Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Friday 15 May 2015

Biển Đông Hung Hiểm



media
Nói cận chiến, nghĩa là bám sát, y hệt như các thế võ Nhu Đạo... Có phải tàu chiến Mỹ đang bám sát mọi động tịnh của Trung Quốc ở Biển Đông?

Hay ngược lại, chính TQ bám sát tàu chiến và chiến đấu cơ Mỹ? Hay cả hai cùng vờn nhau như hai con cọp trước khi xông vào nhau?

Và Việt Nam ở đâu?

Bản tin VOA tựa đề “Trung Quốc tức giận về 'kế hoạch' của quân đội Mỹ ở Biển Đông” ghi nhận:

“Trung Quốc hôm thứ Tư bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về tin cho rằng Mỹ đang cân nhắc việc gửi tàu và máy bay quân sự đến Biển Đông để thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Bắc Kinh tuyên bố sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình.

Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói Mỹ cần phải làm rõ lập trường của mình về vấn đề này và các nước nên tránh "những phương thức nguy hiểm và khiêu khích, để duy trì hòa bình và ổn định khu vực."

Báo The Wall Street Journal đưa tin đầu tiên về động thái của Washington, dẫn lời một quan chức giấu tên nói rằng Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter đã yêu cầu góp ý về việc làm thế nào để đáp lại những hành động của Trung Quốc, cho gia cố những đảo mà họ chiếm trong khu vực có tầm quan trọng chiến lược. Bài báo cho biết kế hoạch được xem xét bao gồm gửi tàu và máy bay đến khu vực trong phạm vi 12 hải lý những địa điểm đang được xây cất.

Dù quân đội Mỹ đã hoạt động ở Biển Đông, vượt qua giới hạn lãnh thổ 12 hải lý xung quanh những đảo này có thể gia tăng căng thẳng nếu Trung Quốc quyết định phản ứng.

Trung Quốc biện hộ cho những hoạt động cải tạo đất ở Biển Đông, nói rằng những đảo này là lãnh thổ của họ và các tòa nhà và cơ sở hạ tầng trên đó là để phục vụ công ích và hỗ trợ ngư dân, bên cạnh việc khẳng định chủ quyền của Trung Quốc.

Trung Quốc cáo buộc Philippines, Việt Nam và những nước khác thực hiện hoạt động xây cất của riêng mình trên những hòn đảo khác.”(ngưng trích)

Trong khi đó, bản tin RFI ghi nhận rằng chính phủ Philippines hy vọng Mỹ giúp nhiều hơn để ngăn Trung Quốc bồi đắp đảo.

Bản tin RFI viết:

“Hãng tin AP hôm nay 13/05/2015 dẫn lời Ngoại trưởng Philippines cho biết Manila đang mong được Hoa Kỳ trợ giúp nhiều hơn để ngăn chận hiện tượng Trung Quốc cho bồi đắp đảo một cách quy mô, có thể giúp Bắc Kinh kiểm soát được Biển Đông trên thực tế.

Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington, Ngoại trưởng Albert Del Rosario nói rằng Trung Quốc đang mưu toan áp đặt cái gọi là « đường chín đoạn » do Bắc Kinh tự vẽ ra bao trùm lên hầu như toàn bộ Biển Đông, cho rằng đường lưỡi bò này là bất hợp pháp.

Hoa Kỳ, đồng minh có ký kết hiệp ước với Philippines, cũng đã bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo, đặc biệt là tại quần đảo Trường Sa. Tuần trước một viên chức quốc phòng cao cấp của Mỹ nói rằng diện tích bồi đắp của Bắc Kinh, có thể sử dụng cho mục đích quân sự, nay lên đến khoảng 800 hecta.

Ông Rosario nói: «Chúng tôi quan niệm rằng chúng ta phải nhanh chóng làm một điều gì đó, kẻo tình trạng bồi đắp đảo hàng loạt sẽ giúp Trung Quốc kiểm soát được Biển Đông trên thực tế», có thể dẫn đến việc quân sự hóa, đe dọa tự do hàng hải...”(ngưng trích)

Trong khi đó, báo Thanh Niên kể chuyện giàn khoan Hải Dương - 981 của Trung Quốc đang quậy sóng ở Biển Đông của Việt Nam.

Bản tin TN viết:

“Ngày 6.5 qua, website của Cục Hải sự Trung Quốc đăng tải thông báo về hoạt động của giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) tại giếng Lăng Thủy 25-1S-1 ở Biển Đông.

