Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa
Tuesday 6 October 2015
Home »
Dân Muốn Biết
» Dân Muốn Biết: Hãy thử nhìn lại cái gọi là thành phần thứ ba "cộng sản"
Dân Muốn Biết: Hãy thử nhìn lại cái gọi là thành phần thứ ba "cộng sản"
Tuesday, October 06, 2015
No comments
Trót vì tay đã nhúng chàm
hay
Thử nhìn lại cái gọi là thành phần thứ ba
Hiện nay thì ai cũng rõ cái gọi là thành phần thứ ba chỉ là cái bung xung, Việt cộng đặt ra để nhuộm đỏ dần miền Nam, ban đầu họ không nghĩ là có thể chiếm miền Nam dễ dàng như đã diễn ra vào ngày 30-4-1975, với chủ trương tầm ăn dâu, cái gọi là Mặt trận giải phóng miền Nam, kế là Chánh phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam được dựng lên, nồng cốt là các đảng viên cộng sản miền Bắc gởi vào và số nằm vùng (Võ Chí Công, Nguyễn Văn Linh, Phạm Hùng, Trần Bạch Đằng, Trần Bửu Kiếm, Nguyễn Thị Định, Huỳnh Tấn Phát, Võ Văn Kiệt, ..), để đánh lừa công luận quốc tế, họ lôi kéo thành phần trí thức thành thị bất mãn ở Miền Nam vào các tổ chức trên, hứa hẹn là sẽ có vai vế trong thể chế chuyển tiếp tương lai, theo Dương Văn Ba (DVB): «Đến ngày 26-4-1975 tôi và chú Quang gặp nhau ở một quán ăn lớn trên đường Tổng Đốc Phương. … Ông hỏi: “Đô trưởng Sài Gòn là ai?” Tôi trả lời: “rất có thể là Hồ Ngọc Nhuận” “Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia là ai?” “có lẽ là Triệu Quốc Mạnh.”- “Còn cháu sẽ làm gì?” Tôi nói: “Thứ trưởng Bộ Thông tin hoặc Thứ trưởng Bộ Giáo dục.» (1), theo cộng sản hoạch định, ba thành phần gồm quốc gia (Việt Nam cộng hòa), Việt cộng (Chánh phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam) và thành phần thứ ba.
Gọi là thành phần thứ ba nhưng kỳ thật là tay sai, loại xanh vỏ đỏ lòng, đây không phải là điều gán ghép để bôi nhọ (ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản) mà thực tế đã minh chứng, vả lại, chính một số họ cũng đã công khai thừa nhận trong các hồi ký (Hồi ký không tên của Lý Quý Chung, Những ngả rẽ của Dương Văn Ba, Đời của Hồ Ngọc Nhuận), nhờ đó chúng ta hiểu thêm nhiều nhân vật khác như Ngô Công Đức, Lý Chánh Trung, Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín, Trương Bá cần, ...
Nhận diện lại không phải để bôi bác (việc lem luốc đã rành rành quá rồi) mà để rút ra một bài học hầu giúp soi sáng cho những ai còn mon men «đạp cứt» của họ.
Sự hiện diện của một số trí thức không cộng sản ở miền Nam (Trịnh Đình Thảo, Trương Như Tản, Dương Quỳnh Hoa, Lữ Phương, Đôn Hậu, …) trong cái gọi là Mặt trận giải phóng miền Nam, kế là Chánh phủ lâm thời miền Nam Việt Nam giúp cho cộng sản tuyên truyền là nhân dân miền Nam nổi dậy chống đế quốc Mỹ và tay sai, ban đầu còn úp úp mở mở, nhưng dần dà thì công khai, nhà cầm quyền miền Nam thì biết rất rõ ý đồ này, chính sách tố cộng từ giữa thập niên 1950 là nhằm hóa giải âm mưu ấy, vấn đề đặt ra là một số trí thức miền Nam bị cộng sản lợi dụng hay tự nguyện theo cộng sản?
Thực tế cũng khó phân định rạch ròi :
- nói bị cộng sản lợi dụng thì sao họ vẫn tỏ ra hài lòng chế độ mới, được hưởng một số ơn mưa móc?
- bằng nói theo cộng sản thì sao họ không được trọng dụng, bị thất sủng, thậm chí bị bạc đãi đến nỗi phải tìm đường bôn tẩu như Trương Như Tản -Bộ trưởng tư pháp trong Chính phủ lâm thời miền Nam VN vượt biên bằng tàu từ Long Xuyên năm 1977 (2), Châu Tâm Luân: «Nhưng phần lớn các trí thức đã ra đi lặng lẽ. Giáo sư Châu Tâm Luân kể: “Tôi đi tất cả sáu lần. Lần bị giữ lâu nhất là ở Rạch Giá, cả tháng trời. Nhưng tôi không khai mình là ai. Như bốn lần trước, ở nhà cứ lo một cây vàng thì được thả”… . Theo ông Huỳnh Kim Báu, khi vượt biên bị bắt, Giáo sư Lê Thước đã tự sát.» (3) hay âm thầm rời bỏ đất nước (Phạm Hoàng Hộ: «Theo ông Võ Văn Kiệt, Thành ủy vẫn để Giáo sư Phạm Hoàng Hộ hàng năm sang Pháp dạy học. Trong một lần đi Pháp, ông ở lại luôn bên đó rồi viết thư về cho ông Kiệt nói rằng, công việc nghiên cứu nhiều, ông cần phải ở nơi có phương tiện cho ông làm việc, khi nào đất nước thực sự cần, ông sẽ về.» (3), hoặc đăng đàn chỉ trích chế độ như Chân Tín,
Qua sự phản tỉnh muộn màn của Hồ Ngọc Nhuận (4), đương sự đã nhận rõ mặt trái của cộng sản từ lâu, như vậy những bài viết tâng bốc chế độ cộng sản từ trước đến nay của họ đều là giả dối, cái gọi là thành phần thứ ba phần lớn là bị cộng sản lợi dụng, nhiều người đã được móc nối: «Tôi (Hồ Ngọc Nhuận) chỉ thiếu đi vô khu như anh Nguyễn Ngọc Lan hay anh Châu Tâm Luân mà thôi. Hay chính xác hơn là vô hụt…» (5), «Ngô Công Đức cũng đã đi theo Việt Cộng (theo tới cùng hay theo nửa chừng hoặc bên trong còn bọc lót áo màu gì chưa biết). Riêng Hồ Ngọc Nhuận đã được móc nối tại Paris bởi Đại Sứ Phạm Văn Ba và Đại Sứ Nguyễn Văn Tiến trong năm 1968.»,… «Ông Ngô Tấn Nhơn và bà Bùi Thị Mè là những người đã tiếp sức cho Ngô Công Đức đi theo cách mạng.», … «Tưởng cũng nên kể lại sự việc vào năm 1968, sau biến cố tết Mậu Thân, lúc đó ông Võ Văn Kiệt còn làm Bí Thư chỉ đạo Khu 9, … ý đồ của ông Kiệt muốn sử dụng tôi (Dương Văn Ba) hoạt động cho Cộng Sản từ năm 1968. …, tôi có hứa sẵn sàng làm những việc gì tôi thấy có lợi cho cách mạng.», …«Giáo sư Lý Chánh Trung … qua trung gian của gia đình bên vợ (bà Bùi Thị Mè là chị ruột vợ của Thầy Trung) đã được cộng sản móc nối từ lâu. Năm 1965, ông và em vợ ông giáo sư Bùi Thế Xương đã từng lên mật khu Hố Bò họp mặt với Thủ tướng Huỳnh Tấn Phát.» (1)
Một thời gian sau ngày 30/4/1975, một số sớm nhận ra là không thể tiếp tục sống với cộng sản vội tìm đường thoát thân, một số hít được chút «bã mía» thì ở lại:
- khỏi tù cải tạo: «tôi (DVB) được miễn đi học tập cải tạo tập trung như hàng mấy trăm ngàn người khác», khi nhận được thư thông báo: «Lúc đó, cả tôi và vợ tôi đều nói: “Thế là Bác Hồ đã soi rọi đến gia đình mình” vừa nói như thế chúng tôi đều đồng loạt nhìn lên ảnh Bác Hồ đang treo trên tường giữa nhà» (1),
- chờ đợi chia chát quyền hành: «Xin kể lại một chuyện có thật, ngay những ngày đầu sau giải phóng, trong lúc sắp xếp bộ máy nắm quyền tại thành phố Sài Gòn, anh Hồ Ngọc Nhuận từng được đề bạt dự kiến giữ vai trò Phó Chủ Tịch của UBND Cách Mạng Lâm Thời Sài Gòn – Gia Định.» (1),
- cho ra báo lại, …) thì tỏ vẻ biết ơn «cách mạng» rối rít như nhóm báo Tin sáng (Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Dương Văn Ba, Lý Quý Chung, …), Đối diện (Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, …), Công giáo và dân tộc (Trương Bá Cần, Huỳnh Công Minh).
