Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Sunday 25 September 2016

Nhà giàu mới nổi Trung Quốc vẫn trắng tay

Đích xác, người Trung Quốc vào những năm 1980, vừa mới từ bên trong sự ngu muội và điên cuồng tỉnh lại, lại đột nhiên phát hiện ra rằng bọn họ vốn là những kẻ nghèo.
“quan bản vị” và “tất cả nhìn về phía đồng tiền: Người trẻ Trung Quốc  bên ngoài một cửa hàng Chanel. (Reuters)
“quan bản vị” và “tất cả nhìn về phía đồng tiền: Người trẻ Trung Quốc bên ngoài một cửa hàng Chanel. (Reuters)
Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc từng mời học sinh trung học vừa tốt nghiệp của hai nước Trung Quốc – Hoa Kỳ tham gia chương trình “Đối thoại” trên đài CCTV-2. Học sinh phía Trung Quốc toàn là những sinh viên của Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa hay sinh viên những trường đại học hàng đầu Trung Quốc vừa mới chiêu sinh; học sinh phía Hoa Kỳ đều là những sinh viên được giải thưởng tổng thống Hoa Kỳ trong năm này.
Trong phần khảo sát về giá trị quan, người dẫn tiết mục đưa ra 5 sự lựa chọn: “trí tuệ”, “quyền lực”, “chân lý”, “kim tiền”, “đẹp”. Học sinh Hoa Kỳ hầu như đều có chọn lựa giống hệt nhau là “chân lý” và “trí tuệ”. Trong khí đó học sinh Trung Quốc thì ngược lại, chỉ có một người chọn “đẹp”, những người khác thì chọn “quyền lực” hay “kim tiền”, không ai trong số đó chọn “chân lý” hay “trí tuệ”.
Có một quan điểm thịnh hành cho rằng, Người Mỹ là những người theo chủ nghĩa vị lợi, người Trung Quốc là những người trọng tình khinh lợi. Tuy nhiên từ những sự lựa chọn về giá trị quan của học sinh Trung Quốc và học sinh Hoa Kỳ, cho ta thấy những quan điểm trái ngược nhau giữa hai bên, thanh niên Hoa Kỳ nghiêng về những giá trị mang tính siêu việt, trong khi đó thanh niên Trung Quốc lại càng lựa chọn đâm đầu vào những giá trị mang tính công lợi, chịu đựng sự tiêm nhiễm sâu sắc từ sự đầu độc của “quan bản vị(1)” và “tất cả nhìn về phía đồng tiền(2)”.
Không biết tại sao sinh viên Trung Quốc chìm đắm và mê say đối với quyền lực và kim tiền lại làm tôi nhớ tới ca khúc “Nhất vô sở hữu – Không có gì cả” của Thôi Kiện. Ca khúc này đã từng làm mưa gió ở Trung Quốc những năm thập niên 1980.
Đích xác, người Trung Quốc vào những năm 1980, vừa mới từ bên trong sự ngu muội và điên cuồng tỉnh lại, lại đột nhiên phát hiện ra rằng bọn họ vốn là những kẻ nghèo mạt rệp, trong tay không có cái gì cả (nguyên văn 一无所有的穷光蛋) không những là về mặt vật chất mà còn cả trên phương diện tinh thần.
Đại học đại dụng Mao chủ tịch quang huy triết học tư tưởng. Nguồn:  Publisher: Shanghai renmin chubanshe (上海人民出版社)
Đại học đại dụng Mao chủ tịch quang huy triết học tư tưởng. Nguồn: Publisher: Shanghai renmin chubanshe (上海人民出版社)
Đã từng trong quá khứ, người Trung Quốc đem hết cả thân mình nhảy vào trong từng đợt lại từng đợt phong trào xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, trong khi đó cái họ nhận được chỉ là công cuộc Đảng hóa toàn diện kèm theo bóc lột và một loạt những sự đau khổ tới mức cực đoan; Người Trung Quốc giơ tay cao và hô to dưới ngọn cờ “Đại công vô tư”, “Tuyệt đối không tư lợi cho bản thân, chuyên môn làm lợi cho người khác”, cuối cùng cũng chỉ là phiên bản cũ lặp lại của đạo lý “Bảo vệ thiên lý, tiêu diệt nhân dục” mà thôi; người Trung Quốc đã từng hết sức tự hào vì lý tưởng của Chủ nghĩa Cộng sản, cuối cùng cũng chỉ là chạm tới những bong bóng vỡ của chủ nghĩa Utopia không tưởng; Kể cả mô hình kinh tế mọi người cùng hưởng bát cơm chung dưới thời đại Mao Trạch Đông, cũng chỉ là chủ nghĩa bình quân phân phối và sự kì thị, đấu tranh giai cấp một cách cực đoan dưới chế độ chuyên chế. Mà tất cả những thứ được người Trung Quốc nhiệt tình hiến thân như thế, lại không phải là để thỏa mãn nhu cầu và nguyện vọng của quảng đại người dân, mà chỉ là một số rất ít tầng lớp đặc quyền được hưởng thụ nó, thậm chí là sự tham lam về quyền lực của những kẻ nắm quyền.
