Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Monday 5 October 2015

Dân Muốn Biết :ĐIỆU HỔ LY SƠN..của nhà cầm quyền Việt Nam. ?

PHÓNG THÍCH VÀ TRỤC XUẤT  BLOGER TẠ PHONG TẦN QUA  HOA KỲ  NẰM TRONG ĐỐI SÁCH CỦA NHÀ  CẦM QUYỀN VIỆT NAM.

     Việc phóng thích bloger Tạ  Phong Tần trước thời hạn, sau 4 năm thụ án phạt 10 năm tù về tội tuyên truyền chống nhà nước, rồi đưa từ nhà tù ra sân bay trục xuất qua Hoa kỳ hôm 22 - 9-2015 vừa qua, đã không còn là một bất ngờ gây ngạc nhiên  cho những ai từng quan tâm đến số phận nghiệt ngã của các tù nhân lương tâm tại Việt Nam.
     Bởi lẽ, đây không phải là lần đâu tiên và cũng chưa phải là lần cuối cùng nhà đương quyền Việt Nam thực hiện đối sách mà chúng tôi tạm gọi là “Đối sách điệu hổ ly sơn”. Vì trong quá khứ xa gần, nhà cầm quyền Việt Nam đã từng thực hiện đối sách này với các nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền và dân oan, tiêu biểu như  Gs Đoàn Viết Hoạt, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, Ls Cù Huy Hà Vũ, gần nhất là bloger Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải bị trục xuất qua Hoa Kỳ vào đêm 21-10-2014, nay là bloger Tạ Phong Tần cùng trong tổ chức “ Câu Lạc Bộ Những Nhà Báo  Tự Do”.
     Vậy nội dung “đối sách điệu hổ ly sơn” là gì và vì sao Hoa Kỳ lại chấp nhận thực hiện đối sách này của nhà đương quyền Việt Nam?

I/- NỘI DUNG ĐỐI SÁCH “ĐIỆU HỔ LY SƠN” LÀ GÌ?
     Như chúng tôi đã có dịp trình bầy nhiều lần trước đây, ngoài áp lực công luận quốc tế và các cường quốc dân chủ hàng đầu có ảnh hưởng mạnh như Hoa Kỳ, nhà cầm quyền Việt Nam đã  phải trả tự do cho Bloger Tạ Phong Tần cũng như những nhà đấu tranh cho dân chủ bị cầm tù trước đây và tiếp diễn sau này, không chỉ dựa trên sự toan tính trao đổi lợi ích song phương hay đa phương, còn là tương kế tựu kế loại trừ các phần tử nguy hiểm chống đối chế độ ra khỏi nước theo kế sách “Điệu hổ ly sơn”. Vì một khi đưa được những nhà đấu tranh cho dân chủ hàng đầu như Bloger Tạ Phong Tần ra khỏi nước, nhà cầm quyền Việt Nam đã đưa được những “Con hổ đấu tranh cho dân chủ” ra khỏi lãnh địa Việt Nam, nơi phát huy sức mạnh đấu tranh manh mẽ, có hiệu quả vốn là mối hiểm nguy cho sinh mạng chính trị của chế độ độc tài toàn trị CSVN. Một khi những “mãnh hổ dân chủ ” này đưa ra nước ngoài, tác dụng của các hoạt động đấu tranh cho mục tiêu dân chủ hóa Việt Nam của họ dầu muốn dầu không sẽ suy yếu đi, không còn là hiểm họa cận kề. Đó là chưa kể họ sẽ bị cô lập, tấn công, chụp mũ, nhục mạ thậm từ của chính những người quốc gia chống cộng thật mà cực đoan, đa nghi, hay chống cộng giả làm công tác “Đặc tình truyền thông” cho Việt cộng.Mức độ và cường độ tấn công có thể ác liệt, tàn nhẫn hơn đối với những nhà dân chủ gốc cán bộ đảng viên cộng sản từng tham gia guồng máy công quyền dân sự hay quân sự Việt cộng như: nhà báo Bùi Tín,cựu Đại tá, Phó Tổng Biên Tập báo Quân Đội Nhân Dân (QĐND); Ls Cù Huy Hà Vũ, con trai của nhà thơ Huy Cận, con nuôi của nhà thơ Tố Hữu vốn là những công thần của chế độ; hay gần nhất là Bloger Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải, cựu chiến binh QĐND và nay là Bloger Tạ  Phong Tần, cựu sĩ quan công an Việt cộng…Những nhà đấu tranh cho dân chủ này, dù quá khứ là thế, nhưng sau này dù đã thực sự “Phản tỉnh”nhận thức được những sai lầm quá khứ theo Việt cộng, đã có những hành động cụ thể đấu quyết liệt cho dân chủ, nhân quyền, dân oan, phải vào tù, bị đầy ải nhiều năm tháng, thế nhưng với đối sách “Điệu hổ ly sơn”, Việt cộng đã thành công phần nào trong ý độ cô lập và vô hiệu hóa các hoạt động đấu tranh của các nhà dân chủ sau khi bị trục xuất ra hải ngoại. …

