Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Friday 11 November 2016

Dân Muốn Biết: Trump và Kế hoạch 100 ngày đầu làm tổng thống?

 Kế hoạch 100 ngày đầu làm tổng thống của Donald Trump


Trong buổi tập trung tại thành phố Gettysburg bang Pennsylvania hôm thứ Bảy (22/10), ứng viên Đảng Cộng hoà Donald Trump thông báo kế hoạch trong 100 ngày đầu nếu ông đắc cử tổng thống.


Ông hứa sẽ làm sạch bãi lầy tham nhũng Washington và nhắc lại câu nói nổi tiếng của Abraham Lincoln, cam kết lập ‘‘một chính phủ mới, của dân, do dân, vì dân’’. Donald Trump giải thích: ‘‘Đây là một hợp đồng giữa Donald J. Trump và các cử tri Mỹ và điều này sẽ khởi sự với việc buộc chính quyền trở nên tử tế và có trách nhiệm’’.


Donald Trump trong một cuộc vận động tranh cử tại Charleston, WV
Dưới đây trích dịch nguyên văn bài phát biểu của ông trước người ủng hộ:
“Trong ngày đầu tiên của tôi tại Nhà Trắng, chính quyền của tôi sẽ ngay lập tức thực hiện 6 biện pháp dưới đây để làm sạch tham nhũng và lũng đoạn của nhóm đặc quyền ở thủ đô Washington DC:
.
Một, đề xuất một Tu chính Án áp đặt giới hạn nhiệm kỳ cho toàn bộ nghị sĩ quốc hội;
Hai, đóng băng hợp đồng toàn bộ công chức liên bang để giảm số lượng lao động ăn lương ngân sách thông qua việc giảm biên chế (ngoại trừ quân đội, an ninh công cộng và y tế);
Ba, đặt ra yêu cầu rằng để đưa ra một quy định liên bang mới, phải huỷ bỏ 2 quy định đã tồn tại;
Bốn, cấm các quan chức Nhà trắng và Quốc hội trở thành người vận động hành lang trong thời gian 5 năm sau khi rời nhiệm;
Năm, cấm vĩnh viễn các quan chức Nhà Trắng trở thành người vận động hành lang cho chính phủ nước khác;
Sáu, cấm người vận động nước ngoài gây quỹ cho cuộc bầu cử ở Mỹ.
.
Cũng trong ngày đầu tiên, tôi sẽ làm 7 việc sau đây để bảo vệ người lao động Mỹ:
.
Một, tôi sẽ thông báo dự định đàm phán lại hiệp định NAFTA, hoặc rút khỏi hiệp định này theo Điều 2205;
Hai, tôi sẽ thông báo Mỹ rút khỏi hiệp định TPP;
Ba, tôi sẽ chỉ định cho Bộ trưởng Ngân khố liệt Trung Quốc vào nước thao túng tiền tệ;
Bốn, tôi sẽ chỉ thị cho Bộ trưởng thương mại và Văn phòng Đại diện thương mại Hoa Kỳ nhận diện toàn bộ các quốc gia đang lợi dụng hoạt động mậu dịch, gây tác động không công bằng đối với người lao động Mỹ và yêu cầu họ sử dụng mọi công cụ hiện có của Hoa Kỳ và luật pháp quốc tế để chấm dứt những hành vi này ngay lập tức;
Năm, tôi sẽ gỡ bỏ giới hạn đang đặt lên ngành sản xuất năng lượng từ nguồn tài nguyên dự trữ trị giá 50 nghìn tỷ USD của chúng ta, từ đó tạo ra nhiều việc làm;
Sáu, gỡ bỏ rào cản từ chính quyền Obama-Clinton, cho phép các dự án cơ sở hạ tầng năng lượng trọng yếu, chặng hạn dự án Đường ống Keystone, được thực hiện;
Bảy, huỷ bỏ việc trả hàng tỷ USD cho các chương trình biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc, dùng khoản tiền này để sửa chữa cơ sở hạ tầng môi trường và nước sạch tại nước Mỹ;

