Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Saturday 10 October 2015

Thổ Nhĩ Kỳ : 86 người chết vụ nổ xảy ra đang tập trung để tham gia một cuộc biểu tình.

Nổ bom ở thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ, 86 người chết
10/10/2015.

Hai vụ nổ xảy ra bên ngoài nhà ga chính ở Ankara, nơi đám đông đang tập trung để tham gia một cuộc biểu tình.
Nhiều người dân hỗ trợ cứu người bị thương trong vụ nổ. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, các nhân chứng cho biết, hai vụ nổ xảy ra cách nhau vài giây, sau khoảng 10h00 (14h giờ Hà Nội) khi hàng trăm người tụ tập để chuẩn bị tham gia cuộc biểu tình do các nhóm cánh tả tổ chức, nhằm phản đối xung đột giữa chính quyền và lực lượng người Kurd ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ gọi đây là một "cuộc tấn công khủng bố".
Hãng tin địa phương Anadolu nói rằng vụ nổ thứ nhất xảy ra trước cửa nhà ga và vụ thứ hai ở bên trong nhà ga, khiến cơ sở này bị hư hỏng nghiêm trọng.
Bộ Y tế Thổ Nhĩ Kỳ thông báo 86 người thiệt mạng và 186 người bị thương vì vụ việc. Truyền thông địa phương đưa tin rằng vụ nổ do một kẻ đánh bom tự sát gây ra nhưng thông tin này chưa được xác nhận và đang được giới chức điều tra.
Đảng đối lập Dân chủ Nhân dân (HDP) ủng hộ người Kurd của Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng các thành viên của họ là mục tiêu của vụ tấn công, đồng thời cảnh báo số người chết có thể tăng lên do nhiều người bị thương nặng.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã lên án vụ tấn công. Ông kêu gọi người dân đoàn kết và quyết tâm, và nói rằng đó là cách đáp trả có ý nghĩa nhất để chống khủng bố. Ông nói thêm rằng kẻ đứng sau vụ tấn công có âm mưu chia rẽ các thành phần xã hội.
Bạo lực giữa chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ và các chiến binh đảng Công nhân người Kurd (PKK) bùng lên kể từ tháng 7. Ankara tiến hành các cuộc không kích vào các trại của lực lượng người Kurd vì cho rằng họ gia tăng tấn công vào quân chính phủ. Hàng trăm người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột./
Phương Vũ



Massacre at Turkish peace rally: Shocking moment DOUBLE suicide bombing rips through crowd killing NINETY-SEVEN and injuring up to 400 at pro-Kurdish protest 

