Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Monday 13 October 2014

VINH DANH Đệ Nhất VIỆT NAM CỘNG HÒA : Kỷ niệm lần thứ 58 Quốc Khánh (26-10-1956 – 26-10-2014)

Kỷ niệm lần thứ 58 Quốc Khánh (26-10-1956 – 26-10-2014)
VINH DANH VIỆT NAM CỘNG HÒA
 

 

Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa do Ngô Tổng Thống sáng lập.
 


Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa (1955-1963) là chính phủ của Việt Nam Cộng hòa được thành lập sau cuộc trưng cầu dân ý năm 1955 ở miền Nam Việt Nam. Bằng cuộc trưng cầu dân ý truất phế Quốc Trưởng Bảo Đại, thủ tướng Ngô Đình Diệm thay thế Bảo Đại làm Quốc trưởng. Sau đó Quốc trưởng Ngô Đình Diệm tổ chức bầu Quốc hội Lập hiến cho Quốc gia Việt Nam. Quốc hội này ban hành Hiến pháp đổi tên Quốc gia Việt Nam thànhnước Việt Nam Cộng Hòa.
Người đứng đầu Việt Nam Cộng Hòa là tổng thống Ngô Đình Diệm với lập trường chống cộng sản. Ngày Quốc hội Lập hiến chính thức ban hành Hiến pháp (26/10/1956) được xem là Ngày Quốc Khánh của chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Được sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ và các nước Tây phương, nền Đệ nhất Việt NamCộng Hòa đã thành công trong việc thống nhất quyền lực, buộc các lực lượng vũ trang giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo giải tán hoặc gia nhập vào quân đội chính phủ và tiêu diệt nhóm Bình Xuyên.

Quốc huy Đệ nhất Cộng hòa (1955 - 1957) Quốc huy Đệ nhất Cộng hòa (1957 - 1963)
Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa chấm dứt với cuộc đảo chánh năm 1963 với sự nhúng tay của Hoa Kỳ và Đảng Đại Việt,Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị ám sát bởi đảng viên cao cấp của Đảng Đại Việt. Danh xưng “Đệ nhất Cộng hòa” chỉ xuất hiện sau năm 1967 khi nền cộng hòa thứ nhì được thành lập, tức Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam (1967-1975).
Đánh dẹp các lực lượng đối lập

