Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Wednesday 2 December 2015

Thư số 50 gởi: Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam


                                    
                       
Các Anh là Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Xin gọi Người Lính Quân Đội Nhân Dân ngắn gọn là “Các Anh” để tiện trình bày. Chữ “Các Anh” viết hoa  mà tôi sử dụng ở đây, bao gồm từ người lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ Tư Lệnh cấp Sư Đoàn, Tư Lệnh Quân Đoàn, Tư Lệnh Quân Chủng, Tổng Tham Mưu Trưởng, và Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng. Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền cũng chỉ một giai đoạn của lịch sử, và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó.

Với thư này tôi tổng hợp một số tin tức thời sự liên quan đến Chủ Tịch Trung Cộng sang Việt Nam gặp lãnh đạo Việt Cộng, và hội nghị khối ASEAN, giúp Các Anh một nét nhìn về Việt Nam trong bối cảnh chung trên hồ sơ Biển Đông và bối cảnh riêng giữa Việt Cộng với Trung Cộng.      

Thứ nhất.- Chủ Tịch Trung Cộng tại Việt Nam

Trưa ngày 5/11/2015, Chủ Tịch Tập Cận Bình đến Hà Nội trong chuyến công du Việt Nam hai ngày, C:\Users\hoa\AppData\Local\Microsoft\Windows\Temporary Internet Files\Content.IE5\MW4R7H7X\ImageProxy[1].jpgtrong bối cảnh lãnh đạo Việt Cộng  chuẩn bị nhân sự cho đại hội đảng vào đầu năm 2016, và hồ sơ Biển Đông đang nóng, vì vậy mà người dân Hà Nội và Sài Gòn biểu tình phản đối phái đoàn Trung Cộng. 

Chủ Tịch Trung Cộng được lãnh đao Việt Cộng Nguyễn Phú Trọng đón tiếp trọng thể, xa xa là tiếng nổ của 21 phát đại bác, dưới chân là thảm đỏ, bên trái là hàng quân danh dự. Tại phi trường Nội Bài, lãnh đạo Trung Cộng tuyên bố: "Bắc Kinh hết sức coi trọng tình hữu nghị truyền thống giữa Trung Quốc với Việt Nam, kiên trì coi quan hệ Trung-Việt từ tầm cao chiến lược và góc độ dài lâu, nguyện cùng với phía Việt Nam nhìn về đại cục, hướng về lâu dài, tôn trọng lẫn nhau,…, cùng nhau thúc đẩy quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện phát triển ổn định, lành mạnh và vững bền".

Buổi chiều cùng ngày, lãnh đạo Trung Cộng họp với lãnh đạo Việt Cộng. Họp xong là chứng kiến các Bộ liên quan ký 12 thỏa hiệp hợp tác, từ phát triển hạ tầng đến thương mại và đầu tư. Ngay sau đó, lãnh đạo Trụng Cộng gặp Thủ Tướng Việt Cộng Nguyễn Tấn Dũng. Khi thảo luận, Ông Dũng phát biểu như thể muốn nghe quan điểm của Trung Cộng, về: "Duy trì hoà bình, ổn định và kiểm soát bất đồng trên biển, chân thành và thẳng thắn trao đổi, nghiên cứu vấn đề phi quân sự hoá  Biển Đông, bảo đảm an ninh an toàn cho các hoạt động đánh bắt hải sản trên biển của ngư dân..." Lãnh đạo Trung Cộng nói như trả lời cho Thủ Tướng Việt Cộng, rằng: "Vấn đề trên biển, hai bên cần kiểm soát tốt các bất đồng thông qua hiệp thương để duy trì và ổn định trên biển". (trích Báo Mới online)  

