Phạm Bá Hoa
Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa
Tuesday 2 June 2015
Thư số 44 gởi: Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
Tuesday, June 02, 2015
No comments
Nội dung thư này tôi giúp Các Anh tìm hiểu về lịch sử
Trung Hoa, một lịch sử từ thời cổ đại, cận đại, đến đương đại, đều thể hiện bản
chất cướp đất để bành trướng lãnh thổ lên phía bắc, qua phía tây, và xuống phía
nam. Từ một quốc gia dọc theo sông Hoàng Hà vùng Hoa Bắc, trở thành một quốc gia
với diện tích rộng lớn hàng thứ ba trên thế giới, chỉ sau diện tích nước Nga và
Canada.
Trong bài này, tôi dùng chữ Trung Hoa, và từ cuối năm 1949 thì tôi dùng
chữ Trung Cộng.
Thứ nhất. Trung Hoa bành trướng từ
thời cổ đại đến cận đại.
(tham khảo và trích trong Wikipedia) Trung Quốc, có nghĩa là "quốc gia
trung tâm" hay "vương quốc ở trung tâm". Tên gọi này không chỉ mang ý
nghĩa Trung Quốc ở giữa các nước khác mà còn thể hiện Trung Quốc là trung tâm
thiên hạ".
Với bằng chứng khảo cổ học, cho thấy người nguyên thủy cư
trú tại Trung Hoa vào khoảng 2 triệu 240 ngàn năm đến 250.000 năm trước Tây Lịch
(TTL). Một hang động tại Chu Khẩu Điếm (gần Bắc Kinh ngày nay) có những hóa
thạch cho thấy niên đại của họ từ 780.000 năm đến 680.000 năm TTL. Theo truyền
thuyết Trung Hoa, triều đại đầu tiên là nhà Hạ, bắt đầu từ khoảng 2070
năm trước Tây Lịch (TTL). Tuy nhiên, triều đại này bị các sử gia cho là thần
thoại, dù rằng năm 1959 các nhà khoa học khai quật tìm thấy những di chỉ vào đầu
thời kỳ đồ đồng tại Nhi Lý Đầu tỉnh Hà Nam, nhưng vẫn chưa xác định có
phải các di chỉ này là tàn tích của triều đại nhà Hạ hay không.
Bành trướng thời
phong kiến cổ đại.
Triều đại đầu tiên là nhà Thương với chế độ phong
kiến lỏng lẻo, định cư dọc theo sông Hoàng Hà (tỉnh Hà Nam ngày nay) miền Đông
Trung Hoa từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 11 TTL. Hoàng Hà là con sông có chiếu dài
khoảng 5464 cây số. Thượng nguồn sông Hoàng Hà chảy qua những hẻm núi sâu trước
khi lượn quanh thành một vòng cung khổng lồ ôm lấy Cao Nguyên Hoàng Thổ. Đoạn
sông này cuốn theo lượng phù sa trên hành trình ra biển, là địa hình tiêu biểu
của vùng Bình Nguyên Hoa Bắc.
Triều đại nhà Chu từ thế kỷ thứ 10 đến năm 256 TTL
Triều đại này gốm các nước chư hầu chung quanh, và các nước lớn nhỏ này có đến
600 vị vua, nhưng không phải mỗi vị vua là một nước mà là trong một nước có
nhiều vị vua, như: Nước Lỗ có 35 vua, nước Ngô 25 vua, nước Kỷ 21 vua, nước Ngụy
18 vua, nước Hàn 11 vua, nước Triệu 11 vua, ..v..v.. Nhà Chu tập trung được
quyền lực để thâu tóm các nước chư hầu là nhờ các vị vương hầu họ Tần và họ
Trịnh hỗ trợ đắc lực. Nhưng rồi nhà Chu cũng dần dần suy yếu trước các chư hầu
phong kiến nổi dậy và liên tục đánh nhau tranh giành quyền lực từ thế kỷ thứ 8
đến thế kỷ thứ 5 TTL, gọi là thời Xuân Thu. Đến thời Chiến Quốc -cũng là thời
quân chủ- từ thế kỷ thứ 5 và chấm dứt từ năm 221 TTL, lúc bấy giờ bảy quốc gia
hùng mạnh đều xưng vương.
Bành trướng thời đế quốc trung
đại.
