Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa
Tuesday 15 November 2016
SÂN KHẤU CHÍNH TRỊ :TT Obama ân xá H. Clinton?
Tuesday, November 15, 2016
No comments
Phỏng vấn Lê Phụng
TT Obama ân xá H. Clinton?
Bí thư báo chí Josh Earnest tại cuộc họp báo của Toà Bạch Ốc vào ngày 9 tháng 11 năm 2016, đã có sự né tránh khi trả lời câu hỏi, TT Obama có ân xá Hillary Clinton hay không?
SGT: Thưa Ông, quyền ân xá của tổng thống Mỹ được quy định thế nào?
LÊ PHỤNG: Nhìn chung, hiến pháp hay luật pháp của các quốc gia trên thế giới đều có điều khoản quy định quyền ân xá của nguyên thủ quốc gia. Riêng Hoa Kỳ, quyền ân xá của tổng thống (Presidential Pardons) được ghi rõ trong Hiến Pháp (Điều 2, Mục 2, Khoản 1), trong đó quy định, tổng thống có quyền ân giảm án phạt hoặc tha thứ một người vi phạm luật phạm liên bang, ngoại trừ trường hợp người đó bị truy vấn (he [president] shall have power to grant reprieves and pardons for offenses against the United States, except in cases of impeachment).
SGT: Vậy khi tổng thống Ford ân xá tổng thống Nixon là lúc tổng thống Nixon bị Quốc Hội Mỹ truy vấn?
LÊ PHỤNG: Không, hoàn toàn không. Sự thật, Uỷ Ban Tư Pháp Hạ Viện (The House Judiciary Committee) bắt đầu thủ tục truy vấn tổng thống Nixon từ đầu tháng 5 năm 1974. Không chịu nổi áp lực của Quốc Hội và dư luận, ngày 9 tháng 8 năm đó, tổng thống Nixon từ chức. Tôi nhớ hôm đó ở VN là Thứ Bảy 10 tháng 8, ký giả Dzoãn Bình và tôi đang bàn chuyện phóng viên Christine Chubbuck tự tử (*) thì Dzoãn Bình nhận được tin bên thông tấn xã cho biết, tổng thống Nixon từ chức. Một tháng sau, tổng thống Ford mới công bố lệnh ân xá tổng thống Nixon.
SGT: Tổng thống có quyền ân xá một người vào bất cứ lúc nào hay phải chờ người thọ án gửi đơn xin?
LÊ PHỤNG: Tổng thống có thể hành xử quyền ân xá bất cứ lúc nào tổng thống muốn, kể cả khi tội nhân mới ở tù một ngày, thậm chí ngay cả TRƯỚC KHI một người CÓ THỂ bị truy tố hay bị lãnh án. Đây là điểm hết sức quan trọng, khiến tôi tin tưởng, Tổng Thống Obama sẽ ân xá cho Hillary Clinton.
SGT: Nhưng đến giờ phút này, dưới con mắt luật pháp, Hillary Clinton vẫn là người vô tội. Mà đã VÔ TỘI THÌ ĐÂU CẦN ĐƯỢC ÂN XÁ? Chính tác giả Dan Metcalfe, trong bài viết “President Obama Should Absolutely Not Give Hillary Clinton a Pardon”, được đăng trên blog Law Newz ngày 13 tháng 11, 2016, cũng khẳng định, ân xá chỉ dành cho người có tội, mà hiện nay, Hillary Clinton không hề phạm bất cứ tội trạng gì, thì làm sao TT Obama có thể ban lệnh ân xá cho Hillary Clinton?
LÊ PHỤNG: Tôi hiểu, nguyên tắc căn bản nhất của luật pháp là, MỌI NGƯỜI ĐỀU ĐƯỢC COI LÀ VÔ TỘI CHO ĐẾN KHI BỊ CHỨNG MINH LÀ CÓ TỘI THEO LUẬT PHÁP (Every person is presumed innocent until proven guilty according to the law). Nhưng vì quyến ân xá được ghi trong Hiến Pháp Hoa Kỳ một cách ngắn gọn và tổng quát, nên tuỳ theo sự diễn giải của mỗi vị tổng thống, quyền hạn này được hành xử một cách rộng rãi, cho phép tổng thống ban quyền ân xá cho bất cứ ai, kể cả những người HIỆN VÔ TỘI, THOÁT KHỎI MỌI NGUY CƠ BỊ ĐIỀU TRA, TRUY TỐ VÀ LÃNH ÁN TRONG TƯƠNG LAI.