Từng sống và hoạt động chính trị, báo chí trong hai chế độ, đáng lẽ họ phải sớm nhận ra lẽ thật, vậy mà từ những đại diện dân cử lớn tiếng rộng họng công kích chính quyền biến thành những công dân hạng hai, từ chủ báo chủ bút hung hăng dùng ngòi bút chống Mỹ -Ngụy trở thành loại hàng thần lơ láo, mong chờ phát ban ân huệ, từ những tên dám thách thức một nhà nước pháp quyền kiểu dọc ngang nào biết trên đầu có ai (ra báo lậu, ra tuyên ngôn tuyên cáo chống chế độ) giờ thu mình lại, nhũn như con chi chi, chẳng dám hó hé trước một xã hội đầy dẫy xấu xa.
Sau 40 năm mới thấy sự phản tỉnh muộn màn: « ng Trọng và những người của ông, như ông, vì cả đời thâu tóm tất cả các quyền tự do căn bản của người dân, để tự do muốn làm gì thì làm trên đầu trên cổ người dân, nên cho rằng tuyệt đại đa số người Việt Nam bị đạp xuống làm người dân hạng hai, hạng ba như chúng tôi, … từ khi các ông bê từ đâu đó về cái gọi là “cộng hòa xã hội chủ nghĩa” để gắn lên đầu hai chữ Việt Nam, một chế độ mà hằng chục nước từng bị áp đặt đã thẳng thừng vứt bỏ từ một phần tư thế kỷ qua để nhân dân nước họ được đứng thẳng làm người, ...». (4)
Nỗi u mê kéo dài quá lâu hay vừa ngộ ra những lời tâng bốc rẻ tiền không còn tác dụng?
Những điều HNN nói ra chẳng có gì mới lạ, chính quyền Miền Nam đã biết từ lâu (chính sách tố cộng khởi động từ giữa thập niên 1950), trong khi một nhóm gọi là trí thức lại hậu thuẫn cho cộng sản (chống chiến tranh, chống Mỹ -Ngụy) há họ không biết chiến tranh phát xuất từ đâu, chủ trương của cộng sản ra sao (một số chức sắc tôn giáo lại tung hê chủ nghĩa vô thần), cộng sản có gì hơn quốc gia?
Đành rằng chế độ miền Nam còn nhiều khuyết điểm, nhưng giữa hai cái xấu, người trí phải biết chọn cái ít xấu hơn, còn nhắm mắt đạp đổ bất chấp hậu quả thì sao tránh khỏi mang tiếng u mê?
Điều đáng hổ thẹn hơn nữa là họ hân hoan đóng vai hàng thần lơ láo, thốt ra những lời tâng bốc rẻ tiền, luôn tỏ ra vui vẻ đón nhận ơn mưa móc, theo Huy Đức: «Ba tháng sau, chính quyền thuyết phục được hai nhóm nhân sỹ nhận giấy phép ra báo tư nhân: Nhóm linh mục khuynh tả Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, làm tờ Đối Diện trước 1975, nhận Giấy phép số 01(59), ngày 4-7-1975, ra tờ bán nguyệt san Đứng Dậy. Cùng ngày 4-7-1975, nhóm linh mục Trương Bá Cần, Huỳnh Công Minh nhận Giấy phép số 02, ra tờ Công Giáo & Dân Tộc. Phải tới ngày 22-7-1975, nhóm dân biểu đối lập Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, mới nhận Giấy phép số 03 ra tờ Tin Sáng.», «Trong khi đó Nam Đình, một “Việt Cộng nằm vùng”, thì từ chối. Theo ông Tô Hoà: “Nam Đình giải thích: tôi, chính trị không biết, làm báo kiểu này trên đe dưới búa thôi!”. ng Tô Hoà nhận xét: “Nam Đình chỉ cần nói thế đủ thấy ông ta hiểu chế độ mới và rất cáo già về chính trị”.» (2), tức coi mấy tên hý hửng nhận lời ra báo có khác gì cừu non, vậy mà cứ tưởng bở, như LQC: «Tôi không bao giờ than phiền về những khó khăn mà tôi phải đối đầu, bởi làm làm sao tin được rằng một cựu bộ trưởng thông tin của “ngụy quyền Sài Gòn” lại được tự do viết báo trong chế độ cộng sản?» (6).
Vẻ vang gì từ một dân biểu chuyên chống đối chính quyền, một chủ báo đối lập chính trị, giờ lại hài lòng với vai trò một ký giả chuyên mục văn nghệ -thể thao, dĩ nhiên là không kể bao nhiêu bài báo khác ca tụng chế độ mới kiểu ba xu, đại loại như: «Tôi yêu Hà Nội ngay từ đầu chạm mặt. Cuối năm 1975, tôi được báo Tin Sáng cử ra thủ đô lần đầu theo dõi phiên họp của Quốc hội triệu tập sau khi đất nước thống nhất. Tôi còn nhớ lòng mình xúc động thế nào khi từ sân bay Gia Lâm về Hà Nội đi ngang qua cầu Long Biên, giáp mặt với một khối sắt khổng lồ đen sì và cũ kỹ, trên đó đông nghịt người đi xe đạp và hầu như mọi người chỉ mặc một màu nâu sòng hay màu xanh bộ đội đã bạc... Đồng bào ruột thịt của tôi là đây! Chiếc cầu Long Biên đứng vững trước hàng trăm cuộc dội bom của phi cơ Mỹ, là đây!» hay « Cái nghèo, cái cực khổ của Hà Nội mà tôi chạm mặt lần đầu không hề gây sự thất vọng cho tôi, mà trái lại là sự cảm phục.… Để giành lại độc lập cho đất nước, mỗi miền đã chấp nhận sự hy sinh khác nhau nhưng đều là những hy sinh vô bờ bến. Có thấy cuộc sống khó khăn của Hà Nội thời đó mới càng nhận ra giá trị những gì chúng ta đạt được ngày hôm nay.» (6) hay như DVB: «Những ngày trong tháng 5-1975, đa số trí thức Sài Gòn cũ có chút tên tuổi và có dính líu đến các hoạt động chính trị, mà còn ở lại đều được quan tâm chăm sóc kiểu này hay kiểu khác. Thực tế không có một sự làm khó làm dễ nào, ...» (1). Không có làm khó dễ mà được cho khỏi vào tù cải tạo thì mừng như bắt được vàng, trái ngược hẳn với ghi nhận của Huy Đức: «“Giải phóng” xong, đội ngũ làm báo từ trước 30-4-1975 bắt đầu tan tác: một số kịp di tản, một số bị đưa đi cải tạo hoặc bị bắt do tham gia các “tổ chức phản động”.» (3), cũng theo DVB: «Ở Việt Nam từ sau ngày 30- 4- 1975, quan niệm về sự tự do của báo chí cũng khác hẳn quan niệm tự do báo chí thời chế độ cũ. … Thực tế mà nói hoàn toàn không có tự do báo chí thời kỳ Ngô Đình Diệm và thời kỳ Nguyễn Văn Thiệu. Báo chí được sự chỉ đạo, hướng dẫn, quan sát, kiểm tra của Đảng để ngày ngày báo chí càng mạnh hơn, càng có sức nặng trước dư luận quần chúng, … trong hướng càng ngày càng phát triển các quyền tự do dân chủ cơ bản của nhân dân: đó là quyền tự do làm ăn kinh tế (nhờ đó mà lãnh án tù chung thân! (7)), …, đó là quyền được nói thẳng thắn về những điều còn khiếm khuyết (nhờ đó mà các hồi ký bị cấm phát hành!), …», quả là ăn ngược nói ngạo! Bợ đít tuyệt hảo như thế nên không ai dám dùng là phải!
Theo HNN: «Sau khi được tái bản năm 1975, Tin Sáng không bị tịch thâu, không phải in lậu bán chui nữa, … So với Tin Sáng bộ cũ, Tin Sáng bộ mới có ngon lành hơn, có nhà in riêng, lại in offset bốn màu, và có bộ phận phát hành riêng.» (5)
Thực tế ra sao?