Thêm vào đó, vào ngày đầu tiên, tôi sẽ thực hiện năm điều sau đây để khôi phục an ninh và nền pháp trị theo Hiến Pháp của chúng ta:
Một, huỷ tất cả mệnh lệnh hành pháp, biên bản ghi nhớ và pháp lệnh vi hiến do Tổng thống Obama chỉ đạo;
Hai, bắt đầu lựa chọn một thẩm phán tối cao thay thế Thẩm phán Scalia trong danh sách 20 người mà tôi đề xuất. Người này phải là người sẽ bảo vệ và giữ vững tinh thần của Hiến Pháp Hoa Kỳ;
Ba, huỷ tất cả ngân quỹ liên bang cấp cho các thành phố trú ẩn (Sanctuary Cities);
Bốn, khởi động việc trục xuất 2 triệu người nhập cư phi pháp và huỷ thị thực những quốc gia không nhận lại người;
Năm, ngừng nhận người nhập cư từ những vùng có nguy cơ khủng bố cao, những nơi không thể an toàn xác minh lý lịch. Toàn bộ công tác xác minh được thực hiện cực kỳ nghiêm ngặt;
.
Tiếp theo, tôi sẽ làm việc với Quốc hội để đưa ra những biện pháp pháp lý lớn hơn và yêu cầu thông qua các biện pháp này trong 100 ngày đầu tiên dưới chính phủ mới:
.
1. Luật tinh giảm thuế Trung lưu: kế hoạch kinh tế nhằm đạt tốc độ gia tăng nền kinh tế 4% và tạo ra ít nhất 25 triệu việc làm thông qua tinh giảm thuế quy mô lớn, kết hợp với cải cách thương mại, đơn giản hoá quy định và gỡ bỏ giới hạn cho ngành năng lượng Hoa Kỳ. Tầng lớp trung lưu sẽ được giảm thuế nhiều nhất. Một gia đình trung lưu có 2 con nhỏ sẽ được giảm 35% thuế. Số lượng khung thuế (tax bracket) hiện tại sẽ giảm từ 7 xuống 3 và mẫu khai thuế cũng được đơn giản đi rất nhiều. Tỷ suất thuế thu nhập doanh nghiệp cũng giảm từ 35% xuống 15%, và hàng ngàn tỷ đô la của các công ty Mỹ ở nước ngoài được phép mang về quốc nội với thuế chỉ 10%.
2. Chấm dứt luật Offshoring Act (sử dụng nguồn lực nước ngoài) và thiết lập hàng rào thuế quan nhằm hạn chế các công ty Mỹ sa thải người lao động trong nước, chuyển công việc ra nước ngoài sau đó đem sản phẩm về tiêu thụ trong nước mà được hưởng thuế suất bằng không;
3. Luật Cơ sở hạ tầng & Năng lượng Mỹ: cân bằng hợp tác nhà nước – tư nhân và đầu tư tư nhân thông qua ưu đãi thuế, để đạt được gói đầu tư cơ sở hạ tầng 1 nghìn tỷ usd trong vòng 10 năm. Dự án này trung hoà thu nhập (revenue neutral);
4. Luật Cơ hội giáo dục và Lựa chọn trường học: tái định hướng ngân sách giáo dục để cho phép phụ huynh được tuỳ chọn gửi con cái tới trường công, tư, trường công đặc cách, trường chuyên, trường tôn giáo hoặc giáo dục tại gia. Chấm dứt Giáo dục Tiêu chuẩn chung, cho cộng đồng địa phương quyền giám sát sự dạy học. Luật này mở rộng giáo dục kỹ thuật và dạy nghề, giúp chi phí bậc cao đẳng, đại học 2 và 4 năm rẻ hơn.
5. Bãi bỏ và thay thế Đạo luật Obamacare: Hoàn toàn bỏ Obamacare và thay thế bằng luật Health Savings Accounts – cho phép mua bảo hiểm y tế theo bang và để các bang tự quản lý quỹ bảo hiểm. Các thay đổi khác gồm có bỏ các thủ tục quan liêu tại FDA: có hơn 4.000 loại thuốc đang chờ được thông qua, chúng ta cần đặc biệt tăng tốc độ kiểm nghiệm các loại thuốc cứu người.
6. Luật chăm sóc trẻ em và người già chi phí thấp: Cho phép người Mỹ khấu trừ chi phí chăm sóc trẻ em và người cao tuổi vào thuế, khuyến khích chủ thuê lập dịch vụ trông trẻ gần nơi làm việc và tạo Tài khoản tiết kiệm phụ thuộc không thuế cho cả trẻ em và người già phụ thuộc, giúp đỡ đáng kể cho những gia đình thu nhập thấp.
7. Chấm dứt Luật chống nhập cư bất hợp Pháp: Xây dựng bức tường biên giới phía nam và Mexico sẽ trả dần cho chi phí này; phạt tù tối thiểu 2 năm trên toàn liên bang nếu người bị trục xuất quay lại Mỹ bất hợp pháp, và tù 5 năm đối với những người phạm tội, vi phạm quy định nhiều lần hoặc đã bị trục xuất từ 2 lần trở lên; ngoài ra cải tổ quy định visa, phạt nặng hơn những người cố tình ở lại quá hạn và đảm bảo những việc làm mới tạo ra ưu tiên cho người Mỹ trước.
8. Khôi phục Luật an toàn Cộng đồng: Giảm số lượng tội phạm, ma tuý và bạo lực đang tăng nhanh bằng việc lập một Lực lượng xử lý Tội phạm bạo lực và tăng ngân quỹ cho các chương trình đào tạo, hỗ trợ cảnh sát địa phương; tăng nguồn lực cho các cơ quan thực thi pháp luật liên bang và công tố viên để tăng cường triệt tiêu các băng nhóm tội phạm và tống những kẻ phạm tội bạo lực vào nhà giam.
9. Khôi phục Luật An ninh Quốc gia: Tái thiết quân đội của chúng ta bằng việc xoá bỏ hiện trạng cô lập quốc phòng, tăng đầu tư quân sự; hỗ trợ cựu chiến binh để họ có thể tự chọn phương án điều trị tại cơ sở công hoặc tư nhân; bảo vệ cơ sở hạ tầng trọng yếu khỏi tấn công mạng; thiết lập quy trình sàng lọc nhập cảnh mới để đảm bảo những người tới quốc gia này ủng hộ dân tộc và các giá trị của chúng ta.
10. Luật xử lý Tham nhũng Washington: ban hành đổi mới bộ nguyên tắc hành xử để Hút cạn Hố lầy (tham nhũng) và hạn chế ảnh hưởng lũng đoạn của những nhóm đặc quyền trong nền chính trị chúng ta.