SGT: Điều này đã xảy ra chưa?
LÊ PHỤNG: Đã xảy ra nhiều lần. Điển hình nhất và gần đây nhất là tổng thống Ford ban lệnh “ân xá hoàn toàn cho tổng thống Nixon thoái khỏi mọi tội trạng đã phạm hoặc có thể phạm hoặc tòng phạm trong thời gian từ 20 tháng 1 năm 1969 đến 9 tháng 8 năm 1974” (do grant a full, free, and absolute pardon unto Richard Nixon for all offenses against the United States which he, Richard Nixon, has committed or may have committed or taken part in during the period from January 20, 1969 through August 9, 1974). Trong lệnh ân xá, chữ “có thể phạm” (may have committed) được sử dụng chính là nhằm giúp tổng thống Nixon, từ ngày 9 tháng 8, 1974 về sau, thoát khỏi mọi điều tra, truy tố, kết án về bất cứ tội trạng nào trong thời gian ông làm tổng thống.
SGT: Căn cứ vào đâu Ông tin tưởng tổng thống Obama sẽ ân xá cho Hillary Clinton?
LÊ PHỤNG: Có mấy lý do. Thứ nhất là mối quan hệ quá mật thiết giữa Obama và Hillary Clinton. Thứ hai, bản chất tội phạm mà Hillary Clinton phạm (NẾU CÓ), chắc chắn phải có tính băng đảng và sự liên đới. Điều này có nghĩa, ngoài Hillary Clinton còn có nhiều kẻ chủ mưu, đồng loã, trong đó CÓ THỂ có tổng thống Obama. Thứ ba, việc Obama bất chấp tư cách của một vị tổng thống đương nhiệm, sử dụng phương tiện của chính phủ, công khai vận động tranh cử cho Hillary Clinton, đã nói lên, mối quan hệ sinh tử giữa Obama và Hillary Clinton. Từ ba lý do đó, tổng thống Obama sẽ ân xá Hillary Clinton để cứu người và cũng là cứu mình.
SGT: Như vậy, tổng thống Obama sẽ ân xá không phải một mình Hillary Clinton?
LÊ PHỤNG: Có thể.
SGT: Như vậy cũng có nghĩa, một cách gián tiếp và ngầm hiểu, tổng thống Obama đã thú nhận, ông và bà Hillary Clinton phạm tội?
LÊ PHỤNG: Lương tâm may ra, còn pháp lý thì không.
SGT: Liệu tổng thống Obama có quyền ban lệnh ân xá cho chính ông?
LÊ PHỤNG: Hiến Pháp Hoa Kỳ quy định rõ ràng, tổng thống có quyền ân xá bất cứ ai, ngoại trừ người đang bị truy vấn (impeachment). Hiến Pháp cũng không hề nói, quyền ân xá không được áp dụng cho chính tổng thống. Điều này có nghĩa, theo tôi hiểu, tổng thống có quyền ân xá cho chính mình (self-pardon), trừ khi ông bị Quốc Hội truy vấn. Và như tôi đã trình bầy, quyền ân xá này không chỉ áp dụng đối với tội trạng tổng thống đã phạm, mà còn áp dụng đối với cả những tội trạng sẽ bị truy tố.
SGT: Như vậy có nghĩa không có luật pháp nào chế tài tổng thống?
LÊ PHỤNG: Tổng thống vẫn có thể bị chế tài bởi luật pháp quốc tế, luật pháp tiểu bang và Quốc Hội Mỹ qua thủ tục truy vấn (impeachment).
SGT: Trở lại chuyện ân xá tù nhân, tù nhân phải ở tù bao lâu mới được quyền xin ân xá?
LÊ PHỤNG: Tù nhân, nếu muốn xin tổng thống ân xá, phải ở tù ít nhất 5 năm.
SGT: Một khi được tổng thống ân xá, người đó sẽ vô tội?
LÊ PHỤNG: Không, tổng thống ân xá chỉ có nghĩa miễn án hoặc giảm án phạt cho một người, tuyệt nhiên không có nghĩa người đó VÔ TỘI. Vì vậy, tội lỗi của người được ân xá vẫn lưu trữ trong hồ sơ tội phạm và lý lịch của người đó.