«“Giải phóng” xong, đội ngũ làm báo từ trước 30-4-1975 bắt đầu tan tác: một số kịp di tản, một số bị đưa đi cải tạo hoặc bị bắt do tham gia các “tổ chức phản động”, số có may mắn được làm báo như Đối Diện, Tin Sáng chỉ chiếm một phần rất nhỏ nhoi. Những người làm báo chí, phát thanh, truyền hình quân đội như Phan Lạc Phúc, Tô Thuỳ Yên phải đi cải tạo từ mười đến mười ba năm. Nhà báo Trần Tuấn Nhậm, một trong những người chủ trương làm tờ Trình Bầy, năm 1971, khi ra tranh cử nghị sỹ đã dùng khẩu hiệu “Chống Mỹ cứu nước” với tranh minh hoạ hình Nixon vẽ râu Hitler. Năm 1979, ông Nhậm vượt biên nhưng bị bắt, và sau đó chết trong trại giam Bến Sắn.» (3), báo Đứng Dậy của Chân Tín bị cho «nằm xuống» vào cuối 1978, năm 1990 ông lại bị lưu đày (từ 16 tháng 5 năm 1990) và quản thúc ba năm vì tội tố cáo vi phạm nhân quyền (giảng 3 bài sám hối (cá nhân, giáo hội và đảng) ở nhà thờ Dòng Chúa cứu thế ở đường Kỳ Đồng Sài Gòn, Nguyễn Ngọc Lan cũng bị quản chế tại gia ba năm.
Còn tờ Tin sáng «ngon lành» thế nào?
Chính Chủ bút (sau là Tổng biên tập) HNN kể: «Chính quyền mới không có chế độ kiểm duyệt báo chí. Thậm chí khi Tin Sáng làm công văn xin Ban Tuyên huấn đưa người tới viết xã luận và duyệt bài, chính quyền cũng không thèm cử người. … Nhưng, trong nội bộ tờ báo, an ninh đã cài vào không ít đặc tình. Trong một báo cáo gửi “anh Sáu Dân, anh Chín Đào”, Văn phòng Thành uỷ đã yêu cầu: “Cơ quan an ninh cần tăng cường các biện pháp nghiệp vụ chặt chẽ hơn và tinh tế hơn nữa, để nắm chắc mọi hoạt động của các đối tượng trọng điểm trong Tin Sáng”. Nhiều bài viết của tờ báo này bị phát hiện ngay khi chưa kịp lên khuôn.
Tư Trời Biển Ngô Công Đức trước 1975 dám viết bài đả kích tổng thống Việt Nam Cộng hoà. Cũng Tư Trời Biển ấy, năm 1979, chỉ định viết bài cho báo Tết nhân danh bà hàng xóm ước mong: “Ngày mồng Một ra đường được gặp một nụ cười xuân, Nụ cười xuân nở trên môi anh cảnh sát”, đã lập tức bị “đặc tình” tố cáo. Ngày 11-1-1979, Phòng An ninh Bảo vệ Cơ quan Văn hoá PA 25 đã gửi công văn khẩn lên Thành uỷ, “yêu cầu xử lý” Tư Trời Biển vì cho rằng bài báo ám chỉ “xã hội ngày nay mất cả nụ cười”.» (5), chính đương sự cũng bị khốn đốn khi cho đăng lại nguyên văn câu nói của Đỗ Mười: «Mọi người phải lao động. Phải lao động mới có ăn. Không lao động thì bắt lao động rồi cho ăn. Đương nhiên là chủ bút phải lãnh đủ những búa rìu của những cú điện thoại tới tấp của lãnh đạo Thành phố và Trung ương, và của trợ lý của ông Đỗ Mười. Người ta trách tôi sao không dừng lại ở hai vế đầu.» (5), mới hay «nâng bi» không đúng ý chủ cũng là một cái tội!
Hay nghe Phó chủ bút DVB kể: «Để quản lý tốt nội dung tờ báo trong buổi đầu, khỏi lệch lạc với đường lối của TW Đảng, chính ông Trần Bạch Đằng đã lựa chọn một cán bộ kỳ cựu của Ban Tuyên Huấn TW, là ông Kỳ Phương, từng làm Tổng Biên Tập báo Đại Đoàn Kết ở Hà Nội, về làm cố vấn và thường xuyên ngồi tại toà soạn Tin Sáng cùng với anh Hồ Ngọc Nhuận duyệt lại các bài vở, các tin tức mỗi ngày trước khi cho lệnh in tờ báo. … tránh các sơ hở có thể vi phạm đường lối chính trị chủ trương của Đảng, rất dễ mang đến tai họa không lường trước được cho những người chủ trương và những người viết báo.» (1)
Tự do viết báo là như thế ư?
Thử hỏi còn kiểm duyệt làm chi khi họ được đánh giá là cộng sản hơn cộng sản: «Giáo sư Trần Văn Giàu đã đến thăm Tin Sáng vài lần, khi về lại miền Nam. Lần đầu ông nói: “ Các anh làm báo cộng sản như… cộng sản ”. Lần sau: “Các anh làm báo cộng sản hơn… cộng sản!”.» (5), tuy thuộc loại bảo hoàng hơn vua như thế vẫn bị phán là ngu, HNN khoe: «anh Ba Khiêm (Ung Văn Khiêm) xách gậy lại tòa soạn Tin Sáng thăm tôi. Anh ân cần hỏi thăm đủ chuyện, và tôi “hồ hởi báo cáo” anh đủ điều, từ việc làm báo đến việc “cải thiện tăng gia”. Nào làm sơn mài, nào nuôi cá, lớp trồng lúa, lớp nuôi heo, lớp… Chưa kịp khoe hết… của, một tiếng chát đập mạnh xuống bàn, kèm theo hai tiếng “đồ ngu”, làm tôi giựt mình cụt hứng. Anh Ba Khiêm giận thật tình nên mới chửi thật tình: “Đồ ngu! Làm báo không lo làm báo, lo đi nuôi heo, trồng lúa. Chú biết trồng lúa nuôi heo thế nào mà giành làm với nông dân, không để họ làm cho chú ăn, chú viết?”. Rồi hình như cái bản mặt thộn ra của tôi càng chọc anh thêm tức, anh xẵng giọng tiếp: “Tao chửi hoài mà sao vẫn chưa hết những thằng ngu như mầy! Bác sĩ phẫu thuật có bàn tay vàng, mầy không để yên cho người ta mổ, bắt đi trồng mì. Tay chai cứng họ mổ chết người, …”.» (5).
Nghĩ cũng tội cho thân khuyển mã, chữi thẳng vào mặt như thế mà cứ tưởng là khen, HNN thú nhận: «Tôi tin sự thành thật của hai ông Giàu và Khiêm, dù ông khen ông chửi. Ý chửi thì rõ rồi, chỉ có ý khen là chưa rõ lắm, định bụng có ngày đến thỉnh giáo. Nhưng từ khi Tin Sáng “hoàn thành nhiệm vụ”, ngày rộng tháng dài, có gặp lại giáo sư mấy lần mà vẫn quên hỏi. Hỏi cụ thể giáo sư muốn nói gì qua chữ “như” và chữ “hơn”. Bởi hai chữ đó dùng để khen hay để chê đều được cả. Với lại Tin Sáng chỉ sống có sáu năm… Như vậy thì “như” và “hơn” là… khen hay chê?» (5).
Cộng sản hơn cộng sản mà bị cấm làm báo, báo bị đóng cửa mà cứ lập đi lập lại là «hoàn thành nhiệm vụ» (!), cộng sản hơn cộng sản mà chẳng ai mời vào đảng, thậm chí xin vào đảng cũng không cho, chính LQC tự thú: «"Có một sự việc mà trước nay tôi chưa bao giờ nói ra: năm 1987 hay năm 1988, tôi không nhớ rõ, tôi có viết một thư riêng cho ông Kiệt lúc đó là Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, ... tôi có bày tỏ với ông nguyện vọng ngày nào đó trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam." … "Tôi có nói với ông Kiệt việc nêu nguyện vọng ấy là một thái độ chính trị trung thực với chính mình ... Anh Tống Văn Công nghe tôi kể lại chuyện này có nói: "Thế thì anh mới đi theo ngọn cờ dân tộc của Đảng Cộng sản, còn ngọn cờ chủ nghĩa xã hội thì sao?", hay kể: «Sau khi đất nước hòa bình, tôi có hỏi nhà báo Huỳnh Bá Thành, một trong những người gần gũi với tôi trước năm 1975, vì sao anh không “móc nối” tôi vào Mặt Trận, anh cười cười nói “Các hoạt động của anh như thế trong lòng địch đã đáp ứng yêu cầu của cách mạng đối với một trí thức tiến bộ. Đưa anh vào tổ chức cũng thế thôi, nhưng có nguy cơ anh bị bắt và chịu không nổi tra tấn sẽ đổ bể tùm lum...”.» (6)
Rõ ràng là cộng sản có bao giờ tin bọn “cuốn theo chiều gió” này đâu, nhứt là loại trở cờ nhanh như vậy, để họ tiếp tục bợ đít có còn sướng hơn không? Sử dụng họ như một quả chanh, chừng nào vắt hết nước thì vứt vỏ đi có tiện hơn không?