  • Witnesses described seeing two explosions at Pro-Kurdish rally

------------------------

Thổ Nhĩ Kỳ lún sâu vào khủng hoảng


media
Sau vụ khủng bố đẫm máu tại Ankara 10/10/2015, Tổng thống Recep Tayyib Erdogan trở thành mục tiêu tấn công của đối lập Thổ Nhĩ Kỳ ba tuần lễ trước bầu cử Quốc hội.REUTERS
Sau loạt khủng bố đẫm máu tại Ankara ngày 10/10/2015, Tổng thống Recep Tayyib Erdogan đang trở thành mục tiêu tấn công của đối lập Thổ Nhĩ Kỳ ba tuần lễ trước bầu cử Quốc hội. Hai vụ nổ xảy ra cùng lúc ngay giữa lòng thủ đô, cướp đi mạng sống của gần một trăm người, phải chăng là dấu hiệu cho thấy đảng cầm quyền Công Lý và Phát Triển của ông Erdogan đang bị suy yếu ?
Trong hơn một chục năm cầm quyền ở chức vụ thủ tướng (2003-2014) và từ hơn một năm qua khi ngồi vào chiếc ghế tổng thống, mỗi lần Thổ Nhĩ Kỳ lâm nguy, ông Recep Tayyib Erdogan thường xuyên xuất hiện trên các phương diện truyền thông. Lần này thì khác. Ba ngày sau hai vụ khủng bố đẫm máu nhắm vào một cuộc tuần hành vì hòa bình, tổng thống Erdogan đặc biệt tỏ ra kín tiếng.
Chưa thể trả lời câu hỏi ai là thủ phạm gây ra cái chết cho cả trăm người hôm 10/10/2015. Tuy nhiên loạt tấn vừa qua diễn ra trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị bầu lại Quốc hội sau thất bại ê chề hồi tháng 6/2015 của đảng AKP –Công Lý và Phát Triển trong tay ông Erdogan. Càng gần đến ngày bầu cử, căng thẳng tại Thổ Nhĩ Kỳ càng lộ rõ, đặc biệt là giữa đảng cầm quyền với phe đối lập mà đứng đầu là đảng HDP ủng hộ người Kurdistan.
Phe ủng hộ tổng thống Erdogan và đảng Hồi giáo bảo thủ AKP thì cho rằng loạt khủng bố hồi cuối tuần qua là thủ đoạn được các lực lượng thù nghịch nước ngoài yểm trợ để làm suy yếu Nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ, làm tổn thất uy tín của Ankara trong khu vực Trung Đông.
Chỉ vài giờ sau loạt tấn công tại Ankara nhiều tiếng nói trong hàng ngũ các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã quy trách nhiệm cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Thủ tướng Davutoglu không nêu đích danh tổ chức Hồi giáo thánh chiến cực đoan này nhưng nhìn nhận là đang cho mở điều tra, đặc biệt là trong hàng ngũ các tổ chức cực đoan.
Theo giới quan sát rất có thể tổ chức Nhà nước Hồi giáo đang trở mặt, quay ngược lại tấn công Thổ Nhĩ Kỳ sau khi bị tổng thống Erdogan bỏ rơi. Cho tới gần đây, Ankara luôn ngấm ngầm và ít nhiều yểm trợ quân thánh chiến Hồi giáo cực đoan tại Syria với hy vọng, mượn bàn tay của Daech loại trừ một đối thủ nặng ký là Bachar Al Assad. Theo nhãn quan của Ankara, Syria trong tay ông Al Assad là một mối đe dọa tiềm tàng và cũng là một mối đe dọa cho thế quân bình trong vùng Trung Đông giữa hai khối các quốc gia Hồi giáo theo hệ phái Sunni và Shia.
Tuy nhiên, sau đợt tấn công khủng bố hôm 20/07/2015 nhắm vào Suruc,một thành phố thuộc Thổ Nhĩ Kỳ nhưng sát cạnh với biên giới Syria, mà tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự nhận là tác giả, Ankara đã quay lưng lại với Daech. Thổ Nhĩ Kỳ đang từ là một điểm tựa ít nhiều đang tin cậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo, bỗng trở thành mục tiêu tấn công của quân thánh chiến.
Theo các cuộc điều tra sơ khởi, có nhiều điểm tương đồng trong các vụ tấn công nhắm vào thành phố Suruc hồit háng 7/2015 với hai vụ khủng bố vừa reo rắc kinh hoàng tại Ankara. Có điều trước mắt tổ chức Nhà nước Hồi giáo vẫn chưa lên tiếng nhận là tác giả hai vụ tấn công nhắm vào thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhìn sang bên kia đấu trường, những thành phần chống đối, trong đó có đảng HDP thân Kurdistan đã trực tiếp tố cáo ông Erdogan « tay dính máu ». Luận điểm của HDP khá đơn giản : Hoặc tai họa vừa qua là bằng chứng cho thấy chính quyền trong tay thủ tướng Ahmet Davutoglu đã có những thiếu sót nghiêm trọng trong trách nhiệm bảo dân chúng trước đe dọa khủng bố, hoặc đây thái độ đồng lõa với mục đích làm khơi dậy tinh thần dân tộc chủ nghĩa bài Kurdistan với mục đích tranh thủ lá phiếu của cử tri trong cuộc tuyển cử ngày 01/11/2015. Đảng HDP tố cáo tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ « đổ dầu vào lửa ».
Đợt khủng bố tại Suruc hồi tháng 7/2015 làm 33 người thiệt mạng cũng như tại Ankara cách nay hai ngày làm tiêu tan mọi triển vọng hòa đàm giữa chính quyền của ông Erdogan với lực lượng vũ trang PKK của Kurdistan. PKK chủ trương một vùng Kurdistan độc lập với Thổ Nhĩ Kỳ đã liên tục tấn công vào các đồn lính và cảnh sát của Thổ Nhĩ Kỳ từ hai tháng qua. Để trả đũa, Ankara mở chiến dịch oanh kích vào nhiều căn cứ hậu cần của PKK ở phía bắc Irak.
Thổ Nhĩ Kỳ lún sâu thêm vào khủng hoảng. Ngoài khủng hoảng chính trị, đảng AKP của ông Erdogan còn phải đối mặt với những khó khăn kinh tế chồng chất. Chính sách lãnh đạo đất nước với bàn tay sắt được đảng Công Lý và Phát triển liên tục áp dụng từ hơn một chục năm qua không còn thâu phục lòng dân, khi mà kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ liên tục đổ dốc. Tỷ lệ tăng trưởng đang được dự báo ở mức từ 6 đến 7 % một năm nay bị hạ xuống còn từ 4 đến 5 % cho ít nhất là ba năm tới.
Mối nguy hiểm đặt ra ở đây là nếu Thổ Nhĩ Kỳ bị khuynh đảo thì đây cũng là một tin xấu đối với ổn định của toàn khu vực Trung Đông.

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.