II/- VÌ SAO HOA KỲ CHẤP NHẬN ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT CỘNG?
     Theo nhận định của chúng tôi, sở dĩ Hoa Kỳ chấp nhận đối sách tạm gọi là “Điệu Hổ Ly Sơn” của nhà cầm quyền Việt Nam, là tiếp nhận các nhà đấu tranh dân chủ trong nước sau khi được phóng thích và bị trục xuất thẳng từ nhà tù qua Hoa Kỳ, là vì chính sách hai mặt của Hoa Kỳ đối với chế độ độc tài Việt cộng và đối với các lực lượng chống chế độ độc tài Việt cộng.
   1.- Đối với chế độ độc tài Việt cộng.
      Sau khi nối lại quan hệ ngoại giao, từ 20 năm qua (1995-2015), Hoa  Kỳ đã coi chế độ Việt cộng là một đối tác làm ăn, trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, không còn là đối phương như trước đây. Hoa Kỳ nhiều lần xác nhận mà gần nhất là trong chuyến đi thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí Thư đảng CSVN vào đầu tháng 7 vừa qua, rằng Hoa Kỳ luôn tôn trọng sự khác biệt chế độ chính trị của Việt Nam (độc tài, độc đảng)  với Hoa Kỳ (Dân chủ, đa đảng).Mặc dầu trên thực tế Hoa Kỳ không che dấu chính sách can thiệp tạo áp lực thúc đẩy Việt Nam chuyển đổi qua chế độ dân chủ đa đảng. Hoa Kỳ có nhiều cách trực tiếp hay gián tiếp tạo áp lực với nhà cầm quyền Việt Nam theo chiếu hướng dân chủ hóa Việt Nam t. Một cách gián tiếp như ngầm hay công khai lên tiếng yểm trợ các cao trào đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và dân quyền trong cũng như ngoài Việt Nam. Những người tham gia các cao trào này, nếu bị bắt cầm tù do các hành vi đấu tranh ôn hòa, bất bạo động, Hoa Kỳ sẵn sàng lên tiếng, áp lực cách này cách khác,đòi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do và ngưng đàn áp các nhà bất đồng chính kiến, vô điều kiện hay ngầm trao đổi có điều kiện nhằm thành đạt lợi ích nào đó.Thường thì nhà cầm quyền Việt Nam hay sử dụng việc bắt bớ giam cầm các nhà bất đồng chính kiến có giá trị như vốn để trao đổi lợi ích với Hoa Kỳ.
     Việc Hoa Kỳ đồng ý tiếp nhận các nhà bất đồng chính kiến bị cầm tù trục xuất thẳng từ nhà tù như Bloger Tạ Phong Tần mới đây Ls Cù Huy Hà Vũ, Bloger Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải trước đây hay Linh mục Nguyễn Văn Lý có thể sắp tới đây, trước mắt có thể đem lại lợi ích ngầm nào đó cho Việt cộng, không có lợi ích gì cho Hoa Kỳ trong hiện tại, nhưng  tương lai có thể là những nhân sự hữu dụng một khi khi Việt Nam chuyển đổi qua chế độ dân chủ, đa đảng vốn là mục tiếu tối hậu mà Hoa Kỳ muốn giúp thành đạt tại Việt Nam.Bởi vì, đây là những vốn nhân lực, hữu dụng cho tương lai, có phẩm chất từng được tôi luyên qua đấu tranh gian khó, cần được Hoa Kỳ bảo vệ, tích lũy đưa ra khỏi nhà tù đến nơi an toàn, hơn là tiếp tục để cho bị đầy ải, chết dần mòn và đui chột với án phạt nhiều năm trong nhà tù Việt cộng. Nghĩa là, Hòa Kỳ không hợp tác, không khuyến khích cho đối sách “Điệu Hổ Ly Sơn” của Việt cộng, mà vì lý do nhân đạo và hậu ý về sau, nên đã và sẽ tiếp tục tiếp nhận những nhà bất đồng chính kiến được phóng thích và trục xuất thẳng từ nhà tù ra nước ngoài. Động tác này phù hợp với chủ trương bao lâu nay của Hoa Kỳ là chỉ tạo áp lực trực tiếp hay gián tiếp đẩy đưa Việt Nam chuyển đổi hòa bình từ chế độ độc tài, độc đảng qua chế độ dân chủ đa đảng, không ủng hộ bạo lực lật đổ để thay thế. Do đó, trước sau gì Hoa Kỳ chỉ coi các lực lượng quốc gia, dân tộc, dân chủ như những công cụ để khi cần sử dụng làm áp lực cới Việt cộng, góp phần tạo các lực đẩy, lực xoay cùng chiều về hướng dân chủ hóa việt Nam. 
        Giờ đây Bloger  Tạ Phong Tần đã thoát khỏi nhà tù của chế độ độc tài toàn trị CS trong nước, được hít thở bầu không khí tự do sau những năm tháng tù đầy (4 năm thụ án 10 năm tù vì chống chế độ độc tài toàn trị CS), được một số cá nhân và đoàn thể người Việt quốc gia ở hải ngoại đón tiếp nồng hậu tại sân bay Los Angeles hôm 22-9 vừa qua và những ngày sau đó. Mặc dầu Bloger Tạ Phong thần đã có những lời tuyên bố kiên định lập trường tiếp tục con đường chống chế độ độc tài Việt cộng để dân chủ hóa đất nước, không ngần ngại công khai tuyên bố coi lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là biểu tượng của tư do, dân chủ; và mặc dầu theo nhiều báo cáo khả tín, Tạ Phong Tần bị biệt giam trong tù, bị cai tù và các tù nhân khác ngược đãi, có lúc bị tịch thu luôn cả vật dụng vệ sinh cá nhân, lại bị nhiều căn bệnh như tim, viêm khớp, cao máu, trong nhà tù; và vào năm 2012, người mẹ đã qua đời sau khi tự thiêu để phản đối phiên tòa xử con gái mình…Nhất là, nhìn khuôn mặt hốc hác mà cương nghị của bloger Tạ Phong Tần chụp khi tới sân bay Los  Angeles, so với nguôn mặt tươi trẻ đầy sức sống trước khi vào tù, khiến nhiều người không khỏi cảm thương cho số phận những con người dấn thân đấu tranh cho dân cho nước…Thế nhưng, đó đây vẫn có những kẻ nghi ngờ viết bài đánh phá , nhục mạ Bloger Tạ Phong Tần một cách thậm từ.

