Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Monday 18 November 2013

Nhận định: TỪ ĐẢNG VIÊN CỘNG SẢN TỐNG VĂN CÔNG ĐẾN LÊ HIẾU ĐẰNG, VẪN CHỈ LÀ “PHẢN TỈNH NỬA VỜI”?

 
 
       Vào Tháng 9 năm 2009, Tống Văn Công,bút hiệu Thiện Ý (một trùng hợp ngẫu nhiên với bút hiệu người viết(1), một đảng viên cộng sản với 50 tuổi đảng (tính đến năm 2009, đã là 54 tuổi đảng tính đến năm nay 2013), đã tung lên mạng lưới internet bài viết nhan đề Đổi mới đảng để tránh sụp đổ đã gây được sự chú ý của công luận trong và ngoài nước, ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều giới từ trong nước ra hải ngọai,không chỉ đối với những người Việt Nam không cộng sản, mà với cả những đảng viên cộng sản còn tại chức nắm quyền cũng như đã về hưu dù  “phản tỉnh hay chưa phản tỉnh”.
    Đến đầu Tháng 8 năm 2013, Lê Hiếu Đằng, một đảng viên cộng sản với 45 tuổi đảng (kém đảng viên Tống Văn Công 9 tuổi đảng) đã đưa lên mạng bài “Viết trong những ngày nằm bịnh”, được đăng tải đầu tiên trên trang Web của Bauxit Việt Nam và sau đó được phát tán rộng rãi trên mạng internet toàn cầu.
   Mặc dầu với tiêu đề khác nhau, nhưng nội dung hai bài viết của hai đảng viên kỳ cựu này đều nói lên nhận thức suy tư cá nhân về lý tưởng cộng sản, về vai trò của đảng Cộng sản Việt Nam trong việc thực hiện chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam (giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản) sau khi giành và nắm được chính quyền trên nửa nước Miền Bắc 21 năm (1954-1975) và trên cả nước sau 38 năm (1975-2013).Từ đó rút ra những nhận thức giống nhau và đề nghị  giống nhau với đảng CSVN.
 
I/- NHẬN THỨC GIỐNG NHAU .
   1.- Nhận thức về quá khứ: Cả hai đảng viên cộng sản Thiện Ý Tống Văn Công và Lê Hiếu Đằng đều nhận thức rằng:
  - Đối với Đảng Cộng Sản Việt Nam: Cả hai đảng viên CS đều nhận thức rằng, đảng CSVN đã hoàn toàn thất bại trong việc thực hiện chủ nghĩa xã hội tại Việt nam. Trong quá trình thực hiện chủ nghĩa xã hội gần 60 năm (1954- 2013) đã không đem lại hiệu quả mà chỉ để lại hậu quả nghiêm trọng, toàn diện, di hại lâu dài cho đất nước và dân tộc, dẫn đến nguy cơ mất nước, mất đảng và tiêu vong chế độ độc đảng, độc tài toàn trị của đảng CSVN.
 - Đối với cá nhân: Cả hai đảng viên CS Tống Văn Công và Lê Hiếu Đằng đều nhận thức lại quá khứ tin theo đảng CSVN để thực hiện lý tưởng cộng sản đã không thành, chỉ “hối tiếc” “bất mãn” trước thực tế phũ phàng, “uất ức” là đã phí nhiều công sức cả tuổi xuân, chịu đựng hy sinh gian khổ để thực hiện mục tiêu lý tưởng thời tuổi trẻ mà mình cho là cao đẹp song đã bất thành. Thế nhưng dường như cả hai đều tỏ ra “không hối hận ăn năn” vì đã đi theo con đường lầm lạc (cộng sản chủ nghĩa), cũng không tỏ ra nhận chịu một phần trách nhiệm chung với đảng CSVN về những hậu quả nghiêm trọng, toàn diện, lâu dài đã gây ra cho đất nước và dân tộc. Vì vậy cả hai đều đã biện minh cho việc lỡ đi theo cộng sản của mình như là sự  “lầm lạc chính đáng” khó tránh khỏi của tuổi trẻ đầy ắp lý tưởng và ước mơ, không thể cưỡng lại hấp lực của chủ nghĩa cộng sản khi vẽ ra một xã hội “lý tưởng cao đẹp”“không tưởng” (một lý tưởng không thể thực hiện:một xã hội không giai cấp, không còn cảnh người áp bức bóc lột người!?!…).
      Đảng viên CS Tống Văn Công thì dẫn ra lời nói của Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Nam Tư  Milovan Djilas một lãnh tụ cộng sản quốc tế sau khi “Phản tỉnh” đã tuyên bố một cách tự hào rằng  “20 tuổi mà không theo cộng sản, là không có trái tim.40 tuổi mà không từ bỏ cộng sản, là không có cái đầu (At 20, if you are not a communist, you are heartless.At 40, if you don’t abandon communism, you are brainless…). Thế còn tuyệt đại đa số những người trẻ trong nhân dân ở độ tuổi 20 không đi theo cộng sản thì không có trái tim sao?- Nhiều người Việt quốc gia không để ý đến thâm ý này nên đã đem câu nói của Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Nam Tư  Milovan Djilas như một dẫn chứng máy móc cho định kiến “Cộng sản không thể cải sửa mà chỉ có thể bị hủy diệt hay thay thế.”
      Trong khi Lê Hiếu Đằng nơi bài “Viết trong những ngày nằm bịnh” tiểu mục “1. Vì sao tôi đi kháng chiến, vào ĐCS Việt Nam?” cũng đã biện minh cho việc theo Việt cộng là vì khát vọng xây dựng một xã hội bác ái, tự do, bình đẳng…”; vì “Chủ nghĩa Marx, CNXH, CNCS chẳng những lôi cuốn, làm say mê nhiều thế hệ trí thức phương Tây mà ở Việt Nam cũng vậy”; Vì lòng yêu nước, ý chí chống xâm lược, giành độc lập tự do dân chủ cho Tổ quốc để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn các chế độ cũ ở đó công nhân, nông dân, người lao động, những người hi sinh nhiều trong chiến tranh có cuộc sống ấm no, hạnh phúc đã thôi thúc chúng tôi lên đường.”.
   2.- Nhận thức về tương lai: Cả hai đảng viên cộng sản Thiện Ý Tống Văn Công  và Lê Hiếu Đằng đều nhận thức rằng:
 .- Đối với đảng Cộng sản Việt Nam: Muốn cứu nước, cứu đảng, không có con đường nào khác là đảng CSVN phải tự nguyện, tự giác thực hiện “đổi mới triệt để, đổi mới toàn diệntheo xu thế thời đại (toàn cầu hóa chính trị là dân chủ hóa và tòan cầu hóa kinh tế là thị trường tự do hoá…), đáp ứng đúng ý nguyện của nhân dân (chuyển đổi chế độ từ độc đảng, độc tài toàn trị qua đa đảng, dân chủ pháp trị…).
  - Đối với cá nhân: Cả hai đảng viên CS Tống Văn Công và Lê Hiếu Đằng đều không thấy nói đến tương lai có tiếp tục theo đảng CSVN nữa hay không. Vì cả hai đều không công khai trả lại “Thẻ đỏ”, xin ra khỏi đảng để đi theo “Xu thế thời đại” (Toàn cầu hóa về chính trị: dân chủ; Kinh tế: Thị trường tự do) và hành động theo ý nguyện của nhân dân (chuyển đổi chế độ độc đảng, độc tài toàn trị qua đa đảng, dân chủ pháp trị).
 