SGT: Vì lý do nào đó, nếu tội nhân từ chối được ân xá, thì quyết định ân xá của tổng thống có tính cưỡng chế hay không?
LÊ PHỤNG: Đây là một câu hỏi lý thú! Như tôi đã đề cập, quyến ân xá được ghi trong Hiến Pháp Hoa Kỳ một cách ngắn gọn và tổng quát, nên tuỳ theo sự diễn giải của mỗi vị tổng thống, quyền hạn này được hành xử một cách rộng rãi, và chỉ có Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ mới có thẩm quyền phán quyết đúng sai. Vì thế, khi hành xử quyền hiến định này, tổng thống thường tạo nên những tiền lệ, mà những tiền lệ này lại không có tính ràng buộc đối với các vị tổng thống đời sau. Cụ thể, liên quan đến việc người được ân xá từ chối ân xá, đã có hai tiền lệ nổi tiếng trái ngược nhau, lần đầu không cưỡng chế nhưng lần sau thì lại cưỡng chế. Đầu đuôi là vào năm 1915, George Burdick, chủ bút New York Tribune, vì sợ lời khai của mình có thể buộc tội mình, nên đã viện dẫn Fifth Amendment, từ chối tiết lộ nguồn tin. Khi đó, theo yêu cầu của công tố viện, tổng thống Woodrow Wilson đã ban lệnh ân xá cho Burdick, để đổi lấy sự khai báo. Tuy nhiên, Burdick đã từ chối sự ân xá của tổng thống, nên ông bị tống giam về tội khinh mạn pháp đình (contempt of court). Sau đó, nội vụ được đưa lên Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ và quyền từ chối ân xá của ông đã được Toà chấp thuận trên cơ sở: Ân xá, cho dù của tổng thống, là một ân huệ có tính cá nhân, phải tuỳ thuộc vào sự chấp thuận của người được ân xá. Nếu người được ân xá từ chối, Toà không có thẩm quyền cưỡng chế. Tuy nhiên, hơn chục năm sau, năm 1927, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ lại bác bỏ quyền từ chối ân xá của Perovich, khi y không chấp nhận cho tổng thống ân giảm y từ án tử hình xuống chung thân. (Under his power “to grant reprieves and pardons for offenses against the United States”, the President may commute a sentence of death to life imprisonment without the convict’s consent).
SGT: Quyền ân xá hiến định này đã được các tổng thống Mỹ thi hành như thế nào?
LÊ PHỤNG: Qua tìm kiến trên internet tôi thấy, đến nay TT Obama đã ân giảm (commutations) 944 người và tha tội (pardons) cho 70 người khác. George W. Bush trong thời gian 8 năm làm tổng thống đã ân xá 200 người. Bill Clinton khoảng hơn 450. Franklin D. Roosevelt, tổng thống duy nhất 4 nhiệm kỳ, ân xá 3,687 người. Ngoài ra, trong số những tổng thống 2 nhiệm kỳ, tổng thống Woodrow Wilson ân xá nhiều nhất, 2,480 người.
SGT: Trong tiếng Anh có nhiều chữ liên quan đến ân xá như clemency, commutation, remission, reprieve, pardon, amnesty… Đâu là sự khác biệt?