Đụng độ giữa Quân đội Quốc gia Việt Nam và lực lượng Bình Xuyên bắt đầu từ đầu năm 1955, trong những trận xung đột võ trang dữ dội ngay giữa Sài Gòn ngay từ khi ông Ngô Đình Diệm còn là thủ tướng. Chính những tranh chấp giữa chính phủ và các nhóm quân giáo phái là một động lực khai sinh nền Đệ nhất Cộng hòa.
Nguyên là quân giáo phái vì đã có sẵn lực lượng võ trang nên không chịu nhượng quyền cho chính phủ trung ương. Những lực lượng võ trang này còn được sự hậu thuẫn của người Pháp, chưa thật lòng trao quyền lại cho chính phủ Quốc gia Việt Nam, vì bị mất quyền lợi kinh tế và chính trị tại Đông Dương. Vào Tháng Hai năm 1955 khi Pháp ngưng mọi chi viện cho lực lượng quân sự của hai giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo thì hai nhóm này đòi chính phủ Ngô Đình Diệm phải chi viện. Thủ tướng Ngô Đình  Diệm từ chối. Quân đội Cao Đài và Hòa Hảo từ đó liên kết với nhóm Bình Xuyên, vốn có lập trường chống lại chính phủ, lập ra Mặt trận Thống nhất Toàn lực Quốc gia. Tổ chức này đòi quyền tham chính, ra tối hậu thư ngày 21 Tháng Ba ép Thủ tướng Diệm phải thay đổi nội các trong vòng năm ngày, tức là trước ngày 26 tháng 3. Đại diện Cao Đài là Phạm Công Tắc; đại diện Hòa Hảo là Lê Quang Vinh, Lâm Thành Nguyên và Trần Văn Soái; và đại diện Bình Xuyên là Lê Văn Viễn cùng ký tên. Cũng vào Tháng 3, quân Bình Xuyên tấn công Bộ Tổng Tham Mưu rồi pháo kích Dinh Độc Lập. Quân chính phủ phản công bằng cách vây đánh Tổng Nha Cảnh Sát trên đại lộ Trần Hưng Đạo (Galliéni cũ) do Lại Văn Sang người của Bình Xuyên làm Tổng Giám đốc, đồng thời cầm đầu lực lượng Công An Xung Phong. Thủ tướng Diệm phải cho triệu hồi Đại tá Dương Văn Minh về Sài Gòn để chỉ huy quân đội chống lại quân ly khai.
Ngày 26 tháng 4 năm 1955, Thủ tướng Diệm ra lệnh cách chức Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia của Lại Văn Sang và cử Đại tá Nguyễn Ngọc Lễ vào thay thế nhưng Sang không tuân lệnh. Sang đòi phải có lệnh của Quốc trưởng Bảo Đại mới tuân thủ. Quân Bình Xuyên lại mở cuộc tấn công vào thành Cộng Hòa trưa ngày 27 và kêu gọi Quốc trưởng Bảo Đại can thiệp. Bảo Đại ra lệnh đòi Thủ tướng Diệm sang Pháp hội kiến nhưng bị Diệm bác bỏ. Rạng ngày 30 tháng 4 sau một cuộc giao tranh lớn gây hỏa hoạn ở khu Nancy và Chợ Quán khiến 20.000 người phải sơ tán thì chính phủ kiểm soát được các cửa ngỏ vào đô thành như cầu Chữ Y và cầu Tân Thuận, Khánh Hội khiến quân Bình Xuyên phải triệt thoái khỏi Sài Gòn, Chợ Lớn. Tổng kết bên chính phủ có 150 lính bị thương, hơn 20 tử vong; bên Bình Xuyên chết 100 người, 400 bị thương.
Sang tháng 5 thì nhóm chỉ huy Bình Xuyên gồm hai anh em Lại Hữu Tài, Lại Văn Sang và Lê Văn Viễn (thường gọi là Bảy Viễn) phải rút về Rừng Sát vì bị tướng Trình Minh Thế truy nã gắt gao. Đến cuối năm 1955 sau Chiến dịch Hoàng Diệu thì lực lượng Bình Xuyên hoàn toàn tan rã Bảy Viễn chạy thoát được sang Campuchia rồi lưu vong sang Pháp.
Cũng năm 1955 chính phủ mở cuộc càn quét dẹp lực lượng vũ trang Hòa Hảo trong Chiến dịch Đinh Tiên Hoàng đánh vào Cái Vồn và Thốt Nốt. Ngày 5 tháng 6, chỉ huy lực lượng Hòa Hảo là tướng Nguyễn Giác Ngộ ra đầu hàng nhưng Lê Quang Vinh (tục danh Ba Cụt) thì cầm cự đến 1956 mới bị bắt ở Chắc Cà Đao và đem xử tử Trần Văn Soái (Năm Lửa) phải bỏ chạy sang Campuchia. Từ đó lực lượng võ trang Hòa Hảo mới tan hẳn
Đối với quân đội Cao Đài do hai tướng Trình Minh Thế và Nguyễn Thành Phương chỉ huy thì lực lượng này gia nhập Hội Đồng Cách Mạng ủng hộ Thủ tướng Ngô Đình Diệm vào tháng 4 nên không có cuộc đụng độ giữa chính phủ và lực lượng Cao Đài. Riêng Hộ pháp Phạm Công Tắc phải lưu vong sang Cao Miên.
Trưng cầu dân ý phế truất Quốc trưởng Bảo Đại



Vận động trưng cầu dân ý năm 1955 đưa ông Ngô Đình Diệm lên nắm quyền lãnh đạo quốc gia.
Cuộc bỏ phiếu diễn ra vào ngày 23 Tháng Mười 1955 với tổng số gần 6 triệu lá phiếu.
Lựa chọn
Số phiếu
Đồng ý truất phế Bảo Đại
5.721.735
Chống việc truất phế
63.017
Phiếu hỏng
44.105

