Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Thursday 7 April 2016

Dân Muốn Biết:Người Anh Em Obama

Người Anh Em Obama



Vị tổng thống hồi hưu 89 tuổi của Cuba, ông Fidel Castro, viết thư ngỏ gửi tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sau chuyến ông Obama viếng thăm Cuba; bức thư bắt đầu bằng 2 chữ “Brother Obama”- Người Anh Em Obama; thư được báo chí Cuba, và Hoa Kỳ phổ biến.

                                                  Tổng thống hồi hưu của Cuba, ông Fidel Castro

Fidel Castro viết:
Người Anh Em Obama,
Vua chúa Spain ngày xưa đưa bọn lính viễn chinh và bọn đãi cát tìm vàng sang xâm chiếm Cuba, thực hiện một cuộc khai thác nhục nhã và quá đáng; dấu vết thực dân còn hiển hiện tại nhiều nơi trên quê hương chúng tôi.

Ngày hôm nay, phần lớn kỹ nghệ du lịch giới hạn vào việc ngắm cảnh đẹp của đất nước chúng tôi, và thưởng thức hải sản tuyệt vời của lòng biển Cuba; kỹ nghệ du lịch đó luôn luôn được các hãng tư bản ngoại quốc chia phần; nếu phần chia đó không đạt mức bạc tỉ mỹ kim, thì phần lời đó không đáng cho ai quan tâm đến.

Vì không thể không nói đến vấn đề đó, tôi thấy cần nói rõ thêm -nói cho bọn trẻ hiểu- là không mấy người ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trong giai đoạn đặc biệt này của lịch sử nhân loại. Tôi không nói là thời gian đã bị bỏ phí, nhưng tôi cũng không ngần ngại khẳng định là cả người Mỹ lẫn chúng tôi đều không biết tường tận và thiếu một ý thức rõ rệt để đối diện với những thực tế đang thử thách chúng ta.

Thực tế thứ nhất là cuộc sống của chúng ta chỉ là một phần của một thoáng lịch sử, cái phần đó lại phải chia nhỏ thêm để phục vụ cho nhu cầu thiết thực của mỗi con người. Những điều kiện đó thường đưa đến việc con người quan trọng hóa việc họ làm; mặt khác nhiều người lại thực hiện những ước vọng quá đáng của họ.

Tuy nhiên, không người nào -tự bản chất của mình- mà xấu hay tốt cả. Không người nào được tạo ra để đóng vai trò chúng ta phải đóng trong cuộc sống đầy biến chuyển, mặc dù người Cubans may mắn được hưởng thụ kinh nghiệm của José Martí (một vị anh hùng, thế kỷ thứ 19, trong lịch sử Cuba -phụ chú của người dịch)

Tôi thường tự hỏi, ông Martí có cần hy sinh tính mạng trong cuộc tấn công quân Spanish tại Dos Ríos hay không, khi ông nói, “đối với tôi, thì lúc này là đúng lúc rồi.” Ông không muốn trở về Hoa Kỳ, và cũng không ai làm ông thay đổi quyết định đó được.

Khác biệt giữa vị lãnh tụ này với vị lãnh tụ khác là chuyện thường thấy, nhưng chỉ khác biệt chứ không hỗn độn. Vị anh hùng Antonio Maceo từng nói, “kẻ nào muốn nuốt sống đất Cuba, sẽ phải ngậm một cục bùn đẫm máu.” Máximo Gómez cũng là một lãnh tụ quân sự thâm trầm trong lịch sử Cuba.

Nhìn lịch sử qua một góc cạnh khác, làm sao chúng ta khỏi khâm phục thái độ bất bình của Bonifacio Byrne khi -từ xa trở về nước- ngài thấy một mầu cờ khác bay cạnh lá cờ một sao của Cuba chúng ta, rồi tuyên bố “Lá cờ của tôi không bao giờ là mầu cờ của quân cướp nước; quốc kỳ dù có rách tơi tả, chúng ta vẫn bảo vệ nó đến hơi thở cuối cùng.”

Obama chào đời tháng Tám 1961, chính ông ta trình bày như vậy, và từ thời điểm đó, hơn nửa thế kỷ đã trôi qua. Hôm nay, chúng ta hãy thử xem vị khách quý này nghĩ gì. Ông ta nói, “Tôi đến đây để xóa đi những tàn tích cuối cùng của cuộc Chiến Tranh Lạnh tại Mỹ Châu; tôi đến đây cũng để chìa bàn tay thân hữu ra siết tay dân tộc Cuba,” rồi ông ta nói thêm nhiều quan điểm khác, hoàn toàn xa lạ với đa số chúng ta, như câu “Cả người Mỹ lẫn người Cuba đều sống trong một tân thế giới, thế giới này bị người Âu chiếm làm thuộc địa. Cũng như Hoa Kỳ, Cuba là sản phẩm của người nô lệ được người Âu đem từ Phi Châu qua; truyền thống của cả 2 nước đều do người nô lệ và người chủ nô lệ để lại.”

Nói như Obama thì không hề có người bản xứ; ông ta cũng không kể đến việc cuộc Cách Mạng đã cuốn trôi nạn kỳ thị chủng tộc; ông ta cũng không biết là lương và hưu bổng của toàn dân Cuba là do cuộc Cách Mạng đem đến cho chúng ta, ngày Obama còn là một cậu bé mới 10 tuổi. Cuộc Cách Mạng Cuba cũng chấm dứt việc mướn bọn sức lực tống xuất công dân da đen ra khỏi những trung tâm hưởng thụ; Cách Mạng còn giải phóng Angola, chấm dứt nguy cơ nguyên tử cho nửa tỉ người Phi Châu. Đó chỉ là thành tích giúp công dân Angola, Mozambique, Guinea Bissau và những người khác thoát ách đô hộ của người Portugal.

