Lão Trượng
Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa
Monday 19 September 2016
Home »
Dân Muốn Biết
» Dân Muốn Biết:Văn Hóa “Đạo Tặc” xâm nhập Xứ Mặt Trời Mọc
Dân Muốn Biết:Văn Hóa “Đạo Tặc” xâm nhập Xứ Mặt Trời Mọc
Monday, September 19, 2016
No comments
NGẪM CHUYỆN XƯA NAY
Văn Hóa “Đạo Tặc” xâm nhập Xứ Mặt Trời Mọc
Theo Edouard Herriot “Văn hóa, đó là cái còn lại khi người ta đã quên hết cả”
thì ở Việt Nam hiện nay đã quên hết giá trị phong tục tập quán truyền
thống cao đẹp của tiền nhân ngày trước chỉ còn lại hình ảnh ăn cắp, ăn
trộm tràn lan mà mọi người đều quan tâm: văn hóa “đạo tặc”!
*
Ngẫu
hứng với tựa đề có vẻ ngộ nghĩnh vì ở nơi không có ăn cắp lại xảy ra tệ
nạn ăn cắp bởi bước chân của xã hội đồi trụy, văn hóa chôm chỉa khi xâm
nhập nơi nào thì nới đó xảy ra tệ nạn.
CSVN chủ trương tam vô nên triệt phá đạo giáo, chỉ duy trì tà đạo: đạo tặc và đạo chích.
Theo
Wiwipedia: “Chế độ đạo tặc, tiếng Anh là Kleptocracy, (từ tiếng Hy Lạp:
trộm cắp) do đó "cai trị bởi đạo tặc" là một chế độ chính trị tham
nhũng, nơi mà chính phủ tồn tại để làm giàu cá nhân và gia tăng thế lực
chính trị của các thành viên chính phủ cũng như giới thống trị trên
xương máu của đa số quần chúng. Họ thường giả vờ là do dân, vì dân.
Những tham nhũng của chính phủ trong chế độ này thường, bằng cách này
hay cách khác, là các việc biển thủ ngân quỹ quốc gia… Các chế độ đạo
tặc thường cũng là các chế độ độc tài, hay dính líu tới việc ưu tiên về
chính trị và kinh tế cho người trong nhà (Nepotism)…”.
Thượng
bất chánh từ chế độ đạo tặc nên có đảng, có quyền không thể nào bần
cùng nhưng sinh ra đạo tặc vì vậy con cái của họ có cơ hội và điều kiện
chu du khắp bốn phương trời đều mang theo võ công cái thế “diệu thủ ăn
cắp” và cứ tưởng đất nước nào cũng bị cái đạo nầy hoành hành “hoành
tráng”!
Vào
thượng tuần tháng Chín vừa qua, các trang web trong nước loan tin
nguyên Bộ Trưởng Bộ Thông Tin & Truyền Thông VN Lê Doãn Hợp kinh
ngạc về Nhật Bản sau chuyện cái ô ở công viên.
Theo
lời ông Lê Doãn Hợp “Trong một chuyến công tác tại Nhật Bản, tôi học
hỏi được rất nhiều điều. Đi và so sánh, chỉ có thể chia sẻ: Văn hóa Nhật
“không làm phiền người khác”.
1.
Tôi nhớ một lần cả đoàn chúng tôi vào quán ăn ở Tokyo, mọi người quen
gọi món ăn như ở Việt Nam là cứ gọi nhiều món, thỏa mãn sở thích của
từng người. Nhưng nhà hàng Nhật Bản lại xử sự khác.
Họ
nhẹ nhàng tư vấn cho chúng tôi chỉ nên chọn 4 đến 5 món có thương hiệu
của nhà hàng. Họ lưu ý ăn như thế là đủ calo cho con người sống và làm
việc từ trưa đến tối.
Điều
khiến chúng tôi ngạc nhiên khi nhân viên tư vấn tiếp: Gọi ít hơn thì
thiếu dinh dưỡng, gọi nhiều hơn là mất tiền, lãng phí và nếu ăn hết sẽ
có hại cho sức khỏe.
Liên
hệ với Việt Nam, nhiều người trong đoàn đều cho rằng, đây là sự khác
biệt, mang lại sự thoải mái, dễ mến, không như các nhà hàng ở Việt Nam
luôn tìm mọi cách “gạ” khách mua hàng càng nhiều càng tốt.
