Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Sunday 26 April 2015

Liệu rằng 'thử lửa' sẽ đưa tới 'nẩy lửa'?

Liệu rằng 'thử lửa' sẽ đưa tới 'nẩy lửa'?
Nhữ Đình Hùng/26.04.2015
 Ngày thứ ba 14.04.2015, bộ quốc-phòng Anh cho biết là hai phi-cơ chiến-đấu Typhoon của không-quân Anh (RAF) đã cất cánh từ căn-cứ Lossiemouth tại Tô-cách-lan để ngăn chặn hai phi-cơ oanh-tạc Nga có tầm hoạt-động xa trong vùng trời tiếp-giáp với không-phận Anh.Tuy nhiên, bộ quốc-phòng không loan-báo rõ sự việc xảy ra chính-xác ở đâu, chỉ cho biết ' các phi-cơ  Nga đã được phi-cơ của RAF hộ-tống trong vùng lợi-ích của Anh'.
Vào cuối tháng giêng, đại-sứ Nga tại Anh đã bị mời đến bộ ngoại-giao tiếp theo sau việc hai oanh-tạc-cơ bay trong vùng biển Manche gây xáo-trộn cho việc không-lưu dân-sự.
Trong năm 2014, đã có hơn 400 vụ ngăn chặn cùng loại do các phi-cơ săn đuổi của OTAN thực-hiện. Tổng thư ký của OTAN, Jens Stoltenberg đã hứa sẽ bảo-vệ mọi đồng-minh chống lại các đe dọa. Các vụ đụng chạm như thế thường thấy xảy ra ở các vùng không phận tiếp giáp các nước hay chỉ trích về chánh-sách của Nga, nhất là  các nước thuộc vùng 'baltique'.
Việc phi-cơ Anh  bay 'hộ tống' hai oanh-tạc-cơ của Nga ngày 14.04 cũng đúng vào lúc có sự hiện-diện của ba chiến-hạm Nga trong vùng biển Manche 
tupolev-22
Theo các giới chức quân-sự tây-phương, các phi-cơ Nga luôn luôn nằm ở ranh giới không-phận nhưng đủ gần để tạo phản-ứng và thông thường, phi-cơ Nga tắt 'transpondeur' khiến cho việc nhận-dạng phi-cơ không thực-hiện được. Vào cuối tháng ba vừa qua, Thụy Điển đã lưu ý Nga về việc hai phi-cơ Tupolev Tu-22M và hai phi-cơ Shkhoi Su-27 đã vi-phạm các quy-tắc không-lưu. Vào tháng 12.2014, một phi-cơ Nga bay không mở 'transpondeur' đã xém đụng một phi-cơ của nhóm SAS (thuộc công-ty Cimber) vừa cất cánh từ Copenhague (Đan Mạch) để đi Poznan (Ba Lan).
Nga luôn luôn bác bỏ các cáo buộc này, ngược lại, cáo buộc Hoa-Kỳ và OTAN đã gia-tăng gấp bảy lần các chuyến bay dọc biên-giới Nga và Biélorussie, trong năm qua Nga đã tìm thấy có trên 3000 chuyến bay của các phi cơ chiến-thuật Mỹ và OTAN!
Trong một chương-trình truyền-hình Nga của đài Zvezda vào ngày chủ nhật 12.04, Oleg Maïdanovitch, chỉ-huy-trưởng bộ tư lệnh không-gian  của Nga, đã cho biết 'rất gần đây, các chuyên-gia của phân-bộ tình-báo không-gian của Nga đã tìm ra các vệ-tinh mới được đưa lên, những vệ tinh này có nhiệm vụ thám-thính các vật-liệu quân-sự trên lãnh-thổ Nga'. Nhưng ông này không nói rõ 'kẻ thù' là ai.
Bộ chỉ-huy không-gian Nga là một cơ-quan quân-sự có nhiệm-vụ dò tìm và kiểm-soát các cuộc tấn-công không-gian thù nghịch, cũng như việc trông coi không-gian và kiểm-soát các vệ-tinh quốc-phòng Nga.