Nhà
Tần lên cầm quyền năm 221 TTL, đã sáp nhập sáu quốc
gia hùng mạnh này và thành lập một Trung Hoa rộng lớn đầu tiên. Tần vương Doanh
Chính tuyên bố, bản thân là Thủy Hoàng Đế, tức hoàng đế đầu tiên, và thực hiện
cuộc cải cách khắp Trung Hoa theo ý nghĩa độc tài. Nhưng triều đại này chỉ tồn
tại đến năm 207 TTL (15 năm), vì Tần Thủy Hoàng quá độc đoán và quá tàn bạo. Ông
ra lệnh đốt sách chôn nho, nghĩa là đốt tất cả sách Nho giáo và giết chết
những người theo Nho giáo, để ông nắm độc quyền về tư tưởng, cũng là ngăn chận
người theo Nho giáo nổi dậy tranh đoạt quyền lực. Thời nhà Hán từ năm 206 trước Tây Lịch
đến năm 220 sau Tây Lịch. Triều đại này mở rộng thêm lãnh thổ bằng biện pháp
quân sự trên đất Triều Tiên, Việt Nam, Mông Cổ và vùng Trung Á, cũng là thiết
lập "Con đường tơ lụa" từ Trung Hoa đến vùng Trung Á.
Khi triều đại nhà Hán sụp đổ, là một giai đoạn chia rẽ dưới
tên gọi là thời Tam Quốc từ năm 220 đến năm 280. Trung Hoa tiếp tục chia rẽ của
16 quốc gia và Nam Triều-Bắc Triều. Thời nhà Tùy từ năm 581, Trung
Hoa lại tái thống nhất, nhưng chẳng bao lâu sau đó thì suy yếu dần vì thất bại
trong chiến tranh giành đất của Cao Câu Ly từ năm 598, dẫn đến sụp đổ vào năm
614. Tiếp nối là thời nhà Đường rồi nhà Tống, phục hưng lại
Nho Giáo, đồng thời với sự phát triển Phật giáo. Năm 1271, Trung Hoa bị quân
Mông Cổ dưới sư lãnh đạo của Hốt Tất Liệt, và triều đại nhà Nguyên bắt
đầu từ đây. Khi Trung Hoa trong tay Mông Cổ, lúc ấy dân số Trung Hoa lên đến 120
triệu người, nhưng đến năm 1300 thì số dân này chỉ còn 60 triệu người. Năm 1368,
một nông dân tên Chu Nguyên Chương nổi dậy đánh đuổi quân Mông Cổ chạy về nước,
và thiết lập nước Trung Hoa và thời Nhà Minh bắt đầu từ đây. Dưới triều
đại này, ông Trịnh Hòa dẫn đầu những chuyến thám hiểm qua các đại dương đến tận
Châu Phi. Lúc bấy giờ, nhà Minh dời thủ đô từ Nam Kinh lên Bắc Kinh. Thời nhà
Thanh lên cầm quyền vào năm 1644, và đây là triều đại đế quốc Trung Hoa cuối
cùng, vì triều đại này đương đầu với đế quốc phương Tây từ thế kỷ 19 trong chiến
tranh nha phiến. Trung Hoa buộc phải ký các Hiệp Ước không bình đẳng, trả tiền
bồi thường và cho phép người ngoại quốc có đặc quyền ngoại giao, đồng thời phải
nhượng Hong Kong cho người Anh vào năm 1842. Tiếp đó là chiến tranh Trung Hoa -
Nhật Bản trong năm 1894-1895, dẫn đến việc triều Thanh mất ảnh hưởng tại Triều
Tiên, cùng thời gian phải nhượng Đài Loan cho Nhật Bản. Nặng nhất là cuộc
nổi dậy của Thái Bình Thiên Quốc từ năm 1850 đến năm 1860, đã tàn phá miền nam
Trung Hoa.
Bành trướng thời cộng
sản đương đại.
Năm 1912, ông Tôn Trung Sơn của Quốc Dân Đảng thành
lập nước Trung Hoa Dân Quốc ngày 1/1/1912, và tuyên bố ông là Đại Tổng Thống lâm
thời. Năm 1915 thì ông trao quyền cho ông Viên Thế Khải và ông Khải xưng là
Hoàng Đế Trung Hoa. Các quốc gia chư hầu phản đối khắp nơi, và cuối cùng thì
Viên Thế Khải thoái vị và tái lập chế độ cộng hòa. Năm 1916, ông Viên Thế Khải
chết thì chính trị Trung Hoa cũng tan rã. Ông Tưởng Giới Thạch lên cầm quyền
và tái thống nhất quốc gia. Chiến tranh Trung-Nhật
1937-1945, tiếp đến là nội chiến và kết thúc năm 1949
trong tình trạng kiệt quệ. Ông Mao Trạch Đông lên cầm quyền và thành
lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Năm 1950, quân Trung Cộng đánh chiếm đảo
Hải Nam, và chiếm luôn nước Tây Tạng ở phía tây. Đầu tiên là ông Mao Trạch Đông
khuyến khích tăng trưởng dân số, vì vậy mà dân số Trung Hoa đang từ 550 triệu
người đã nhanh chóng lên tđến 900 triệu người. Với kế hoạch cải cách kinh tế
trên quy mô rộng dưới tên gọi "đại nhảy vọt"
khiến cho hằng chục triệu người thiệt mạng từ năm
1958 đến năm 1961, hầu hết là do chết đói. Từ 1 triệu đến 2 triệu địa chủ bị
hành quyết với cái tội "phản cách mạng." Năm 1966, Mao Trạch Đông cùng các đồng
minh của ông tiến hành "đại cách mạnh văn
hóa" kéo theo một giai đoạn tố cáo chính trị lẫn
nhau và biến động xã hội kéo dài đến khi Mao Trạch Đông từ trần vào năm 1976.