Các Anh có thấy là ngay tại phi trường, ông Tâp Cận Bình cuốn lãnh đạo Việt Cộng về phía họ cùng hướng về "cục bự" trong dài lâu. Tiếp đến là chiều hôm ấy ông Tập Cận Bình nói chuyện với ông Nguyễn Tấn Dũng cứ như họ là những người tử tế, nhưng thật ra họ chẳng những không tử tế, mà họ là những con người tàn bạo dã man không kém tổ chức IS bên Trung Đông chút nào, chỉ vì họ là lãnh đạo quốc gia theo chế độ cộng sản độc tài chuyên chính. Riêng với Thủ Tướng Việt Cộng, tôi ghi nhận là từ tháng 5/2014 vụ giàn khoan HD 981 đến nay là tháng 11/2015, ông ta có những lần tuyên bố như thể muốn rút chân ra khỏi "mối tình cục bự cục nhỏ" với Trung Cộng, nhưng chỉ tuyên bố chớ chưa có hành động nào như cho tàu theo bảo vệ tàu cá của ngư dân Việt Nam,  Chưa có hành động nào giảm dần đến chấm dứt inhững ưu đãi đối với các khu kinh tế mà Trung Cộng đang khai thác, nhất là những vị trí chiến lược phòng thủ quốc gia như: Khai thác bô xít trên Cao Nguyên, Vũng Áng tỉnh Hà Tỉnh, Đèo Hải Vân ra đến Vịnh Đà Nẳng. Cũng chưa có hành động đưa hồ sơ đường lưỡi bò cùng những bãi Đá Ngầm mà Trung Cộng bồi đấp thành đảo nổi ra trước toà án trọng tài quốc tế, mà hành động của Philippines là một tiền lệ được nhiều quốc gia lên tiếng khuyến khích. ..v..v...

Theo Các Anh, thì những lời mà ông Thủ Tướng "lợi ích nhóm"  đã nói, có lời nào biến thành hành động chưa? Nói đến đây tôi bỗng nhớ lại lời tuyên bố tại Quốc Hội hai viện của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà chúng tôi là ông Nguyễn Văn Thiệu, khi cộng sản xua quân tấn công vào thủ đô Sài Gòn và 36 tỉnh lỵ ngay đêm ba mươi Tết Mậu Thân đầu năm 1968, rằng: "Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm". Gần nửa thế kỷ qua mà lời nóii đó vẫn chính xác. Vì vậy mà tôi vẫn không tin là ông Thủ Tướng Việt Cộng muốn dẹp bỏ chế độ cộng sản độc tài toàn trị để chuyển sang chế độ dân chủ tự do, chỉ khi nào ông ta biến những lời nói của ông ta thành hành động thật sự, lúc ấy tôi tin ông ta và phục ông ta là người làm nên lịch sử. Nhưng mà, nói đi cũng phải nghĩ lại. Nghĩ lại có nghĩa là, biết đâu ông ta tuyên bố nơi này nơi khác chỉ trong mục đích chiếm cái ghế Chủ Tịch đảng Việt Cộng trong ký đại hội vào đầu năm 2016 tới đây, để từ đó sẽ tiến chiếm chiếc ghế Chủ Tịch nước, để nắm trọn quyền lực mà thao túng quốc gia tương tự như ông Tập Cận Bình tại Trung Cộng chăng? Trước mắt, Các Anh hãy chờ chuyến đi của ông Thủ Tướng Việt Cộng sang Tàu theo lời mời của ông Chủ Tịch Trung Cộng trong chuyến ông Bình đến Việt Nam ngày 5 và 6 tháng 11 vừa qua. Hy vọng là những gì họ -ông Bình với ông Dũng- nói với nhau sẽ rò rỉ trên hệ thống truyền thông giúp mọi người quan tâm có nhận định rõ hơn. Cho dẫu ông Thủ Tướng "lợi ích nhóm" có thật sự dẹp bỏ đảng cộng sản để tiến đến chế độ dân chù tự do, hay là ông ta dẹp bỏ đảng cộng sản nhưng lại bày ra cái đảng khác, hoặc một thứ chế độ cộng sản không có cộng sản? Cũng có thể là ộng ta dựng lên cái chế độ có nền kinh tế thị trường nhưng theo cái kiểu gì đó do ông ta nghĩ ra, đại loại như "kinh tế thị trường theo định hướng gì gì đó chăng?" Lãnh đạo Việt Cộng thích dùng chữ ra vẽ văn hoá, nhưng văn hoá của họ là "văn hoá Việt Cộng" hoàn toàn khác với văn hoá Việt Nam truyền thống.  