III/- KẾT LUẬN:     
        Những người quan tâm, cảm thông không khỏi lo lắng tự hỏi, rồi đây sau khi ổn định sức khỏe và cuộc sống, liệu Bloger Tạ Phong Tần, một “Mãnh hổ đấu tranh cho dân chủ Việt Nam” ở trong nước, sẽ có còn là “Mãnh hổ đấu tranh cho dân chủ Việt Nam” ở hải ngoại nữa hay không, khi mà đã có những dấu hiệu đối xử bất công và tàn nhẫn đã xuất hiện đó đây như đã từng xẩy ra với các nhà đấu tranh cho dân chủ cùng chung cảnh ngộ trước đây đã bị nhà đương quyền Việt Nam phóng thích và trục xuất thẳng từ nhà tù qua Hoa Kỳ.
       Câu trả lời về mặt chủ quan xin dành cho Bloger Tạ Phong Tần. Tất nhiên một cách khách quan, câu trả lời này  không chỉ tùy thuộc vào cá nhân Bloger Tạ Phong Tần, mà còn tùy thuộc vào môi trường đấu tranh hải ngoại. Vì vậy câu hỏi thứ hai được đặt ra: Liệu Bloger Điếu Cầy có tránh được số phận và tư thế đấu tranh bất lợi như những nhà dân chủ trước chị,từng được phóng thích từ nhà tù trước thời hạn, đi thẳng qua Hoa Kỳ hay không? Câu trả lời xin dành cho những người quốc gia chống cộng vốn đa nghi ở hải ngoại, nhưng không cần đặt ra với những tay sai nằm vùng của VC, vì công việc đánh phá những nhà dân chủ gốc Việt cộng đã thật sự phản tỉnh này, vốn là nhiệm vụ công cụ của họ mà ./.
Thiện Ý
Houston, ngày  2 tháng 10 năm 2015
-----------

Nhân vật “đối kháng“ truy tố tội ác cộng sản 

 

Bài viết này trình bày những suy tư cá nhân về trường hợp các nhân vật được xem hay tự nhận là “đối kháng“ do Hoa Kỳ cấp giấy nhập cảnh nên đã sang Mỹ nói chung. Nói riêng thì nó chú trọng vào khía cạnh các nhân vật “đối kháng“ dự kiến tiến hành thủ tục pháp lý nhằm truy tố các tội ác của cộng sản trước nền công lý nhân loại.