LÊ PHỤNG: Theo tôi hiểu (có thể không chính xác lắm, mong quý vị độc giả SGT bổ khuyết), clemency là chữ chỉ chung cho sự ân xá. Commutation có nghĩa sự ân giảm, giảm khinh một án phạt từ nặng xuống nhẹ. Remission là sự miễn giảm trách nhiệm tài chánh khi một người bị tịch thu tài sản hay bị phạt tiền nhưng chưa trả. Reprieve là sự đình chỉ tạm thời một án lệnh của toà, đặc biệt là án tử hình. Pardon là sự ân xá, tha tội, thường gồm 2 loại: vô điều kiện và có điều kiện. Loại vô điều kiện cho phép một người được khôi phục đầy đủ quyền công dân, như quyền bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu vũ khí. Loại có điều kiện thường có những điều kiện đi kèm đòi hỏi người được ân xá phải tuân thủ. Còn amnesty là hình thức miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành động phạm luật của nhiều người. Amnesty có thể kèm theo điều kiện và cũng có thể không. Thí dụ như TT Ford ban lệnh ân xá cho những ai trốn quân dịch thời chiến tranh VN, với điều kiện họ phải làm việc cộng đồng. (Còn tiếp…)
Hữu Nguyên (huunguyen@saigontimes.org)
(*) Christine Chubbuck, nữ phóng viên truyền hình tại Florida, trong chương trình Suncoast Digest vào sáng 15 tháng 7 năm 1974, đã tự tử bằng cách dùng súng ngắn bắn vô tai phải, ngay trước ống kính thu hình trong lúc đài đang trực tiếp phát sóng (live television). Hành động này đã diễn ra ngay sau khi cô tuyên bố “Duy trì chính sách của Channel 40, mang đến những tin mới nhất với đầy mầu sắc sinh động cùng máu huyết, quý vị sẽ là những người chứng kiến đầu tiên thêm một vụ tự tử” (In keeping with Channel 40’s policy of bringing you the latest in ‘blood and guts’, and in living color, you are going to see another first—attempted suicide). (chi tiết xin click vô đây) Bi kịch đầy khủng khiếp và táo bạo này, đã ảnh hưởng rất mạnh đến tâm trí ký giả Dzoãn Bình, trong suốt thời gian ông sống trong trại tù cải tạo của VC ở Quân lao Gò Vấp, Sài Gòn. Ông đã nhiều lần tâm sự với Hữu Nguyên, người bạn tù ông coi như con đẻ: “Có những lúc, trong những hoàn cảnh đặc biệt, tự tử không phải là sự hèn nhát. Trái lại, nó là phương cách cuối cùng, giúp con người có được bản tuyên ngôn, thể hiện được tâm nguyện mà lúc sống mình không thể bầy tỏ được”. Ông nói, ao ước cuối cùng của ông trước khi nhắm mắt là được cống hiến mạng sống của ông cho mục tiêu đánh thức nhân loại trước hiểm hoạ cộng sản. Vì vậy, nếu vượt ngục và vượt biên thành công, ông sẽ mở một cuộc họp báo tại hải ngoại để tố cáo tội ác cộng sản bằng tiếng Pháp và tiếng Anh. Sau đó, ông sẽ tự tử bằng súng ngay trước mặt đông đảo phóng viên ngoại quốc. Ông tin tưởng, chỉ bằng cách đó, sự sống cuối cùng của ông mới thực sự có giá trị. (Chú thích của SGT)
------------
TT Obama ân xá H. Clinton?
Bí thư báo chí Josh Earnest tại cuộc họp báo của Toà Bạch Ốc vào ngày 9 tháng 11 năm 2016, đã có sự né tránh khi trả lời câu hỏi, TT Obama có ân xá Hillary Clinton hay không?
SGT: Thưa Ông, quyền ân xá của tổng thống Mỹ được quy định thế nào?
LÊ PHỤNG: Nhìn chung, hiến pháp hay luật pháp của các quốc gia trên thế giới đều có điều khoản quy định quyền ân xá của nguyên thủ quốc gia. Riêng Hoa Kỳ, quyền ân xá của tổng thống (Presidential Pardons) được ghi rõ trong Hiến Pháp (Điều 2, Mục 2, Khoản 1), trong đó quy định, tổng thống có quyền ân giảm án phạt hoặc tha thứ một người vi phạm luật phạm liên bang, ngoại trừ trường hợp người đó bị truy vấn (he [president] shall have power to grant reprieves and pardons for offenses against the United States, except in cases of impeachment).
SGT: Vậy khi tổng thống Ford ân xá tổng thống Nixon là lúc tổng thống Nixon bị Quốc Hội Mỹ truy vấn?
LÊ PHỤNG: Không, hoàn toàn không. Sự thật, Uỷ Ban Tư Pháp Hạ Viện (The House Judiciary Committee) bắt đầu thủ tục truy vấn tổng thống Nixon từ đầu tháng 5 năm 1974. Không chịu nổi áp lực của Quốc Hội và dư luận, ngày 9 tháng 8 năm đó, tổng thống Nixon từ chức. Tôi nhớ hôm đó ở VN là Thứ Bảy 10 tháng 8, ký giả Dzoãn Bình và tôi đang bàn chuyện phóng viên Christine Chubbuck tự tử (*) thì Dzoãn Bình nhận được tin bên thông tấn xã cho biết, tổng thống Nixon từ chức. Một tháng sau, tổng thống Ford mới công bố lệnh ân xá tổng thống Nixon.