Thông báo cho biết giàn khoan sẽ hoạt động từ ngày 6 - 16.5 tại địa điểm có tọa độ 17°03′44″.5N/109°59′02″.7E, nằm cách thành phố Tam Á ở tỉnh Hải Nam 75 hải lý về phía đông nam. Thông báo còn yêu cầu các tàu bè qua lại khu vực phải giữ khoảng cách 2 km đối với địa điểm trên để đảm bảo an toàn. Hải Dương-981 là giàn khoan mà Trung Quốc đã triển khai phi pháp vào vùng biển VN cách đây một năm, châm ngòi cho làn sóng lên án gay gắt của cộng đồng quốc tế vào lúc đó.

Trả lời phỏng vấn Thanh Niên chiều 13.5, thiếu tướng Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam, cho biết luôn sát sao theo dõi, nắm bắt các thông tin, động thái hoạt động của giàn khoan Hải Dương - 981.

Ông Thu khẳng định, hiện nay, giàn khoan này vẫn đang hoạt động ở ngoài vùng biển Việt Nam. Bất cứ khi nào giàn khoan của Trung Quốc di chuyển vào vùng biển nước ta, Cảnh sát biển sẽ có thông báo rộng rãi ngay lập tức đồng thời sẽ phối hợp với các lực lượng khác để có cách thức đấu tranh phù hợp, công khai trên tinh thần hòa bình.”(ngưng trích)

Có thực là ngoài vùng biển của VN? Hay đang ở trong vùng biển của VN? Ai có thể tin nhà nước Ba Đình?

Trong khi đó, Báo Xã Luận cho biết:

“Trong lúc đang thực hiện tuần tra tại vùng biển quốc tế gần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của VN), tàu USS Forth Worth (Mỹ) đã bị tàu hộ vệ tên lửa TQ đeo bám từ phía sau.

Website chính thức của Hải quân Mỹ cho biết tàu USS Forth Worth (LCS-3) của Mỹ đã thực hiện chuyến tuần tra kéo dài 7 ngày tại vùng biển và không phận quốc tế ở Biển Đông, gần khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam)...

...Theo trang mạng Sina Military Network (trụ sở tại Bắc Kinh), mọi động thái của tàu USS Fort Worth trong chuyến tuần tra này đều được tàu hộ vệ tên lửa Yancheng (Type 054A) Trung Quốc theo dõi chặt chẽ.

Khi phát hiện tàu Yancheng đang bám đuổi, USS Fort Worth đã ra tín hiệu nhắc nhở tàu Trung Quốc rằng tàu của Mỹ đang hoạt động tại vùng biển quốc tế.

Tuy nhiên, tàu Yancheng phớt lờ thông báo của Mỹ và tiếp tục đeo bám USS Fort Worth cho tới khi nó rời khỏi khu vực này.”(ngưng trích)

Sóng gió hung hiểm... rất mực hung hiểm.
 Trần Khải
 ----
Vì sao Mỹ viện trợ Trung Quốc dù nợ hàng nghìn tỉ USD?

- Là cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, phóng được cả tàu vũ trụ và robot lên Mặt Trăng nhưng Trung Quốc vẫn "xin" được 2,6 tỉ USD viện trợ/năm.

Nhà giàu khôn ngoan

Từ năm 2010, Trung Quốc đã chính thức vượt qua Nhật Bản để trở thành là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và có tốc độ phát triển nhanh gấp 4 lần Nhật và Mỹ. Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), sản lượng quốc gia (GDP) của Trung Quốc năm 2012 là 8.358 tỷ USD chỉ đứng sau Mỹ (15.680 tỷ USD) và xếp trên cả Nhật (5.969 tỷ USD) – trong khi đó GDP của Anh chỉ là 2.435 tỷ USD. Như vậy, tính theo GDP, Trung Quốc “giàu” hơn Anh gần đến bốn lần.

Thu nhập bình quân đầu người mỗi năm của người dân Trung Quốc đã tăng từ 279 USD vào năm 1982 lên đến 6.086 USD vào năm 2012, còn nếu tính theo PPP (sức mua ngang giá) thì mức thu nhập bình quân này lên đến 9.100 USD vào năm 2012. Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) còn dự báo đến năm 2016, tính về sức mua, Trung Quốc thậm chí còn có khả năng vượt qua cả Mỹ.

Trong những năm gần đây, thặng dư thương mại của Trung Quốc luôn nằm ở mức 200-300 tỷ USD/năm. Cộng các khoản tiền thặng dư này qua nhiều năm, Trung Quốc có được trữ ngoại tệ ở mức khổng lồ 2,4 nghìn tỷ USD vào đầu năm 2010, chủ yếu dưới dạng tiền cho các nước khác vay, trong đó khoảng 70% (khoảng 1,7 tỷ USD) là cho Mỹ vay. Bắc Kinh đang là chủ nợ lớn nhất của Washington. Trong quý 1 năm 2013, Trung Quốc là nước có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, khoảng 3,4 nghìn tỉ USD.