Tháng 10/1971, nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thay thế vị trí của Trung Hoa
Dân Quốc ở Đài Loan tại Liên Hiệp Quốc, ngồi vào ghế ủy viên thường trực của Hội
Đồng Bảo An.
Ông Giang Trạch Dân và ông Lý Bằng, nắm quyền lãnh đạo quốc
gia đầu thập niên 1990 (hết trích).
Tóm tắt. Nước Trung Hoa khởi thủy chỉ là một vùng lãnh thổ dọc theo sông
Hoàng Hà ở vùng Hoa Bắc. Qua các triều đại từ đế quốc, rồi phong kiến, đến cộng
sản độc tài, họ liên tục bành trướng lãnh thổ ngày càng rộng lớn, với dân số
tính đến ngày 15/4/2015 lên đến 1 tỷ 369 triệu 300 ngàn người. Những triều đại
Trung Hoa đã thực hiện bản chất bành trướng khi đánh chiếm các vùng đất phía
bắc, xa về phía tây, và sâu xuống phía nam. Về tổ chức hành chánh, hiện nay
Trung Cộng có 22 tỉnh và 4 khu tự trị là: Mãn Châu, Nội Mông, Tân Cương, và Tây
Tạng. Năm 2010, chỉ riêng dân số của Vân Nam, Quảng Tây, và Quảng Đông sát biên
giới Việt Nam cộng lại, lên đến 256.042.868 người.
Riêng với Việt Nam.
Suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, dân tộc ta đã trải
qua những biến đổi đau thương do các triều đại phong kiến Trung Hoa xâm lăng cai
trị: (1) Lần thứ nhất, từ
năm 111 trước tây lịch đến năm 39 sau tây lịch = 150 năm. (2) Lần thứ hai, từ năm 43 đến năm 544
= 501 năm. (3) Lần thứ
ba, từ năm 603 đến năm 939 = 336 năm. (4) Lần thứ tư vào thế kỷ 15, từ năm
1.414 đến năm 1.427 = 13 năm. Cộng chung cả 4 thời kỳ bị trị đến 1.000 năm, hay
là 40 thế hệ Việt Nam bị dìm sâu dưới chính sách cai trị nghiệt ngã tàn bạo của
vua quan phong kiến Trung Hoa! Đó là bài học kinh nghiệm máu xương mà vua Trần
Nhân Tông truyền đạt cho con cháu muôn đời về sau, qua lời dạy của Vua khi trao
quyền cho con (Trần Anh Tông) vào cuối thế kỷ 13, rằng: Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái
đạo làm người. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo, vô luân.
Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt
xảy ra trên biên ải, các việc trên khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn là họa
ngoại xâm. Họ không tôn trọng biên giới theo qui ước, cứ luôn luôn đặt ra những
cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất
đai và hải đảo của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng
thành cái tổ chim chích. Vậy, các ngươi phải nhớ lời ta dặn: "Một tấc đất của
tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác". Ta cũng để lời nhắn
nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu."
Kẻ khác, mà vua Trần Nhân Tông nói đến, thuở ấy là Trung Hoa phong kiến, và bây
giờ là Trung Hoa cộng sản. Ngắn gọn là Trung Cộng.
Và từ giữa thế kỷ 20 đến nay, Trung Cộng lại bành trướng
dưới dạng "gậm nhấm " Biển Đông mà phần lớn là thuộc chủ quyền và quyền tài phán
của Việt Nam, đúng như nhận định của vua Trần Nhân Tông gần 800 năm trước.
Thứ hai. Trung Cộng bành
trướng xuống phía nam.
Các nhân vật Trung Cộng lãnh đạo: Mao Trạch Đông năm
1943-1976. Hoa Quốc Phong năm 1976-1981. Hồ Diệu Bang năm 1981-1982 và
1983-1987. Triệu Tử Dương năm 1987-1989. Giang Trạch Dân năm 1989-2002.
Hồ Cẩm Đào năm 2002-2012. Tập Cận Bình từ năm 2012 .....
Sự bành trướng của Trung Cộng đang trên đường thực hiện
"khu tự trị Việt Nam" với sự tiếp tay của nhóm lãnh đạo Việt Cộng là Nguyễn Văn
Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng ký vào Biên Bản Thành Đô ngày 4/9/1990, và những
nhóm lãnh đạo tiếp sau lần lượt thi hành, mà hiện nay là Nguyễn Phú Trọng,
Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng, Phùng Quang Thanh , ..v.v...