2. Một buổi chiều sau giờ làm việc, chúng tôi vào công viên thư giãn. Khi xuống xe, có mưa nhẹ, nên mọi người cầm theo ô.
Khi
trời tạnh mưa, chúng tôi bỏ ô lên ghế đá công viên để chụp ảnh. Xong
việc về đến khách sạn mới biết quên ô, nhưng không ai trở lại tìm, vì cứ
nghĩ như ở Việt Nam đã quên là mất.
Ngày
hôm sau, chúng tôi đi qua công viên, nhìn vào vẫn thấy ô còn nguyên ở
ghế đá. Chúng tôi vào lấy lại và khoe với lái xe “hôm qua chúng tôi quên
ô hôm nay vẫn còn”.
Chú
lái xe nói: Ở Nhật mọi thứ không phải của mình thì không ai lấy, để
người quên có cơ hội tìm lại tài sản, nếu tài sản quý thì nhặt đưa vào
đồn cảnh sát để tìm mọi cách trả lại cho chủ nhân”.
3.
Trong một buổi làm việc với ngài bộ trưởng đồng cấp của Nhật Bản, tôi
mạnh dạn trao đổi: Ở Việt Nam tôi tạm định nghĩa 3 giá trị văn hóa liên
quan đến văn hóa ứng xử, văn hóa trí tuệ và văn hóa vật chất là:
- Một người có văn hóa là một người xuất hiện ở đâu cũng làm cho người khác dễ chịu (văn hóa ứng xử).
- Một người có văn hóa là một người mới gặp thì ngại, nói chuyện thì khoái và chia tay mong ngày gặp lại (văn hóa trí tuệ).
Một người có văn hóa là một người luôn luôn hưởng thụ bằng lao động chính đáng của mình (văn hóa vật chất).
Tôi
mạnh dạn đặt vấn đề với ngài bộ trưởng Nhật Bản: Tôi rất ngưỡng mộ nền
văn hóa Nhật Bản, nếu khái quát ngài có thể cho tôi mấy từ để tôi dễ
nhớ, dễ làm.
Ngài
bộ trưởng Nhật Bản suy nghĩ và trả lời: Nếu khái quát thành mấy từ như
ngài vừa nói, thì tôi tạm rút gọn nền văn hóa của Nhật Bản là: Không làm
phiền người khác.
Đó
là một khái niệm ngắn gọn, có giá trị thực tiễn mà các thế hệ Việt Nam
nên suy ngẫm cho mình và cho mọi người sống quanh mình.
4.
Khi sắp tạm biệt đất nước Mặt Trời Mọc, chúng tôi tổ chức liên hoan.
Rất nhiều người thân của anh em trong đoàn đang sinh sống, công tác và
học tập ở Nhật Bản đến chung vui với đoàn.
Liên
hoan đương nhiên là có bia rượu. Nhưng tất cả người Việt Nam tự lái xe
đến dự đều từ chối không uống bia, rượu - dù anh em lâu ngày gặp nhau
mời gọi rất da diết.
Lý
do từ chối được mọi người thưa rằng: Ở Nhật Bản nếu uống bia rượu mà
lái xe, cảnh sát phát hiện lần đầu sẽ thu bằng lái 6 tháng, có tiến bộ
mới xem xét cấp lại. Vi phạm lần 2 thì thu bằng vĩnh viễn.
Tôi
nhận ra rằng cũng là người Việt Nam nhưng ở đâu luật lệ nghiêm minh,
thì con người lập tức có nếp sống văn hóa tương ứng với tính tự giác rất
cao.
Như vậy, văn hóa không chỉ phụ thuộc vào từng con người mà còn lệ thuộc vào luật lệ và kỷ cương phép nước.
Môi trường tốt sẽ tạo ra con người tốt. Đó là điều Việt Nam cần suy ngẫm và hành động...”.
Đó
là những lời chia sẻ của nguyên Bộ Trưởng Bộ Thông Tin & Truyền
Thông VN Lê Doãn Hợp với giới truyền thông trong nước. Chỉ tiếc rằng ông
không còn giữ chức vụ Bộ Trưởng Thông Tin & Truyền Thông nên kiều
nữ Trưởng Phòng Văn Hóa - Thể Thao - Du Lịch của Ban Thời Sự Truyền Hình
Việt Nam VTV: Kiều Trinh, con gái ông Vũ Văn Hiến, Uỷ Viên Trung Ương
Đảng, Tổng Giám Đốc Đài Truyền Hình Việt Nam không sợ quá khứ ăn cắp
chuyên nghiệp phải lôi ông lên VTV để tâm tình trong Câu Chuyện Văn Hóa.