SGT: Tổng thống có quyền ân xá một người vào bất cứ lúc nào hay phải chờ người thọ án gửi đơn xin?
LÊ PHỤNG: Tổng thống có thể hành xử quyền ân xá bất cứ lúc nào tổng thống muốn, kể cả khi tội nhân mới ở tù một ngày, thậm chí ngay cả TRƯỚC KHI một người CÓ THỂ bị truy tố hay bị lãnh án. Đây là điểm hết sức quan trọng, khiến tôi tin tưởng, Tổng Thống Obama sẽ ân xá cho Hillary Clinton.
SGT: Nhưng đến giờ phút này, dưới con mắt luật pháp, Hillary Clinton vẫn là người vô tội. Mà đã VÔ TỘI THÌ ĐÂU CẦN ĐƯỢC ÂN XÁ? Chính tác giả Dan Metcalfe, trong bài viết “President Obama Should Absolutely Not Give Hillary Clinton a Pardon”, được đăng trên blog Law Newz ngày 13 tháng 11, 2016, cũng khẳng định, ân xá chỉ dành cho người có tội, mà hiện nay, Hillary Clinton không hề phạm bất cứ tội trạng gì, thì làm sao TT Obama có thể ban lệnh ân xá cho Hillary Clinton?
LÊ PHỤNG: Tôi hiểu, nguyên tắc căn bản nhất của luật pháp là, MỌI NGƯỜI ĐỀU ĐƯỢC COI LÀ VÔ TỘI CHO ĐẾN KHI BỊ CHỨNG MINH LÀ CÓ TỘI THEO LUẬT PHÁP (Every person is presumed innocent until proven guilty according to the law). Nhưng vì quyến ân xá được ghi trong Hiến Pháp Hoa Kỳ một cách ngắn gọn và tổng quát, nên tuỳ theo sự diễn giải của mỗi vị tổng thống, quyền hạn này được hành xử một cách rộng rãi, cho phép tổng thống ban quyền ân xá cho bất cứ ai, kể cả những người HIỆN VÔ TỘI, THOÁT KHỎI MỌI NGUY CƠ BỊ ĐIỀU TRA, TRUY TỐ VÀ LÃNH ÁN TRONG TƯƠNG LAI.
SGT: Điều này đã xảy ra chưa?
LÊ PHỤNG: Đã xảy ra nhiều lần. Điển hình nhất và gần đây nhất là tổng thống Ford ban lệnh “ân xá hoàn toàn cho tổng thống Nixon thoái khỏi mọi tội trạng đã phạm hoặc có thể phạm hoặc tòng phạm trong thời gian từ 20 tháng 1 năm 1969 đến 9 tháng 8 năm 1974” (do grant a full, free, and absolute pardon unto Richard Nixon for all offenses against the United States which he, Richard Nixon, has committed or may have committed or taken part in during the period from January 20, 1969 through August 9, 1974). Trong lệnh ân xá, chữ “có thể phạm” (may have committed) được sử dụng chính là nhằm giúp tổng thống Nixon, từ ngày 9 tháng 8, 1974 về sau, thoát khỏi mọi điều tra, truy tố, kết án về bất cứ tội trạng nào trong thời gian ông làm tổng thống.
SGT: Căn cứ vào đâu Ông tin tưởng tổng thống Obama sẽ ân xá cho Hillary Clinton?
LÊ PHỤNG: Có mấy lý do. Thứ nhất là mối quan hệ quá mật thiết giữa Obama và Hillary Clinton. Thứ hai, bản chất tội phạm mà Hillary Clinton phạm (NẾU CÓ), chắc chắn phải có tính băng đảng và sự liên đới. Điều này có nghĩa, ngoài Hillary Clinton còn có nhiều kẻ chủ mưu, đồng loã, trong đó CÓ THỂ có tổng thống Obama. Thứ ba, việc Obama bất chấp tư cách của một vị tổng thống đương nhiệm, sử dụng phương tiện của chính phủ, công khai vận động tranh cử cho Hillary Clinton, đã nói lên, mối quan hệ sinh tử giữa Obama và Hillary Clinton. Từ ba lý do đó, tổng thống Obama sẽ ân xá Hillary Clinton để cứu người và cũng là cứu mình.
SGT: Như vậy, tổng thống Obama sẽ ân xá không phải một mình Hillary Clinton?
LÊ PHỤNG: Có thể.