Thủ tướng Ngô Đình Diệm đạt tỷ số tuyệt đối so với Quốc trưởng Bảo Đại nhưng cuộc trưng cầu dân ý xét ra có những sắp xếp
để đưa đất nước trở thành dân chủ lập pháp bãi bỏ chế độ quân chủ.
Sau khi Bảo Đại bị truất phế vai trò Quốc Trưởng Việt Nam, ông Ngô Đình Diệm thay thế Bảo Đại làm Quốc trưởng và tuyên bố “Quốc gia Việt Nam là một nước Cộng hòa” vào ngày 26 Tháng Mười 1955. Sang tháng 11 thì một Ủy ban Thảo hiến gồm 11 người bắt đầu việc sơ thảo một hiến pháp cho quốc gia mới.
Chính phủ
Quốc gia Việt Nam thành lập năm 1947 nhưng trong một thời gian dài không có Hiến pháp lẫn Quốc hội. Chính vì thế Quốc trưởng Ngô Đình Diệm xúc tiến tổ chức bầu Quốc hội Lập hiến. Quốc hội này được bầu ra vào ngày 4 tháng 3 và khai mạc ngày 17 tháng 4 năm 1956 gồm 123 dân biểu để giúp soạn hiến pháp mới. Chủ tịch Quốc hội lập hiến là Nguyễn Phương Thiệp Tỷ số cử tri đầu phiếu là khoảng 80% với 405 ứng cử viên tham gia. Sau mấy lần thương nghị giữa Quốc hội và Quốc trưởng, bản hiến pháp đó được thông qua vào tháng 7 và ban hành ngày 26 tháng 10 năm 1956. Ngày này được nền Đệ nhất Cộng Hòa chọn là ngày Quốc khánh.
Tổ chức:
Hành pháp
Đứng đầu ngành hành pháp là Tổng Thống với nhiệm kỳ 5 năm. Ứng cử viên được ra tranh cử ba nhiệm kỳ liên tiếp. Nằm trong ngành hành pháp là nội các gồm 14 bộ trưởng.
Lập pháp
Lập pháp có Quốc hội chỉ có một viện duy nhất gồm 123 dân biểu với nhiệm kỳ ba năm chọn theo từng đơn vị bầu cử. Một số ghế dành riêng cho các sắc tộc thiểu số như năm 1955 thì người Thượng có bốn ghế, đến năm 1959 thì giảm còn hai ghế.
Dân biểu và Tổng thống được chọn bằng cách đầu phiếu kín và trực tiếp. Ông Trương Vĩnh Lễ được bầu làm Chủ tịch Quốc hội lập pháp còn giáo sư Vũ Quốc Thông làm Phó Chủ tịch và ông Nguyễn Phương Thiệp làm Tổng Thơ ký.

Phong trào Cách mạng Quốc gia chiếm 66 ghế, cộng thêm những đảng thân chính phủ thì khối này chiếm 101 ghế.
Đảng phái
Số ghế
Phong trào Cách mạng Quốc gia
66
“Tập đoàn” Công dân Vụ
18
Đảng Công nhân
10
Phong trào Tranh thủ Tự do
7
Đảng Dân chủ Xã hội (đối lập)
2
Đảng Đại Việt (đối lập)
1
Độc lập (không liên kết)
19

Quốc hội nhóm họp tổng cộng ba khóa gồm đợt tuyển cử năm 1956, 1959, và 1963. Dân biểu đắc cử niên khóa 1963 chưa kịp chấp chính thì xảy ra cuộc đảo chính Tháng Mười Một và sau đó bị bãi nhiệm bởi nhóm tướng lãnh.
Tư pháp
Ngành tư pháp có Viện Bảo Hiến để cân nhấc và duyệt xét những luật lệ ban hành để phù hợp với Hiến pháp. Còn về luật pháp nói chung thì cấp thấp nhất là tòa vi cảnh xử những vụ hộ luật với thiệt hại nhỏ. Cấp thứ nhì là tòa sơ thẩm và tòa hòa giải. Cấp thứ ba là tòa thượng thẩm và thứ tư là tòa đại hình và tòa phá án (cour de cassation). Tòa phá án được coi là pháp đình tối cao trong hệ thống tư pháp thời Đệ nhất Cộng hòa.