Là đảng viên trung kiên nồng cốt, nếu Kiều Trinh làm việc ở Tòa Đại Sứ
VN tại Nhật, phát triển văn hóa đạo tặc cũng giàu to.
Năm
2001, Kiều Trinh, phóng viên Văn Hóa VTV được cử sang Thụy Điển chuyến
đi tu nghiệp 3 tuần. Ngay tuần đầu, ngày 11-2-2001, cô đã bị cảnh sát
thành phố Kalmar bắt vì tội ăn cắp hàng trong siêu thị. Lúc đầu cô nàng
chối bai bải, nhưng khi mở băng ghi hình thì phải cúi đầu nhận tội. Cô
nàng đã ăn cắp ở Orebro, Kaimar số mỹ phẩm trị giá 400 đô la. Số tiền đó
không lớn, nhưng ở Thụy Điển người ta trị ăn cắp, tham nhũng rất
nghiêm, nên theo luật Kiều Trinh phải ngồi tù. Ngày 18-2-2001, Kiều
Trinh bị trục xuất về nước. Theo VietCatholic News, “Nước ta có 54 dân
tộc, mỗi dân tộc có một nền văn hóa khác nhau, phong tục tập quán mỗi
nơi một vẻ rất phong phú, đa dạng, nhưng tuyệt nhiên không hề có nền văn
hóa và phong tục tập quán ăn cắp. Ăn cắp, ăn trộm, ở đâu cũng ghét,
cũng khinh. Dù đói ăn vụng, túng làm liều mọi người vẫn chê cười chứ
đừng nói tiểu thư con quan như Kiều Trinh. Vậy mà cô nàng không biết
ngượng cứ xuất hiện trên TV nói văn hóa, đạo đức? Phải chăng quý vị muốn
truyền bá cho dân thứ văn hóa ăn cắp và nghệ thuật chạy tội?”
Năm
2006, Kiều Trinh được sang nước Anh công tác. Bệnh tâm thần lại tái
phát và cô nàng đã thó chiếc máy ảnh kỹ thuật số trong shop. Một lần nữa
ông Vũ Văn Hiến lại phải cứu con gái bằng việc nhờ Đại Sứ Quán VN tại
Anh can thiệp và tờ giấy của bác sỹ chứng nhận bệnh tâm thần lại đưa ra
sử dụng!
Với
ông Lê Doãn Hợp khi làm Bộ Trưởng Bộ Thông Tin & Truyền Thông thì
im thin thít cho đến khi về vườn mới mở miệng “Về hưu, tôi làm làm ngơ
chứ không làm thinh”!
*
Trong
bài viết vào thượng tuần tháng 6 vừa qua: TT Obama “thủ cẳng” với Văn
Hóa Chôm Chỉa XHCN tại hạ có đề cập đến trào lưu thịnh hành Văn Hóa Chôm
Chỉa nầy.
Trích lại vài đoạn trong bài viết nầy:
…
Ở Việt Nam hiện nay đã lạm dụng rất nhiều hai chữ văn hóa từ văn hóa
vật thể đến văn hóa phi vật thể. Một xã hội suy đồi mà lạm dụng văn hóa
như lạm dụng khẩu hiệu! Khó phân biệt đâu là sản phẩm vật chất, đâu là
sản phẩm tinh thần nên những giá trị truyền thống thể hiện bản sắc dân
tộc cũng bị lệch lạc. Nhưng có một nên văn hóa hòa nhập với xã hội hiện
tại từ trong nước ra hải ngoại là Văn Hóa Chôm Chỉa (Văn Hóa Đạo Tặc)…
Tối
23/5, TT Obama sau khi ăn bún chả Hưng Lưu ở phố Lê Văn Hưu (Hai Bà
Trưng, Hà Nội) và trước khi rời đi, tổng thống dành ít phút bắt tay
người dân xung quanh ngưỡng mộ. Khi bắt tay những người mến mộ ngoài
quán ăn, TT Obama nhanh chóng tháo chiếc nhẫn ở ngón áp út cho vào túi
quần. Hình ảnh nầy đã được phổ biến rộng rãi trên internet và hệ thống
truyền thông khắp năm châu…
… Theo bản tin: Mỹ từng cảnh báo nạn cướp giật ở Sài Gòn, cho biết:
“…
Nạn cướp giật ở Sài Gòn đã được nêu trong báo cáo hằng năm của Hội Đồng
Tư Vấn An Ninh Nước Ngoài (OSAC) thuộc Cục An Ninh Ngoại Giao Mỹ với
nhiều quan ngại.