SGT: Như vậy cũng có nghĩa, một cách gián tiếp và ngầm hiểu, tổng thống Obama đã thú nhận, ông và bà Hillary Clinton phạm tội?
LÊ PHỤNG: Lương tâm may ra, còn pháp lý thì không.
SGT: Liệu tổng thống Obama có quyền ban lệnh ân xá cho chính ông?
LÊ PHỤNG: Hiến Pháp Hoa Kỳ quy định rõ ràng, tổng thống có quyền ân xá bất cứ ai, ngoại trừ người đang bị truy vấn (impeachment). Hiến Pháp cũng không hề nói, quyền ân xá không được áp dụng cho chính tổng thống. Điều này có nghĩa, theo tôi hiểu, tổng thống có quyền ân xá cho chính mình (self-pardon), trừ khi ông bị Quốc Hội truy vấn. Và như tôi đã trình bầy, quyền ân xá này không chỉ áp dụng đối với tội trạng tổng thống đã phạm, mà còn áp dụng đối với cả những tội trạng sẽ bị truy tố.
SGT: Như vậy có nghĩa không có luật pháp nào chế tài tổng thống?
LÊ PHỤNG: Tổng thống vẫn có thể bị chế tài bởi luật pháp quốc tế, luật pháp tiểu bang và Quốc Hội Mỹ qua thủ tục truy vấn (impeachment).
SGT: Trở lại chuyện ân xá tù nhân, tù nhân phải ở tù bao lâu mới được quyền xin ân xá?
LÊ PHỤNG: Tù nhân, nếu muốn xin tổng thống ân xá, phải ở tù ít nhất 5 năm.
SGT: Một khi được tổng thống ân xá, người đó sẽ vô tội?
LÊ PHỤNG: Không, tổng thống ân xá chỉ có nghĩa miễn án hoặc giảm án phạt cho một người, tuyệt nhiên không có nghĩa người đó VÔ TỘI. Vì vậy, tội lỗi của người được ân xá vẫn lưu trữ trong hồ sơ tội phạm và lý lịch của người đó.
SGT: Vì lý do nào đó, nếu tội nhân từ chối được ân xá, thì quyết định ân xá của tổng thống có tính cưỡng chế hay không?
LÊ PHỤNG: Đây là một câu hỏi lý thú! Như tôi đã đề cập, quyến ân xá được ghi trong Hiến Pháp Hoa Kỳ một cách ngắn gọn và tổng quát, nên tuỳ theo sự diễn giải của mỗi vị tổng thống, quyền hạn này được hành xử một cách rộng rãi, và chỉ có Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ mới có thẩm quyền phán quyết đúng sai. Vì thế, khi hành xử quyền hiến định này, tổng thống thường tạo nên những tiền lệ, mà những tiền lệ này lại không có tính ràng buộc đối với các vị tổng thống đời sau. Cụ thể, liên quan đến việc người được ân xá từ chối ân xá, đã có hai tiền lệ nổi tiếng trái ngược nhau, lần đầu không cưỡng chế nhưng lần sau thì lại cưỡng chế. Đầu đuôi là vào năm 1915, George Burdick, chủ bút New York Tribune, vì sợ lời khai của mình có thể buộc tội mình, nên đã viện dẫn Fifth Amendment, từ chối tiết lộ nguồn tin. Khi đó, theo yêu cầu của công tố viện, tổng thống Woodrow Wilson đã ban lệnh ân xá cho Burdick, để đổi lấy sự khai báo. Tuy nhiên, Burdick đã từ chối sự ân xá của tổng thống, nên ông bị tống giam về tội khinh mạn pháp đình (contempt of court). Sau đó, nội vụ được đưa lên Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ và quyền từ chối ân xá của ông đã được Toà chấp thuận trên cơ sở: Ân xá, cho dù của tổng thống, là một ân huệ có tính cá nhân, phải tuỳ thuộc vào sự chấp thuận của người được ân xá. Nếu người được ân xá từ chối, Toà không có thẩm quyền cưỡng chế. Tuy nhiên, hơn chục năm sau, năm 1927, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ lại bác bỏ quyền từ chối ân xá của Perovich, khi y không chấp nhận cho tổng thống ân giảm y từ án tử hình xuống chung thân. (Under his power “to grant reprieves and pardons for offenses against the United States”, the President may commute a sentence of death to life imprisonment without the convict’s consent).