Cho đến nay, tôi vẫn không tin sẽ có một Gorbachev Nga tại Việt Nam, mà tôi tin chắc là sẽ có một anh hùng như trong lịch sử Việt Nam truyền thống sẽ làm nên lịch sử, để phá bỏ cái đảng cộng sản độc tài toàn trị, cùng lúc với xây dựng chế độ dân chủ pháp trị trên quê hương Việt Nam ngày mai".                    

Trưa ngày 6/11/2015, Chủ Tịch Trung Cộng phát biểu tại Quốc Hội Việt Cộng trong 25 phút. Vẫn theo bản tin của Báo Mới online, ông Bình nhấn mạnh: "Việt Nam với Trung Hoa là hai nước láng giềng mà tình hữu nghị giữa hai nước đã vượt qua những thử thách lịch sử, và trở thành nền móng bang giao Việt - Trung. Người thân mong người thân tốt, láng giềng mong láng giềng tồt. Những va chạm giữa hai bên là khó tránh khỏi, nhưng hai bên cần kiên trì giữ đại cục (cục bự) trong bang giao thông qua hiệp thương giữa hai nước, đề phòng bang giao hai nước lệch hướng, lúc ấy tiểu cục (cục nhỏ) giải quyết không khó".

Trung Cộng nói với Việt Cộng là "mong cho láng giềng tốt, lại còn kiên trì giữ gìn cục bự" nữa.  Các Anh có tin họ nói thật không? Tôi thì không. Tôi không bao giờ tin cộng sản, cho dù là cộng sản Tàu hay cộng sản Việt cũng vậy, vì một điểm trong bản chất của họ là dối trá. Thực tế trong lịch sử, nhất là trong những năm gần đây và ngay trên hồ sơ Biển Đông trong hiện tại, Trung Cộng luôn miệng nói giữ gìn tốt tình hữu nghị giữa hai nước, đừng vì "cục nhỏ" mà làm hỏng "cục bự", vậy mà họ https://i.ytimg.com/vi/Dj95Xh8XuxE/default.jpgliên tục dùng tàu rượt đuổi đâm chìm tàu cá ngư dân Việt Nam, lại còn cướp tài sản và bắn chết ngư dân trên những chiếc tàu đó nữa. Với Việt Cộng, miệng cứ nói sẽ thực hiện nhân quyền khi trở thành thành viên của tổ chức Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, nhưng khi vào được tổ chức nhân quyền thì nhân quyền tại Việt Nam ngày càng tồi tệ hơn trước. Mới đây Việt Cộng cũng hứa thực thi những qui định trong TPP còn tay thì ký vào văn kiện đó, trong khi cho Công An thẳng tay đàn áp mọi hoạt động của xã hội dân sự nhằm chống Trung Cộng lấn đất lấn biển, ngay cả biểu tình chống Tập Cận Bình cũng bị đàn áp đến đổ máu tại Hà Nội lẫn Sài Gòn.