Quả vậy, sau ngày 30-4-75, cái gọi là Mặt trận giải phóng hay Chánh phủ lâm thời còn bị chôn vùi không kèn không trống thì huống gì cái thành phần thứ ba, coi như chưa từng hiện hữu, vở lẽ sớm, một số đã cao bay xa chạy (Trương Như Tản, Châu Tâm Luân, Phạm Hoàng Hộ, …), một số cố chịu đấm ăn xôi, đến khi xôi hỏng bỏng không thì mới nhớ lại thời kỳ vàng son thuở nào (nội dung thư gửi Nguyễn Phú Trọng của HNN).
Chế độ Việt Nam cộng hòa tuy chưa hoàn hảo, nhưng so với chế độ cộng sản hiện hay thì hơn hẳn về mọi mặt (văn hóa, chính trị, luật pháp, …), «Thật khó có thể hình dung điều gì sẽ xảy ra cho miền Bắc Việt Nam nếu như không có sự kiện 30-4-1975. Cuộc chiến được nói là để giải phóng miền Nam đã thực sự mở mắt cho người dân miền Bắc. Tuy chính quyền miền Nam tìm mọi cách để hạn chế báo chí đối lập, nhưng Sài Gòn trước ngày 30-4 vẫn là một nơi có luật pháp để phục vụ quyền tự do ngôn luận.» (3), Việt Nam cộng hòa sụp đổ không phải vì thiếu nhìn xa trông rộng, chủ trương tố cộng từ giữa thập niên 50 thế kỷ trước là một quyết định sáng suốt, có tầm nhìn chiến lược, nhưng tiếc thay xã hội miền Nam bị loài sâu bọ làm băng hoại dần, ngay cả trong hàng ngũ gọi là quốc gia cũng có bọn chính khách hoạt đầu góp phần làm ung thối chế độ, cộng thêm sự thiếu may mắn là gặp phải một đồng minh không đáng tin cậy, chế độ miền Nam thường bị khống chế, tiếng nói không được lắng nghe, ai đọc được những tài liệu mật (Hồ sơ mật dinh Độc lập, Khi đồng minh tháo chạy của ông Nguyễn Tiến Hưng) mới thấy nỗi đau khổ tận cùng của một thân phận nhược tiểu.
Tuy mang danh là một siêu cường nhưng Mỹ lúc nào cũng thấp cơ thua trí hơn Việt cộng, đúng ra là Henri Kissinger kém xa mưu lược của cáo già Lê Đức Thọ, từ vai trò bảo vệ thế giới tự do, yểm trợ miền Nam chống quân xâm lược miền Bắc, Mỹ lại chấp nhận ngồi ngang hàng với họ, tức mặc nhận mình là nước xâm lược, hệ quả logique là quân xâm lược phải rút đi thôi, chế độ hợp pháp Việt Nam cộng hòa bị ép buộc chấp nhận ngồi ngang hàng với phiến quân, từ đó Mỹ và Cộng sản Bắc Việt cứ thậm thà thậm thụt đi đêm qua mặt
Việt Nam cộng hòa, đôi khi nêu ý kiến thì cũng chẳng mấy quan tâm, nội việc bàn thảo về hình thù cái bàn (kéo dài gần 3 tháng trời) cũng cho thấy Việt cộng đã trên cơ Mỹ, theo dõi diễn tiến các cuộc thương thảo chính thức và mật đàm kéo dài trên 4 năm (1969-1973), Mỹ hết nhượng bộ này đến nhượng bộ khác để cuối cùng bỏ rơi Việt Nam một cách không thương tiếc, cuốn cờ bỏ chạy sau bao thiệt hại nặng nề về nhân mạng (non 60 ngàn tử sĩ, trên 300 ngàn thương binh trong đó khoảng 1/3 là phế nhân) và chiến phí (ước tính 140 tỷ mỹ kim theo thời giá 1974), trong khi quân Bắc Việt thì tự do ở lại miền Nam, rồi công khai ồ ạt đem quân từ miền Bắc chiếm trọn miền Nam trước sự dửng dưng của thế giới, tức xé toạt cái gọi là Hòa ước quốc tế được các bên cam kết và thị chứng (gồm cả Pháp, Anh, Tàu và các nước trong Ủy ban quốc tế kiểm soát đình chiến trước sự chứng kiến của Tổng thư ký Liên hiệp quốc).
Tóm lại, Việt Nam cộng hòa bị bức tử không phải vì không biết âm mưu thâm độc của cộng sản, không anh dũng chống lại quân thù mà vì sự nội tuyến của cái gọi là thành phần thứ ba và sự cả tín vào một đồng minh không đáng tin cậy.
Hòa ước ký xong (27/1/1973), Kissinger và Lê Đức Thọ cùng được trao giải Nobel hòa bình, chiến tranh vẫn tiếp diễn, chính danh là một giải hòa bình trên những xác người, mạng người tiếp tục gục ngã cho đến ngày 30-4-1975, tiếp theo là thảm nạn thuyền nhân, hàng triệu đồng bào miền Nam trốn chạy chế độ mới, trong đó 2/3 (theo ước tính của Cao ủy tỵ nạn) đã bỏ mình trên đường vượt biên, theo thống kê chính thức của Cao ủy tỵ nạn LHQ, tính đến năm 1990 có gần 740 ngàn tỵ nạn đến được bến bờ tự do, nếu theo ước tính lạc quan hơn (tỷ lệ thiệt hại nhân mạng là 50%) thì con số bỏ mình ngoài biển cả cũng xấp xỉ 740 ngàn.
Đặc biệt là Lê Đức Thọ từ chối nhận giải vì lý do “Hòa bình thực sự vẫn chưa được lặp lại”, tức miền Bắc đang chờ Mỹ rút hết để xua quân nuốt trọn miền Nam, về mặt này cho thấy Thọ dầu sao vẫn còn liêm sỉ hơn Kissinger, tên đạo diễn dâng trọn miền Nam cho cộng sản, đầu mối gây ra thảm họa thuyền nhân mà vẫn hí hửng nhận giải.