Giữa năm 2011, tổ chức Wikileaks đã công bố hằng ngàn tài liệu loại tối mật của Bộ
Ngoại Giao Hoa Kỳ mà tổ chức Wikileaks có được, trong đó có Biên Bản cuộc họp
giữa Nguyễn Văn Linh Tổng Bí Thư đảng CSVN và Đỗ Mười Chủ Tịch Hội Đồng Bộ
Trưởng, đại diện lãnh đạo CSVN, với Giang Trạch Dân Tổng Bí Thư, và Lý Bằng Thủ
Tướng, đại diện lãnh đạo CSTH, trong ngày 3 & 4 tháng 9 năm 1990 tại thành
phố Thành Đô của Trung Cộng. Wikileaks khẳng định, tin tức dưới đây nằm trong số
3.100 bức điện đánh đi từ cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ tại Hà Nội và Sài Gòn
gửi về chính phủ Hoa Kỳ. Tài liệu này có đoạn ghi rõ:
.... Vì sự tồn tại của
sự nghiệp xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản, đảng CSVN và nhà nước Việt Nam
đề nghị phía Trung Hoa giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam
xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân
dân hai nước do Chủ Tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh dày công xây đắp
trong quá khứ, và Việt nam bảy tỏ mong muốn đồng ý sẵn sàng chấp nhận và đề nghị
phía Trung Hoa để Việt Nam được hưởng quy chế khu tự trị trực thuộc chính
quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Hoa đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng,
Quảng Tây
. Phía Trung Hoa đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, cho thời hạn
phía Việt Nam trong 30 năm (1990-2020) để đảng CSVN giải quyết các bước tiến
hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung
Hoa.
Cho đến nay là năm 2015, tài liệu tối mật trên cùng với hai
quyển hồi ký nói đến hội nghị Thành Đô của Thứ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam Trần
Quang Cơ và của Thủ Tướng Trung Cộng Lý Bằng, luân lưu trên internet, cộng với
sự lên tiếng của những tổ chức xã hội dân sự muốn biết sự thật ra sao, nhưng
nhóm lãnh đạo Việt Cộng tuyệt nhiên không một lời cải chính hay xác nhận. Sự im
lặng này, tự nó là lời xác nhận sự thật của Biên Bản Thành Đô. Nhưng, hãy tạm để
vấn đề nhóm lãnh đạo Việt Cộng cứ ngậm miệng qua một bên, Các Anh hãy đọc những
tin tức mà tôi tập trung dưới đây để nhận ra, có phải đó là một chuỗi hoạt động
của Trung Cộng trên lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam, như thể từng bước thực hiện
"Biên Bản Thành Đô" hay không, vì nhóm lãnh đạo Việt Cộng chẳng những không có
hành động nào chống lại sự gậm nhấm của Trung Cộng, mà còn hỗ trợ cho Trung Cộng
bằng cách làm thinh vì ôm chặt 16 chữ vàng và 4 tốt.
Gậm nhấm bằng Hiệp Ước. Ngày
30/12/1999 tại Bắc Kinh, lãnh đạo Việt Cộng với lãnh đạo
Trung Cộng ký Hiệp Ước biên giới trên bộ, và ông Nông Đức Mạnh với tư cách Chủ
Tịch Quốc Hội đã phê chuẩn ngày 9/6/2000. Theo đó, biên giới Việt Nam mất 789
cây số vuông vào tay Trung Cộng, bao gồm Ải Nam Quan và 3/4 thác Bản Giốc.
Ngày 25/12/2000, Chủ Tịch
nhà nước Trần Đức Lương sang Trung Cộng với danh nghĩa thăm viếng thiện chí,
nhưng thật sự là ký Hiệp Ước bán biên giới trên vịnh Bắc Việt với lãnh đạo Trung
Cộng tại Bắc Kinh. Việt Nam bị mất 11.362 cây số vuông trên Vịnh Bắc Việt. Sau
hai Hiệp Ước, Trung Cộng chiếm 789 cây số vuông trên biên giới và 11.362 cây số
vuông trên Vịnh Bắc Việt mà Trung Cộng không tốn một mạng người, không tốn một
viên đạn, không tốn một giọt xăng dầu, cũng không nhỏ một giọt mồ hôi, họ chỉ
cần nhón 3 ngón tay cầm cây viết ký vào bản Hiệp Ước là xong! Nhìn lên bản đồ
Việt Nam, chẳng khác nào da đầu của tổ quốc bị bóc lổm chổm, và một bên vai bị
xén đi một phần!