Vẫn ngày 6/11/2015, lãnh đạo Việt Cộng với lãnh đạo Trung Cộng phổ biến bản Tuyên Bố Chung gồm 11 điểm mà hầu hết là khen tặng nhau như đã từng khen tặng nhau ít nhất là từ năm 1990 -khi ký Biên Bản Thành Đô- đến nay. Tôi trích điểm 10 mà tôi nghĩ là có chút ý nghĩa:         

10. Hai bên đã ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước:
(1) Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa hai đảng trong giai đoạn 2016 - 2020”.
(2) Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực cửa sông Bắc Luân.
(3) Hiệp định hợp tác khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc.
(4) Hiệp định về thành lập Trung Tâm Văn Hóa nước này tại nước kia.
(5) Công hàm trao đổi về khả thi đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
(6) Bản ghi nhớ về việc thúc đẩy hợp tác năng lực sản xuất giữa hai Bộ Công Thương.
(7) Bản ghi nhớ về thiết kế dự án Cung Hữu Nghị Việt - Trung.
(8) Bản thỏa thuận giữa tỉnh ủy Quảng Ninh với Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, về giao lưu hữu nghị.
(9) Thỏa thuận phát triển hữu nghị đảng bộ Lào Cai với  tỉnh ủy Vân Nam.

Xin nhắc lại là hai nhóm chữ mà tôi tô đậm thì trong văn kiện đề ngày 20/5/2014 của Tỉnh Uỷ tỉnh Quảng Đông Trung Cộng  Hồ Xuân Hoa, gởi cho Thứ Trưởng Ngoại Giao Việt Cộng Hồ Xuân Sơn, đã ra lệnh cho Việt Cộng thi hành...


Vậy là trong hai ngày tại VIệt Nam, những gì mà Chủ Tịch Trung Cộng phát biểu, cộng với bản tuyên bố chung, chỉ nói đến Bộ Quy Tắc Ứng Xử Biển Đông mà chính Trung Cộng là quốc gia cố tình trì hoãn trong khi miệng vẫn hô hào thúc đẩy tiến đến hoàn tất để đưa vào sử dụng. Tiếp đến là hai bên cộng sản cùng nhau nói những tin tức cũ kỹ của Vịnh Bắc Việt, nhưng hoàn toàn không nói lên điều gì rõ rệt về những bất đồng trên hồ sơ Biển Đông. Trái lại, ông Bình nói nhiều đến tình đồng chí cộng sản của hai đảng, tình láng giềng của hai nước cộng sản, tình "cục bự cục nhỏ" trong bang giao giữa hai nước cộng sản, nếu lãnh đạo Việt Cộng vẫn ôm giữ những thứ tình ấy thì chuyện Biển Đông còn gì để nói đâu. Điều lạ là điểm thứ 10 trong bản Tuyên Bố Chung như đang cột Việt Cộng vào tỉnh Quảng Tây và tỉnh Vân Nam của Tàu sát biên giới Việt Nam, và liệu có phải đây là công tác giúp lãnh đạo Việt Cộng chuẩn bị cho Việt Nam hội nhập vào xã hội Tàu từ năm 2020 như đã thoả thuận tại hội nghị Thành Đô ngày 3 và 4/9/1990, và hội nghị giữa Tổng Cục 2 Việt Cộng với Tổng Cục Tình Báo Hoa Nam (Trung Cộng) soạn kế hoạch thực hiện Biên Bản Thành Đô qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1, từ ngày 5/7/2020 Việt Nam là quốc gia tự trị.
- Giai đoạn 2, từ ngày 5/7/2040 Việt Nam là quốc gia thuộc trị. Và
- Giai đoạn 3, từ ngày 5/7/2060 tên Việt Nam hoàn toàn biến mất, thay vào đó là tỉnh Âu Lạc.


Nhân đây xin nói đến sự kiện  Bộ Giáo Dục Việt Cộng quyết định bỏ môn học lịch sử để ghép vào môn "công dân với tổ quốc".