Ghi chú :
(1) Những ngã rẽ (hồi ký) -Dương Văn Ba
(2) Chính đương sự tự thuật trong hồi ký Mémoires d’un Vietcong (Ch 24 -L’exil)
(3) Bên thắng cuộc -Huy Đức
(4) Thư của Hồ Ngọc Nhuận gửi Nguyễn Phú Trọng ngày 23/7/2015
(5) Đời (hồi ký) -Hồ Ngọc Nhuận
(6) Hồi ký không tên -Lý Quý Chung
(7) Dương Văn Ba -Phó giám đốc công ty khai thác gỗ Cimexcol Minh Hải bị tòa án Bạc liêu kết án chung thân ngày 24/4/1989 với tội danh tham ô tài sản XHCN, nhưng theo DVB kể thì y là nạn nhân của tổng bí thư Nguyễn Văn Linh: «Tôi bị ông Nguyễn Văn Linh - Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa VI, ra lệnh bắt bỏ tù vào ngày 22 tháng 12-1987 trong cuộc họp tại Hà Nội do ông triệu tập. …Là một tay cáo già trong việc từ từ nắm quyền lực, ông Nguyễn Văn Linh trong kế hoạch thực hiện vụ án Cimexcol Minh Hải mà mục tiêu chủ yếu là để đánh thẳng vào ông Võ Văn Kiệt, ông Nguyễn Văn Linh đã hai lần chiêu dụ ông Lê Văn Bình, Chủ tịch tỉnh Minh Hải, tố giác tôi, Dương Văn Ba, là gián điệp mà CIA Mỹ đã cài lại trong kế hoạch hậu chiến.» (1)
Huỳnh Vạng Lộc
hay
Thử nhìn lại cái gọi là thành phần thứ ba
Hiện nay thì ai cũng rõ cái gọi là thành phần thứ ba chỉ là cái bung xung, Việt cộng đặt ra để nhuộm đỏ dần miền Nam, ban đầu họ không nghĩ là có thể chiếm miền Nam dễ dàng như đã diễn ra vào ngày 30-4-1975, với chủ trương tầm ăn dâu, cái gọi là Mặt trận giải phóng miền Nam, kế là Chánh phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam được dựng lên, nồng cốt là các đảng viên cộng sản miền Bắc gởi vào và số nằm vùng (Võ Chí Công, Nguyễn Văn Linh, Phạm Hùng, Trần Bạch Đằng, Trần Bửu Kiếm, Nguyễn Thị Định, Huỳnh Tấn Phát, Võ Văn Kiệt, ..), để đánh lừa công luận quốc tế, họ lôi kéo thành phần trí thức thành thị bất mãn ở Miền Nam vào các tổ chức trên, hứa hẹn là sẽ có vai vế trong thể chế chuyển tiếp tương lai, theo Dương Văn Ba (DVB): «Đến ngày 26-4-1975 tôi và chú Quang gặp nhau ở một quán ăn lớn trên đường Tổng Đốc Phương. … Ông hỏi: “Đô trưởng Sài Gòn là ai?” Tôi trả lời: “rất có thể là Hồ Ngọc Nhuận” “Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia là ai?” “có lẽ là Triệu Quốc Mạnh.”- “Còn cháu sẽ làm gì?” Tôi nói: “Thứ trưởng Bộ Thông tin hoặc Thứ trưởng Bộ Giáo dục.» (1), theo cộng sản hoạch định, ba thành phần gồm quốc gia (Việt Nam cộng hòa), Việt cộng (Chánh phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam) và thành phần thứ ba.
Gọi là thành phần thứ ba nhưng kỳ thật là tay sai, loại xanh vỏ đỏ lòng, đây không phải là điều gán ghép để bôi nhọ (ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản) mà thực tế đã minh chứng, vả lại, chính một số họ cũng đã công khai thừa nhận trong các hồi ký (Hồi ký không tên của Lý Quý Chung, Những ngả rẽ của Dương Văn Ba, Đời của Hồ Ngọc Nhuận), nhờ đó chúng ta hiểu thêm nhiều nhân vật khác như Ngô Công Đức, Lý Chánh Trung, Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín, Trương Bá cần, ...
Nhận diện lại không phải để bôi bác (việc lem luốc đã rành rành quá rồi) mà để rút ra một bài học hầu giúp soi sáng cho những ai còn mon men «đạp cứt» của họ.
Sự hiện diện của một số trí thức không cộng sản ở miền Nam (Trịnh Đình Thảo, Trương Như Tản, Dương Quỳnh Hoa, Lữ Phương, Đôn Hậu, …) trong cái gọi là Mặt trận giải phóng miền Nam, kế là Chánh phủ lâm thời miền Nam Việt Nam giúp cho cộng sản tuyên truyền là nhân dân miền Nam nổi dậy chống đế quốc Mỹ và tay sai, ban đầu còn úp úp mở mở, nhưng dần dà thì công khai, nhà cầm quyền miền Nam thì biết rất rõ ý đồ này, chính sách tố cộng từ giữa thập niên 1950 là nhằm hóa giải âm mưu ấy, vấn đề đặt ra là một số trí thức miền Nam bị cộng sản lợi dụng hay tự nguyện theo cộng sản?
Thực tế cũng khó phân định rạch ròi :
- nói bị cộng sản lợi dụng thì sao họ vẫn tỏ ra hài lòng chế độ mới, được hưởng một số ơn mưa móc?
- bằng nói theo cộng sản thì sao họ không được trọng dụng, bị thất sủng, thậm chí bị bạc đãi đến nỗi phải tìm đường bôn tẩu như Trương Như Tản -Bộ trưởng tư pháp trong Chính phủ lâm thời miền Nam VN vượt biên bằng tàu từ Long Xuyên năm 1977 (2), Châu Tâm Luân: «Nhưng phần lớn các trí thức đã ra đi lặng lẽ. Giáo sư Châu Tâm Luân kể: “Tôi đi tất cả sáu lần. Lần bị giữ lâu nhất là ở Rạch Giá, cả tháng trời. Nhưng tôi không khai mình là ai. Như bốn lần trước, ở nhà cứ lo một cây vàng thì được thả”… . Theo ông Huỳnh Kim Báu, khi vượt biên bị bắt, Giáo sư Lê Thước đã tự sát.» (3) hay âm thầm rời bỏ đất nước (Phạm Hoàng Hộ: «Theo ông Võ Văn Kiệt, Thành ủy vẫn để Giáo sư Phạm Hoàng Hộ hàng năm sang Pháp dạy học. Trong một lần đi Pháp, ông ở lại luôn bên đó rồi viết thư về cho ông Kiệt nói rằng, công việc nghiên cứu nhiều, ông cần phải ở nơi có phương tiện cho ông làm việc, khi nào đất nước thực sự cần, ông sẽ về.» (3), hoặc đăng đàn chỉ trích chế độ như Chân Tín,
Qua sự phản tỉnh muộn màn của Hồ Ngọc Nhuận (4), đương sự đã nhận rõ mặt trái của cộng sản từ lâu, như vậy những bài viết tâng bốc chế độ cộng sản từ trước đến nay của họ đều là giả dối, cái gọi là thành phần thứ ba phần lớn là bị cộng sản lợi dụng, nhiều người đã được móc nối: «Tôi (Hồ Ngọc Nhuận) chỉ thiếu đi vô khu như anh Nguyễn Ngọc Lan hay anh Châu Tâm Luân mà thôi. Hay chính xác hơn là vô hụt…» (5), «Ngô Công Đức cũng đã đi theo Việt Cộng (theo tới cùng hay theo nửa chừng hoặc bên trong còn bọc lót áo màu gì chưa biết). Riêng Hồ Ngọc Nhuận đã được móc nối tại Paris bởi Đại Sứ Phạm Văn Ba và Đại Sứ Nguyễn Văn Tiến trong năm 1968.»,… «Ông Ngô Tấn Nhơn và bà Bùi Thị Mè là những người đã tiếp sức cho Ngô Công Đức đi theo cách mạng.», … «Tưởng cũng nên kể lại sự việc vào năm 1968, sau biến cố tết Mậu Thân, lúc đó ông Võ Văn Kiệt còn làm Bí Thư chỉ đạo Khu 9, … ý đồ của ông Kiệt muốn sử dụng tôi (Dương Văn Ba) hoạt động cho Cộng Sản từ năm 1968. …, tôi có hứa sẵn sàng làm những việc gì tôi thấy có lợi cho cách mạng.», …«Giáo sư Lý Chánh Trung … qua trung gian của gia đình bên vợ (bà Bùi Thị Mè là chị ruột vợ của Thầy Trung) đã được cộng sản móc nối từ lâu. Năm 1965, ông và em vợ ông giáo sư Bùi Thế Xương đã từng lên mật khu Hố Bò họp mặt với Thủ tướng Huỳnh Tấn Phát.» (1)
Một thời gian sau ngày 30/4/1975, một số sớm nhận ra là không thể tiếp tục sống với cộng sản vội tìm đường thoát thân, một số hít được chút «bã mía» thì ở lại:
- khỏi tù cải tạo: «tôi (DVB) được miễn đi học tập cải tạo tập trung như hàng mấy trăm ngàn người khác», khi nhận được thư thông báo: «Lúc đó, cả tôi và vợ tôi đều nói: “Thế là Bác Hồ đã soi rọi đến gia đình mình” vừa nói như thế chúng tôi đều đồng loạt nhìn lên ảnh Bác Hồ đang treo trên tường giữa nhà» (1),
- chờ đợi chia chát quyền hành: «Xin kể lại một chuyện có thật, ngay những ngày đầu sau giải phóng, trong lúc sắp xếp bộ máy nắm quyền tại thành phố Sài Gòn, anh Hồ Ngọc Nhuận từng được đề bạt dự kiến giữ vai trò Phó Chủ Tịch của UBND Cách Mạng Lâm Thời Sài Gòn – Gia Định.» (1),
- cho ra báo lại, …) thì tỏ vẻ biết ơn «cách mạng» rối rít như nhóm báo Tin sáng (Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Dương Văn Ba, Lý Quý Chung, …), Đối diện (Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, …), Công giáo và dân tộc (Trương Bá Cần, Huỳnh Công Minh).