Gậm nhấm dưới dạng
văn hóa. Ngày 5/12/2014, qua đài BBC Luân Đôn, Giáo sư Trần Ngọc Thêm, từ đại học quốc gia tại Sài Gòn,
nhận định: Để đạt được những mục tiêu chiến lược của
mình, Trung Quốc không ngần ngại kết hợp hai loại sức mạnh -sức mạnh cứng và sức mạnh mềm- với mưu đồ cho thấy khá rõ qua mạng lưới các Viện Khổng Tử mở ra
tại hàng trăm quốc gia... Kinh nghiệm ở Mỹ cho rằng, cái đó không bảo đảm tự do
học thuật trong môi trường đại học, ở phạm vi của các Viện Khổng Tử trong các
trường đại học, rõ ràng đó là một hệ thống rất thống nhất với nhau và có mục
tiêu rất rõ ràng... Họ sẽ không ngần ngại mà kết hợp cả sức mạnh cứng là quân
sự, và sức mạnh mềm là áp đặt kinh tế hoặc mua chuộc về kinh tế, cộng với sức
mạnh mềm qua ngỏ ngoại giao là văn hóa ngang qua những Học Viện Khổng Tử tại
Việt Nam. Ngày 13/5/2015, trên <Google.vn> có bản tin ngắn cho biết: "Ông Phạm Vũ Luân được cử giữ chức Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục & Đào
Tạo. Và theo nguồn tin từ Bộ này thì từ năm học 2015-2016, tất cả học sinh và
sinh viên Việt Nam phải học tiếng Trung Cộng". Liệu,
đây có phải là thêm một bước nửa trên hành trình thực hiện "Biên Bản Thành Đô
ngày 4/9/1990" chăng?
Gậm nhấm dưới dạng công
nhân.
Tháng 4/2006, khu kinh tế Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh, thành lập từ tháng 4/2006, với
diện tích 227 cây số vuông sát chân dãy Hoành Sơn, gồm 9 xã thuộc huyện Kỳ Anh.
Toàn bộ khu kinh tế Vũng Áng bao bọc hai bên quốc lộ 1, chiếm hai phần ba chiều
dài quốc lộ 1 đoạn từ Đèo Ngang đến ranh huyện Cẩm Xuyên. Tổng số công nhân lên
đến 30.400 người mà trong số đó theo bà Nguyễn Thị Hải Vân, Cục Trưởng Cục Việc
Làm/Bộ Lao Động & Thương Binh Xã Hội, thì số công nhân Trung Cộng tại đây là
10.000 người. Đây là vị trí chiến lược quốc phòng thứ
nhất của Việt Nam.
Tháng 11/2007, Thủ Tướng Việt Cộng quyết định cho thăm dò khai thác quặng Bauxite
trên Cao Nguyên Miền Trung trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2015, xét đến năm
2025. Tập Đoàn Than & Khoáng Sản dành một hợp đồng cho Công ty Chalieco của
Trung Cộng khai thác. Đây là vị trí chiến lược quốc phòng thứ hai của Việt Nam. Ngày 3/4/2009 (Đối thoại online).
Thiếu Tướng Công An Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến Lược & Khoa Học Bộ Công An, phân
tách về địa thế của Tây Nguyên như sau: Trung Quốc
vào Tây Nguyên là họ đã có điều kiện khống chế đối với cả ba nước Việt Nam, Lào
và Campuchia. Hiện nay Trung Quốc đã thuê một vùng đất rộng lớn ở tỉnh
Munbunkiri, sát biên giới tỉnh Dak Nông với thời gian 99 năm, và họ đã làm chủ
các dự án kinh tế lớn ở tỉnh A-tô-pơ, tỉnh cực Nam của Lào, giáp với Việt Nam và
Campuchia (tại ngã ba Đông Dương). Đây là hậu họa khôn lường đối với an ninh
quốc gia.
Theo BBC online ngày 26/8/2010, Bộ Công Thương đưa ra con số vào tháng 7/2009, theo đó đã có 30 doanh
nghiệp Trung Quốc đang tham gia tổng thầu EPC hoặc đối
tác đầu tư trong 41 dự án ở Việt Nam. Tất cả 41 dự án này là kinh tế trọng điểm,
hoặc dự án thượng nguồn, liên quan mật thiết tới tài nguyên quốc gia hoặc an
ninh hay năng lượng.
Ngày 20/6/2011, theo bản tin từ báo Thanh Niên thì lao động phổ thông Trung Cộng tràn
ngập Việt Nam. Điều bi thảm là trong các phố Tàu mới mọc lên tại tại Hải
Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẳng, Bình Dương, ..v..v.., nhiều nơi dựng bảng tiếng Tàu
chớ không dùng tiếng Việt, làm người dân Việt cảm thấy thân phận mình y hệt như
dân Tây Tạng bị dân Hán tộc vào lấn ép.