Bên quân đội thì có toà án quân sự riêng.

Thời Đệ nhất Việt Nam Cộng hoà có một tòa phá án ở Sài Gòn; hai toà thượng thẩm ở Huế và Sài Gòn. Các tỉnh thì mỗi tỉnh có toà hoà giải và những cấp thấp hơn.
Quản Trị địa phương
Ngay sau Hiệp định Genève, 1954 thì phía nam vĩ tuyến 17 có 32 tỉnh. Số tỉnh sau đó tăng lên khi chính phủ Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa tìm cách kiểm soát chặt chẽ nhưng kết quả không hữu hiệu.
Tổng thống bổ nhiệm tỉnh trưởng, thị trưởng và quận trưởng. Về sau chính phủ cũng cho quy định lại cách tổ chức hội đồng xã. Xã trưởng kể từ năm 1956 là do tỉnh trưởng bổ nhiệm nên chính sách này bị chỉ trích là thiếu dân chủ. Hội đồng xã thì do dân làng trực tiếp đề cử nhưng phải được quận trưởng thông qua.
Vào thời Đệ nhất Cộng hòa, chính phủ còn dùng đơn vị Trung phần và Nam phần về mặt pháp lý và lập bốn Tòa Đại biểu Chính phủ cho bốn khu vực:
1. Cao nguyên Trung phần (đặt ở Đà Lạt)
2. Duyên hải Trung phần (Huế)
3. Miền Đông Nam phần
4. Miền Tây Nam phần (Cần Thơ).
Ngoại giao
Ngay sau khi Hiệp định Genève 1954 được ký kết, lực lượng quân sự Pháp rút về phía nam vĩ tuyến 17 với tổng số lên đến 36.000 quân. Tuy đã nhìn nhận nền độc lập của Quốc gia Việt Nam, người Pháp vẫn nắm quyền ngoại giao và quốc phòng. Chính phủ của Thủ tướng Ngô Đình Diệm liền xúc tiến việc bàn giao thu hồi các cơ sở công cộng từ tay Cao ủy Pháp Paul Ely. Tháng Giêng, 1955 chính phủ nhận quyền quản lý thương cảng Sài Gòn. Cũng vào Tháng Giêng thì tướng Agostini trao quyền chỉ huy quân đội Quốc gia Việt Nam cho tướng Lê Văn Tỵ.Ngày 28 Tháng Tư năm 1956 Quân Pháp hoàn toàn triệt thoái khỏi Việt Nam.
Rút khỏi Liên Hiệp Pháp
Từ tháng 6 năm 1955 Ngô Đình Diệm đã yêu cầu giải thể Bộ Liên hiệp vì địa vị của Bộ này bị coi là lỗi thời khi Quốc gia Việt Nam đã giành độc lập. Sau đó chính phủ quyết định không gửi phái đoàn sang tham dự Nghị viện của Liên hiệp Pháp nữa. Đến tháng 1 năm 1956 thì Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đòi Quân đội viễn chinh Pháp (Corps Expéditionaire) phải rút khỏi Việt Nam sau khi khám phá ra người Pháp đã ủng hộ lực lượng Bình Xuyên chống lại chính phủ. Ngoại trưởng Pháp Christian Pineau nhượng bộ và lực lượng Pháp hoàn toàn triệt thoái khỏi Việt Nam vào Tháng Tư năm 1956.Tính đến năm 1960 thì 55 quốc gia công nhận chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.
Kinh tế:

Nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa cho đến năm 1975 là một nền kinh tế thị trường, đang phát triển, và mở cửa. Mức độ tự do của nền kinh tế khá cao trong những năm 1956 đến 1963. Tuy nhiên, phát triển kinh tế vẫn được triển khai dựa trên các kế hoạch kinh tế 5 năm hoặc kế hoạch bốn năm. Nền kinh tế ổn định trong gần 10 năm đầu tiên, Xuất cảng gạo, cao su, lông vịt, cà phê …làm cho nền kinh tế của Việt Nam, Cộng Hòa đứng hàng thứ nhì sau Nhật tại Á Châu, sau đó do tác động của chiến tranh leo thang trở nên mất ổn định với những đặc trưng như tốc độ tăng trưởng kinh tế không đều, tỷ lệ lạm phát cao, thâm hụt ngân sách quốc gia và thâm hụt thương mại. Chính quyền đã phải tiến hành cải cách ruộng đất tới hai lần để hữu sản hóa ruộng đất canh tác cho nông dân hết sức thành công trong chương trình “Cải Cách Điền Địa” do kỷ sư Đỗ Văn Công làm bộ trưởng..
Mỹ đóng vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế của Việt Nam Cộng Hòa thông qua viện trợ kinh tế cũng như hỗ trợ kỹ thuật. Một đặc điểm khác là sự lũng đoạn đáng kể của giới thương nhân người Hoa đối với nền kinh tế.
Tính chung giai đoạn 1955-1975, kinh tế Việt Nam Cộng Hòa phát triển trung bình 8,9%/năm (bình quân đầu người tăng 5,8% mỗi năm), trong khi kinh tế “Việt Nam Dân Chủ” Cộng Sản miền bắc phát triển bình quân 6%/năm (GDP đầu người tăng khoảng 1% mỗi năm). Tính trung bình toàn Việt Nam Nam Cộng Hòa thì GDP đầu người tăng 3,9% trên một năm

Khánh thành đường xe lửa tái thiết từ Đông Hà vào Sài Gòn ngày 7 Tháng 8, 1959
Chính phủ Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa đề ra ba ưu tiên phát triển kinh tế:
  • Tái thiết hệ thống đường sắt phía nam vĩ tuyến 17,
  • Phát triển đất canh tác,
  • Cải cách điền địa.
Giao thông:
Đường sắt Xuyên Đông Dương đã làm xong từ năm 1936 nhưng đến thập niên 1950 thì đoạn đường phía nam vĩ tuyến 17, khoảng 1/3 đã bị hư hại vì chiến tranh, không sử dụng được Còn lại là hai khúc từ Đông Hà vào Đà Nẵng và từ Sài Gòn ra Ninh Hòa. Việc tái thiết kéo dài bốn năm cho đến năm 1959 thì xe lửa mới chạy được suốt từ Sài Gòn ra Đông Hà, lần đầu tiên sau 12 năm gián đoạn. Số liệu năm 1959 cho biết hệ thống đường sắt chuyên chở 2.658.000 lượt khách và 440.000 tấn hàng hóa. Số lượng sau đó giảm nhiều vì tình hình an ninh.
Năm 1960 xây thêm đoạn đường sắt từ Chiêm Sơn đến An Hòa, mở rộng dự án phát triển khu kỹ nghệ hóa chất và điện lực An Hòa ở Quảng Nam. Phát triển mỏ than Nông San, Mỏ vàng ở Bồng Miêu và nhà máy thủy điện Đa Nhim, nhà máy điện Sông Pha, Khu kỹ nghệ Biên Hòa.