Lời cáo buộc của Oleg Maïdanovitch gợi lại hình ảnh thời-kỳ chiến-tranh lạnh giữa Hoa-Kỳ và Liên-Sô. Bang giao hiện nay giữa Nga và các quốc-gia tây-phương có những dấu hiệu suy-thoái (do vấn-đề Ukraine), dù rằng trong lãnh-vực không-gian các hợp-tác về phát-triển trạm không-gian quốc-tế vẫn còn tiếp tục.
Không phải chỉ có phi-cơ quân-sự Nga bay sát không-phận của các quốc-gia Âu-Châu, đặc-biệt Đông Âu và Bắc Âu, các phi-cơ Mỹ cũng có những chuyến bay tương-tự trong vùng không-phận 'quốc-tế' tiếp-giáp với Nga.
http://www.opex360.com/wp-content/uploads/rc135-20140604.jpg
Ngày 07.04 vừa qua, một phi-cơ thám-thính Mỷ loại RC-135U 'Combat Sent' đã bị một phi-cơ săn đuổi Nga Sukhoï Su-27 ngăn chận trong khi phi-cơ Mỹ bay trong không-phận quốc-tế vùng Baltique ở phiá bắc Ba-Lan. Phát-ngôn-viên của bộ quốc-phòng Mỹ, Mark Wright, đã đưa sự việc này ra và nói là việc phi -cơ Sukhoï SU-27 bay vòng quanh RC-135U một cách 'gây hấn' và như thế là 'nguy hiểm và không thích-hợp'. Phát-ngôn-viên bộ quốc-phòng Mỹ cũng cho biết đã có phản-đối với Nga 'qua ngõ ngoại-giao' và ta thán việc làm'bất cẩn' của một phi-công có thể gây ra căng thẳng giữa hai nước.
Về phiá Nga,phát-ngôn-viên bộ quốc-phòng, tướng Igor Konachenkov, nói rằng các hành-động của phi-công SU-27 không có gì là 'bất-thường'. Một phi-cơ săn đuổi Nga đã được lệnh xác-nhận căn-cước của một 'đích trên không-gian' đang hướng vào 'biên-giới Nga', phi-công đã bay vòng nhiều lượt quanh phi-cơ Mỹ và khi nhận ra đó là một phi-cơ RC-135U của US Air Force,viên phi-công đã phúc-trình cho bộ tư-lệnh. Bộ quốc-phòng Nga cũng cho biết là phi-cơ Mỹ đã tắt 'transpondeur' (Điều này khiến người ta nhớ lại việc Anh và khối OTAN cáo buộc phi-cơ Nga đã tắt 'transpondeur' khi bay tiếp-cận không-phận của họ). Bộ tư-lệnh quân-sự Mỹ ở Âu Châu ES EUCOM đã bác bỏ việc này!
Được biết phi-cơ RC-135U đặc biệt được dùng trong việc thu-thập tin-tức kỹ-thuật và radars. Phi-hành-đoàn gồm hai phi-công,hai hoa-tiêu, ba kỹ sư hệ-thống (ingénieur système), mười chuyên-viên chiến-tranh điện-tử. Các máy bay loại này thuộc 55th Wing, căn cứ ở Offutt, Nebraska.
Việc phi-cơ Nga quấy nhiễu phi cơ RC-135U không phải là lần đầu tiên xảy ra; đây là lần thứ hai trong vòng một năm qua. Cũng trong cùng thời kỳ này vào năm ngoái, một phi cơ RC-135U đã bị phi cơ SU-27 theo đuổi trong vùng biển Okhotsk; ngày 18 tháng bảy năm ngoái, một phi-cơ RC-145U đã phải bay vào không-phận Thụy-Điển trên vùng đảo Gotland vì bị phi-cơ Nga và radar theo đuổi một cách 'không bình thường', trong khi phi cơ Mỹ bay trên vùng Baltique không-phận phụ-cận Kaliningrad.