Vào ngày 8/11, người Mỹ sẽ bầu cho kế hoạch 100 ngày này của tôi, để khôi phục sự thịnh vượng cho nền kinh tế, an ninh cho cộng đồng và sự trung thực cho chính quyền của chúng ta.
Đây là cam kết của tôi đối với quý vị” – Donald J. Trump
http://www.npr.org/2016/11/09/ 501451368/here-is-what-donald- trump-wants-to-do-in-his-first -100-days.
Trọng Đức
------------------

  ------------------

Trump và cuộc trò chuyện với con trai


"Không ai thua trong một cuộc bầu cử tự do. Tất cả chúng ta đều thắng. Lịch sử nước Mỹ minh chứng điều này. Trump cũng đ...ã nói lại điều này trong diễn văn thắng cử của ông. Loại cái xúc cảm phẫn uất nhất thời ra thì không ai có thể nghi ngờ sự chân thành của Trump vì đó là sự chân thành đã làm nên sự vĩ đại của nước Mỹ."
Đối với một số phụ huynh ở Mỹ, việc giải thích cho con cái mình hiểu điều vừa mới xảy ra trên chính trường không phải là điều dễ dàng. Henry gọi. Nó thường vẫn hay gọi ba mỗi khi có điều gì đó cựa quậy trong đầu nó. Bạn bè của nó trong ký túc xá phẫn uất và thất vọng. “Tụi nó không hiểu điều gì vừa xảy ra”, Henry nói. Con cũng không hiểu. Con tưởng là mình đã nắm bắt được điều gì đó trong quy trình chính trị của đất nước này nhưng hóa ra con không hiểu gì cả. Henry bỏ phiếu cho Clinton. Nó biết ba bỏ phiếu cho Trump. Nó muốn nghe giải thích từ ba.
“Không nên có những phản ứng xúc cảm đối với chính trị”, đó là điều đầu tiên tôi nói với con trai tôi. Xúc cảm là thứ quá quý giá, không nên đầu tư xúc cảm vào chính trị. Ứng cử viên mà chúng ta ủng hộ có thể thắng, có thể thua. Điều này là bình thường. Biết chấp nhận thất bại mà không phẫn uất, biết bày tỏ sự tôn trọng đối với những người vừa thắng là dấu chỉ của sự trưởng thành. Cuộc sống tiếp tục. Nếu lần này ứng cử viên đại diện cho những vấn đề mình quan tâm chưa thắng thì mình tiếp tục cuộc đấu tranh. “Ba và bạn bè vật lộn với một quyền lực chính trị thối nát hai mươi năm nay mà đã thắng trận nào đâu”, tôi đùa.