SGT: Quyền ân xá hiến định này đã được các tổng thống Mỹ thi hành như thế nào?
LÊ PHỤNG: Qua tìm kiến trên internet tôi thấy, đến nay TT Obama đã ân giảm (commutations) 944 người và tha tội (pardons) cho 70 người khác. George W. Bush trong thời gian 8 năm làm tổng thống đã ân xá 200 người. Bill Clinton khoảng hơn 450. Franklin D. Roosevelt, tổng thống duy nhất 4 nhiệm kỳ, ân xá 3,687 người. Ngoài ra, trong số những tổng thống 2 nhiệm kỳ, tổng thống Woodrow Wilson ân xá nhiều nhất, 2,480 người.
SGT: Trong tiếng Anh có nhiều chữ liên quan đến ân xá như clemency, commutation, remission, reprieve, pardon, amnesty… Đâu là sự khác biệt?
LÊ PHỤNG: Theo tôi hiểu (có thể không chính xác lắm, mong quý vị độc giả SGT bổ khuyết), clemency là chữ chỉ chung cho sự ân xá. Commutation có nghĩa sự ân giảm, giảm khinh một án phạt từ nặng xuống nhẹ. Remission là sự miễn giảm trách nhiệm tài chánh khi một người bị tịch thu tài sản hay bị phạt tiền nhưng chưa trả. Reprieve là sự đình chỉ tạm thời một án lệnh của toà, đặc biệt là án tử hình. Pardon là sự ân xá, tha tội, thường gồm 2 loại: vô điều kiện và có điều kiện. Loại vô điều kiện cho phép một người được khôi phục đầy đủ quyền công dân, như quyền bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu vũ khí. Loại có điều kiện thường có những điều kiện đi kèm đòi hỏi người được ân xá phải tuân thủ. Còn amnesty là hình thức miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành động phạm luật của nhiều người. Amnesty có thể kèm theo điều kiện và cũng có thể không. Thí dụ như TT Ford ban lệnh ân xá cho những ai trốn quân dịch thời chiến tranh VN, với điều kiện họ phải làm việc cộng đồng. (Còn tiếp…)
Hữu Nguyên (huunguyen@saigontimes.org)
(*) Christine Chubbuck, nữ phóng viên truyền hình tại Florida, trong chương trình Suncoast Digest vào sáng 15 tháng 7 năm 1974, đã tự tử bằng cách dùng súng ngắn bắn vô tai phải, ngay trước ống kính thu hình trong lúc đài đang trực tiếp phát sóng (live television). Hành động này đã diễn ra ngay sau khi cô tuyên bố “Duy trì chính sách của Channel 40, mang đến những tin mới nhất với đầy mầu sắc sinh động cùng máu huyết, quý vị sẽ là những người chứng kiến đầu tiên thêm một vụ tự tử” (In keeping with Channel 40’s policy of bringing you the latest in ‘blood and guts’, and in living color, you are going to see another first—attempted suicide). (chi tiết xin click vô đây) Bi kịch đầy khủng khiếp và táo bạo này, đã ảnh hưởng rất mạnh đến tâm trí ký giả Dzoãn Bình, trong suốt thời gian ông sống trong trại tù cải tạo của VC ở Quân lao Gò Vấp, Sài Gòn. Ông đã nhiều lần tâm sự với Hữu Nguyên, người bạn tù ông coi như con đẻ: “Có những lúc, trong những hoàn cảnh đặc biệt, tự tử không phải là sự hèn nhát. Trái lại, nó là phương cách cuối cùng, giúp con người có được bản tuyên ngôn, thể hiện được tâm nguyện mà lúc sống mình không thể bầy tỏ được”. Ông nói, ao ước cuối cùng của ông trước khi nhắm mắt là được cống hiến mạng sống của ông cho mục tiêu đánh thức nhân loại trước hiểm hoạ cộng sản. Vì vậy, nếu vượt ngục và vượt biên thành công, ông sẽ mở một cuộc họp báo tại hải ngoại để tố cáo tội ác cộng sản bằng tiếng Pháp và tiếng Anh. Sau đó, ông sẽ tự tử bằng súng ngay trước mặt đông đảo phóng viên ngoại quốc. Ông tin tưởng, chỉ bằng cách đó, sự sống cuối cùng của ông mới thực sự có giá trị. (Chú thích của SGT)
------------
Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!
.
.
0 comments:
Post a Comment