Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Monday 16 February 2015

Một ngày Thủ Đức-Một đời Thủ Đức

1* Thủ Đức gọi, ta về
 

“Thủ Đức Gọi, Ta Về” như là phương châm được nhất trí xem như một nghĩa vụ giữa các sinh viên sĩ quan đồng môn từ mái trường Bộ Binh Thủ Đức. Đó là một giao ước. Hơn 80,000 sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa xuất thân từ Trường Bộ Binh Thủ Đức.
  • Đại hội cựu SVSQ/TB/TĐ Orange County và Vùng Phụ cận năm 2011
Những sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa xuất thân từ Trường Bộ Binh Thủ Đức có mặt khắp nơi đã tổ chức những hội Ái Hữu Cựu Sinh Viên của từng khóa và tổ chức những buổi họp mặt kỷ niệm để tìm về với nhau trong tình đồng đội, nghĩa đồng môn, nhắc nhở lại những kỷ niệm vui buồn ở quân trường cũng như ở các chiến trường.
Hội Ái Hữu Cụu SVSQ/TB/TĐ Orange County và Vùng Phụ Cận đã tổ chức Đại hội năm 2011 tại Nam Cali vào ngày 23-10-2011.
Các “Thủ Đức” đồng khoá tìm về họp mặt với nhau trong “Tình chiến hữu”, “Nghĩa đồng môn” và “Nợ nước non”. Đó là điều đáng vui mừng vì đã thể hiện sự đoàn kết của người quân nhân QLVNCH, một việc mà Việt gian tay sai Việt Công luôn tìm cách đánh phá bằng cách gây chia rẻ.
Các cựu SVSQ/TĐ cũng tưởng nhớ đến những đồng khoá, đồng môn là thương phế binh còn lại trong nước và có những chương trình giúp đỡ.
Trong tháng 9 năm 2011, hai khoá 16 và khoá 1/70 đã tổ chức 2 cuộc họp mặt đồng khoá ở Thủ đô tỵ nạn Nam Cali.
Thủ Đức gọi, ta về!
 
Những anh em đồng môn, đồng khoá tìm về với nhau trong tình huynh đệ chi binh, ôn lại những kỷ niệm vui buồn trong quá khứ. Tất cả đều mang con cá, không có huynh trưởng, không có cấp bậc, mà chỉ có tình huynh đệ đồng môn, cùng xuất thân từ trường mẹ, Trường Bộ Binh Thủ Đức.
Không gì cảm động bằng, những chàng trai đã từng mang Alpha trước đây, tuấn tú, oai dũng trong bộ đồng phục SVSQ, ngay cả những chàng Lính Sữa, mà giờ đây nhiều người tóc đã hoa râm, bạc trắng, răng long. Những khuôn mặt còn mang vết hằn của bom đạn thù, những thân hình xiêu vẹo, bị tàn phá do tù đày, ngược đãi trong những trại tù Cộng Sản.
Kẻ còn người mất, gặp lại nhau trong mừng mừng, tủi tủi. Những câu chuyện về đồng môn hy sinh như thế nào, bị đày đọa như thế nào, trong cuộc chiến đầy chính nghĩa, là bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ tự do cho đồng bào miền Nam, đã thật sự làm xúc động mọi người.
Sĩ quan là thành phần ưu tú của quốc gia dân tộc, vai mang nặng trách nhiệm đối Tổ quốc, quê hương. Nhân dân miền Nam đã tập họp lại trong những đơn vị quân đội, chiến đấu để giữ nước, giữ nhà, chống lại sự bành trướng của Chủ nghĩa Cộng sản do CSBV tiến hành. Những người con thân yêu của miền Nam chiến đấu trên mảnh đất quê hương, trước sân nhà của mình, với phương châm, lấy chính nghĩa để thắng hung tàn, đem chí nhân để thay cường bạo. Một cuộc chiến đầy chính nghĩa, một cuộc chiến tự vệ để bảo vệ tự do dân chủ cho dân tộc.
CSBV, một bộ phận của Đệ tam QT Cộng sản, nhận vũ khí của Nga, Tàu và các nước CS, đã phát động chiến tranh, đã mở màn tấn công trước, tự nhận là “Đội quân tiên phong”, là “Lá cờ đầu” tiến hành cuộc Cách Mạng Vô sản thế giới để nhuộm đỏ toàn cầu.