Năm 1961 -chỉ 15 tháng sau ngày Cách Mạng Cuba thành công- đất nước chúng ta bị một lực lượng lính đánh thuê do hải quân Hoa Kỳ yểm trợ tấn công; không một yếu tố nào giúp biện minh việc đất nước chúng ta gánh chịu hàng trăm tổn thất nhân mạng -vừa chết, vừa bị thương. Phía lữ đoàn xung phong thân Mỹ, không tên lính đánh thuê nào chạy thoát. Phi cơ chiến đấu của Mỹ được trình bày với Liên Hiệp Quốc như khí giới của người Cuban nổi loạn.

Kinh nghiệm và sức mạnh quân sự của đất nước chúng ta được mọi người biết đến. Tại Phi Châu, họ tưởng là họ có thể loại lực lượng cách mạng Cuba ra khỏi cuộc chiến.

Tôi đã không nói đến những chuyện cũ nếu tôi không có bổn phận trả lời bài diễn văn ông Obama đọc tại rạp Alicia Alonso, Havana. Nếu tôi có đi vào nhiều chi tiết, thì đó cũng chỉ vì nhu cầu vinh danh một giai đoạn chiến đấu giải phóng nhân loại.

Dù sao tôi cũng hy vọng ông Obama hành xử đúng. Xuất thân bần hàn, ông ta rất thông minh. Ông Mandela bị cầm tù trọn đời và đã trở thành một vĩ nhân đấu tranh cho phẩm cách của con người. Có lần, nhận được một quyển sách viết về Mandela, tôi ngạc nhiên vì thấy người viết tựa là ông Obama.
Nói về Nam Mỹ, tôi cần nói đến việc chính phủ Nam Phi có vũ khí nguyên tử; tôi biết họ có trên chục trái bom nguyên tử. Không hiểu ông Obama có biết việc này không; tôi đề nghị ông ta nên tìm hiểu việc đó, chứ đừng tốn công vẽ ra một chính sách mới cho Cuba.

Obama dùng những lời lẽ vô cùng ngọt ngào trong bài diễn văn ông đọc. Ông nói, "Bây giờ là lúc chúng ta hãy quên chuyện cũ, hãy bỏ dĩ vãng ra sau lưng để nhìn về tương lai chung của chúng ta -một tương lai đầy hứa hẹn. Dĩ nhiên xóa bỏ dĩ vãng không phải dễ, cũng không phải là chuyện có thể làm ngay được. Tuy nhiên vài ngày sống tại Cuba giúp tôi lạc quan hơn, tôi tin là với tư cách thân hữu, tư cách cận lân, chúng ta có thể cùng nhau thực hiện điều đó.”

Tôi nghĩ người Cuban phải đứng tim trước những lời lẽ của vị tổng thống Hoa Kỳ; ông ta có thể nói như vậy sau một cuộc phong toả tàn bạo kéo dài gần 60 năm, và sau vô vàn xác chết trong cuộc tấn công tầu bè, hải cảng Cuba, sau nhiều hành động bạo lực và áp bức.

Không người nào nên nuôi ảo vọng là dân tộc kiêu hùng này sẽ từ bỏ quyền hạn của mình, danh dự và tài sản tinh thần của mình qua những phát triển giáo dục, khoa học, và văn hóa.

Tôi cũng cảnh báo là dân tộc chúng tôi có khả năng tạo ra thực phẩm và những sản phẩm thiết yếu chúng tôi cần, tạo ra bằng sức lực và tài trí của chính chúng tôi. Chúng tôi không cần đế quốc phải ban phát cho chúng tôi bất cứ thứ gì.

Chúng tôi sẽ nỗ lực trong hòa bình và trong luật pháp; và đó là cam kết của chúng tôi với toàn thể nhân loại
Fidel Castro Ruz
March 27, 2016
Lời lẽ lá thư cho thấy 2 điểm trong tâm trạng của ông Castro: một là ông mang nặng mặc cảm nhược tiểu; cựu quốc trưởng của một quốc gia bình thường như Nga hay Pháp, Nhật hay Trung Quốc, nếu có từ chối đề nghị của Hoa Kỳ giúp họ, cũng không thấy có nhu cầu phải thóa mạ tổng thống Hoa Kỳ khi ông này chỉ bầy tỏ thiện ý muốn cộng tác.

Điểm thứ nhì là ông bất cần nhu cầu của thế hệ trẻ Cuba -nhu cầu vật chất, học hỏi, và tinh thần, ... của những thiếu niên, thanh niên, thiếu nữ, muốn làm việc lãnh lương cao hơn, ăn ngon, mặc đẹp hơn, và tìm học những tiến bộ thực tế hơn cho cuộc sống của họ.

Castro muốn những đứa trẻ đáng tuổi cháu nội, cháu cố của ông, sống với vinh quang của cuộc chiến trên nửa thế kỷ trước, như ông đã sống.

Bài học Castro sẽ tạo ảnh hưởng cho Hà Nội trong cuộc thăm viếng họ dành cho Obama vào tháng 5 sắp tới.

Nguyễn đạt Thịnh

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.