Vấn đề thứ hai là phải hiểu lại khái niệm “lãnh đạo chính trị”. Người ta thất vọng và phẫn uất vì người ta trông đợi quá nhiều vào lãnh đạo chính trị – chính khách. Trừ khi một người muốn tham chính, hoặc muốn con cái họ tham chính, không có lý do gì người đó dạy con cái mình phải xem chính khách là khuôn mẫu sống. Nếu con cần phải tìm những khuôn mẫu cho cuộc sống của mình, ngay cả khi con muốn trở thành chính khách, con nên tìm ở nơi khác, trong tôn giáo, trong nhà trường, trong các không gian sáng tạo và cống hiến chẳng hạn. Cái thói quen xem chính khách là khuôn mẫu của cuộc sống là một di sản bộ lạc. Chính khách, với quyền lực trong tay, đã áp đặt loại khuôn mẫu này lên đám đông để phục vụ cho chính họ. Cái tâm lý thờ phượng quyền lực của đám đông củng cố nó. Khi nào con nghe ai đó nói về chính khách nào đó như một đại diện cho các giá trị đạo đức của họ thì con nên bày tỏ sự thương hại đối với người đó; người này chưa vượt ra khỏi tuy duy bộ lạc.
Chúng ta chỉ nên xem chính khách như những công cụ chính trị để đấu tranh, để giành lại, để đạt tới những nguyên tắc công lý xã hội mà mình nhắm đến. Đây là nội hàm căn bản nhất của dân chủ. Người thật sự lãnh đạo đất nước là người dân, là chúng ta chứ không phải chính khách. Khi một chính khách nào đó không còn phục vụ những mục tiêu công lý của chúng ta thì chúng ta loại họ ra. Các định chế dân chủ cho phép chúng ta làm điều đó. Đây là lý do tại sao nước Mỹ của chúng ta vĩ đại.
Nếu con nhìn thắng lợi hôm nay của Trump từ góc độ này thì vấn đề không còn bí ẩn, khó hiểu nữa: một khối đông cử tri, trong đó có ba, đã không quan tâm đến con người cá nhân của Trump và chọn Trump như một công cụ chính trị để đấu tranh và giành lại công lý cho mình. Clinton có để là một người đức hạnh hơn, theo cách nhìn nào đó, nhưng Clinton không đại diện cho các giá trị công lý của họ. Vấn đề chỉ đơn giản như thế.
Khối đông cử tri này đã bị bỏ rơi quá lâu.
Tiếng nói của họ đã bị phớt lờ quá lâu. Cái gọi là tiến trình “toàn cầu hóa”, mà trên thực tế chỉ tiến trình làm giàu cho đám đã có sẵn tiền, đã gạt họ sang bên lề. Từ Clinton đến Bush đến Obama, suốt hơn hai mươi năm nay, những lời hứa hẹn rơi vào khoảng không. Họ không còn tin vào đám quyền lực chính thống ở Washington DC nữa. Họ muốn một người bên ngoài biết lắng nghe họ. Và họ chọn Trump. Những người không đồng ý với họ có thể không hiểu tại sao họ chọn một người như Trump. Nhưng đó lại là mấu chốt của xung đột này, như đã nói ở trên: họ chọn một công cụ chứ không chọn một khuôn mẫu.

Họ không phải là những người ngây thơ. Họ hiểu rất rõ những hứa hẹn của Trump và tính khả thi của nó. Nước Mỹ, với những định chế và truyền thống chính trị đã được thiết lập, ví như một con tàu lớn vậy: rất khó để đổi hướng. Ở những quốc gia khác, do truyền thống hay định chế, chỉ cần người lãnh đạo muốn thay đổi là thay đổi được ngay. Nước Mỹ không thế, rất khó để có thể thay đổi bất cứ điều gì. Sự bất công của hệ thống kinh tế hiện nay có nguồn gốc từ thời Bill Clinton. Nó cũng sẽ mất chừng đó thời gian để làm giảm hay xóa bỏ nó. Trong bốn năm, Trump, như tất cả những tổng thống của nước Mỹ, sẽ không làm gì được nhiều. Thậm chí có thể ông ta sẽ không làm được gì cả trong nhiệm kỳ này. Nhưng điều đó không quan trọng bằng điều này: những người đang đòi lại công lý đã tìm ra một gương mặt trong giới quyền lực biết lắng nghe họ.
“Tại sao không ai nhìn ra điều đang đến này”, con hỏi. Thật ra nói “không ai nhận ra” chỉ là cách nói để khỏa lấp thiên kiến của mình. Người ta thường chỉ thấy điều người ta muốn thấy. Một khối người đông đảo như thế, gióng tiếng nói đòi công lý cho họ trong một thời gian lâu như thế. Và “không ai nhận ra”? Không phải đâu con. Chỉ là những người nhận ra điều này không có tiếng nói chứ không phải không ai nhận ra.