CSBV đã vượt vĩ tuyến 17, vượt sông Bến Hải, vượt Trường Sơn, vượt Đường Mòn HCM, vượt, và vượt…tiến vào Nam để giết con em của đồng bào, đã tập họp trong các đơn vị quân đội.
Ngày 1-5-1975, Phạm Văn Đồng đã tuyên bố, thống nhất đất nước để đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH.
Tháng 4 năm 1975, hết đạn, gãy súng, câu nói của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã chứng minh được sự thật là, “mất nước là mất tất cả”. Cùng với hàng triệu người miền Nam đã bị mất tự do, các chiến sĩ bảo vệ tự do đã bị đọa đày trong những trại tù CS. Chiến bại trong kiên cường.
Sau cơn quốc nạn, tản mác khắp nơi, giờ đây có dịp gặp lại nhau, trong vui buồn lẫn lộn. Từ quân trường Thủ Đức, trường mẹ, người thanh niên miền Nam đã mang hành trang lên đường, thực hiện lời thề với Tổ quốc, trên tinh thần trách nhiệm và danh dự của người chiến sĩ VNCH trên 4 vùng chiến thuật.
Giờ đây. Thủ Đức gọi, ta về.
Hội Ái Hữu cụu SVSQ/TBB/TĐ Orange County và Vùng Phụ Cận điều hành bởi Nguyễn Văn Chuyên, Hội trưởng, Vũ Đình Trung (K.1/70) Tổng Thư ký, và một trong những Cố vấn của Hội là cựu SVSQ Vũ Trọng Mục.
1.2* Các Hội Cụu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức
Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức đã đào tạo trên 80,000 sĩ quan cho QLVNCH, một số lớn còn ở trong nước, một số lưu lạc khắp nơi từ Úc châu, Âu châu và Mỹ châu, nơi nào cũng có hội cựu sinh viên sĩ quan Thủ Đức.
1 2
  • 1.2.1 Liên Hội Úc châu
Bao gồm các hội: New South Wales, Victoria, West Autralia, Greenland và South Australia.
  • 1.2.2 Canada
Toronto, Canada
1.2.3 Pháp
Paris, France
  • 1.2.4 Nhật Bản
Tokyo, Japan
  • 1.2.5 Hoa Kỳ
Houston – Texas, Đông Bắc Hoa Kỳ – WA, D.C., Orlando Florida, San Jose – CA, San Diago – CA, New Orleans – Louisiana, Philadelphia – Pennsylvania, Boston – Massachusetts…
2* Vài nét tổng quát về Trường Bộ Binh
Ngày 1-10-1951, một Nghị định thành lập hai Trường Sĩ Quan Trừ Bị tại Nam Định và Thủ Đức.
Ngày 9-10-1951, cùng một lúc khai giảng hai khoá sĩ quan trừ bị tại Nam Định và Thủ Đức.
Năm 1955.
Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức đổi tên là Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, bao gồm các trường:
Trường Bộ Binh, Trường Thiết Giáp, Trường Pháo Binh, Trường Công Binh, Trường Quân Chánh.
Tháng 10 năm 1961
Các trường chuyên môn tách ra khỏi Liên Trường VKTĐ, chỉ còn lại Trường Bộ Binh và Trường Thiết Giáp.
Ngày 1 tháng 8 năm 1963
Liên trường Võ Khoa Thủ Đức đổi tên thành Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức.
Ngày 1-7-1964
Trường được mang tên là “Trường Bộ Binh”.
Năm 1974
Trường Bộ Binh dời ra Long Thành (Trại của QĐ Thái Lan cũ). Đến đầu tháng 4 năm 1975, lại dọn về Thủ Đức. Khoá cuối cùng là khoá 3/75.
Từ năm 1951 đến năm 1975, qua 24 năm đào tạo, đã có 87 khoá SQ/TB với 99,223 sĩ quan. Ngoài ra, trường còn phụ trách huấn luyện các khóa như sau:
  • Khoá Đại Đội trưởng: 44 khoá với 5,000 sĩ quan
  • Khoá Tiểu đoàn trưởng và Bộ Binh cao cấp: 18 khoá với 1,500 sĩ quan.
Các khoá khác:
  • Khoá Hoàn hảo sĩ quan Địa Phưong quân
  • Khoá bổ túc quân sự cho sĩ quan Y, Dược sĩ trưng tập.
  • Khoá đào tạo Huấn luyên viên cho hàng ngàn sĩ quan KQ, HQ và Cảnh Sát QG.