Khi người Việt Nam được nước ngoài thu nhậnSau ngày 30.04.75 một số lớn đồng bào chúng ta có cơ may được nhiều quốc gia thuộc “thế giới tự do“ thu nhận. Rất nhiều người nghĩ rằng phen này mình sẽ đem chuông đi đấm nước người. Các chuyên viên kinh tế tài chánh, các kỹ thuật gia v.v..thường nuôi mộng sẽ có dịp thi thố tài năng trong xã hội mới nơi đất khách. Tôi quen một ông giáo sư đại học kinh tế. Trong một buổi hội thảo, ông lớn tiếng tuyên bố sẽ dạy cho người Đức làm kinh tế. Một ông giáo sư dạy Đức ngữ ở cấp trung học thời Việt Nam Cộng Hoà chuẩn bị tâm trạng để sang Đức dạy tiếng Đức. Ngay một bà sinh sống bằng nghề tiểu thương cũng lạc quan bảo rằng ở Việt Nam mà mình còn buôn bán được thì sang Đức mình sẽ kinh doanh qui mô. Vân vân. Tất cả những trường hợp tôi vừa liệt kê đều tỏ ra hết sức tự tin khi minh hoạ khả năng thi thố tài năng nơi quê người để rồi sau đó họ sống rất thoải mái trên vùng đất lạ nhờ trợ cấp xã hội. Cho nên nếu những nhân vật chính trị “đối kháng“ được Mỹ nhân danh điều được gọi là “nhân quyền“ mang sang nước họ trong thời gian gần đây có lớn tiếng tuyên bố hơi hơi đại ngôn thì đó là điều rất hợp thế thái nhân tình.
Khi chư vị “đối kháng“ tuyên bố vào thuở ban đầuTất cả quí Ông quí Bà sang Mỹ theo tư cách “trục xuất“(?) hay không trục xuất đều đồng thanh khẳng định là mình sẽ tiếp tục đấu tranh. Định luật này không có ngoại lệ. Chẳng có ai khi mới chân ướt chân ráo ra khỏi phi cơ mà lại lên tiếng công khai bảo rằng mình sang Mỹ là để sống đời hưu trí hay ít ra thì cũng để sống cảnh an thân. Cư xử như thế thật đáng hoan nghênh. Nhưng ý chí quang phục quê hương dần dà nhạt nhoà đi cùng với cuộc sống kéo dài trên đất lạ và kết quả là những thành phần tạm xem là “đối kháng“ rốt cuộc cũng chỉ sử dụng những biện pháp chống cộng giống y như người tỵ nạn; thậm chí còn thua người tỵ nạn, ví dụ họ không hề hay rất ít tham gia các vụ biểu tình chống đối những lãnh tụ cộng sản công du ngoại quốc. Ngoài ra do chịu ảnh hưởng quá nặng của chính sách tuyên truyền nhồi sọ, họ dễ có những phát biểu, những nhận thức không đúng chân lý lịch sử; và tình trạng này hạn chế không ít tác dụng chống cộng của họ.Đáng nói hơn là những dự tính riêng tư lúc ban sơ của từng người. Không muốn bài viết quá dài, tôi chỉ xin đan cử trường hợp hai Ông Bà Nguyễn Văn Hải và Tạ phong Tần. Ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải vừa mới qua được Mỹ là đã tuyên bố sẽ canh tân đường lối thông tin trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài và sẽ kết hợp truyền thông giữa quốc nội và hải ngoại. (Tôi chỉ ghi lại nội dung chính, tôi không chủ tâm phải ghi nguyên văn lời phát biểu). Cá nhân tôi chờ mãi vẫn chưa thấy kết quả cụ thể của đường lối này. Ngoài ra, Ông Nguyễn Văn Hải còn cho biết sẽ kiện cộng sản trước các toà án quốc tế. Tôi rất vui khi nghe tin này, dẫu biết rằng nói và làm khác nhau rất rất rất xa. Thế rồi mấy hôm nay niềm vui tưởng đã tắt lịm bỗng nhen nhúm trở lại khi nghe lời tuyên bố của Bà Tạ Phong Tần. Lời tuyên bố của Bà mạnh mẽ hơn so với lời tuyên bố trước đây của Ông Nguyễn Văn Hải. Nhiều lần, Bà Tạ Phong Tần dùng tính từ quen thuộc của ngôn từ cộng sản, tính từ “hoành tráng“. Nói chung, Bà sẽ kiện cộng sản trước các toà quốc tế một cách “hoành tráng“ vì Bà mang được sang Mỹ đầy đủ hồ sơ án lệ. Khác và cũng hơn Ông Nguyễn Văn Hải, Bà Tạ Phong Tần tỏ ra rất tự tin khi trình bày tâm nguyện bản thân.