Trong
báo cáo, OSAC khẳng định cướp giật và móc túi là tình trạng phổ biến ở
các địa điểm có nhiều người nước ngoài lui tới tại Sài Gòn, đặc biệt là
trước cửa các khách sạn lớn, các điểm du lịch và công viên. Tình trạng
này đang ngày càng trầm trọng ở Sài Gòn…
Báo
chí và các trang web trong nước phổ biến hằng ngày nạn cướp giật xảy ra
ở Hà Nội vì ngoài vật dụng, tài sản bị mất còn nguy hiểm đến tính mạng.
Dân trộm cắp tứ xứ đổ xô về thủ đô “hoạt động”, lộng hành khắp mọi nơi.
Với
tệ nạn cướp giật nầy, ai có thân nhân ở VN, trước khi về nước cũng được
cảnh báo đề phòng nạn cướp giật từ khi bước chân đến phi trường quốc
tế. Văn Hóa Chôm Chỉa (Đạo Tặc) tràn lan khắp nước, từ thủ đô, thành phố
đến xóm làng.
Than
ơi! Đất nước tự hào với bốn ngàn năm Văn Hiến. Văn Hóa VN có từ thời
Văn Lang thế mà hiện nay xã hội bị băng hoại trầm trọng. Nếu theo
Mahatma Gandhi quan niệm: “Nền văn hóa của một quốc gia nằm trong trái tim và tâm hồn của nhân dân…” thì tinh hoa Văn Hóa VN đã bị bức tử vì trái tim và tâm hồn của nhân dân bị loài Quỷ Đỏ cướp mất!
*
Đạo Tặc VN & Xứ Mặt Trời Mọc
Theo
thống kê hiện nay thì có khoảng bốn triệu người Việt Nam tại Nhật.
Trong những năm gần đây con số công nhân xuất khẩu lao động và du học
sinh VN tại Nhật tăng rất nhanh.
Theo
thống kê của Bộ Tư Pháp Nhật, tổng số người nước ngoài cư trú tại Nhật
năm 2014 là 2.121.831 người, tăng 55.386 người (2,7%) so với năm trước.
Trong số đó, Việt Nam chiếm 4,7% (99.865 người) với tốc độ tăng cao nhất
trong số các quốc gia.
Bộ
Tư Pháp Nhật công bố số liệu cho thấy số người VN cư trú bất hợp pháp
tại Nhật Bản tính đến ngày 1/1/2015 là 2.453, so sánh tỷ lệ với năm
trước tăng 66%.
Người Việt càng đông thì gieo rắc văn hóa “đạo chích” càng phổ biến!
Bản tin đài BBC ngày 27 tháng 3 năm 2014: “Người Việt và TQ phạm tội kỷ lục ở Nhật”:
Các
vụ phạm tội của người Việt Nam và Trung Quốc khiến số vụ phạm tội của
người nước ngoài ở Nhật tăng lần đầu tiên trong 9 năm, theo truyền thông
Nhật Bản.
Trang
Japan Today hôm 27/3 dẫn số liệu của Cục Cảnh Sát Quốc Gia nói trong số
9.884 vụ bắt giữ người nước ngoài trong năm 2013, 4.047 liên quan tới
người Trung Quốc, 1.118 là người Việt Nam…
Tổng số vụ tăng 8% so với năm 2012 và đây là lần đầu tiên số vụ phạm tội của người nước ngoài tăng ở Nhật trong gần 10 năm qua.
Trang
Jiji Press còn nói thêm người Việt Nam đứng đầu danh sách các vụ trộm
đồ bị bắt tại các cửa hàng. Và người Việt cũng có số vụ bị bắt vì trộm
đồ theo nhóm nhiều hơn bất kỳ người từ các quốc gia nào khác.