Từng sống và hoạt động chính trị, báo chí trong hai chế độ, đáng lẽ họ phải sớm nhận ra lẽ thật, vậy mà từ những đại diện dân cử lớn tiếng rộng họng công kích chính quyền biến thành những công dân hạng hai, từ chủ báo chủ bút hung hăng dùng ngòi bút chống Mỹ -Ngụy trở thành loại hàng thần lơ láo, mong chờ phát ban ân huệ, từ những tên dám thách thức một nhà nước pháp quyền kiểu dọc ngang nào biết trên đầu có ai (ra báo lậu, ra tuyên ngôn tuyên cáo chống chế độ) giờ thu mình lại, nhũn như con chi chi, chẳng dám hó hé trước một xã hội đầy dẫy xấu xa.
Sau 40 năm mới thấy sự phản tỉnh muộn màn: « ng Trọng và những người của ông, như ông, vì cả đời thâu tóm tất cả các quyền tự do căn bản của người dân, để tự do muốn làm gì thì làm trên đầu trên cổ người dân, nên cho rằng tuyệt đại đa số người Việt Nam bị đạp xuống làm người dân hạng hai, hạng ba như chúng tôi, … từ khi các ông bê từ đâu đó về cái gọi là “cộng hòa xã hội chủ nghĩa” để gắn lên đầu hai chữ Việt Nam, một chế độ mà hằng chục nước từng bị áp đặt đã thẳng thừng vứt bỏ từ một phần tư thế kỷ qua để nhân dân nước họ được đứng thẳng làm người, ...». (4)
Nỗi u mê kéo dài quá lâu hay vừa ngộ ra những lời tâng bốc rẻ tiền không còn tác dụng?
Những điều HNN nói ra chẳng có gì mới lạ, chính quyền Miền Nam đã biết từ lâu (chính sách tố cộng khởi động từ giữa thập niên 1950), trong khi một nhóm gọi là trí thức lại hậu thuẫn cho cộng sản (chống chiến tranh, chống Mỹ -Ngụy) há họ không biết chiến tranh phát xuất từ đâu, chủ trương của cộng sản ra sao (một số chức sắc tôn giáo lại tung hê chủ nghĩa vô thần), cộng sản có gì hơn quốc gia?
Đành rằng chế độ miền Nam còn nhiều khuyết điểm, nhưng giữa hai cái xấu, người trí phải biết chọn cái ít xấu hơn, còn nhắm mắt đạp đổ bất chấp hậu quả thì sao tránh khỏi mang tiếng u mê?
Điều đáng hổ thẹn hơn nữa là họ hân hoan đóng vai hàng thần lơ láo, thốt ra những lời tâng bốc rẻ tiền, luôn tỏ ra vui vẻ đón nhận ơn mưa móc, theo Huy Đức: «Ba tháng sau, chính quyền thuyết phục được hai nhóm nhân sỹ nhận giấy phép ra báo tư nhân: Nhóm linh mục khuynh tả Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, làm tờ Đối Diện trước 1975, nhận Giấy phép số 01(59), ngày 4-7-1975, ra tờ bán nguyệt san Đứng Dậy. Cùng ngày 4-7-1975, nhóm linh mục Trương Bá Cần, Huỳnh Công Minh nhận Giấy phép số 02, ra tờ Công Giáo & Dân Tộc. Phải tới ngày 22-7-1975, nhóm dân biểu đối lập Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, mới nhận Giấy phép số 03 ra tờ Tin Sáng.», «Trong khi đó Nam Đình, một “Việt Cộng nằm vùng”, thì từ chối. Theo ông Tô Hoà: “Nam Đình giải thích: tôi, chính trị không biết, làm báo kiểu này trên đe dưới búa thôi!”. ng Tô Hoà nhận xét: “Nam Đình chỉ cần nói thế đủ thấy ông ta hiểu chế độ mới và rất cáo già về chính trị”.» (2), tức coi mấy tên hý hửng nhận lời ra báo có khác gì cừu non, vậy mà cứ tưởng bở, như LQC: «Tôi không bao giờ than phiền về những khó khăn mà tôi phải đối đầu, bởi làm làm sao tin được rằng một cựu bộ trưởng thông tin của “ngụy quyền Sài Gòn” lại được tự do viết báo trong chế độ cộng sản?» (6).
Vẻ vang gì từ một dân biểu chuyên chống đối chính quyền, một chủ báo đối lập chính trị, giờ lại hài lòng với vai trò một ký giả chuyên mục văn nghệ -thể thao, dĩ nhiên là không kể bao nhiêu bài báo khác ca tụng chế độ mới kiểu ba xu, đại loại như: «Tôi yêu Hà Nội ngay từ đầu chạm mặt. Cuối năm 1975, tôi được báo Tin Sáng cử ra thủ đô lần đầu theo dõi phiên họp của Quốc hội triệu tập sau khi đất nước thống nhất. Tôi còn nhớ lòng mình xúc động thế nào khi từ sân bay Gia Lâm về Hà Nội đi ngang qua cầu Long Biên, giáp mặt với một khối sắt khổng lồ đen sì và cũ kỹ, trên đó đông nghịt người đi xe đạp và hầu như mọi người chỉ mặc một màu nâu sòng hay màu xanh bộ đội đã bạc... Đồng bào ruột thịt của tôi là đây! Chiếc cầu Long Biên đứng vững trước hàng trăm cuộc dội bom của phi cơ Mỹ, là đây!» hay « Cái nghèo, cái cực khổ của Hà Nội mà tôi chạm mặt lần đầu không hề gây sự thất vọng cho tôi, mà trái lại là sự cảm phục.… Để giành lại độc lập cho đất nước, mỗi miền đã chấp nhận sự hy sinh khác nhau nhưng đều là những hy sinh vô bờ bến. Có thấy cuộc sống khó khăn của Hà Nội thời đó mới càng nhận ra giá trị những gì chúng ta đạt được ngày hôm nay.» (6) hay như DVB: «Những ngày trong tháng 5-1975, đa số trí thức Sài Gòn cũ có chút tên tuổi và có dính líu đến các hoạt động chính trị, mà còn ở lại đều được quan tâm chăm sóc kiểu này hay kiểu khác. Thực tế không có một sự làm khó làm dễ nào, ...» (1). Không có làm khó dễ mà được cho khỏi vào tù cải tạo thì mừng như bắt được vàng, trái ngược hẳn với ghi nhận của Huy Đức: «“Giải phóng” xong, đội ngũ làm báo từ trước 30-4-1975 bắt đầu tan tác: một số kịp di tản, một số bị đưa đi cải tạo hoặc bị bắt do tham gia các “tổ chức phản động”.» (3), cũng theo DVB: «Ở Việt Nam từ sau ngày 30- 4- 1975, quan niệm về sự tự do của báo chí cũng khác hẳn quan niệm tự do báo chí thời chế độ cũ. … Thực tế mà nói hoàn toàn không có tự do báo chí thời kỳ Ngô Đình Diệm và thời kỳ Nguyễn Văn Thiệu. Báo chí được sự chỉ đạo, hướng dẫn, quan sát, kiểm tra của Đảng để ngày ngày báo chí càng mạnh hơn, càng có sức nặng trước dư luận quần chúng, … trong hướng càng ngày càng phát triển các quyền tự do dân chủ cơ bản của nhân dân: đó là quyền tự do làm ăn kinh tế (nhờ đó mà lãnh án tù chung thân! (7)), …, đó là quyền được nói thẳng thắn về những điều còn khiếm khuyết (nhờ đó mà các hồi ký bị cấm phát hành!), …», quả là ăn ngược nói ngạo! Bợ đít tuyệt hảo như thế nên không ai dám dùng là phải!
Theo HNN: «Sau khi được tái bản năm 1975, Tin Sáng không bị tịch thâu, không phải in lậu bán chui nữa, … So với Tin Sáng bộ cũ, Tin Sáng bộ mới có ngon lành hơn, có nhà in riêng, lại in offset bốn màu, và có bộ phận phát hành riêng.» (5)
Thực tế ra sao?