Ngày 13/11/2015, đài RFA phỏng vấn một người tên Trình, là giáo viên dạy sử lâu năm ở một trường phổ thông trung học,  đang sống tại Quận 1, Sài Gòn, chia sẻ: “Mấy anh dạy lịch sử của một phe chiến thắng thôi chứ không dạy lịch sử một cách khoa học. Bản thân bộ môn lịch sử xã hội chủ nghĩa thì dạy hay không dạy gì thì nó cũng chết rồi. Bản thân nó đã chết từ lâu rồi. Suốt ngày các anh cứ dạy cầm súng tiến lên, ngày này thắng trận này, ngày kia thắng trận kia, đế quốc Mỹ rồi Ngụy quân Ngụy quyền gì đó thì học sinh nó ngán ngẩm, nó hết muốn học. Lịch sử là phải đa chiều và sinh động. Đằng này ngay cả vấn đề  có tính địa chính trị nhưTrường Sa và Hoàng Sa, mấy anh chưa bao giờ đưa vào giáo khoa lịch sử và mấy anh biến sự kiện đó thành cái xác không hồn. Như vậy, bây giờ dù có dạy hay không dạy môn lịch sử, thì chính bộ môn lịch sử như một cái xác không hồn của mấy anh cũng đã chết rồi”.

Thêm nữa, ngày 15/11/2015, trong cuộc hội thảo về vấn đề này, Giáo Sư Trần Thị Vinh, khoa lịch sử trường đại họcGS.TS Trần Thị Vinh - Ảnh: Nguyễn Khánh Sư Phạm Hà Nội. GS Vinh nhận định: "Việc xây dựng môn học Công Dân Với Tổ Quốc gồm ba phân,  là giáo dục đạo đức, lịch sử, và giáo dục quốc phòng an ninh là rất khó thực hiện được. Đây là sự lắp ghép thiếu cơ sở khoa học, vì ba môn này không liên hệ nhau nên phương pháp giảng dạy khác nhau.. Ai là người giảng dạy  môn học lắp ghép nhiều kiến thức tổng hợp như thế. Và việc biên soạn sách giáo khoa cho môn học lắp ghép này cũng rất khó khăn. Nếu người nào làm được, chúng tôi phải cắp sách đến học. Đây là  môn học chưa từng thấy nước nào có, chưa có tiền lệ nào cho việc hình thành một môn học có tính “lắp ghép”

Còn Giáo Sư Nguyễn Quang Ngọc gay gắt: "Sở dĩ môn lịch sử trong chương trình hiện hành bị héo hắt lụi tàn là do GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam - Ảnh: Nguyễn Khánhnhiều năm qua bị xem là môn học phụ, không nằm trong nhóm môn học bắt buộc phải thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nên nhiều học sinh không học hoặc chỉ học cho biết. Vậy, nền giáo dục nước ta liệu có còn dựa trên nền tảng lịch sử, văn hóa, dân tộc, có còn tôn trọng truyền thống đạo lý của Việt Nam nữa hay không....”.

Và liệu, quyết định nói trên của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo có liên quan đến 3 giai đoạn êm ả sáp nhập Việt Nam vào nước Tàu man rợ từ năm 2020, cũng có thể liên quan đến chuyến thăm Việt Nam của Chủ Tịch Trung Cộng, vì tôi nghĩ là Việt Cộng bỏ môn học lịch sử Việt Nam để rồi đây họ sẽ lặng lẽ đưa môn lịch sử Tàu mà Việt Cộng sẽ gắn cho cái tên cũng êm ả nào đó vào chương trịnh giáo dục chăng?  Cho dù có hay không, Các Anh hãy nhìn lên tấm lịch trên tường, chỉ còn 4 năm nữa là Các Anh sẽ nhận "thẻ căn cước" bằng tiếng Tàu, nếu Các Anh vẫn vô cảm mà đứng nhìn thời gian trong khi 90 triệu đồng bào đang chờ Các Anh đó ...