Sự kiện “Trump” hôm nay, như sự kiện Brexit trước đó, như sự kiện Mùa Xuân Ả Rập trước đó nữa, như sự sụp đổ của khối cộng sản trước đó nữa, là những minh chứng cho thấy những người tự cho rằng họ hiểu thế giới này đã có khi không hiểu. Những bộ óc ưu tú nhất đã không thấy trước được sự sụp đổ của cộng sản. Họ đã không thấy trước được cuộc nổi dậy của người dân Ả Rập. Họ đã ko dự đoán được Brexit. Và hôm nay, ít nhất là qua cách họ bày tỏ, họ thật sự ngạc nhiên về Trump. Những hiện tượng này cho chúng ta thấy điều gì? Có hai chuyện: Một, những người có tiếng nói – đám trí thức, đám nghệ sĩ, đám doanh nghiệp, đám truyền thông chính thống, nói chung là đám tầng lớp trên – thường đồng sàng đồng mộng với quyền lực. Họ thấy cái quyền lực muốn đám đông thấy. Họ nói cái quyền lực muốn đám đông nghe. Rồi có lúc nào đó, như lúc này, họ đã bỏ rơi đám đông (và bị đám đông bỏ rơi). Và hai, quan trọng hơn: lịch sử bao giờ cũng được tạo nên bởi đám đông im lặng. Đám trí thức và truyền thông rất giỏi giải thích điều đã xảy nhưng ít khi có khả năng tiên đoán điều sẽ đến. Đám doanh nghiệp sẽ cứ làm giàu trong tất cả mọi trường hợp.

“Rồi tương lai sẽ thế nào?” Không thế nào cả. Như Tổng thống Obama nói sáng nay, ngày mai mặt trời vẫn mọc và nước Mỹ vẫn là một quốc gia vĩ đại nhất trên trái đất này. Những người tin vào truyền thống và các định chế chính trị của nước Mỹ vẫn tin vào tương lai của nó. Cuộc chạy đua đã qua, và cũng như những lần trước, cùng đi qua với nó là những rác rưởi đã làm tác động đến xúc cảm của nhiều người. Nước Mỹ sẽ trở lại là một như nó đã từng là một trước đó: một thực thể sinh động của nhiều ý tưởng đối ngược nhau. Nhưng chính điều này đã làm nước Mỹ trở nên vĩ đại. Như đã nói, có thể phải mất hơn hai mươi năm kế tiếp để xóa bỏ những bất công được tạo nên trong hơn mươi năm qua. Hy vọng của chúng ta là Trump có thể đặt viên gạch đầu tiên để làm nên con lộ đó.
Không ai thua trong một cuộc bầu cử tự do. Tất cả chúng ta đều thắng. Lịch sử nước Mỹ minh chứng điều này. Trump cũng đã nói lại điều này trong diễn văn thắng cử của ông. Loại cái xúc cảm phẫn uất nhất thời ra thì không ai có thể nghi ngờ sự chân thành của Trump vì đó là sự chân thành đã làm nên sự vĩ đại của nước Mỹ.

 President Obama said most illegal immigrants still won’t be deported, even after the Supreme Court’s tie ruling Thursday upheld an injunction on his broader deportation amnesty.
Con nói với bạn bè là hãy tin tưởng vào tương lai. Thắng lợi của Trump, trên hết, là thắng lợi của một nền dân chủ trưởng thành. Thắng lợi đó có phần đóng góp rất lớn của những người đã không bỏ phiếu cho Trump.
Nước Mỹ là một vài quốc gia ít ỏi trên trái đất này cho phép mỗi chúng ta có cơ hội đấu tranh cho điều mình tin. Nếu con và bạn bè tin vào điều gì đó thì cứ tiếp tục đấu tranh cho nó. Một ngày nào đó, nếu điều con tin là chính đáng, con sẽ thành công. Nước Mỹ bảo đảm cho con và bạn bè của con điều đó.
Đừng sợ tương lai!

© Trần Minh Khôi
____________________________

 

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.