Ngày 31/8/2011, trên trang Bauxite online lưu giữ bài nhận định của Giáo sư Vũ Cao
Đàm: Bằng chiêu bài hợp tác khai thác bô-xit, đế
quốc Trung Cộng đã đóng chốt ở một vùng vô cùng hiểm yếu của bán đảo Đông Dương,
cộng với những hợp đồng thuê 300.000 mẫu tây
đất rừng đầu nguồn với các đồng chí của họ tại các
địa phương trên suốt các vùng biên giới, Trung Cộng đã tạo ra một thế quân sự vô
cùng nguy hiểm có khả năng làm tê liệt khả năng phản công bảo vệ Tổ quốc của
Việt Nam khi bị Trung Cộng tấn công từ bốn phía. Chúng ta không quên cộng thêm
một bầy nhung nhúc gồm trên 1,3 triệu người lao động Trung Cộng, gồm những tráng
đinh chắc chắn đã giải ngũ sau khi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Bọn chúng được
các đồng chí sắp xếp đều khắp đủ mọi miền trên đất Việt Nam đã tạo ra một đạo
quân dự bị khổng lồ, cầm súng bắn được ngay, đang mai phục khắp đất nước này.
Một nguy cơ đang rập rình chờ đợi và người dân Việt -những ai còn tỉnh táo- đành
sống trong muôn nỗi phập phồng!
Tháng 10/2013, hợp đồng giữa tỉnh Thừa Thiên/Huế với công ty Thế Diệu của Trung
Cộng, theo đó rhì công ty này chiếm một diện tích rộng đến 200 mẫu tây trong
thời hạn 50 năm. Công ty Thế Diệu sẽ xây dựng "Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế
Lăng Cô, gồm: (1) Khu
nghỉ mát với 450 phòng theo tiêu chuẩn 5 sao.
(2) Trung Tâm Hội Nghị Quốc Tế với 2.000 chỗ ngồi.
(3) Khu nhà nghỉ dưỡng
cao năm tầng với 220 gian nhà cao cấp. (4) Xây dựng 350 căn biệt thự,
khu dịch vụ, nhà hàng, bãi tắm, ..v..v... Tổng số vốn đầu tư khoảng 250 triệu mỹ
kim. Dự án này thực hiện trong ba giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2023. Đây là vị
trí chiến lược quốc phòng thứ ba của Việt Nam.
Gậm
nhấm Biển Đông bằng sức mạnh.
Ngày 4/9/1958, Thủ Tướng Trung Cộng Chu Ân Lai công bố: Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là 12 hải
lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất
liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo
khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần
đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung
Hoa. Sau đó, Thủ Tướng Việt Cộng lúc ấy là Phạm Văn
Đồng, đã gởi Công Hàm đồng ý và hứa sẽ tôn
trọng.
Ngày 11/1/1974, Bộ Ngoại Giao Trung Cộng tuyên bố, Hai quần đảo Hoàng Sa và, Trường
Sa là lãnh thổ của họ, và họ tố cáo Việt Nam Cộng Hòa chiếm đóng hai quần đảo
của họ. Lập tức, chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa tuyên bố khẳng định Hoàng Sa Trường
Sa là lãnh thổ của Việt Nam, đồng thời bác bỏ những cáo buộc của Trung Cộng.
Ngày 16/1/1974, khi phái đoàn của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thăm dò một số đảo
Hoàng Sa trong việc chuẩn bị xây dựng phi trường dành cho phi cơ vận tải C7
Catibou, thì phát giác Trung Cộng đã đổ quân lên các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh,
Quang Hoà, và Duy Mộng, dưới sự yểm trợ của các chiến hạm ngoài khơi.
Ngày 18/1/1974, Mao
Trạch Đông ra lệnh cho Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình, trực tiếp chỉ huy trận
đánh quần đảo Hoàng Sa. Trong khi đó tại Hoàng Sa, chiến hạm của Việt Nam Cộng
Hòa với Trung Cộng ghìm nhau. Ngày 19/1/1974, trận chiến Hoàng Sa bùng nổ. Và
ngày 20/1/1974, quân
Trung Cộng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.
Năm 1988, Hải Quân Trung Cộng lần lượt chiếm các đảo sau đây: (1) Ngày 31/1 chiếm bãi Đá Chữ Thập
(Trung Cộng gọi là Vĩnh Thử). (2) Ngày 18/2 chiếm đảo Châu Viên. (3) Ngày 20/2 chiếm Ga Ven.
(4) Ngày 28/2 chiếm đảo
Huy Cơ. (5) Ngày 23/3
chiếm Xu Bi. Năm 1995,
theo bản tin của Reuter thì Trung Cộng chiếm Đá Vành Khăn phía Đông Trường Sa.
Họ tuyên bố sẽ dựng lên các lều cho ngư dân tránh bão. Nhưng sự thật thì Trung
Cộng xây dựng căn cứ yểm trợ cho Hải Quân của họ
Ngày 18/12/2008, trong cuộc họp báo tại Washington DC, Đô đốc Timothy Keating, chỉ huy
trưởng Hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương, đã đề cập đến ý định của Trung Cộng muốn
chia Thái Bình Dương làm hai. Theo đó, Hải Quân Hoa Kỳ hoạt động từ quần đảo
Hawaii về phía Đông, và Hải Quân Trung Cộng hoạt động từ phía tây
Hawaii.