Về mặt đường bộ thì chính phủ xúc tiến việc khai thông xa lộ Biên Hòa và tái thiết Quốc lộ 19 nối liền duyên hải Miền Trung và Cao nguyên Trung phần.
Mở rộng đất canh tác & nông lâm nghiệp
Ngoài nỗ lực tái định cư gần một triệu đồng bào di cư từ miền Bắc chính phủ còn đẩy mạnh chính sách mở rộng đất canh tác qua kế hoạch Dinh điền chủ yếu chú trọng đến Cao nguyên Trung phần và khu vực Phước Long với 90 trung tâm phát triển ruộng đất được thành lập nhằm đưa dân từ miền duyên hải lên lập nghiệp. Từ năm 1957 đến 1961, chính phủ báo cáo đã định cư 210.000 người từ miền xuôi lên và khai hoang 89.000 hecta đất rừng Bác sĩ thú y Phạm Văn Huyến đứng đầu Phủ Tổng ủy Dinh điền trông coi việc định cư.
Cao su tiếp tục là lâm sản chính, bao phủ 100.000 hecta, đạt sản lượng 77.000 tấn vào năm 1960. Trong khi đó nông sản chính là lúa gạo tăng mạnh từ 2,6 triệu tấn năm 1954 chỉ trong năm năm đạt 5 tấn vào năm 1959. Số lượng gạo xuất cảng năm 1959 là 340.000 tấn nhưng sau đó rút xuống 323.000 tấn (1963) rồi 49.000 tấn (1964) vì tình hình chiến tranh. Khi nền Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ thì miền Nam Việt Nam cũng bước sang giai đoạn phải nhập cảng gạo bắt đầu từ năm 1964.
Cũng trong phạm vi cải cách nông thôn, chính phủ đưa ra chương trình “Khu Trù mật” bắt đầu từ năm 1959 làm cộng sản bó tay và tê liệt sự hoạt động nằm vùng tại miền nam. Sau năm 1960 khi Đảng Cộng sản Việt Nam phát động chiến tranh du kích nhằm lật đổ chính phủ thì chương trình “Ấp chiến lược” được chính thức áp dụng thay thế “Khu trù mật” kể từ 3 Tháng Hai năm 1962 nhằm thích ứng với tình hình chiến tranh và cô lập quân cộng sản.
Công thương nghiệp
Thương nghiệp tại miền Nam sau thời Pháp thuộc phàn lớn nằm trong quyền kiểm soát của Hoa kiều. Vì vậy chính phủ cố tạo sức mạnh cho doanh nhân Việt bằng cách hạn chế quyền lợi của người Hoa. Đạo luật 53 cấm ngoại kiều (nhắm vào Hoa kiều) tham gia 11 ngành nghề liên quan đến thóc gạo, điền địa, buôn bán thịt cá, than đá, dầu lửa, thu mua sắt vụn v.v. được ban hành vào Tháng Chín năm 1956 mặc dù đã làm xáo trộn kinh tế. Ngoài ra còn có lệnh trục xuất người Hoa nếu họ không chịu nhập quốc tịch Việt Nam. Tính đến năm 1961 thì trong số 1.000.000 Hoa kiều ở miền Nam chỉ còn 2.000 giữ Hoa tịch.
Ở Quảng Nam, chính phủ cho khai thác mỏ than Nông Sơn, đạt 57,813 tấn than năm 1960. Trước năm 1955 nhu cầu ở miền Nam cần nhập cảng 26.000 tấn than mỗi năm nên sau khi mỏ Nông Sơn đi vào hoạt động thì lượng than nhập cảng chấm dứt.
Tiền tệ