Theo niên giám ngày 31-1-1974, thì có 23/81 tướng lãnh xuất thân từ trường Bộ Binh.
Ngày 12-4-1954, lịnh động viên lớp tuổi 21 đến 23 vào khoá 5 với tổng số là 1,250 người. Vì trường Thủ Đức không đủ phòng ốc, cho nên 250 người được gởi tới học tại trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt. Học xong, trở về Thủ Đức làm lễ mãn khoá.
Từ khoá 1 đến khoá 5, sĩ quan tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy. Những khóa sau đó, mang lon Chuẩn úy.
2.1. Hai giai đoạn huấn luyện sĩ quan trừ bị
2.1.1. Giai đoạn từ 1951 đến năm 1967
Là giai đoạn bình thường. Trong giai đoạn nầy, trường bị gián đoạn huấn luyện từ tháng 2 năm 1955 đến tháng 3 năm 1957, do ảnh hưởng của Hiệp định Genève 1954.
Khoá 6 sĩ quan trừ bị được tiếp tục huấn luyện ngày 25-3-1957. Số lượng SVSQ gia tăng, nhưng không quá 5,619 sĩ quan tốt nghiệp.
2.1.2. Giai đoạn từ 1968 đến 1975
Do nhu cầu quân số của sự trưởng thành QLVNCH, con số được huấn luyện tăng nhanh.
Năm 1968: 9,479 sĩ quan
Năm 1969: 10,826 sĩ quan
Thành phần cán bộ huấn luyện là những sĩ quan có nhiều kinh nghiệm chiến trường và những chuyên viên kỹ thuật quân sự.
Trường Bộ Binh luôn cải tiến phương pháp huấn luyện đáp ứng nhu cầu thực tế ngoài chiến trường.
Sau khoá 27, các khoá đặt tên theo thứ tự của năm, như khoá 1/68, khoá 2/68…
2.1.3. Các giai đoạn học của Sinh Viên Sĩ Quan
Chương trình huấn luyện đào tạo sĩ quan chỉ huy trung đội gồm có 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1(18 tuần)
Bộ binh căn bản.Tác chiến cá nhân.
Cơ bản thao diễn, tác xạ, vũ khí cá nhân (Colt 45, Carbine M1, M2, AR-15, M-16) Thủ lịnh, các đội hình hàng dọc, hàng ngang, quả trám. Học cách chỉ huy tiểu đội.
Giai đoạn 2 (28 tuần)
Tập chỉ huy trung đội. Chiến thuật trung đội. Vũ khí cộng đồng.
Chiến thuật đánh đêm, đánh ngày, bố trí hỏa lực, các đội hình di chuyển khi hành quân, khi phòng thủ, dừng quân, hành quân đổ trực thăng, tùng thiết Thiết giáp, vượt sông, phục kích, tao ngộ chiến, xa luân chiến…
Học Chiến tranh chánh trị, Quân pháp, Lãnh đạo chỉ huy, giải tán biểu tình, bắt tù binh…Rèn luyện can đảm bằng bò hỏa lực bắn đạn thật, đi dây tử thần, tuột núi.
Vũ khí cộng đồng như: đại liên, súng cối 60 ly, 81 ly, súng phóng hỏa tiển, M72, M79…
Tuần lễ hành quân thực tập để ôn lại tất cả những môn học, được tổ chức bên ngoài các bãi tập.
Trong năm 1969-1970, mấy chục SVSQ đã chết trên những bãi tập do mìn thật của Cộng quân gài trên đường thực tập.
Quân sự là phương tiện của chính trị, SVSQ cũng được học về những điều sai lầm của Chủ nghĩa Cộng Sản.
2.1.4. Huấn luyện theo kiểu của Bộ Binh Hoa Kỳ
Bắt đầu khoá 26, áp dụng phương pháp huấn luyện theo Bộ Binh HK. Chương trình học vẫn nội dung cũ, chỉ khác biệt ở phần huấn luyện thể chất. Cụ thể là di chuyển bằng cách chạy. Vất vả nhiều cho SVSQ hơn. Theo kiểu HK không nổi, vì thể chất của người VN nhỏ con hơn người Mỹ, do đó, có sự điều chỉnh cho hợp với thể trạng của người VN. Một sĩ quan cán bộ tốt nghiệp Fort Benning, anh Nguyễn Thượng Hà, sau một thời gian chạy theo đại đội, bị ngã gục vì kiệt sức. Giải ngũ.