Truy tố tội ác Việt cộng : hết phe quốc gia...Nhiều lần tôi từng nhận định rằng chỉ có biện pháp truy tố tội ác Việt cộng trước các pháp đình quốc tế mới là một biện pháp tấn công, chủ động, xung kích nhắm vào phía địch; còn tất cả các biện pháp khác – biểu tình tuần hành, hội thảo hội luận, dựng lại cờ vàng, đặt tên Saigon Nhỏ, sáng tác chính luận v.v..– đều chỉ là những biện pháp thụ động, bị động, tự vệ nhằm giữ đất giữ người. Cho nên cùng với một vài đồng bào và tổ chức khác, cá nhân tôi đã tìm hiểu và đệ đơn truy tố tội ác giặc cộng, nhưng chúng tôi, cho đến nay, đã không đạt được thành quả nào cả. Xin sơ lược kể ra sau đây : Luật sư Nguyễn Thành ở Florida, Hoa Kỳ; Thiếu tá Liên Thành ở California, Hoa Kỳ; Ông Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc ở Bern, Thụy Sĩ. Nếu kể cả bản thân tôi thì đã có bốn công dân gồm hai công dân Hoa Kỳ, một công dân Thụy Sĩ và một công dân Đức quốc lập thủ tục truy tố tội ác giặc cộng trước các cơ quan bảo vệ công lý quốc tế. Chúng tôi sử dụng tố quyền của những nạn nhân trực tiếp của chính quyền cộng sản; nói cách khác, chúng tôi tố cáo các trọng tội hình sự của cộng sản trước nền công lý nhân loại với tư cách là chứng nhân hay hội đoàn. Nhưng không có toà án quốc tế nào chịu chấp đơn khởi tố của chúng tôi vì những tội danh do chúng tôi nêu ra đều đã mất thời hiệu. (Tôi chỉ nêu các trường hợp tố tụng đứng đắn, đàng hoàng).

...Đến người cộng sảnThoạt nghe nhị vị Nguyễn Văn Hải-Tạ Phong Tần cho biết sẽ kiện Việt cộng, tôi đã cảm thấy ngỡ ngàng. Cùng chung hoàn cảnh với hai vị, cùng bị cộng sản câu thúc thân thể một cách phi pháp – theo lời tố cáo của cả ba người – còn có luật sư Cù Huy Hà Vũ. Hơn nữa, Bà Cù Huy Hà Vũ cũng là luật sư. Tại sao tiến hành một công việc thuộc phạm vi luật pháp mà lại không do hai chuyên gia về luật, nạn nhân trực tiếp của lạm quyền tư pháp, chủ xướng và chủ trì?Toà án quốc tế có rất nhiều nhưng theo sự hiểu biết của cá nhân tôi thì chỉ có hai cơ cấu thích hợp với việc chúng ta theo đuổi là International Court of Justice (ICJ) thiết lập năm 1945 và International Criminal Court (ICC) thiết lập năm 2002. Nhưng ICJ chỉ thụ lý những vụ tranh chấp (general disputes) do các quốc gia khởi tố, hay nói cách khác, các cá nhân không được phép nộp đơn kiện cáo tại ICJ. ICC nhận đơn truy tố về những trọng tội quốc tế thuộc ba lĩnh vực diệt chủng, tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh (international crimes of genocide, crimes against humanity, and war crimes). Thuộc loại hình crimes against humanity có imprisonnement or other severe deprivation of physical liberty và outrages upon personal dignity [bỏ tù hay câu thúc thân thể trầm trọng (chẳng hạn “tập trung học tập cải tạo“ đối với “ngụy quân ngụy quyền“) và xúc phạm nhân phẩm]. Hai nhân vật “đối kháng“ Nguyễn Văn Hải-Tạ Phong Tần có thể tự xem là đối tượng của hình thức tội phạm hình sự này vì cả hai đã bị cộng sản giam cầm và ngược đãi. Như thế, đối với ICC và trên nguyên tắc, họ có tố quyền. Nhưng có tố quyền là một chuyện, truy tố được hay không là chuyện hoàn toàn khác.