Tờ năm đồng phát hành thời Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam.
Ngày 1 Tháng Giêng năm 1955 Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, chính thức phát hành tiền tệ riêng, một biểu tượng của quốc gia độc lập, để tách ra khỏi ảnh hưởng của kinh tế do Pháp chỉ huy phá hoại kinh tế của VN sau khi Pháp bị rút khỏi Việt Nam.
Trong thời kỳ 1955-62, có 16 loại tiền, chia làm ba kỳ, mệnh giá tiền giấy từ 1 đồng đến 500 đồng. Cũng trong thời gian đó Việt Nam Cộng Hòa xúc tiến rút khỏi cộng đồng tiền tệ phụ thuộc vào đồng franc (zone franc). Giai đoạn này đến năm 1959 thì hoàn tất. Viện Hối đoái giữ vai trò quy định hối xuất giữa đồng bạc Việt Nam và các ngoại tệ.
Giá trị đồng tiền Việt Nam Cộng Hòa sau đó gắn liền với đồng Mỹ kim với tỷ giá chính thức 35 đồng Việt Nam Cộng Hòa đổi được 1 đô la, tức la một đồng có giá trị USD 0,02857.
Văn hóa & Xã hội

Voi diễn hành nhân ngày Lễ Hai Bà Trưng năm 1957


Buổi lễ giải thưởng Văn chương Toàn quốc, 1961
Ngay trong những năm tháng đầu tiên, chính phủ cho lập Bộ Thông tin và Thanh niên, thay thế Bộ Thông tin và Chiến tranh tâm lý để quảng bá đường lối của chính phủ ở trong nước. Về mặt văn hoá, chính phủ chủ trương dùng tiếng Việt trong tất cả các bảng hiệu ngoài đường phố và nhất là trong trường học, bất kể công hay tư lập, thay vì trước kia những trường của cộng đồng người Hoa hoàn toàn không dạy tiếng Việt. Những sinh ngữ khác bị liệt là ngoại ngữ theo giáo trình.
Cũng trong chiều hướng này ngoài phong trào đòi ngoại kiều, nhất là Hoa kiều, nhập quốc tịch Việt Nam, Tháng Tư năm 1957 thì Chính phủ xét rằng tất cả thẻ lý lịch ngoại quốc trở thành vô hiệukhiến bất cứ ai ngụ cư cũng phải chọn nhập tịch hoặc bỏ quyền lưu trú dài hạn ở Việt Nam.
Để đẩy mạnh tinh thần tự cường, bắt đầu từ năm 1955 ngày lễ Hai Bà Trưng được công nhận là một ngày lễ chính thức của quốc gia, thường có diễn hành rước voi từ Công trường Lam Sơn trước Quốc hội đến Dinh Độc Lập. Ngày 11 Tháng Ba, 1962 thì Chính phủ cho khánh thành tượng đài Hai Bà Trưng ở Công trường Mê Linh, Sài Gòn do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ vẽ kiểu và điêu khắc gia Nguyễn Văn Thế tạc hình để vinh danh Hai Bà. Những ngày lễ khác là ngày quốc khánh, kỷ niệm ngày ban hành Hiến pháp vào 26 Tháng Mười 1956. Ba ngày 26, 27, 28 tổ chức đốt pháo. Ngoài ra thông tư Phủ Tổng thống cũng cho biết tổng thống sẽ mặc quốc phục gồm áo dài màu lam và khăn xếp màu đen vào những ngày đại lễ.
Năm 1957 thì hoàn tất Thư viện Quốc gia và Trung tâm Văn hóa ở Sài Gòn với dung tích chứa một triệu cuốn sách. Trung tâm văn hóa có ba thính đường: 1000, 500 và 200 chỗ ngồi. Việc xây cất cơ sở này được đề cao mặc dù ngân sách eo hẹp.[51] Cũng năm đó khánh thành Viện Đại học Huế, trường đại học thứ nhì của Việt Nam Cộng hòa.[52]
Chính phủ cũng đẩy mạnh giáo dục ở trình độ đại học. Tổng số sinh viên đại học đạt 11.708 người vào niên khóa 1960-61. Ở Huế thì mở thêm Đại học Y khoa do chính phủ Canada trợ giúp qua Chương trình Colombo. Ở Sài Gòn thì lập phân khoa Dược khoa thuộc Viện Đại học Sài Gòn.[53]
Thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa do Ngô Tổng Thống lãnh đạo cũng đề ra một số đạo luật khá đặc biệt, trong đó đáng ghi nhận nhất là Luật Bảo vệ Gia đình và Luật Bảo vệ Luân lý. Luật Bảo vệ Gia đình do dân biểu Trần Lệ Xuân đề xướng vào cuối năm 1957 được ban hành Tháng Năm, 1958. Đạo luật này có hai điểm chính. Thứ nhất hôn nhân tại Việt Nam chỉ được có một vợ, một chồng, tức là hủy bỏ tục đa thê cũ. Thứ hai thì vợ chồng khi đã lập hôn thú thì hôn nhân đó không thể bị hủy bỏ trừ khi chính Tổng Thống cứu xét và cho phép. Vì vậy, luật này người dân thường gọi là “luật cấm ly dị”. Ngoài ra đạo luật này chủ đích tạo cơ sở bình quyền nam nữ bằng cách cho người vợ được quyền mở trương mục ngân hàng, thừa kế và sở hữu tài sản riêng mà không phụ thuộc vào chồng.
Luật Bảo vệ Luân lý ban hành Tháng Sáu, 1962 cấm một số việc như chọi gà, đánh bạc, đấu quyền Anh, ngừa thai, phá thai, mại dâm, thi hoa hậu, bói toán và cả khiêu vũ. Điều cấm khiêu vũ gây nhiều chú ý vì luật không phân biệt người ngoại quốc hay người Việt và được báo chí Tây phương loan tải rộng rãi nên còn được giới bình dân gọi là “luật cấm nhảy đầm.Tuy nhiên theo quan điểm của chính quyền bấy giờ là cần giảm thiểu trụ lạc ảnh hưởng văn hóa thụ hưởng khi tiền viện trợ của Mỹ bắt đầu làm chao đảo đời sống của dân thị thành.
Ngành xuất bản thời kỳ này rất phát triển với nhiều ấn phẩm đa dạng diễn đạt nhiều luồng tư tưởng văn hóa như các tạp chí Sáng tạoVăn hóa Ngày NayBách khoaHiện đạiNhân loại và Văn học. Các tờ báo Chính luậnTự doNgôn luậnSống, và Xây dựng thì chú trọng đến những tin chính trị và thời sự.
Chính sách chính trị đối nội
Dưới thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa ,Đảng Cần Lao Nhân Vị do La Sơn Phu Tử thời đại là ông Ngô Đình Nhu chủ trương chiếm ưu thế trên chính trường.