Thứ hai.- Hội nghị ASEAN tại Mã Lai Á (Malaysia)

Ngày 20/11/2015, Thủ Tướng Việt Cộng Nguyễn Tấn Dũng tới Kuala Lumpur, thủ đô của Malaysia, để cùng các vị nguyên thủ quốc gia thành viên, tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh  ASEAN. Tổng Thống Hoa Kỳ và nhiều vị lãnh đạo khác dự định sẽ đưa hồ sơ Biển Đông vào hội nghị này, dù rằng ngay trước đó, Trung Cộng cử Ngoại Trưởng Vương Nghị đến Kuala Lumpur vận động trước với nước chủ nhà không đưa hồ sơ Biển Đông vào chương trình nghị sự.

Ngày 21/11/2015, sau cuộc họp giữa Tổng Thống Mỹ với các vị lãnh đạo ASEAN, hai bên đã ra thông cáo chung nhấn mạnh đến sự cần thiết duy trì tự do lưu thông hàng hải và hàng không trong vùng Biển Đông. Đồng thời, Tổng Thống Mỹ cũng ủng hộ ASEAN đã kêu gọi cần phải đạt được thành công trong các cuộc thương lượng với Trung Cộng về bộ luật ứng xử tại Biển Đông - COC.

Tổng Thống Philippes tuyên bố: "Thế giới đang nhìn xem liệu Trung Cộng có hành sử như một cường quốc có trách nhiệm hay không trong hồ sơ Biển Đông". Trong khi Thủ tướng Nhật Shizo Abe cũng kêu gọi không nên quân sự hóa khu vực này.

Theo lời của viên chức Trung Cộng, trong cuộc gặp ngày hôm nay với Tổng Thống Hoa Kỳ, Thủ Tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường đã đề nghị các nước bên ngoài không nên can thiệp vào hồ sơ Biển Đông. Trong khi Thứ Trưởng Ngoại Giao Trung Cộng Lưu Chấn Dân (Liu Zhenmin) chỉ trích Hoa Kỳ là gần đây đã đưa tàu chiến vào vùng Biển Đông.

Để tỏ rõ Hoa Kỳ ủng hộ ASEAN, Tổng Thống Obama đã ngõ lời mời lãnh đạo các nước Đông Nam Á sang Hoa Kỳ vào năm 2016, bởi vì mối quan hệ với các nước Châu Á giữ vai trò chủ chốt trong vấn đề bảo đảm an ninh cho Hoa Kỳ. Lời mời này cũng bác bỏ những nhận định cho rằng tình hình Trung Đông đã làm cho Mỹ bớt chú ý tới Châu Á.

Ngày 22/11/2015, hội nghị thượng đỉnh ASEAN khai mạc tại Kuala Lumpur, Malaysia, trong bối cảnh hồ sơ Biển Đông được đặc biệt chú ý. Các vị Tổng Thống hoặc Thủ Tướng của 10 nước ASEAN, và 8 quốc gia khác Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, cùng tham dự.

Vẫn ngày 22/11, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, lãnh đạo 10 nước thành viên Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27, đã ký Tuyên bố Kuala Lumpur về "ASEAN 2025 cùng vững vàng tiến bước: 

http://1.i.baomoi.xdn.vn/w460x/15/11/22/198/18050793/1_28607.jpg"Chúng tôi, những người đứng đầu các quốc gia thành viên Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN), gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Liên bang Miến Điện, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam. Tái khẳng định cam kết của chúng tôi đối với:
Thứ nhất. Các mục tiêu và nguyên tắc ghi trong Tuyên Bố ASEAN tại thủ đô Thái Lan năm 1967.
Thứ hai. Tuyên bố khu vực hòa bình, tự do, và trung lập tại thủ đô Malaysia năm 1971.
Thứ ba. Hiệp Ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á tại Indonesia năm 1976.
Thứ tư. Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân tại thủ  đô Thái Lan năm 1995.
Thứ năm. Hướng tới  ASEAN 2020 tại thủ  đô  Malaysia năm 1997.
Thứ sáu. Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II tại Bali, Indonesia  năm 2003. Và
Thứ bảy. Tuyên bố Bali về Cộng đồng ASEAN trong một Cộng đồng các quốc gia toàn cầu tại Bali III, Indonesia năm 2011.
Đồng thời, tái khẳng định các mục tiêu và nguyên tắc được ghi nhận trong Hiến chương ASEAN phản ánh mong muốn và ý chí chung được sống trong một khu vực hòa bình, an ninh và ổn định lâu dài, tăng trưởng kinh tế bền vững, tiến bộ xã hội và thịnh vượng chung, cũng như thúc đẩy các lợi ích, lý tưởng và nguyện vọng của ASEAN.