Một số sĩ quan được gởi sang Mỹ học khoá Bộ binh ở trường Fort Benning, bang Georgia, HK. Khóa Bộ binh của Trường Lục Quân Fort Benning kéo dài 24 tuần lễ đã đào tạo hàng trăm sĩ quan làm cán bộ của Liên Đoàn SVSQ/TBB
Các anh: Hà Văn Duyệt, Chu Tất Tiến, Ngô Hữu Chánh, Nguyễn Văn Mẫn, Nguyễn Thượng Hà, Đặng Ngọc Cổn, Đoàn Hữu Định, Nguyễn Hữu Dũng, Trần Huy Quang, Nguyễn Xuân Quan, Nguyễn Quang Minh và hàng trăm người khác đã quần các SVSQ theo phương châm “Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”
2.1.5. Phù hiệu và dây biểu chương Trường Bộ Binh
Phù hiệu
 alt
Phù hiệu TBB nền xanh da trời, ngọn lửa hồng, thanh kiếm và 4 chữ Tư An-Cư Nguy.
Nền xanh da trời: Biểu hiện sự thanh khiết từ tư tuởng đến hành động. Ý chí cao cả của thanh niên đối với quê hương.
Ngọn lửa hồng: Biểu hiện lòng dũng cảm, ý chí cương quyết và đức hy sinh.
Thanh kiếm: Biểu hiện cấp chỉ huy.
4 chữ Tư An-Tư Nguy: Cư An là sống yên. Tư Nguy là nghĩ đến lúc nguy nan.
Có nghĩa là lúc sống yên không quên cái nguy.
Dây biểu chương
Trường Bộ Binh được tuyên dương công trạng hai lần trước quân đội. Được mang dây biểu chương màu Anh Dũng Bội Tinh.
2.1.6. Tang bồng hồ thỉ 
altalt
1 (2)
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu gắn cấp bậc chuẩn úy cho sinh viên thủ khoa
  Trong ngày lễ mãn khóa, sinh viên thủ khoa dùng cung bắn ra 4 hướng theo tích xưa là “tang bồng hồ thỉ” thể hiện ý chí làm trai nam bắc đông tây, tung hoành ngang dọc, hai vai gánh vác sơn hà trong cơn nguy biến. (Tang là cây dâu, bồng là cỏ bồng. Tích xưa là khi sanh con trai thì dùng cây cung làm bằng gỗ dâu, mũi tên làm bằng cỏ bồng, bắn ra 6 hướng: nam bắc đông tây và lên trời, xuống đất, ước vọng chí lớn của người thanh niên)
2.1.6. Các chỉ huy trưởng
  1. Thiếu tá Bouillet (1951-1953)
  2.  Đại tá Phạm Văn Cảm (1953-1956)
  3. Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm (1956-1961)
  4. Đại tá Nguyễn Văn Chuân (27-5-1961-27-7-1961)
  5. Thiếu tướng Hồ Văn Tố (1961-1962)
  6. Đại tá Lam Sơn (1962-1963)
  7. Thiếu tuớng Trần Ngọc Tám (1963-1964)
  8. Chuẩn tướng Bùi Hữu Nhơn (7-4-1964 – 20-11-1964)
  9. Chuẩn tướng Cao Hảo Hớn (1964-1965)
  10. Chuẩn tướng Trần Văn Trung (1965-1966)
  11. Thiếu tướng Bùi Hữu Nhơn (1966-1967)
  12. Chuẩn tướng Lâm Quang Thơ (1967-1969)
  13. Trung tướng Phạm Quốc Thuần (1969)
  14. Trung tướng Nguyễn Văn Minh
  15. Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi
  16. Đại tá Trần Đức Minh (1975)
2.1.7. Các tướng lãnh xuất thân từ Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức
Rời Thủ Đức có người thành chiến tướng. Cũng có người thành chiến sĩ vô danh
Các Trung tướng
  1. Trung tướng Nguyễn Bảo Trị, Chỉ huy trưởng trường Đại học Chỉ Huy và Tham Mưu
  2. Nguyễn Đức Thắng