Trong ngày thứ sáu 24.04, ngoại-trưởng Mỹ Kerry đã coi là Nga không áp-dụng một cách đầy đủ 'thoả hiệp Minsk 2', một thoả-hiệp đạt tới hồi tháng hai vừa qua về việc ngưng bắn và rút các võ khí nặng, tạo một vùng trái độn giữa các phe lâm chiến. Sau một thời gian lắng dịu, các giao-tranh đã trở lại trong những tuần vừa qua!
http://www.opex360.com/wp-content/uploads/usarmy-20150418.jpg
 
Trong khi đó, vào ngày 17 tháng tư, USArmy đã loan báo việc Hoa-Kỳ gởi khoảng 300 binh-sĩ thuộc lữ-đoàn không-vận 173 đến Ukraine.Cá binh-sĩ nhảy dù này, thông-thường đặt căn-cứ tại Vicenza tại Ý, đã lập  bản-doanh ở Iavoriv gần biên giới Ba-Lan. Đơn-vị này có nhiệm-vụ thành-lập và huấn-luyện 900 binh-sĩ thuộc vệ-binh quốc-gia Ukraine, một lực-lượng trực-thuộc bộ nội-vụ. Theo Jose Mendez, chỉ huy trưởng lữ-đoàn, nhiệm-vụ của lực-lượng dự trù sáu tháng 'các binh sĩ Mỹ sẽ chỉ dạy cho các binh sĩ Ukraine không những các kỹ-thuật tác-chiến nhưng cả việc bảo-trì và tăng-cường tính chuyên-nghiệp và bí-quyết của các nhân-viên quân-sự. Từ ngày 20.04, một cuộc diễn-tập Fearless Guardien sẽ được thực-hiện nhằm giúp các lực lượng Ukraine phòng-vệ biên-giới và chủ-quyền của họ, nhưng theo  một sĩ-quan Mỹ trên site US Army, đại úy Ashish Patel, các trang-bị quân-sự Mỹ dùng trong cuộc thực-tập này sẽ không được bàn-giao cho lực-lượng Ukraine (Vậy sau khi thực-tập, lực- lượng Ukraine phòng-vệ với vũ khí nào?). Ngoài việc gởi cố-vấn quân-sự, Mỹ còn nói sẽ gởi đến Ukraine các trang-bị quân-sự 'không sát thương' (non-létaux) trị giá khoảng 75 triệu Mỹ Kim. Tướng Dempsey điều-trần trước ủy-ban quân-sự thượng-viện nói là cần phải gởi đến Ukraine các vũ khí sát thương và bộ trưởng quốc phòng Ashton Carter cũng 'nghiêng về' giải pháp này. Ngoài Mỹ, Anh và Canada cũng đi theo hướng này. Londres loan báo sẽ gởi 75 cố vấn quân sự cho sáu tháng còn Canada sẽ gởi 200 huấn luyện viên quân sự có thể có nhiệm vụ kéo dài đến tháng ba 2017 trong các lãnh vực  'trung hoà chất nổ và đạn dược,quân-cảnh, yểm-trợ y-tế, tiếp-liệu và an-ninh phi-hành'
 Trước tin Mỹ gởi huấn -uyện viên quân-sự đến Ukraine, bộ ngoại-giao Nga đã có phản-ứng. 'Những người đến từ bên kia bờ đại dương sẽ day những gì? Để tiếp tục giết những người nói tiếng Nga?' Nga coi thái-độ của Mỹ nhằm khích-lệ các kế-hoạch đòi hỏi của Kiev có hiểm-tai tạo ra một cuộc đổ máu mới và là bước đầu đưa đến việc Mỹ cung cấp cho Kiev các vũ-khí tối-tân.