Sau sự đổ vỡ của lý tưởng Cộng Sản, phát triển kinh tế và làm giàu cho gia đình trở thành chủ đạo. Mặc dù so sánh với những năm tháng thuộc về thời đại Mao Trạch Đông lấy đấu tranh giai cấp, tư tưởng đại công vô tư và đời sống của khổ hành tăng làm cương lĩnh, từ sau khi cải cách mở cửa bắt đầu lấy phát triển kinh tế làm đầu, ý thức làm lợi cho bản thân và xã hội bắt đầu đi về hướng tiêu dùng hưởng thụ thì đã có một bước tiến bộ, ít nhất là thỏa mãn nhu cầu ăn no mặc ấm, vật chất tiêu thụ của đại đa số người dân. Nhưng thể chế độc tài không có sự thay đổi về thực chất, những yêu cầu về dân chủ, tiếng nói đòi tự do cả bên trong và bên ngoài thể chế đều bị trấn áp, đỉnh điểm là cuộc tắm máu 4 tháng 6 ở Thiên An Môn. Con đường cải cách chính trị bị chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc bịt kín hoàn toàn. Những bước đi cải cách vội vã và non nớt đó đưa Trung Quốc lạc vào những sai lầm song song cùng tồn tại. Một mặt, quyền lực được thị trường hóa và quá trình tư hữu hóa tầng lớp quý tộc đỏ dẫn tới tham nhũng hủ bại phát triển tràn lan, không thuốc chữa, xã hội chia làm hai cực và thiếu hụt sự công bằng, công chính. Mặt khác, ưu tiên hiệu suất khi tiến hành cải cách kinh tế dẫn tới sùng bái chỉ số GDP, chủ nghĩa kim tiền và bùng nổ tiêu dùng.
Vậy nên thứ thay thế chủ nghĩa cấm dục ở thời đại Mao, không phải là quá trình giàu lên một cách chính đáng đạo nghĩa, mà là giàu lên với tốc độ của người không tim phổi chạy suốt đêm, qua một đêm trở thành triệu phú; không phải là sự cân bằng giữa tự do và trách nhiệm, mà là chủ nghĩa dục vọng không có tự do cũng không có trách nhiệm. Chủ nghĩa dục vọng này không phải là sự biểu đạt ước muốn tự nhiên của đông đảo người dân, mà được dẫn dắt bởi sự thao túng mạnh mẽ từ thể chế độc tài, thậm chí kế quả của dục vọng một cách cực đoan, là kẻ thống trị cố gắng đắp nặn một ý thức hệ chủ đạo. Nó đưa người Trung Quốc biến thành những con người đơn diện chỉ biết tới tiêu thụ vật chất, trở thành nô lệ của quyền lực, kim tiền và hưởng thụ, đồng thời cũng trở thành kẻ tiếp tay cho trật tự xã hội hiện hành. Tư duy hành vi của ba chủ thể gồm chính quyền với quyền ban phát mệnh lệnh, quan chức thực thi mệnh lệnh và dân đen bị thống trị được xây dựng trên cơ sở lợi ích, dẫm đạp lên trên đối với lương tri nhân tính và quy tắc xã hội. Từ chủ nghĩa thực dụng với thuyết mèo đen mèo trắng của Đặng Tiểu Bình, tới chủ nghĩa Khuyển Nho(3) của tầng lớp trí thức tinh anh cho tới học thuyết da dày tim đen vô sỉ thịnh hành trong đại đa số người dân bình thường. Người Trung Quốc từ trên xuống dưới đều rớt xuống vực sâu vạn trượng của chủ nghĩa cơ hội. Cũng có thể nói là, khi chủ nghĩa toàn trị quyền lực với sự khống chế toàn diện không thể thông qua quá trình nhồi nhét ý thức hệ và khi đàn áp về chính trị xuất hiện, thì dụ dỗ và mua chuộc bằng những lợi ích kinh tế trở thành thủ đoạn chính để khống chế xã hội.
Hiện tại khi tất cả người Trung Quốc đều sinh tồn ở một nơi đứng ngoài lương tri và trách nhiệm, những hành vi giao dịch giữa người với người được tiến hành bên ngoài những quy tắc pháp luật của xã hội, những con người hai mặt về nhân cách, mâu thuẫn về nhận thức đối với tôn nghiêm cá nhân sẽ nhiều tới mức ở đâu cũng có. Có thể dùng khai niệm lý tính về kinh tế để hợp lý hóa hành vi: “người lý tính theo đuổi dùng chi phí thấp nhất đổi lấy lợi ích cá nhân tối đa”, dùng ngôn ngữ bình thường là: Một người vì mục tiêu cướp đoạt cho mình bát cơm nhiều nhất, sẽ bất chấp mọi thủ đoạn. Dùng ngôn từ của những kẻ sùng bái lý thuyết “Totem Sói” đó là:
“Sinh tồn là gì? Sinh tồn chính là sử dụng tất cả mọi thủ đoạn để được sống. anh có thể là đồ khốn nạn đê tiện, có thể vô sỉ, anh còn có thể làm lưu manh. Chỉ cần có thể sống sót được trên thế giới này là tốt rồi… Ăn cỏ không nhất định là kẻ từ bi thiện tâm; ăn thịt cũng không hẳn là tàn nhẫn khát máu. Tôi chỉ là một con sói, từ khi sinh ra đã là sói, một con sói với đôi hàm rắn chắc và bộ vuốt sắc bén, máu tươi và tử vong là suối nguồn sinh mệnh của tôi. Sự tồn tại của tôi cũng có nghĩa là sẽ có thứ gì đó cần phải chết đi. Khi mà những con dê bầy cừu được tắm mình trong ánh sáng của tự do, tự tại thảnh thơi gặm cỏ thì điều đó mang ý nghĩa là tôi đã chết rồi.”(4)
Tranh cổ động thời Cách mạng Văn hoá:  “Đập tan thế giới cũ, xây một thế giới mới”.  Nguồn: OntheNet
Tranh cổ động thời Cách mạng Văn hoá: “Đập tan thế giới cũ, xây một thế giới mới”.
Đối với những bầy sói không từ thủ đoạn để đạt được mục đích như thế, trừ phi đem chúng gạt bỏ khỏi xã hội, còn lại không có bất cứ lực lượng nào có thể đưa bọn chúng đi vào quy củ của chúng, chúng giám sát xung quanh tất cả mỗi người, đem hết sự tôn nghiêm, thành tín, lương tâm và lý tưởng của tuyệt đại đa số người Trung Quốc thôn phệ. Thậm chí, khi so sánh bộ mặt quyền lực thao túng lợi ích với chuyên chính bạo lực tập quyền, còn thường xuyên toát ra một vẻ mềm mại ôn nhu đầy tính người hơn, không thể không làm cho người ta cảm khái về mức độ tinh tế của nền độc tài thống trị hiện nay. Nhưng từ trong xương tủy, nó là chủ nghĩa tư bản thân hữu đang không ngừng phát triển lớn mạnh từng ngày, động cơ của nó chính là sự tham tàn vô độ, công cụ của nó chính là quyền lực không chỗ nào không tồn tại. Nó giống như một con quái thú không tên, sử dụng kỹ thuật khống chế và thống trị toàn diện một cách nặc danh. Không một ai có thể chân chính có nó, trong khi đó nó lại có thể tồn tại ở bất cứ đâu, chiếm cứ linh hồn của mỗi từng người. Với một đất nước Trung Quốc đã trải qua quá trình thị trường hóa quyền lực và tư bản đỏ thân hữu hóa, ngạo mạn giống một kẻ giàu xổi mới nổi, nhưng túi tiền dày cộm không che giấu nổi cái nội tại trống rỗng què quặt. Phạm vi mà quyền lực, kim tiền và lời nói dối bao trùm vẫn là một linh hồn trống rỗng không có bất cứ thứ gì. Giống như ca khúc “Quả trứng sinh ra dưới lá cờ đỏ” mà Thôi Kiện đã sáng tác sau sự kiện Thiên An Môn 4 tháng 6 năm 1989 (dịch lời):
“Tiền bay trong không trung Chúng ta không có lý tưởng nào cả Nhưng lại không nhìn được nơi xa hơn Tuy cơ hội đã có rồi Nhưng gan ta vẫn còn bé lắm Cá tính của chúng ta đều hình trơn Giống như quả trứng được sinh ra dưới lá cờ đỏ.”
Thường dân chết nằm cạnh xe đạp gãy nát gần Quảng trường Thiên An Môn vào sáng sớm ngày 4 tháng 6, 1989. Nguồn: OntheNet
Thường dân chết nằm cạnh xe đạp gãy nát gần Quảng trường Thiên An Môn vào sáng sớm ngày 4 tháng 6, 1989.
Những linh hồn đã từng nghèo đói trống rỗng, ngày nay lại biến thành “Quả trứng được sinh ra dưới là cờ đỏ”.
Trích dịch từ “Cái chết chìm của đại quốc: Giác thư đến Trung Quốc”. Yunchen Culture. October, 2009.

Lưu Hiểu Ba | Hồ Như Ý dịch



(1) Quan bản vị: Lấy chức quan làm thước đo địa vị, làm mục tiêu phấn đấu, làm lý tưởng và lẽ sống.
(2) Tất cả nhìn về phía kim tiền: Đây là một cách chơi chữ, nguyên văn là “一切向钱看” nhại lại câu “一切向前看“tất cả nhìn về phía trước, trong đó chữ kim tiền 钱 đồng âm với chữ 前 – phía trước.
(3) Khuyển nho: tầng lớp trí thức giả cầy, bút nô với chủ trương nho giáo nhằm ngụy biện cho chế độ độc tài, qua đó thu vén lợi ích cho bản thân.
(4) Đọc them “Sói”. Nhà xuất bản địa chất, xuất bản tháng 8 năm 2004

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.