  3. Lê Nguyên Khang
  4. Trần Văn Minh (KQ)
  5. Đồng Văn Khuyên
  6. Ngô Quang Trưởng
Các Thiếu tướng
  1. Nguyễn Khoa Nam
  2. Nguyễn Ngọc Loan
  3. Nguyễn Duy Hinh
  4. Nguyễn Khắc Bình
  5. Bùu Hữu Nhơn
  6. Bùi Thế Lân
  7. Lê Quang Lưỡng
Các Chuẩn Tướng
  1. Vũ Đức Nhuận
  2. Phan Phụng Tiên
  3. Nguyễn Văn Điềm
  4. Huỳnh Bá Tánh
  5. Bùi Quý Cảo
  6. Hồ Trung Hậu
  7. Lê Văn Hưng
  8. Trang Sĩ Tấn (Cảnh Sát)
2.1.8. Sinh Viên Sĩ Quan Trường Bộ Binh Thủ Đức
  altalt
alt
Quân phục đại lễ SVSQ                                             Lễ gắn Alpha
Lịnh tổng động viên gọi nhập ngũ từ 18 đến 45 gồm nhiều thành phần xã hội như: Sinh viên học sinh, giáo chức trung, tiểu học và đại học. Viên chức các bộ từ Bộ trưởng, Thứ trưởng, Tổng Giám đốc, Giám đốc. Các ký giả, văn nghệ sĩ. Họ là thành phần ưu tú của đất nước. Những khuôn mặt tên tuổi như Kỹ sư Dương Kích Nhưỡng (K.22), Võ Long Triều (K.24), GS Trần Bích Lan (K.24), LS Nguyễn Phượng Yêm (K.20 Phụ), Nguyễn Phương Thiệp (K.20 Phụ), GS Nguyễn Thanh Liêm, GS Lưu Trung Khảo…
2.1.9. Những địa điểm quen thuộc
Cổng số 9, cầu Bến Nọc, ngã ba Long Thành Mỹ, vườn cao su, sân bắn số 8, đồi 18, đồi Mẹ bồng con, hồ Lệ Thủy, vườn thơm, chùa Phước Tường, bãi tự tin, đi dây tử thần, tuột núi. Vũ đình trường, Trung Nghĩa Đài, khu tiếp tân và quân cảnh ba lẻ một (301).
3* Những điều khó quên
3.1. Tám tuần lễ huấn nhục.
Vào trường Bộ Binh chưa phải là SVSQ, mà còn là Tân khóa sinh, phải qua thử thách, trui rèn thể chất và ý chí 3 tuần lễ, mới được công nhận là SVSQ bằng buồi lễ gắn con cá trên vai. Quỷ khốc thần sầu đối những cá nhân lè phè theo thói quen đời dân sự, đó là 8 tuần lễ huấn nhục.
Huấn nhục là cố tình gây ra cảnh nhục nhã cho người thụ huấn, xảy ra từng ngày, mục đích tập cho khóa sinh quen chịu đựng, chịu nhục để đạt được mục đích cuối cùng là đưa đơn vị đến chiến thắng. Kiên nhẫn, gan lì qua những trêu chọc mà đời sống dân sự chưa bao giờ gặp. Rèn luyện khả năng bình tĩnh, khôn ngoan để có quyết định đúng đắn, bảo vệ binh sĩ dưới quyền và của mình.
Xin trích một phần bài viết rất thú vị của cựu SVSQ Trần T. Kiệt như sau:
“Cả chục chiếc xe nhà binh GMC chở 800 Tân Khóa Sinh vừa xấn vào sân  rộng lớn Vũ Đình Trường, thì cả bầy Huynh Trưởng đã nhào tới sủa ỏm tỏi:
– Chào mừng Đàn Em đến Thủ Đức!
Toàn là tiếng la chứ không có tiếng nói:
– Đàn em nầy quờ quạng yếu đuối quá!
– Hít đất ! Vào thế !
– Vào thế !
– 20 cái đi ông !
Bên kia thì :
– Ông nầy nghe ông ! Nhảy xổm vào thế !
– Vào thế !
Đàn anh quánh thế phủ đầu, đàn em khiếp đảm.
Cứ :
-Ông nầy nghe ông !
Là có :
– Vào thế !
Ỏm tỏi cả Vũ Đình Trường rộng lớn ! Không con chim nào dám lởn vởn lanh quanh!
Bỗng tiếng thét rùng rợn :
– Bên trái làm chuẩn, bốn hàng ngang, mười hàng dọc! Nhìn trước! Thẳng!