Quyết tâm rằng, các quốc gia thành viên ASEAN và tất cả các cơ quan ASEAN sẽ thực hiện  "ASEAN 2025 Cùng vững vàng tiến bước" một cách hiệu quả và đúng hạn, theo các mục tiêu và nguyên tắc trong Hiến chương ASEAN. Các Bộ Trưởng ASEAN, Tổng Thư ký ASEAN, và các cơ quan khác trong ASEAN, huy động nguồn lực từ các quốc gia thành viên và từ bên ngoài để thực hiện ASEAN 2025 Cùng vững vàng tiến bước. Và chỉ đạo Tổng Thư ký ASEAN theo dõi và báo cáo thường niên tiến triển thực hiện "ASEAN 2025 Cùng vững vàng tiến bước" lên Hội nghị Cấp cao ASEAN, thông qua Hội Đồng Điều Phối ASEAN và các Hội Đồng Cộng Đồng tương ứng.
Làm tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 22/11/2015, thành một bản gốc duy nhất, bằng ngôn ngữ tiếng Anh.
Chào mừng Cộng đồng ASEAN 2015 chính thức hình thành, gồm Cộng Đồng Chính Trị An Ninh ASEAN, Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN,  và Cộng Đồng Văn Hóa Xã Hội ASEAN.
Ngày 23/11/2015,  khai mạc hội thảo hai ngày về hồ sơ Biển Đông tại Vũng Tàu, Việt Nam,  do Học Viện Ngoại Giao cùng với Hội Luật gia Việt Nam và Quỹ Hỗ Trợ Nghiên Cứu Biển Đông phối hợp tổ chức, với chủ đề "Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”. Ông Trần Đức Long, Phó Tổng Thư Ký Hội Luật Gia Việt Nam, cho đài VOA biết: "Hội thảo năm nay có nhiều chuyên gia nghiên cứu Biển Đông từ Hoa Kỳ, Philippines, Australia, và Trung Cộng tham dự, vì những diễn biến dồn dập ở biển Đông". Trong khi đó, ông Đặng Đình Quý, Giám Đốc Học Viện Ngoại Giao thuộc Bộ Ngoại Giao Việt Nam, nói rằng: “Năm 2015, Biển Đông không có những cơn bão lớn nhưng sóng ngầm vẫn cuồn cuộn, đe dọa tới lưu thông đườn g hàng hải huyết mạch và kế sinh nhai của hàng triệu ngư dân".
Ban tổ chức cho biết: "Nhiều vấn đề lớn như: Việc Trung Cộng xây đảo nhân tạo, bang giao giữa các quốc gia ở biển Đông, luật pháp quốc tế, cũng như triển vọng tương lai ở biển Đông đã được mang ra thảo luận. Điểm nổi bật là quan điểm về biển Đông của các học giả Trung Cộng đều bị phản bác”.
Trong khi truyền thông nhà nước cũng không kiêng dè trong việc chỉ trích các chuyên gia Trung Cộng với những hàng tít như: “Học giả Trung Cộng ngụy biện” hay “Học giả Trung Cộng lại xuyên tạc về biển Đông”.
Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Cộng Hồng Lỗi, chỉ trích Philippines vụ kiện Bắc Kinh ở tòa án trọng tài quốc tế ở La Haye, Hoà Lan, nói rằng: " Đó không phải là một nỗ lực nhằm giải quyết các tranh chấp, mà là một sự khiêu khích chính trị dưới vỏ bọc luật pháp”.
Kết luận.
Tôi thông cảm với Các Anh, là những người sinh ra, lớn lên, học hành, và trở thành Người Lính trong quân đội, tất cả những gì Các Anh học ở trường văn hoá, trường quân sự, lại thường học tập chính trị tại các đơn vị, cộng với những chính sách về các lãnh vực sinh hoạt xã hội mà Các Anh theo dõi hằng ngày. Trôi dần theo thời gian, chính sách độc tài toán trị của cộng sản lan tỏa đến mọi ngóc ngách sinh hoạt xã hội, rồi biến thành một nếp trong đời sống thường ngày đối với người dân nói chung, và Các Anh nói riêng từ lúc nào không ai biết.