Một vài năm qua cũng chứng kiến việc “kẻ mới giàu” Trung Quốc tham gia vào các cuộc chơi của giới “đại gia  thế giới” như phát triển vũ khí hay công nghệ vũ trụ. Trung Quốc hiện cũng là quốc gia có chi tiêu quốc phòng lớn thứ 2 trên thế giới. Theo số liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (Stockholm International Peace Research Institute), chi tiêu cho quốc phòng của Trung Quốc năm 2013 là 166 tỷ USD.
 Trung Quốc phóng tàu vũ trụ “Hằng Nga 3” để đưa với robot tự hành Thỏ Ngọc (Jade Rabbit) lên mặt trăng, tháng 12/2013.
Sau khi phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu 6, Trung Quốc cũng chính thức bước vào "cuộc chơi" không gian cùng các cường quốc như Nga, Mỹ. Bắc Kinh cũng tiến hành một chuyến bay có người lái khác vào vũ trụ như một bước khởi đầu cho việc xây trạm vũ trụ riêng vào năm 2020; công bố kế hoạch phóng một tàu thí nghiệm quỹ đạo vào khoảng năm 2015; và phóng một tàu vũ trụ tới mặt trăng với cuộc hạ cánh mềm đầu tiên xuống "chị Hằng" trong 37 năm qua.
Trong 6 tháng đầu năm nay, lần đầu tiên Trung Quốc dẫn đầu thế giới về số lượng phóng tàu vũ trụ. Trung Quốc thực hiện 10 vụ phóng thành công, Nga - 9, Mỹ - 8 vụ. Trung Quốc đang gia tăng kinh phí nhà nước để đào tạo chuyên gia cho ngành công nghiệp không gian.
Trung Quốc đang viện trợ hàng tỉ đôla cho châu Phi
Thậm chí Trung Quốc còn cam kết chi tổng cộng 75 tỉ USD cho các dự án viện trợ và phát triển ở châu Phi trong giai đoạn 2000-2011.

"Con nợ" viện trợ cho "chủ nợ"
Xét trên nhiều tiêu chí, Trung Quốc dường như đã thoát khỏi mác “quốc gia đang phát triển” và có lẽ các khoản tiền viện trợ tới quốc gia này sẽ ít dần đi. Nhưng thực tế và con số lại đang chứng minh ngược lại. Theo OECD mỗi năm Trung Quốc nhận được 2,6 tỉ USD tiền viện trợ nước ngoài. Các “mạnh thường quân” chính đến từ Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh và sau đó là Mỹ. Các quốc gia này không ít thì nhiều đều là "con nợ" hoặc có thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc. Trong khi các quốc gia khác như Ethiopia, nơi có thu nhập đầu người thấp gấp 10 lần Trung Quốc nhận được 1,6 tỉ USD/năm, Afghanistan là 3,475 tỉ USD/năm và Iraq thì nhận được 9,46 tỉ USD/năm. Vậy hà cớ gì “nhà giàu” Trung Quốc vẫn được nhận viện trợ “khủng” đến vậy?
Thủ tướng Anh Cameron trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tháng 12/2013. Anh cũng là nước dành nhiều viện trợ cho Trung Quốc
Hầu hết các khoản tiền viện trợ này đều được dùng để xoá đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, hoặc hỗ trợ các chiến dịch nhân quyền. Tuy có một nhóm người cực kỳ giàu có nhưng thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc tương đối thấp. Đó là lý do tại sao theo tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc, nước này vẫn là nước đang phát triển. Như vậy, Trung Quốc không chỉ là một nước được nhận viện trợ mà còn có được những nhượng bộ trong các điều ước quốc tế. Ví dụ như trọng một quy định về cắt giảm khí thải nhà kính của Nghị định thư Kyoto, Trung Quốc là công xưởng của thế giới vẫn được hưởng quyền miễn trừ vì vẫn là một quốc gia đang phát triển, trong khi Trung Quốc chiếm 47% số lượng khí đốt than đá.
Một số chuyên gia như Romilly Greenhill, thuộc Viện Phát triển Hải ngoại (ODI) cho rằng lý do mà các quốc gia khác còn viện trợ cho Trung Quốc chủ yếu là đến từ những thách thức và vấn đề toàn cầu.
Đơn cử như Mỹ, từ năm 2001 đến 2013, Mỹ đã viện trợ cho Trung Quốc tổng cộng 310 triệu USD. Trong năm 2012, thông qua Cơ quan Phát triển Mỹ (USAID), Mỹ viện trợ cho Trung Quốc khoảng hơn 28 triệu USD. Con số này được báo cáo là có giảm nhẹ trong năm 2013 xuống còn khoảng 25 triệu USD. Có bốn lĩnh vực mà Mỹ tập trung viện trợ cho Trung Quốc là bảo vệ môi trường, minh bạch hóa trong thủ tục hành chính, phòng chống HIV/AIDS và phát triển bền vững cho khu vực Tây Tạng. Nhiều thượng nghị sỹ Mỹ nói khá ẩn dụ khi nhắc đến lợi ích đằng sau những khoản viện trợ này.
“Tôi tin rằng những khoản viện trợ này chẳng sớm thì muộn cũng tăng thêm lợi ích của Mỹ tại Trung Quốc”, Thượng nghĩ sỹ Ben Cardin, chủ tịch khu vực Đông Á – Thái Bình Dương của Ủy ban Đối ngoại Mỹ cho hay.
Trong khi đó, một điều thú vị là theo OECD, Nhật Bản lại là nước viện trợ lớn nhất cho Trung Quốc với khoảng 800 triệu USD mỗi năm dù quan hệ thường "cơm không lành canh không ngọt". Thậm chí trong quá khứ, trong năm 2000, viện trợ của Nhật cho Trung Quốc còn đạt đỉnh với con số khổng lồ 1,98 tỉ USD, theo số liệu được đăng trên trang web của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nhật viện trợ nhiều cho Trung Quốc bởi một phần vì “mặc cảm” tội lỗi đã gây ra trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Một phần khác vì những viện trợ tới Trung Quốc gắn bó mật thiết với các lợi ích của Nhật như trong lĩnh vực ô nhiễm không khí. Đã có nhiều tranh cãi nổ ra ở Nhật khi nhiều người chỉ trích Nhật đang “nuôi ong tay áo” nhưng thực chất Nhật không thể dừng hoàn toàn các hoạt động viện trợ cho Trung Quốc.