Đám đàn em lụi cụi đứng dậy quẩy bọc xắc-ma-ranh, túi vải lớn đựng quần áo và vật dụng gia tài lên vai dớn dác lăng xăng xếp hàng.
Đám huynh trưởng lại hè nhau hét:
– Ông nầy xếp hàng vào đây!
– Ông kia xếp hàng sau lưng!
– Đàn em còn quờ quạng lắm!
– Ba mươi giây coi ông!
– Nghiêm!
– Thao diễn …..Nghỉ!
– Nghiêm!
Nghiêm! Thao diễn! Nghỉ!
Cứ nghiêm nghỉ như vậy, mà xẹt xẹt ba mươi giây, đám huynh trưởng đã chia 800 khóa sinh làm thành 4 khối hình chữ nhật, tức là 4 Đại Đội hay một Tiểu Đoàn và là một khóa học huấn luyện thành Sĩ Quan cấp bậc “nhí” nhất trong hàng ngũ sĩ quan: Chuẩn Úy. Và vẫn thường hay có chữ “Sữa” theo sau chữ Chuẩn Úy vì tuổi lính còn non choẹt.
**
Thủ Đức chỉ có dăm câu đầu môi thuộc lòng:
– Quờ quạng!
– Ba mươi giây!
– Hét to như huynh trưởng nè ông!
– Làm cho huynh trưởng coi!
– Ông hổng có tự tin hả ông?
– Ông nầy nghe ông! – Cứ nghe: “Ông nầy nghe ông”, là biết có chuyện!
Vòng thứ ba, đàn em bá thở, đàn em té lụi đụi. Có ông té thiệt, có ông té vờ. Tui cũng vờ mà té. Hổng té trước cũng té sau. Nằm đó thở, hí hí mắt coi tình hình có êm dịu?
Đám huynh trưởng, vài người chạy trước đoàn quân, hai ba gã chạy song song, vài gã chạy sau lưng. Hễ có đàn em nào té cái đụi, là có huynh trưởng tới liền nạt nộ:
– Đàn em giả bộ hả? Đứng lên coi! Đàn em yếu đuối! Đứng lên!
Có thằng đàn em bẽn lẽn cười cười đứng lên chạy tiếp.
Có thằng đàn em phì phò sôi nước bọt trợn con mắt.
Huynh trưởng ngó ngó, thấy còn sống thì huynh trưởng tiếp tục chạy theo đoàn quân.
Đoàn quân theo số vòng sân tăng lên, số đàn em rơi rụng cũng tăng theo.
**
Hoét ! Hoét ! Hoét !
Tiếng tu huýt hoét lên õm tỏi, trời chưa sáng, sương còn e lệ chưa tan.
Huynh Trưởng đã hùng hổ rần rộ xông vào 4 phòng ngũ của 4 Trung Đội đánh thức đàn em
dậy :
– Tập hợp ! Tập hợp !
– Hoét Hoét ! Hoét Hoét !
Giấc ngũ không mộng mơ, giấc ngũ vùi vì mệt mỏi của ngày hôm qua hao tổn thể lực bị mấy cái họng oang oang của Huynh Trưởng dựng đầu dậy.
Đàn em hoảng hồn, đàn em mất vía, đàn em mắt nhắm mắt mở chạy ra tập hợp.
Cũng giọng thét vang uy quyền :
– Đại Đội ! Theo lệnh tôi ! Đằng trước chạy đều ! Bước !
**
-Ông hít đất kiểu gì kỳ vậy ông ? Đàn em ma giáo hả ? Đàn em đưa súng lên trời, chạy 20 vòng sân Đại Đội : miệng nói “Tui không ma giáo nữa”  đi ông !
Đàn em tham gia vào bảy, tám ông đang sòng sọc hai tay cầm khẩu súng đưa lên khỏi đầu, chạy vòng vòng sân Đại Đội : “Tui không ma giáo nữa” ! “Tui không ma giáo nữa” ! (Nếu ma giáo được, tui xin chơi liền) !

-Đàn em biết chào tay hông ông ? Chào như Huynh Trưởng nè !
Người đứng thẳng, ngực ưởn ra, bụng thót lại. Tay phải duỗi thẳng về bên phải, tạo góc 90 độ ở nách. Gấp khúc tay từ khuỷu đến bàn vào ngay đuôi chân mày, ngón cái xếp lại, bốn ngón kia thẳng ra.