…
Cơ Quan Cảnh Sát Nhật Bản đã công bố tình hình bắt giữ tội phạm nước
ngoài trong năm 2014. Tổng cộng có 15.215 trường hợp và trong đó các vụ
liên quan đến người Việt Nam là 2.488 vụ, tăng 61,6% so với năm 2013,
tính ra trung bình mỗi ngày xảy ra 8 vụ ăn trộm dính đến người VN. Trong
số các vụ án hình sự, thì người Việt đứng đầu về cả số vụ lẫn số người
các tội cướp giật, ăn cắp. Đặc biệt tăng là các vụ ăn cắp. Số người Việt
ăn cắp bị bắt giữ là 1.745 trong tổng số 6.716 người nước ngoài bị bắt.
Trong các trường hợp ăn cắp do người Việt Nam thực hiện thì số vụ ăn
cắp ở cửa hàng, siêu thị đặc biệt cao với 1.437 vụ. Trong số người Việt
Nam phạm tội, tỷ lệ người đi du học chiếm 54.2%, người sang Nhật học
nghề chiếm 12.9%. Đặc biệt tội phạm có visa du học tăng 1,8 lần.
Theo bản tin báo Nhật ngày 3 tháng 4 năm 2016:
Thời
gian gần đây, tình trạng người Việt Nam ăn cắp đồ tại Nhật lại có xu
hướng gia tăng. Điều đó khiến cho hình ảnh người Việt thêm xấu xí trong
mắt các bạn nước ngoài.
Tờ
Sankei Shimbun trước đó đưa tin, một thành viên phi hành đoàn của Hãng
Hàng Không Quốc Gia Vietnam Airlines bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm,
quần áo từ một đường dây ăn cắp tại các siêu thị Nhật Bản và có thể
đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật.
Năm
2009, một phi công phụ của Vietnam Airlines từng bị trục xuất về nước
cũng vì liên quan đến đường dây vận chuyển hàng ăn cắp từ Nhật về Việt
Nam. Tòa án quận Saitama đã tuyên phạt phi công Đặng Xuân Hợp 30 tháng
tù nhưng cho hưởng án treo, với thời gian thử thách là 4 năm, đồng thời
tuyên phạt phi công này 500.000 yen Nhật…”.
Trọng
Tuấn kể về một vị giám đốc, là chủ của mấy công ty lớn có tên tuổi ở
TP. Sài Gòn, nhưng vẫn có thói “chôm” đồ khi ra nước ngoài. Theo lời
Trọng Tuấn “Có vị giám đốc vào một siêu thị bên Nhật. Thường các siêu
thị bên Nhật có các kệ để ô dù phục vụ như những chiếc xe đẩy hay giỏ
xách hàng như siêu thị tại Việt Nam. Sau khi sử dụng, vị giám đốc này
tiện tay “đá” luôn và mang về Việt Nam. Nếu nói “mất cơm nghi kẻ đói,
mất gói nghi kẻ nghèo” thì chưa đúng, mà cái chính là lòng tự trọng”.
Không
chỉ ăn cắp, ăn trộm vặt, một số người Việt còn lập hẳn đường dây để
“tuồn” đồ ăn cắp về Việt Nam bán. Có người đi du học ở Nhật về còn khoe
thành tích “ăn cắp không bị camera phát hiện” với bạn bè như một niềm tự
hào.
Doanh
nhân Ngô Hùng Lâm đưa ra lời cảnh báo trên facebook cá nhân. Ông Ngô
Hùng Lâm, là chủ hai siêu thị chuyên về hoa và cây cảnh, gốm sứ và đồ
làm vườn, mỗi siêu thị rộng trên 5.000m2 bên Nhật, là doanh nhân người
Việt đầu tiên và là số ít trong những người nước ngoài thành công ở đất
Nhật, cũng đưa ra lời cảnh báo trên facebook cá nhân:
“Hiện
nay tình hình bên Nhật đang trong tình cảnh người Việt Nam không được
tốt mấy dưới mắt người Nhật, gần đây phần đông các em du học sinh sang
không có việc làm, cho nên không có tiền trả tiền học và tiền nhà thậm
chí tiền ăn cũng không có, vì vậy làm những việc như đá tàu điện (đi tàu
không trả tiền tàu, chạy trốn) ăn cắp, làm xấu xa dưới mắt người Nhật,
gây mất niềm tin từ người Nhật, ảnh hưởng cho cộng đồng người Việt
Nam…”.
