. Vậy mà cũng có người chấp nhận?



II/ Trình độ Dân Trí của người dân Hoa Kỳ hiện nay thế nào? Nó có còn cao nhất thế giới như người ta tưởng hay không?


 Nếu chỉ nhìn riêng người Mỹ da trắng thì chúng ta phải công nhận rằng họ rất văn minh và trình độ dân trí của họ rất cao. Nhưng Hoa Kỳ là một Hợp Chủng Quốc. Ngoài dân da trắng còn có cả dân da vàng, da đen, da đỏ. Nói về sắc dân thì ngoài dân Anglo Saxon còn có cả trăm thứ dân khác. Bởi vậy, nhìn chung thì trình độ dân trí người dân Hoa Kỳ cũng bình thường thôi, so với dân các nước Âu Châu, nhất là sau cuộc bầu cử Tổng Thống vừa qua.


Nếu nhìn vào những cuộc biểu tình vửa qua chúng ta còn thấy trình độ dân trí của người dân Hoa Kỳ còn tệ hại hơn nhiều, cũng đập phá, cũng văng tục. Đành rằng hầu hết những người đi biểu tình này là không phải là dân da trắng chính gốc mà là dân tứ chiếng giang hồ từ thập phương tới; nhưng thế giới nhìn vào thì họ vẫn là dân Hoa Kỳ.



Nhưng ông Toà James Robart thì sao? Ông có hiểu Sắc lệnh của Tổng Thống là gì không? Sắc Lệnh của Tông Thống không những cũng là Luật mà còn là Luật của Liên Bang tức có giá trị trên toàn thể Hoa Kỳ và có giá trị cho tới khi nào bị Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ tuyên phán là bất hợp Hiến. Sắc lệnh Tổng Thống đã ban hành thì phải tuân theo, kể cả Thẩm Phán.



Ông James Robart là Chánh Án Supreme Court, ông có phải là dân dốt luật? Ông phải hiểu rằng ông chỉ là Chánh Án Supreme Court của Tiểu Bang Washington State chứ không phải là của Liên Bang Hoa Kỳ. Vậy tại sao ông lại dám ra Án Lệnh tuyên Sác Lệnh của Tổng Thống Donald Trump là vi hiến và có giá trị trên toàn quốc? Đây không phải vì sự dốt nát của một ông Toà dốt luật mà là do sự tự do quá trớn khi hành xử quyền tài phán của mình hay nói cho đúng hơn là ông Toà James Robart đã đem chính trị vào pháp đình. Mà một khi chính trị đã vào pháp đình thì sự thượng tôn luật pháp không còn nữa và công lý phải ra đi.



Tôi không dám nói ông James Robart là một là một tên cắc ké như có người đã nói vì dù sao ông cũng chỉ là Chánh Án của Supreme Court của một Tiểu Bang, nếu không biết thân, biết phận, chắc chắn ông sẽ phải ra đi chứ không phải công lý phải ra đi.


  LS.Lê Duy San


còn tiếp tục  "HẸN GẶP QUÝ VỊ TẠI TÒA" 

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.