– Sao mu bàn tay đàn em cong cong vậy ông ? Đàn em là thục nữ hả ? Đàn em lại đập tay vô cây bã đậu cho nó thẳng ra đi ông : “Tui không phải là thục nữ”  đi ông !
Thân cây bã đậu nhiều mục gai lổm chổm, nhưng với thời gian, một khoảng bóng loáng hiện ra, không một mục gai nào mọc lên nổi. Ít nhất những khóa đàn anh đã dọn dẹp được giùm một số nhăn nhó của cuộc đời.
-Bốp ! “Tui không phải là thục nữ” !
-Bẹp ! “Tui không phải là thục nữ” !
-Thụt ! Tui thì yêu thục nữ !
– Đàn em hổng biết đếm hả ông? Đàn em cầm que diêm này đo hết sân Đại Đội cho Huynh Trưởng coi đi ông !
Đàn em nhập bọn với bảy tám ông khác đang lết lết tẩn mẩn đo sân cát Đại Đội bằng que diêm quẹt.
– Tân Khóa Sinh Lê Dử Dội, số quân….trình diện Huynh Trưởng. Xin nói !
– Nói đi ông !
– Thưa Huynh Trưởng, đàn em đo được mười ngàn lẻ sáu que diêm.
– Đàn em đo quờ quạng ! Hồi đó Huynh Trưởng đo, đâu phải mười ngàn lẻ sáu đâu ông ? Đo lại đi ông !
Thiệt tình ! Đến bây giờ, tui cũng vẫn còn tin là mười ngàn lẻ sáu, nhưng ai biết được ai đo thật ai đo vờ !
Vậy thì trên sân cát Đại Đội, cảnh tượng thật um xùm kẻ khóc người la, kẻ phân trần với gốc bã đậu về giới tính của mình, người chạy vòng quanh hứa hẹn, ông thì trầm ngâm đứng lặng giữa trời, còn đa số là đang đứng nghiêm chết lặng đợi mở hàng học bài Chịu Chung.
Có nhiều lần bị quần thê thảm, tui liếc con mắt lén nhìn Huynh Trưởng : ” Tao nhớ mặt mầy rồi ! Mai mốt gặp ở đâu, tao quánh mầy thấy tía ở đó ! ” Như đến phiên tui được chọn làm Huynh Trưởng hướng dẫn khóa đàn em, tui cũng thấy nhiều cái liếc mắt hăm dọa như thế !
Nhưng
Huynh Trưởng vẫn uy nghi đứng đó, thẳng người hai tay thả dọc bên hông, bàn tay nắm lại, hai ngón cái duỗi ra theo đường chỉ ống quần.
Nón nhựa Huynh Trưởng sáng bóng, khoảng cách từ chóp mũi đến vành nón là 3 ngón tay trỏ, giửa và áp út khép lại, nên mặt Huynh Trưởng phải kênh lên để thấy đường, tạo ra dáng oai phong nghiêm nghị chi lạ.
Huynh Trưởng vẫn gầm lên :
– Đại Đội theo lệnh tôi ! Nghiêm !
Huynh Trưởng muốn quê hương và đất nước chỉnh tề theo thế Nghiêm cùng Huynh Trưởng. Nhưng rủi thay…..!!!
Trần T Kiệt.  (Hết trích)
Tập họp điểm danh, đột kích, cơ bản thao diễn, hít đất, chạy Vũ đình trường, Đột kích rồi sẽ quen, tạo ra phản ứng nhanh khi bị địch pháo kích.
À ra thế!
Tất cả không phải là hình phạt, mà là huấn luyện. Hít đất đâu phải làm gãy tay, bò đâu phải là làm tổn thương phần bắp thị dưới ngực, dưới bụng, mà làm cho “tay cứng đá mềm”, có khả năng vượt qua chướng ngại vật để tránh hỏa lực bắn thẳng của địch.
À ra thế!
4* Kết
Thủ Đức Gọi, Ta Về.
Những cựu SVSQ Thủ Đức tìm về họp mặt với nhau, tuy ở quê hương thứ hai, nhưng không quên lời thề khi mãn khoá.
“Tôi sẵn sàng hy sinh mạng sống để bảo vệ Tổ quốc và đồng bào suốt đời tôi” – Xin thề! Xin thề! Xin thề!
Vâng! suốt đời tôi. Nhiệm vụ chưa hoàn thành!