Trong khi đó, trong hội-nghị thường-niên về an-ninh quốc-tế có sự tham-dự của phái-đoàn Bắc Hàn và Pakistan, bộ-trưởng quốc-phòng Nga Sergueï Choigou đã cáo-buộc các quốc-gia OTAN tìm cách đoạt lấy các không-gian địa chiến-lược, tăng-cường khả-năng quân-sự  ở Đông Âu và tiến sát đến biên-giới Nga.
Phát ngôn viên của OTAN, bà Oana Lungescu, đã trả lời qua một thông-cáo rằng OTAN là một liên-minh phòng-vệ và trước các hoạt-động của Nga có tính cách gây-hấn, chúng tôi đã tăng-cường hiện-diện quân-sự trong vùng phiá đông của Liên-Minh. Điều không được nói rõ là vùng phiá đông của liên-minh Bắc Đại Tây Dương này tiếp giáp với Nga!
Trên một diễn-đàn chung được in trên báo Aftenposten, các tổng-trưởng quốc-phòng Đan Mạch (Nicolai Wammen), Na Uy (Ine Eriksen Soreide),Thụy Điển (Peter Hultqvist) và Phần Lan( Carl Haglund), và ngoại trưởng của Island (Gunnar Bragi Sveinsson) đã kêu gọi việc hợp tác quân-sự của các quốc-gia Bắc Âu. Đây là phản-ứng của những nước này trước các hoạt động của Nga ở Ukraine và việc tăng-cường võ-trang của Nga. Theo các quốc-gia này, Nga đã cho thấy việc sẵn sàng xử dụng các phương-tiện quân-sự để đạt đến các mục-tiêu chánh-trị, ngay cả việc vi-phạm các nguyên-tắc công-pháp quốc-tế và cách hành-động này là một thử thách lớn đối với an-ninh ở Âu-Châu. Theo các nước Bắc Âu 'chúng ta phải sẵn sàng cho những cuộc khủng hoảng hay những biến-cố xảy ra, ..qua việc hợp tác chặt chẽ ở Bắc Âu và sự liên đới với các quốc-gia vùng biển Baltique'. Việc tăng-cường hợp-tác trong lãnh-vực kỹ-nghệ quốc-phòng, chia xẻ các tin-tức tình-báo, hỗ-tương-hoá một số khả-năng để đạt tới việc phối-hợp tốt trong việc quan-sát không-phận và việc thao-diễn quân-sự chung cũng được đề-cập đến. Cho đến nay, Thụy-Điển và Phần-Lan chưa là thành viên của OTAN. Nếu hai nước này gia nhập OTAN,  tổ chức minh-ước bắc Đại-tây-dương sẽ tiếp giáp với Nga về phiá đông và phiá bắc. Như vậy, về mặt hàng hải, Nga có thể bị phong toả trong vùng biển Bắc Âu và  vùng biển Hắc Hải (Trong vùng biển Hắc Hải, Thổ Nhĩ Kỳ đã là thành viên của OTAN).
Trong thời-kỳ đệ-nhị thế-chiến, các quốc-gia Bắc Âu đã đưa ra ý-kiến 'Liên-hiệp quốc-phòng bắc âu '(Union de défendre scandinave' nhưng trên thực-tế không hoạt-động và sau đó, năm 1952 đã lại đề ra Hội-Đồng Bắc Âu nhưng hội-đồng này không dính líu vào các hoạt-động quân-sự. Ý kiến 'liên hiệp quốc phòng bắc âu được tung ra trở lại vào năm 2013, do Thụy Điển khởi xướng, nhưng không được tiếp đón nồng-nhiệt. Giờ đây, với những đụng chạm trên không phận Bắc Âu và trong cà vùng biển Bắc Âu, có một cơ may cho việc hợp tác quân-sự giữa các nước trong vùng! Và cả nguy-cơ phải đối đầu với một nước Nga tìm cách phá vỡ mọi phong-toả!
Nhữ Đình Hùng/26.04.2015
Tham khảo:


0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.