Cắt giảm viện trợ

Trong tháng 8/2011, một nhóm Thượng nghị sĩ Mỹ của lưỡng đảng đã viết thư kêu gọi kết thúc viện trợ phát triển cho Trung Quốc, nói rằng "Trung Quốc đã dư sức chăm sóc cho các công dân của mình mà không cần dựa vào Mỹ. Tháng 11/201, tại buổi điều trần trước Hạ viện Tiểu ban các vấn đề châu Á và Thái Bình Dương, các vấn đề mang tên: "Cho Rồng ăn: đánh giá lại hỗ trợ phát triển của Mỹ với Trung Quốc” đã bị mang ra chất vấn. Kết quả là Quốc hội Mỹ đã quyết định sẽ giảm bớt các khoản viện trợ cho Trung Quốc trong một số lĩnh vực vì “khó giải thích với người dân Mỹ lý do tại sao nước Mỹ lại đang cho một con “Rồng” ăn nhiều đến vậy?”.

Gần đây, chính phủ Đức cũng tuyên bố sẽ giảm và hạn chế bớt các khoản viện trợ cho Bắc Kinh trong khi Canada cũng cho biết sẽ ngừng tất cả các viện trợ cho Trung Quốc vào năm 2015. Nguyên Tổng thư ký Liên Hiệp quốc Kofi Anna đã phát biểu trên tờ Dailymail kêu gọi Anh và khối EU, “Hãy dừng việc viện trợ hàng triệu đô cho các nước giàu như Trung Quốc hay Ấn Độ. Thế giới vẫn còn nhiều nước khác nghèo hơn”. Lời kêu gọi này đến ngay sau khi bài phát biểu của Thư ký phát triển quốc tế của EU Justin Greening tại Luxembourg Bỉ. Bà Greening đã chỉ ra rằng Bỉ đã cam kết hỗ trợ một số dự án tại Trung Quốc trị giá 30 triệu bảng, đất nước mà có hơn 150 tỉ phú thế giới và hơn 10 triệu bảng dành cho Brazil nơi dùng tới 9 triệu bảng cho Olympics 2016 và có GDP lớn hơn cả Anh trong năm 2012. Giữa lúc châu Âu đang vật lộn để quay lại guồng phát triển kinh tế, người dân phải thắt lưng buộc bụng đóng "siu cao thuế nặng" thì những đồng tiền viện trợ không đúng chỗ này có thể là một con dao hai lưỡi.

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.