Cùng với tập thể Chiến sĩ VNCH mà cựu SVSQ/ TĐ là một thành phần, không quên nhiệm vụ, đã và đang đấu tranh trên mặt trận mới, mục đích mới, là đòi tự do, dân chủ và nhân quyền cho 86 triệu đồng bào trong nước. (không kể 3 triệu đảng viên CSVN)
Ủng hộ và yểm trợ các phong trào dân chủ trong nước, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, như các tổ chức Nhân quyền, Ký giả không biên giới, Ân Xá QT, Rafto và các chính khách Hoa Kỳ…đối với các tổ chức và cá nhân đấu tranh trong nước.
Các đồng môn thông tin, liên lạc, phổ biến tin tức, cũng cố niềm tin, nâng cao nhận thức cho tập thể, cũng như vạch rõ những âm mưu đánh phá tin vi của VC trong nước, đồng thời vạch mặt chỉ tên những gián điệp, tay sai của VC nằm vùng phá hoại. Những bài viết của nhà văn Chu Tất Tiến gởi về thế hệ thanh niên trong nước, phân tích những sai lầm, những cái xấu xa của đảng và nhà nước CSVN, là những bài học quý báu hướng dẫn thế hệ trẻ, đã bị giáo dục nhồi sọ và bưng bít thông tin.
Hơn bao giờ hết, các cộng đồng người Việt hải ngoại đoàn kết chặt chẽ trong những hội ái hữu, từ đồng hương, cựu học sinh, sinh viên các trường Trung, Đại học, khắn khít nhất là các Hội Ái hữu các quân, binh chủng của QLVNCH.
Đấu tranh không phải vì hận thù
VC trong nước cho rằng, những cựu chiến sĩ VNCH “Chống Cộng” là do mặc cảm bị bại trận, hận thù vì bị đày đọa trong những trại tù, chống Cộng vì cảm tính.
Một ca sĩ hải ngoại phát biểu khi về nước, đã 38 năm qua rồi, tưởng cũng nên xoá bỏ hận thù, đoàn kết “dân tộc” để xây dựng quê hương. Nói thế là chưa hiểu được cái chính nghĩa của cuộc đấu tranh “chống cộng” hiện tại của người Việt hải ngoại.
Trước hết, người Việt hải ngoại không có thù hận hay mâu thuẩn nhỏ nào đối với đồng bào của mình trong nước cả. Trái lại, đang ra sức đấu tranh cho dân tộc Việt Nam. VC tự cho mình là “Dân Tộc”, là “Tổ Quốc” để đánh lận, ăn gian từ ngữ, như “Vượt biên” là phản bội Tổ quốc. Chủ Nghĩa Xã Hội là Tổ quốc, không yêu Chủ nghĩa Xã Hội là phản bội Tổ Quốc…
Những người Việt Nam ở “miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa”, thuộc thế hệ HCM, sinh ra, lớn lên, được giáo dục nhồi sọ dưới nhà trường XHCN, như các luật sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Lê Trần Luật, Cù Huy Hà Vũ, nhà văn Trần Khai Thanh Thủy, cô Phạm Thanh Nghiên, thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung…họ không bị bại trận, không bị tù cải tạo, dù đang bị kềm kẹp như cá nằm trên thớt dưới bạo quyền CS, thế tại sao họ anh dũng đấu tranh? Tất cả vì dân tộc và vì đồng bào Việt Nam mà thôi. Ngay cả người “chiến sĩ Trường Sơn”, Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) và nữ luật sư, cựu đại úy Công An, Tạ Phong Tần cũng hiên ngang chống lại chế độ độc tài, là vì lý do gỉ?
Người Việt hải ngoại đấu tranh cho đồng bào trong nước, chớ không phải cho mình, vì họ đã có đầy đủ tự do, dân chủ, đời sống xứng đáng ở quê hương thứ hai đã cưu mang họ.
Khi nào dân tộc VN có được các quyền tự do công dân căn bản như tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do ứng cử và bầu cử thật sự, thì không còn lý do nào để “Chống Cộng” nữa cả.
Rõ ràng là không phải “Chống Cộng” vì cảm tính, vì hận thù, chống cộng chết bỏ, thánh chiến…
Thủ Đức gọi, ta về!, để tiếp tục lời thề ở Vũ Đình Trường và Trung Nghĩa đài của TBB.

Trúc Giang
Minnesota ngày 12-2-2015
 Chúc các huynh luôn vui vẻ khỏe mạnh.

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.