Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa
Wednesday 26 August 2015
PHẢI CHĂNG CÔNG CUỘC CẢI CÁCH Ở TRUNG QUỐC ĐÃ CÙNG ĐƯỜNG?
Wednesday, August 26, 2015
No comments
Youwei
Người dịch: Trần Tuấn Anh
Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
Lược trích bài viết của tác giả Youwei, học giả người Trung Hoa ẩn danh, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, nguyên bản tiếng Anh là Youwei, “ The End of Reform in China: Authoritarian Adaption Hits a Wall” - Foreign Affairs, May/Jun 2015 Issue.
Kể
từ lúc bắt đầu cải cách hậu Mao từ cuối thập niên 1970, chính quyền
Trung Hoa lục địa đã nhiều lần đảo ngược thành công những tiên đoán về
sự sụp đổ của nó. Chìa khóa của sự thành công đó nằm ở chủ trương mà
người ta có thể gọi nó là “Sự thích nghi của chế độ chuyên chế”, tức là sự sử dụng các chính sách cải cách nhằm thay thế một sự thay đổi thể chế cơ bản.
Nhiều người tiếp tục kỳ vọng vào một đợt cải cách sâu rộng tiếp theo,
dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, nhưng xem ra họ có thể sẽ bị thất
vọng, bởi vì không còn nhiều tiềm năng cải cách trong khuôn khổ chuyên chế hiện nay ở Trung Quốc. Một trạng thái cân bằng tự củng cố của sự trì trệ đang được hình thành và khó có thể bị phá vỡ.
Một lý do cho sự mất động lực để tiếp tục cải cách là hầu hết các cuộc cải cách đơn giản đều đã được thực hiện. Những lĩnh vực còn lại thì khó thay đổi,
chẳng hạn: việc loại bỏ sự độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước
trong các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, tư hữu hóa đất đai, việc
tăng thêm quyền cho Quốc hội trong các vấn đề tài khóa, việc thiết lập
một hệ thống tư pháp độc lập. Nếu những vấn đề đó được thực hiện thì
chúng bắt đầu đe dọa đến quyền lực của Đảng cộng sản Trung Quốc. Đó là
điều mà ĐCSTQ không muốn.
Một lý do khác là đã hình thành một khối chống lại cải cách.
Đó là hàng ngũ các quan chức của đảng cộng sản đang cảm thấy hài lòng
hơn với việc giữ nguyên trạng so với tiếp tục cải cách vì sự giữ nguyên
trạng là người bạn tốt của các nhà tư bản thân hữu (crony capitalism).
Về
mặt xã hội, Lý thuyết hiện đại hóa tiên đoán rằng “Sự phát triển kinh
tế sẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội (vế 1), từ đó dẫn đến sự thay đổi chính
trị (vế 2)” . Nhiều người TQ tin rằng Trung Quốc là một ngoại lệ, không
chịu sự chi phối của lý thuyết này. Ngoại lệ đó là ở TQ nhiều doanh nhân
(tức là nhà tư sản) đã được vào Đảng Cộng sản. Sinh viên thì sao lãng
bởi chủ nghĩa dân tộc. Công nhân và nông dân thì chỉ quan tâm đến sự
công bằng về mặt vật chất. Thế nhưng, thứ ngoại lệ đó lại không phải là
mặt xã hội hay văn hóa mà là Nhà nước. Ở Trung Quốc, thực tế là sự phát
triển kinh tế đã dẫn đến các mâu thuẫn trong xã hội: Nông dân đòi giảm
thuế, công nhân đòi được bảo hiểm xã hội nhiều hơn, sinh viên muốn thành
lập các nhóm hoạt động xã hội, luật sư chú trọng hơn đến vấn đề bảo vệ
nhân quyền v.v… Hiện nay ở Trung Quốc đã có hơn một triệu tổ chức phi
chính phủ ở các địa phương. Internet đang là một thách thức lớn đối với
chế độ. Những mưu cầu thực tiễn đó cần đến nhiều kỹ năng tổ chức và các
luận đề tư tưởng để có thể trở thành những yêu sách chính trị. Chúng cần
có những không gian chính trị nhất định để tự hoàn thiện và phát triển.
Những không gian chính trị như thế hiện nay gần như không thể tồn tại ở
Trung Quốc.
Chính
quyền nước Trung Hoa Cộng sản đã tạo ra được một bộ máy tinh vi và cực
kỳ hiệu quả để ngăn chặn vế thứ hai của lý thuyết hiện đại hóa, để không
thể từ sự phát triển kinh tế dẫn đến sự thay đổi chính trị. Một điều
khác quan trọng không kém là chính quyền đó đang định hướng dư luận
trong nước rằng nhu cầu sống còn của Trung Quốc là phải duy trì sự ổn
định. Để làm việc đó, một mạng lưới an ninh quốc gia vừa mạnh, vừa tinh
vi hiện diện khắp nơi, bao gồm lực lượng an ninh chính thức và không
chính thức, như dân quân tuần tra, những tổ trưởng dân phố, những người
giám sát các khu dân cư, những tình nguyện viên an ninh, những đầu mối
đưa tin và bán tin lấy tiền cho chính quyền về “những người khả nghi và
những hành vi khả nghi”. Những đại ca giang hồ (Big Brother) cũng được
huy động làm các đầu mối đưa tin. Những người bất đồng chính kiến với
Đảng Cộng sản và với chính quyền là một trong những đối tượng cần săn
tin của họ. Hệ thống an ninh này cũng hạn chế cơ hội cho bất kỳ một sự
phát triển xã hội dân sự nào ở Trung Quốc.
Hiện
nay, giới lãnh đạo ở Trung Quốc vẫn tiếp tục khoa trương về cải cách.