Ngày 7/5/2009, Trung Cộng đệ trình Liên Hiệp Quốc một bản đồ có hình dạng chữ U và
kèm theo lời dẫn. Theo đó, họ tự nhận chủ quyền trên Biển Đông, bao gồm ba quần
đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Đông Sa, và bãi Macclesfield xấp xỉ 80% hay là khoảng
2.379.928 cây số vuông, thuộc diện tích hợp pháp vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam, Philippines, Bruney, và Malaysia. Mặc dù Liên Hiệp Quốc không công nhận,.
nhưng từ đó Biển Đông dậy sóng vì Trung Cộng tự xem là của họ, dù rằng họ không
có bất cứ tài liệu nào để chứng minh
Ngày 26/8/2010, nhân khi Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng Việt
Nam sang thăm, một giới chức Trung Cộng cho biết là họ đã sử dụng tàu lặn nhỏ có
người lái và cắm cờ tại đáy Biển Đông ở độ sâu 3.759 thước, nhưng họ không nói
là cắm ở vị trí nào. Với hành động mập mờ đó của Trung Cộng, dường như họ muốn
khẳng định chủ quyền của họ tận đáy Biển Đông.
Ngày 5/5/2014, tờ Hoàn Cầu Thời Báo cho biết: "Trung Cộng đã bồi lấp Đảo Gạc Ma
thuộc quần đảo Trường Sa, trên đó sẽ có một phi trường cho Không Quân và một hải
cảng cho Hải Quân. Sau đó, một cơ quan truyền thông khác tại Trung Cộng loan tin
rằng: Đảo Gạc Ma là trạm cung cấp đồ tiếp liệu cho
các ngư phủ. Các văn phòng, doanh trại, và các nông trại, cùng một hải cảng đủ
lớn để phục vụ cho các tàu có trọng tải đến 5000 tấn, cũng sẽ xây
dựng.
Ngày 13/5/2014, Bộ Ngoại Giao Phi Luật Tân tố cáo: Trung
Cộng đang xây cất một đảo nhân tạo mang tên JSR (Gạc Ma), gồm cả một phi trường
quân sự.
Ngày
15/5/2014, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Cộng
Hoa Xuân Oánh đã tuyên bố: Trung Quốc có chủ quyền
không tranh cãi trên vùng này, kể cả rạng san hô Gạc Ma. Vì thế, Trung Quốc có
quyền xây dựng bất cứ công trình gì trên đó.
Ngày 7/6/2014, tờ South China Morning Post tường thuật rằng: Trung Quốc đã biến đảo Gạc Ma thành một đảo nhân tạo vĩ đại. Trên
đó, phi trường và hải cảng riêng biệt cho phi cơ, tàu quân sự, và tàu dân sự sẽ
được xây dựng. Các nhà ở cho thường dân, các cơ sở du lịch cũng được dự trù. Các
tàu nạo vét tiếp tục hút cát từ đáy biển phục vụ cho mục đích
đó.
Ngày 8/10/2014, đài Á Châu Tự Do trích bản tin của Tân Hoa Xã, theo đó thì Trung
Cộng đã hoàn thành một sân bay trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, với
đường băng dài 2.000 thước. Bài báo trên Tân Hoa Xã viết rằng: Đường băng mới xây tại đảo Phú Lâm là đảo lớn nhất của Hoàng Sa,
sẽ nâng cao khả năng quốc phòng ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đảo Phú Lâm, nơi có căn cứ quân sự của Trung Cộng,
cũng là nơi có cơ quan hành chánh thành phố Tam Sa. Tại căn cứ quân sự này,
Trung Cộng có một hệ thống tuần duyên mà họ nói mục đích là bảo vệ quyền chủ
quyền quốc gia của họ.
Ngày 25/10/2014, không ảnh chụp được từ vệ tinh thương mại của Hoa Kỳ, cho thấy Trung
Cộng đã gia tăng diện tích đảo Đá Ngầm Chữ Thập từ 0,08 cây số vuông lên đến
0,96 cây số vuông, tức lớn hơn 11 lần diện tích trước khi bồi lấp. Như vậy, diện tích đảo Đá Ngầm Chữ Thập
lớn hàng thứ 5 trên Biển Đông, sau các đảo Phú Lâm, Đông Sa, Linh Côn, và đảo
Tri Tôn. Đảo Đá Ngầm Chữ Thập, cách bộ chỉ huy Trường Sa của Việt Nam khoảng 110
cây số, và cách đảo có bộ chỉ huy của Phi Luật Tân khoảng 225 cây số.