Cùng với đảng Cần Lao Nhân Vị là tổ chức Phong trào Cách mạng Quốc gia dùng để điều khiển nhiều đoàn thể khác như Liên đoàn Công chức Cách mạng Quốc gia. Ông Trần Chánh Thành nguyên là Quốc vụ Khanh được bổ làm Bộ trưởng Thông tin và Thanh niên, kiêm lãnh tụ Phong trào Cách mạng Quốc gia. Năm 1958 thì thành lập Đoàn Thanh niên Cách mạng hay còn gọi là Thanh niên Cộng hòa để đào tạo nhân sự thêm sâu rộng, nhất là ở các vùng nông thôn. Hội đoàn này tính đến năm 1960 đã đào tạo hơn 116.000 đoàn viên hoạt động ở miền quê. Thủ lãnh là cố vấn chình trị Ngô Đình Nhu. Đối với phụ nữ thì có Phong trào Phụ nữ Liên đới cũng thành lập từ năm 1958 để vận động phái nữ. Thủ lãnh là dân biểu Trần Lệ Xuân. Tính đến năm 1955 thì Đảng Cần lao có 10.000 đảng viên. Bốn năm sau thì con số đảng viên tăng lên thành 1.500.000. Người ta cho rằng chính vì xây dựng được đảng Cần Lao chặt chẽ và lớn mạnh của chính phủ Ngô Đình Diệm do công lao của hai ông Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn đã làm cho bọn lãnh đạo miền bắc phải khiếp sợ sau khi Lê Duẩn Xứ ủy nam bộ của Hồ Chí Minh bị ông Dương Văn Hiếu thuộc Đặc Vụ Miện Trung của cố vấn Ngô Đình Cẩn đã bắt hụt tại sau sân đua ngựa của Hội Kỵ Mã trong vườn Bờ Rô (Tao Đàn sau này.)
“Đàn áp” một số lực lượng đối lập
Chính phủ còn có những biện pháp cản trở và cấm đoán hoạt động của các đảng phái đối lập chống phá lại nền cộng hòa trong thời kỳ xây dựng đất nước và cố tình tiếp tay cho ngoại bang và cộng sản. Bắt đầu từ Tháng Bảy năm 1956 Bí thư Đảng Xã hội bị bắt giam. Nguyễn Thành Danh (bí thư Việt Nam Phục quốc Hội) cùng Trung úy Nguyễn Văn Phước, Trần Văn Ân, Nguyễn Hữu Thân cũng bị kết tội thông đồng với lực lượng chống chính phủ.
Mật khu Ba Lòng của Đảng Đại Việt

 Phạm Lễ ghi nhận và tường trình.
http://bacaytruc.com/index.php?option=com_content&view=article&id=3383:k-nim-ln-th-58-quc-khanh-26-10-1956-26-10-2014&catid=34:din-an-c-gi&Itemid=53

-------------------------------

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.