«“Giải phóng” xong, đội ngũ làm báo từ trước 30-4-1975 bắt đầu tan tác: một số kịp di tản, một số bị đưa đi cải tạo hoặc bị bắt do tham gia các “tổ chức phản động”, số có may mắn được làm báo như Đối Diện, Tin Sáng chỉ chiếm một phần rất nhỏ nhoi. Những người làm báo chí, phát thanh, truyền hình quân đội như Phan Lạc Phúc, Tô Thuỳ Yên phải đi cải tạo từ mười đến mười ba năm. Nhà báo Trần Tuấn Nhậm, một trong những người chủ trương làm tờ Trình Bầy, năm 1971, khi ra tranh cử nghị sỹ đã dùng khẩu hiệu “Chống Mỹ cứu nước” với tranh minh hoạ hình Nixon vẽ râu Hitler. Năm 1979, ông Nhậm vượt biên nhưng bị bắt, và sau đó chết trong trại giam Bến Sắn.» (3), báo Đứng Dậy của Chân Tín bị cho «nằm xuống» vào cuối 1978, năm 1990 ông lại bị lưu đày (từ 16 tháng 5 năm 1990) và quản thúc ba năm vì tội tố cáo vi phạm nhân quyền (giảng 3 bài sám hối (cá nhân, giáo hội và đảng) ở nhà thờ Dòng Chúa cứu thế ở đường Kỳ Đồng Sài Gòn, Nguyễn Ngọc Lan cũng bị quản chế tại gia ba năm.
Còn tờ Tin sáng «ngon lành» thế nào?
Chính Chủ bút (sau là Tổng biên tập) HNN kể: «Chính quyền mới không có chế độ kiểm duyệt báo chí. Thậm chí khi Tin Sáng làm công văn xin Ban Tuyên huấn đưa người tới viết xã luận và duyệt bài, chính quyền cũng không thèm cử người. … Nhưng, trong nội bộ tờ báo, an ninh đã cài vào không ít đặc tình. Trong một báo cáo gửi “anh Sáu Dân, anh Chín Đào”, Văn phòng Thành uỷ đã yêu cầu: “Cơ quan an ninh cần tăng cường các biện pháp nghiệp vụ chặt chẽ hơn và tinh tế hơn nữa, để nắm chắc mọi hoạt động của các đối tượng trọng điểm trong Tin Sáng”. Nhiều bài viết của tờ báo này bị phát hiện ngay khi chưa kịp lên khuôn.
Tư Trời Biển Ngô Công Đức trước 1975 dám viết bài đả kích tổng thống Việt Nam Cộng hoà. Cũng Tư Trời Biển ấy, năm 1979, chỉ định viết bài cho báo Tết nhân danh bà hàng xóm ước mong: “Ngày mồng Một ra đường được gặp một nụ cười xuân, Nụ cười xuân nở trên môi anh cảnh sát”, đã lập tức bị “đặc tình” tố cáo. Ngày 11-1-1979, Phòng An ninh Bảo vệ Cơ quan Văn hoá PA 25 đã gửi công văn khẩn lên Thành uỷ, “yêu cầu xử lý” Tư Trời Biển vì cho rằng bài báo ám chỉ “xã hội ngày nay mất cả nụ cười”.» (5), chính đương sự cũng bị khốn đốn khi cho đăng lại nguyên văn câu nói của Đỗ Mười: «Mọi người phải lao động. Phải lao động mới có ăn. Không lao động thì bắt lao động rồi cho ăn. Đương nhiên là chủ bút phải lãnh đủ những búa rìu của những cú điện thoại tới tấp của lãnh đạo Thành phố và Trung ương, và của trợ lý của ông Đỗ Mười. Người ta trách tôi sao không dừng lại ở hai vế đầu.» (5), mới hay «nâng bi» không đúng ý chủ cũng là một cái tội!
Hay nghe Phó chủ bút DVB kể: «Để quản lý tốt nội dung tờ báo trong buổi đầu, khỏi lệch lạc với đường lối của TW Đảng, chính ông Trần Bạch Đằng đã lựa chọn một cán bộ kỳ cựu của Ban Tuyên Huấn TW, là ông Kỳ Phương, từng làm Tổng Biên Tập báo Đại Đoàn Kết ở Hà Nội, về làm cố vấn và thường xuyên ngồi tại toà soạn Tin Sáng cùng với anh Hồ Ngọc Nhuận duyệt lại các bài vở, các tin tức mỗi ngày trước khi cho lệnh in tờ báo. … tránh các sơ hở có thể vi phạm đường lối chính trị chủ trương của Đảng, rất dễ mang đến tai họa không lường trước được cho những người chủ trương và những người viết báo.» (1)
Tự do viết báo là như thế ư?
Thử hỏi còn kiểm duyệt làm chi khi họ được đánh giá là cộng sản hơn cộng sản: «Giáo sư Trần Văn Giàu đã đến thăm Tin Sáng vài lần, khi về lại miền Nam. Lần đầu ông nói: “ Các anh làm báo cộng sản như… cộng sản ”. Lần sau: “Các anh làm báo cộng sản hơn… cộng sản!”.» (5), tuy thuộc loại bảo hoàng hơn vua như thế vẫn bị phán là ngu, HNN khoe: «anh Ba Khiêm (Ung Văn Khiêm) xách gậy lại tòa soạn Tin Sáng thăm tôi. Anh ân cần hỏi thăm đủ chuyện, và tôi “hồ hởi báo cáo” anh đủ điều, từ việc làm báo đến việc “cải thiện tăng gia”. Nào làm sơn mài, nào nuôi cá, lớp trồng lúa, lớp nuôi heo, lớp… Chưa kịp khoe hết… của, một tiếng chát đập mạnh xuống bàn, kèm theo hai tiếng “đồ ngu”, làm tôi giựt mình cụt hứng. Anh Ba Khiêm giận thật tình nên mới chửi thật tình: “Đồ ngu! Làm báo không lo làm báo, lo đi nuôi heo, trồng lúa. Chú biết trồng lúa nuôi heo thế nào mà giành làm với nông dân, không để họ làm cho chú ăn, chú viết?”. Rồi hình như cái bản mặt thộn ra của tôi càng chọc anh thêm tức, anh xẵng giọng tiếp: “Tao chửi hoài mà sao vẫn chưa hết những thằng ngu như mầy! Bác sĩ phẫu thuật có bàn tay vàng, mầy không để yên cho người ta mổ, bắt đi trồng mì. Tay chai cứng họ mổ chết người, …”.» (5).
Nghĩ cũng tội cho thân khuyển mã, chữi thẳng vào mặt như thế mà cứ tưởng là khen, HNN thú nhận: «Tôi tin sự thành thật của hai ông Giàu và Khiêm, dù ông khen ông chửi. Ý chửi thì rõ rồi, chỉ có ý khen là chưa rõ lắm, định bụng có ngày đến thỉnh giáo. Nhưng từ khi Tin Sáng “hoàn thành nhiệm vụ”, ngày rộng tháng dài, có gặp lại giáo sư mấy lần mà vẫn quên hỏi. Hỏi cụ thể giáo sư muốn nói gì qua chữ “như” và chữ “hơn”. Bởi hai chữ đó dùng để khen hay để chê đều được cả. Với lại Tin Sáng chỉ sống có sáu năm… Như vậy thì “như” và “hơn” là… khen hay chê?» (5).
Cộng sản hơn cộng sản mà bị cấm làm báo, báo bị đóng cửa mà cứ lập đi lập lại là «hoàn thành nhiệm vụ» (!), cộng sản hơn cộng sản mà chẳng ai mời vào đảng, thậm chí xin vào đảng cũng không cho, chính LQC tự thú: «"Có một sự việc mà trước nay tôi chưa bao giờ nói ra: năm 1987 hay năm 1988, tôi không nhớ rõ, tôi có viết một thư riêng cho ông Kiệt lúc đó là Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, ... tôi có bày tỏ với ông nguyện vọng ngày nào đó trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam." … "Tôi có nói với ông Kiệt việc nêu nguyện vọng ấy là một thái độ chính trị trung thực với chính mình ... Anh Tống Văn Công nghe tôi kể lại chuyện này có nói: "Thế thì anh mới đi theo ngọn cờ dân tộc của Đảng Cộng sản, còn ngọn cờ chủ nghĩa xã hội thì sao?", hay kể: «Sau khi đất nước hòa bình, tôi có hỏi nhà báo Huỳnh Bá Thành, một trong những người gần gũi với tôi trước năm 1975, vì sao anh không “móc nối” tôi vào Mặt Trận, anh cười cười nói “Các hoạt động của anh như thế trong lòng địch đã đáp ứng yêu cầu của cách mạng đối với một trí thức tiến bộ. Đưa anh vào tổ chức cũng thế thôi, nhưng có nguy cơ anh bị bắt và chịu không nổi tra tấn sẽ đổ bể tùm lum...”.» (6)
Rõ ràng là cộng sản có bao giờ tin bọn “cuốn theo chiều gió” này đâu, nhứt là loại trở cờ nhanh như vậy, để họ tiếp tục bợ đít có còn sướng hơn không? Sử dụng họ như một quả chanh, chừng nào vắt hết nước thì vứt vỏ đi có tiện hơn không?