Siêu thị Nhật “đe” người Việt ăn cắp
Trước tình trạng ăn cắp của người Việt Nam tại Nhật, nhiều siêu thị ở nước này thậm chí đã ghi biển “nhắc nhở” người Việt.
Hồi
tháng 6/2013, bức ảnh chụp biển cảnh báo hành vi ăn cắp vặt được viết
bằng tiếng Việt, ở dưới là dòng chữ dịch sang tiếng Nhật, đã gây xôn xao
cộng đồng mạng. Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt cụ thể là:
“Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm.
Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát
ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường
điều tra”. Bên dưới là phần dịch sang tiếng Nhật được viết nhỏ hơn.
Bức
ảnh đã làm rộ lên tin đồn về nạn ăn cắp vặt của người Việt ở Nhật.
Nhiều người cho rằng, người Việt đã để lại ấn tượng xấu xí trong mắt
người Nhật Bản khi xuất ngoại sang đất nước của họ.
Theo
anh Đặng Công Trọng, du học sinh Nhật Bản, tác giả của bức ảnh này, tấm
biển được dán trong một siêu thị tại thành phố Saitama, một trong những
thành phố đông dân nhất tại nước này.
Đa
phần cộng đồng mạng đều đồng quan điểm khi cho rằng tấm biển viết bằng
tiếng Việt nên đối tượng mà nó hướng tới là người Việt.
Trong
khi một số ý kiến của cư dân mạng lý giải rằng tấm biển này chỉ mang
mục đích cảnh báo thì nhiều người khác lại cho rằng đây là điều đáng xấu
hổ, bởi nó là bằng chứng rõ ràng về thói ăn cắp vặt của người Việt tại
Nhật Bản.
Hành
vi ăn cắp vặt của người Việt tại Nhật xảy ra khá phổ biến. Lên tàu
nhiều khi thấy người Việt Nam thì người Nhật còn kéo khoá túi lại rồi ôm
khư khư trước bụng.
Cái nhìn “kém” thiện cảm của người Nhật khi người Việt ăn cắp vặt
Trong
những năm gần đây, báo chí Nhật Bản thường đưa tin về nhiều về người
Việt Nam đang làm việc (nhất là thành phần xuất khẩu lao động) và học
tập tại xứ sở hoa anh đào có thói quen ăn cắp, trộm đồ tại các siêu thị,
cửa hàng hay nơi công cộng của Nhật. Điều này như gióng lên hồi chuông
cảnh báo một số người Việt Nam tại Nhật đang dần làm xấu đi hình ảnh tốt
đẹp của quốc gia trong mắt bạn bè thế giới.
Tình
trạng ăn cắp vặt đang dần tăng lên hàng năm. Đây là vấn đề được đăng
tải nhiều ở báo chí nước bạn khiến làm nhiều người con nước Việt khác
cảm thấy hổ thẹn và đau lòng khi đang sinh sống trên thế giới nói chung
và tại Nhật Bản nói riêng.
Trước
đây, người Nhật luôn tỏ thái độ quý mến người Việt vì đức tính cần cù,
chăm chỉ, trung thực. Tuy nhiên, do số lượng người đi xuất khẩu lao động
cũng như học tập tại Nhật Bản tăng lên cấp số bội nên việc quản lý phẩm
chất nguồn đi còn nhiều sơ xuất để lại nhiều định kiến không tốt về văn
hóa ứng xử của người Việt, như việc này sinh lòng tham ăn cắp đồ đạc.
Quả
thực đau lòng khi biết tin, Cảnh Sát Nhật đang cố gắng học thêm tiếng
Việt không phải để hiểu thêm về văn hóa người Việt mà để giải thích cho
người Việt sống tại Nhật hiểu những hành vi vi phạm pháp luật sẽ phải xử
phạt ra sao.
Đặc
biệt, khi đi dọc các con phố, nhà hàng, công viên hay trên xe bus tại
thành phố Saitama, Nhật; bạn sẽ bắt gặp những tấm biển cảnh cáo viết
bằng tiếng Việt với nội dung: Ăn cắp vặt tại cửa hàng là vi phạm pháp
luật, Tránh ồn ào tại nơi công cộng, Vui lòng xếp hàng khi order món ăn,
không được đi giày của người khác…
Phải nói rằng, đây là những hành động mà chúng ta cần phải lên án và chính người Việt đang làm xấu đi hình ảnh quốc gia.