Hai mặt của một vấn đềCông pháp quốc tế sẵn sàng tạo cơ hội cho nạn nhân các chế độ tàn bạo sát nhân giữ một vai trò tích cực, chủ động, trung tâm, trọng yếu trong tiến trình truy tố tội ác của những chế độ liên hệ. Nạn nhân không phải chỉ giữ vai trò nhân chứng mà còn có quyền yêu cầu tiến hành điều tra tội ác để rồi cùng tham gia tiến trình truy tố và đòi hỏi bồi thường. Nhiều quốc gia văn minh dân chủ đã cùng đồng loạt ban bố thủ tục cụ thể nhằm tiến hành truy tố và kết tội những tên sát thủ đồng thời bồi hoàn thiệt hại tinh thần và vật chất cho nạn nhân oan ức. Nhưng đó là lý thuyết.Khi thực hành thì khác. Như đã trình bày, hai Ông Bà Nguyễn Văn Hải-Tạ Phong Tần chỉ có thể truy tố tội ác cộng sản trước ICC. (Thật ra còn có European Court of Human Rights hoạt động từ năm 1959 lận và chuyên xử các vụ vi phạm nhân quyền nhưng nó chỉ thụ lý các án lệ liên quan đến công dân Liên Âu. Egon Krenz, cựu Bí thư Đảng Cộng sản Đông Đức, đã nộp đơn kiện tại pháp đình này vì cho là mình bị luật pháp Đức tuyên án oan ức.) Vì là một international court nên dẫu nhị vị là công dân Hoa Kỳ (hay công dân Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam), nhị vị vẫn được phép nộp đơn truy sách. Tuy nhiên, hoạt động của ICC vốn đặt cơ sở trên văn kiện mệnh danh là Pháp chế La mã (Rome Statute) mà quốc gia Việt nam cộng sản lại không chịu ký tên cũng như không chịu phê chuẩn văn kiện lập pháp này. (Đã có 122 quốc gia ký tên rồi phê chuẩn; có quốc gia đã ký tên nhưng chưa phê chuẩn như Do Thái, Thái Lan, Hoa Kỳ; 43 quốc gia không ký tên, không phê chuẩn trong số có Trung Cộng, Ấn Độ, Lào, Bắc Hàn, Việt Nam). Dẫu sao đi nữa, Việt cộng không công nhận thẩm quyền của ICC thì chúng sẽ không chịu trách nhiệm hình sự khi bị kết án; nhưng nếu hai nguyên đơn Nguyễn Văn Hải-Tạ Phong Tần đạt được một kết quả nào đó trước Toà Hình sự Quốc tế International Criminal Court ICC thì cũng ngoạn mục lắm rồi. Cho nên tất cả vấn đề là hai nguyên đơn họ Nguyễn họ Tạ phải chứng minh rằng mình là nạn nhân của tội ác chống nhân loại, crimes against humanity. Lợi thế của hai nguyên đơn : tội ác của giặc đối với hai người chưa mất thời hiệu.Cho đến bây giờ, phe quốc gia không gặt hái được thành công khi truy tố tội ác giặc cộng chỉ vì : a) thảm sát Mậu Thân Huế không mất thời hiệu nếu được nền công lý nhân loại công nhận là genocide, là tội ác diệt chủng nhưng bên nguyên, cho đến nay, đã không làm được việc chứng minh này; b) các tội ác khác [giam cầm không xét xử (học tập cải tạo) chẳng hạn] đã mất thời hiệu vì xảy ra từ 1975; c) vả lại Toà Hình sự Quốc tế được thiết lập từ năm 2002 và chỉ thụ lý những án lệ xảy ra sau niên đại này.Người có gốc nguồn từ phía quốc gia đã không thành công. Giờ đến lượt người xuất thân từ phía cộng sản hành động. Nếu hành động đạt được một chút kết quả nào đó thì những nhân vật “đối kháng“ đáng được xem là hữu ích phần nào. Nếu, nếu,nếu...

 


0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

.

.