Nhưng với phương tiện truyền thông trên thế giới ngày nay, trong một chừng mực nào đó, Các Anh có cơ hội tiếp xúc với thế giới tự do ngang qua hệ thống internet mà Các Anh gọi là “trang mạng”, như Các Anh đang đọc lá Thư này. Tôi tin là trong những lúc mà Các Anh sống thật với trái tim và khối óc của chính mình, nhất thiết Các Anh đã và đang có những suy nghĩ ...... Và tôi luôn hy vọng là theo thời gian với những lá Thư của tôi, cùng với vô số những tin tức trên internet, sẽ giúp Các Anh có được nét nhìn như nét nhìn của người tự do chúng tôi, để nhận ra cộng sản là độc tài toàn trị là điều chắc chắn. Từ đó, Các Anh hãy chọn cho mình một hướng đi, cùng 90 triệu đồng bào hòa nhập vào Cộng Đồng thế giới tự do, để được ngẫng cao đầu giữa thế giới văn minh lịch sự, được hãnh diện trước những người ngoại quốc đến Việt Nam, tìm hiểu nếp sống văn hóa dân tộc với chiều dài lịch sử ngàn năm trước đã lừng danh thế giới.
Tôi vững tin là Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại hải ngoại -đặc biệt là Những Người  Cựu Lính Chúng Tôi- sẽ hết lòng hỗ trợ Các Anh và quí vị đồng bào để làm nên lịch sử.
Các Anh hãy nhớ: Trên thế giới, chưa bao giờ có sự kiện người dân từ các quốc gia Dân Chủ Tự Do chạy sang các quốc gia cộng sản độc tài xin tị nạn chính trị, chỉ có người dân từ các quốc gia cộng sản độc tài ào ạt chạy sang các quốc gia Dân Chủ Tự Do xin tị nạn chính trị. Riêng tại Việt Nam:
Thứ nhất. Trong vòng 300 ngày từ sau Hiệp Định Đình Chiến 20/7/1954 có hiệu lực, đã có 868.672 người từ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chạy vào nước Việt Nam Cộng Hòa dân chủ tự do tị nạn. Từ năm 1954 đến năm 1956, có thêm 102.861 người trốn khỏi phần đất cộng sản vào phần đất tự do Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi tị nạn. Cộng chung là 971.533 người. Đó là cuộc bỏ phiếu bằng chân lần 1 “bầu chọn” chế độ Dân Chủ Tự Do.

Thứ hai. Trong vòng 20 năm kể từ sau khi Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa xua quân đánh chiếm Việt Nam Cộng Hòa ngày 30/4/1975, đã có 839.200 người vượt biên vượt biển đến tị nạn chính trị tại 91 quốc gia tự do, và Liên Hiệp Quốc ước lượng khoảng 400.000 đến 500.000 người đã chết mất xác trên biển và trong rừng, trên đường chạy trốn cộng sản! Lại cuộc bỏ phiếu bằng chân lần 2 “bầu chọn” chế độ Dân Chủ Tự Do.
 Và đừng bao giờ quên rằng: “Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng.
Texas, tháng 12 năm 2015



 Phạm Bá Hoa

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.