Quả vậy, sau ngày 30-4-75, cái gọi là Mặt trận giải phóng hay Chánh phủ lâm thời còn bị chôn vùi không kèn không trống thì huống gì cái thành phần thứ ba, coi như chưa từng hiện hữu, vở lẽ sớm, một số đã cao bay xa chạy (Trương Như Tản, Châu Tâm Luân, Phạm Hoàng Hộ, …), một số cố chịu đấm ăn xôi, đến khi xôi hỏng bỏng không thì mới nhớ lại thời kỳ vàng son thuở nào (nội dung thư gửi Nguyễn Phú Trọng của HNN).
Chế độ Việt Nam cộng hòa tuy chưa hoàn hảo, nhưng so với chế độ cộng sản hiện hay thì hơn hẳn về mọi mặt (văn hóa, chính trị, luật pháp, …), «Thật khó có thể hình dung điều gì sẽ xảy ra cho miền Bắc Việt Nam nếu như không có sự kiện 30-4-1975. Cuộc chiến được nói là để giải phóng miền Nam đã thực sự mở mắt cho người dân miền Bắc. Tuy chính quyền miền Nam tìm mọi cách để hạn chế báo chí đối lập, nhưng Sài Gòn trước ngày 30-4 vẫn là một nơi có luật pháp để phục vụ quyền tự do ngôn luận.» (3), Việt Nam cộng hòa sụp đổ không phải vì thiếu nhìn xa trông rộng, chủ trương tố cộng từ giữa thập niên 50 thế kỷ trước là một quyết định sáng suốt, có tầm nhìn chiến lược, nhưng tiếc thay xã hội miền Nam bị loài sâu bọ làm băng hoại dần, ngay cả trong hàng ngũ gọi là quốc gia cũng có bọn chính khách hoạt đầu góp phần làm ung thối chế độ, cộng thêm sự thiếu may mắn là gặp phải một đồng minh không đáng tin cậy, chế độ miền Nam thường bị khống chế, tiếng nói không được lắng nghe, ai đọc được những tài liệu mật (Hồ sơ mật dinh Độc lập, Khi đồng minh tháo chạy của ông Nguyễn Tiến Hưng) mới thấy nỗi đau khổ tận cùng của một thân phận nhược tiểu.
Tuy mang danh là một siêu cường nhưng Mỹ lúc nào cũng thấp cơ thua trí hơn Việt cộng, đúng ra là Henri Kissinger kém xa mưu lược của cáo già Lê Đức Thọ, từ vai trò bảo vệ thế giới tự do, yểm trợ miền Nam chống quân xâm lược miền Bắc, Mỹ lại chấp nhận ngồi ngang hàng với họ, tức mặc nhận mình là nước xâm lược, hệ quả logique là quân xâm lược phải rút đi thôi, chế độ hợp pháp Việt Nam cộng hòa bị ép buộc chấp nhận ngồi ngang hàng với phiến quân, từ đó Mỹ và Cộng sản Bắc Việt cứ thậm thà thậm thụt đi đêm qua mặt
Việt Nam cộng hòa, đôi khi nêu ý kiến thì cũng chẳng mấy quan tâm, nội việc bàn thảo về hình thù cái bàn (kéo dài gần 3 tháng trời) cũng cho thấy Việt cộng đã trên cơ Mỹ, theo dõi diễn tiến các cuộc thương thảo chính thức và mật đàm kéo dài trên 4 năm (1969-1973), Mỹ hết nhượng bộ này đến nhượng bộ khác để cuối cùng bỏ rơi Việt Nam một cách không thương tiếc, cuốn cờ bỏ chạy sau bao thiệt hại nặng nề về nhân mạng (non 60 ngàn tử sĩ, trên 300 ngàn thương binh trong đó khoảng 1/3 là phế nhân) và chiến phí (ước tính 140 tỷ mỹ kim theo thời giá 1974), trong khi quân Bắc Việt thì tự do ở lại miền Nam, rồi công khai ồ ạt đem quân từ miền Bắc chiếm trọn miền Nam trước sự dửng dưng của thế giới, tức xé toạt cái gọi là Hòa ước quốc tế được các bên cam kết và thị chứng (gồm cả Pháp, Anh, Tàu và các nước trong Ủy ban quốc tế kiểm soát đình chiến trước sự chứng kiến của Tổng thư ký Liên hiệp quốc).
Tóm lại, Việt Nam cộng hòa bị bức tử không phải vì không biết âm mưu thâm độc của cộng sản, không anh dũng chống lại quân thù mà vì sự nội tuyến của cái gọi là thành phần thứ ba và sự cả tín vào một đồng minh không đáng tin cậy.
Hòa ước ký xong (27/1/1973), Kissinger và Lê Đức Thọ cùng được trao giải Nobel hòa bình, chiến tranh vẫn tiếp diễn, chính danh là một giải hòa bình trên những xác người, mạng người tiếp tục gục ngã cho đến ngày 30-4-1975, tiếp theo là thảm nạn thuyền nhân, hàng triệu đồng bào miền Nam trốn chạy chế độ mới, trong đó 2/3 (theo ước tính của Cao ủy tỵ nạn) đã bỏ mình trên đường vượt biên, theo thống kê chính thức của Cao ủy tỵ nạn LHQ, tính đến năm 1990 có gần 740 ngàn tỵ nạn đến được bến bờ tự do, nếu theo ước tính lạc quan hơn (tỷ lệ thiệt hại nhân mạng là 50%) thì con số bỏ mình ngoài biển cả cũng xấp xỉ 740 ngàn.
Đặc biệt là Lê Đức Thọ từ chối nhận giải vì lý do “Hòa bình thực sự vẫn chưa được lặp lại”, tức miền Bắc đang chờ Mỹ rút hết để xua quân nuốt trọn miền Nam, về mặt này cho thấy Thọ dầu sao vẫn còn liêm sỉ hơn Kissinger, tên đạo diễn dâng trọn miền Nam cho cộng sản, đầu mối gây ra thảm họa thuyền nhân mà vẫn hí hửng nhận giải.
Ghi chú :
(1) Những ngã rẽ (hồi ký) -Dương Văn Ba
(2) Chính đương sự tự thuật trong hồi ký Mémoires d’un Vietcong (Ch 24 -L’exil)
(3) Bên thắng cuộc -Huy Đức
(4) Thư của Hồ Ngọc Nhuận gửi Nguyễn Phú Trọng ngày 23/7/2015
(5) Đời (hồi ký) -Hồ Ngọc Nhuận
(6) Hồi ký không tên -Lý Quý Chung
(7) Dương Văn Ba -Phó giám đốc công ty khai thác gỗ Cimexcol Minh Hải bị tòa án Bạc liêu kết án chung thân ngày 24/4/1989 với tội danh tham ô tài sản XHCN, nhưng theo DVB kể thì y là nạn nhân của tổng bí thư Nguyễn Văn Linh: «Tôi bị ông Nguyễn Văn Linh - Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa VI, ra lệnh bắt bỏ tù vào ngày 22 tháng 12-1987 trong cuộc họp tại Hà Nội do ông triệu tập. …Là một tay cáo già trong việc từ từ nắm quyền lực, ông Nguyễn Văn Linh trong kế hoạch thực hiện vụ án Cimexcol Minh Hải mà mục tiêu chủ yếu là để đánh thẳng vào ông Võ Văn Kiệt, ông Nguyễn Văn Linh đã hai lần chiêu dụ ông Lê Văn Bình, Chủ tịch tỉnh Minh Hải, tố giác tôi, Dương Văn Ba, là gián điệp mà CIA Mỹ đã cài lại trong kế hoạch hậu chiến.» (1)
Huỳnh Vạng Lộc
Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!
.
.
0 comments:
Post a Comment