Cứ 5 người ăn cắp tại Nhật Bản thì có 1 người Việt Nam
Ở
Nhật Bản rất dễ dàng bắt gặp các biển cảnh báo “cấm người Việt ăn cắp”
và thật đáng buồn là những tấm biển cảnh báo này ngày một nhiều hơn. Thế
nhưng không ít người Việt Nam đi xuất khẩu lao động, học tập trở về từ
Nhật Bản vẫn thản nhiên khoe chiến tích ăn cắp của mình tại Nhật Bản mà
không bị bắt.
Trên
diễn đàn của người Việt tại Nhật đang truyền tải thông tin về một câu
chuyện kể lại cho một người giữ vai trò phiên dịch cho buổi xét hỏi đó:
“Khoảng 8h30 tối ngày 2/5, tại Osaka lại xảy ra vụ ăn trộm do người Việt
Nam. Mình có làm ở đó lúc ý, người ta gọi mình lên phiên dịch hộ nên
mình mới biết được, thực ra là bạn đó có biết tiếng chứ không phải không
biết gì cả nhưng cố tình giả vờ không biết.
Có
hai người đi cùng với nhau nhưng chỉ bắt được một người. Lúc vào cửa
hàng, hai người lấy đồ bỏ vào balo, nhân viên tình cờ bắt được có nhắc
họ bỏ đồ vào giỏ hàng để sau còn thanh toán nhưng hai người đó không làm
theo. Hai người đó cứ thế tiếp tục và nhân viên gọi thì hai người đó
chạy, 1 người chạy thoát còn 1 người bị bắt.”
Sau
đó khi mình lên phiên dịch thì được biết là họ đã ăn trộm mỹ phẩm với
giá 10 man, người chạy thoát cầm theo hết cả đồ, giá trị có thể hơn.
Cảnh sát bắt người đó xuống rút tiền để đền thì thấy trong tài khoản có
13 man…”
Cảnh
Sát Nhật lấy điện thoại của bạn đó xem ảnh, thì thấy toàn đồ mỹ phẩm và
những đồ bạn đó vừa lấy, rồi còn thấy một tờ giấy tính toán tiền có ghi
tên sản phẩm vừa lấy rồi có một cái ảnh chụp gửi đồ lên Tokyo… Mình hỏi
bạn ý nói thật đi, đã lấy trộm mấy lần rồi, bạn ấy bảo ăn trộm 2 lần
rồi, lần trước cũng ở đây… Người Nhật hỏi mình tại sao Việt Nam mày ăn
trộm lắm thế, mình chẳng biết trả lời làm sao, chỉ biết cúi đầu im
lặng”!.
Xấu
hổ nhất là hình ảnh hai người Việt bị cảnh sát bắt giữ vì nghi ăn cắp
đã lên truyền hình Nhật Bản. Nippon TV (Nhật Bản) đưa tin kèm đoạn video
quay tại hiện trường cảnh 2 nghi phạm người Việt bị cảnh sát bắt giữ vì
tình nghi ăn cắp mỹ phẩm tại một cửa hiệu ở tỉnh Kagawa. Theo bản tin
của Nippon TV, 2 nghi phạm nói trên (nam giới, 23 tuổi và 25 tuổi, trong
đó nghi phạm 23 tuổi còn là một du học sinh) bị cảnh sát Nhật bắt khi
đang cố gắng chạy trốn.
Hai
nghi phạm này thuộc nhóm 5 người Việt Nam bị cảnh sát Nhật theo dõi từ
tháng 12/2013 đến tháng 1 năm 2014 vì hành vi ăn trộm mỹ phẩm và thực
phẩm chức năng tại các nhà thuốc ở 2 thành phố Muragame và Mitoyo, tỉnh
Kagawa. Nippon TV ước tính số hàng hóa bị lấy cắp trị giá 188.000 yen
Nhật, tức khoảng 39 triệu đồng.
*
Bài viết của Một Nhóm Trí Thức VN đã đăng trên trang web danlambao.com: Không thể nói: “Người Việt Nam ăn cắp”!
Lão Trượng
Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!
.
.
0 comments:
Post a Comment