Đáng kể nhất là chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình với đặc
trưng là bí mật, mang nhiều toan tính chính trị hơn là một chương trình
cải cách. Trước đó, nhiều cải cách nhỏ đã thúc đẩy được một số lĩnh vực
nhưng không tạo được một sự chuyển mình nào. Đại hội ĐCSTQ lần thứ 18
năm 2012 nhấn mạnh đến cải cách hệ thống tư pháp nhưng cho đến giờ hầu
như chưa có tiến triển gì đáng kể. Sự độc quyền kinh tế của nhà nước
trong một số lĩnh vực vẫn chưa có gì thay đổi. Đằng sau sự trì trệ trong
công cuộc cải cách đã diễn ra suốt 30 năm qua là sự bế tắc về ý thức hệ.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc luôn luôn
ẩn chứa bên trong nó những mâu thuẫn nội tại. Bởi vì một hệ thống pháp
lý khách quan cần cho một nền kinh tế thị trường lại là một mối đe dọa
tiềm ẩn đối với vai trò lãnh đạo của ĐCSTQ, do Đảng vốn tự cho mình là
người trọng tài cuối cùng đối với các vấn đề xã hội. Nhu cầu của Đảng
Cộng sản Trung Quốc là tối thượng nhưng hiện nay ĐCSTQ lại không thể có
được một hệ tư tưởng mạch lạc, thức thời để biện minh cho nhu cầu tối
thượng đó. Chỉ dùng chủ nghĩa Marx rõ ràng là không ổn. Ngày nay ĐCSTQ
phải viện dẫn cả đến triết lý Nho giáo (mà thời Cách mạng văn hóa đã bị
dẹp bỏ). Nhưng kết hợp được hai hệ thống lý luận của Marx và Khổng với
nhau không hề dễ dàng. Những giá trị cốt lõi do Tập Cận Bình đưa ra từ
sự kết hợp hai hệ thống lý luận đó giống như một món ăn thập cẩm hơn là
một tầm nhìn thống nhất (những giá trị đó là: thịnh vượng, dân chủ, văn
minh, hòa hợp, tự do, bình đẳng, công bằng, pháp quyền, ái quốc, tận
tâm, liêm chính, hữu nghị).
Từ tình hình đó, Trung Quốc sẽ đối mặt với 4 viễn cảnh tương lai (cũng có thể gọi là 4 kịch bản về tương lai):
Một là: Trung Quốc sẽ trở thành “Một Singapore quy mô lớn”
(Singapore on Steroids). Đây là kịch bản mà ĐCSTQ ưa thích. Tuy nhiên
kịch bản này lại khó trở thành hiện thực. Có nhiều lý do. Singapore là
một nước nhỏ. Trung Quốc là một nước có diện tích và dân số khổng lồ.
Giám sát một chính quyền và cai trị trên một lãnh thổ rộng như TQ không
thuận lợi như Singapore. Singapore dẫu sao cũng ít chuyên chế hơn so với
Trung Quốc đương đại. Singapore có thể chế đa đảng và tự do chính trị
hơn Trung Quốc. Sự cạnh tranh chính trị ở đó tuy không phải là hoàn toàn
công bằng nhưng năm 2011, các đảng đối lập ở Singapore vẫn giành được
40% (bốn mươi phần trăm) số phiếu bầu cử. Muốn bắt chước mô hình
Singapore, Trung Quốc cần cởi mở hơn về chính trị, thậm chí có thể phải
trở thành một nền dân chủ đa nguyên. Đây lại là điều mà ĐCSTQ không muốn
mạo hiểm.
Hai là: Duy trì hiện trạng đã có với mô hình “Chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc“.
Nhưng với tình trạng tăng trưởng kinh tế ngày càng giảm sút, ĐCSTQ đang
có mối lo sợ ngày càng gia tăng rằng khó có thể tiếp tục giữ vững chế
độ này.
Ba là: Kịch bản thứ 2 có thể trở thành ngòi nổ cho kịch bản thứ 3. Đó là dân chủ hóa thông qua cơn khủng hoảng.
Đây không phải là kịch bản mà ĐCSTQ thấy dễ chịu. Tuy nhiên, với một
nền kinh tế bị tổn thương, các yêu cầu chính trị ngày càng gia tăng
trong xã hội, các mâu thuẫn ngày càng trở nên sâu sắc. Đến khi quả bom
chính trị do chính ĐCSTQ đã cài đặt (khủng hoảng dân số, ô nhiễm tàn phá
môi trường sống, sự căng thẳng sắc tộc…) phát nổ thì các vấn đề sẽ trở
nên nghiêm trọng. Kết quả lúc này có thể sẽ là sự quay trở lại một số
hình thái chuyên chế, khi mà cả đất nước Trung Hoa chùn chân trước sự
hỗn loạn của tiến trình dân chủ hóa.
Bốn là: Tiến trình dân chủ hóa theo tuần tự và được kiểm soát.
Đối với một quốc gia có kích thước lớn và có chiều dài lịch sử như
Trung Quốc thì quá trình dân chủ hóa nên được bắt đầu từ bên trong. Đây
là kịch bản tốt nhất cho Trung Quốc. Nó có thể giúp Trung Quốc tránh
được nhiều bi kịch trong tương lai. Nhưng kịch bản này lại khó xảy ra.
Vì rằng trong bối cảnh hiện tại, muốn có tiến trình này, ngay từ bây giờ
ĐCSTQ phải đặt nền móng cho sự chuyển mình êm đềm như thế. Đó là quá
trình chuyển mình có bước cuối cùng là việc bầu cử đa đảng. Nói cách
khác, bước cuối đó chính là điểm cuối của con đường dân chủ hóa.
T.T.A & N.H.H.
Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!
.
.
0 comments:
Post a Comment