Ngày 10/1/2015, trang Học Giả Ngoại Giao của Nhật Bản có bài viết lặp lại lời của
người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Cộng đã tuyên bố: Trung Quốc sẽ công bố vào thời gian thích hợp sau khi hoàn thành
các công việc chuẩn bị liên quan. Trong khi đó,
viên Đại Sứ Trung Cộng tại Philippines Mã Khắc Thanh, cũng ngang ngược nói rằng
Trung Quốc có quyền quyết định thời gian và địa điểm
thiết lập một vùng nhận dạng phòng không mới.
Định nghĩa. Vùng Nhận Dạng Phòng Không (Anh ngữ là Air
Defense Identification Zone, viết tắt tiếng Anh là ADIZ) là vùng bầu trời do một
quốc gia tự ấn định ra và đòi hỏi mọi máy bay dân sự xâm nhập vùng này phải nhận
dạng, minh định vị trí, và chịu sự kiểm soát của quốc gia đó. Vùng nhận dạng
phòng không, không đồng nghĩa với không phận nhưng được coi như khu vực song
hành với an ninh quốc phòng (trích trong Wikipedia).
Ngày 27/1/2015, trang <China.com> có bản tin cho biết, Trung Cộng đã hoàn thành
việc mở rộng diện tích bãi đá Chữ Thập lên tới 2.2 cây số
vuông.
Ngày 29/1/2015, Thiếu Tướng cộng sản Lê Văn Cương trả lời phóng viên Mặc Lâm của đài
Á Châu Tư Do, xin trích một đoạn: "...Trong 2.500 năm
lịch sử, khi Việt Nam đứng vững thì Trung Quốc không dám lấn nhưng khi Việt Nam
tỏ ra yếu kém, hèn yếu nhu nhược thì nó lấn. Đấy là quy luật mà không chỉ riêng
Việt Nam cả thế giới đều thế cả chỗ nào rắn thì bỏ chỗ nào mềm thì rấn tới. Tôi
có cảm giác là lãnh đạo Trung Quốc đã ngửi thấy mùi chúng ta đang lùi, và đang
lùi thì họ tiến thôi. Không phải bây giờ mà cách đây mười, mười lăm năm đã lùi
rồi.... Tất nhiên vẫn phải sắm, vẫn phải có máy bay, tàu ngầm tên lửa, nhưng
những cái này không có ý nghĩa gì cả, nếu như 90 triệu người mà rời rạc không
quy tụ về một mối thì tất cả vũ khí đều chẳng có ý nghĩa gì hết. Trung Quốc
không bao giờ sợ Việt Nam trang bị những loại tàu ngầm tên lửa vớ vẩn ấy,
họ sợ nhất là 90 triệu người Việt Nam quy tụ
thành một khối sắt đá.....
Ngày 15/2/2015, bản tin của tập san quốc phòng IHS Janes Defence Weekly, đã công
bố nhiều bức ảnh vệ tinh, cho thấy rõ là Trung Cộng đã bồi lấp và đang xây dựng
trên Đá Tư Nghĩa, Đá Gaven, và Đá Gạc Ma.thành căn cứ quân sự. Các chuyên gia
phân tách của Janes cho biết: Đá Tư Nghĩa (tên quốc
tế là Hughes Reef) trên nền một bãi đá ngầm diện tích chỉ khoảng 380 thước
vuông, thì nay Trung Cộng đã nạo vét hút cát bồi lấp thành đảo nhân tạo
rộng 75.000 thước vuông. Theo chuyên gia James
Hardy, những gì thấy trên Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef), cũng được thấy trên Đá
Gaven (Gaven Reef) Đá Gạc Ma (Johnson South Reef), Đá Chữ Thập (Fiery Cross
Reef) Đá Châu Viên( Cuarteron Reef), Đá Én Đất( Eldad Reef) và Đá Vành Khăn
(Mischief Reef), và ông kết luận: Chúng ta có thể
thấy rằng, đây là cả một kế hoạch thận trọng trong mục đích hình thành một chuỗi
pháo đài phòng thủ trên không và trên biển, xuyên qua phần trung tâm quần đảo
Trường Sa.
Ngày 18/2/2015, theo The Diplomat online của Nhật Bản thì tuần trước, trong cuộc họp
cấp chuyên viên để chuẩn bị cho hội nghị cấp Bộ Trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng
dự trù vào tháng 11/2015, Trung Cộng đã bác bỏ đề nghị của ASEAN muốn đưa Biển
Đông vào chương trình nghị sự.
Ngày 15/5/2015, Trợ Lý Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Daniel Russel tuyên bố:
Chiến lược của chúng ta và hành động của chúng ta
(trên Biển Đông. PB Hoa) là bảo vệ các qui tắc
chớ không bảo vệ những đảo đá (mà Trung Cộng đã
bồi đắp và đang xây dựng căn cứ quân sự. PB Hoa). Trong khi Nhật Bản tuyên bố
rằng: Nhật Bản quyết định vai trò lớn h
Phạm Bá Hoa
Phạm Bá Hoa
Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!
.
.
0 comments:
Post a Comment