II/- ĐỀ NGHỊ GIỐNG NHAU VỚI ĐẢNG CSVN.
    Mặc dầu cách diễn đạt tình tiết, bút pháp khác nhau, song cả hai đảng viên Thiện Ý Tống Văn Công với bài viết “Đổi mới đảng để tránh sụp đổ” và Lê Hiếu Đằng với bài “Viết trong những ngày nằm bịnh”,đều có chung đề nghị căn bản:Đảng CSVN cần “đổi mới từ căn bản và tòan diện” để tồn tại, không phải tồn tại trong nguyên trạng chế độ xã hội chủ nghĩa “độc đảng, độc tài toàn trịmà trong bối cảnh một chế độ “đa đảng, dân chủ pháp trị”.
    Trong cả hai bài “Đổi mới Đảng để tránh sụp đổ” của Tống Văn Công, một đảng viên 54 tuổi đảng, cũng như bài “Viết trong những ngày nằm bịnh”của Lê Hiếu Đằng, một đảng viên 45 tuổi đảng,  sau khi đọc tòan bài, người ta thấy dường như cả hai tác giả đều đã “Phản tỉnh thật”, song chỉ là sự “Phản tỉnh nửa vời”.
 
III/- VÌ SAO CHỈ LÀ SỰ “PHẢN TỈNH NỬA VỜI”?
     Vì cả hai đảng viên cộng sản Tống Văn Công và Lê Hiếu Đằng chỉ mới “Phản tỉnh về nhận thức” để biết được quá khứ sai lầm của cá nhân khi tin theo đảng CSVN thực hiện mục tiêu và lý tưởng cộng sản, đã đưa đến hậu quả tai hại nghiêm trọng toàn diện, di hại lâu dài cho nhân dân, đất nước và dân tộc. Từ “phản tỉnh về nhận thức (biết được đúng sai, phải trái, lợi hại của đảng CSVN đã gây ra sau khi nắm quyền) cả hai đã dừng lại ở một số đề nghị“đổi mới từ căn bản và tòan diện”, chứ không dám có hành động tiếp theo chứng tỏ sự “Phản tỉnh hoàn toàn” như số đông đảng viên kỳ cựu khác sau khi “Phản tỉnh”(tiêu biểu như Tướng Trần Độ, Hoàng Minh Chính…) đã dứt khoát từ bỏ đảng CSVN, bước vào hàng ngũ những người đấu tranh theo chiều hướng mới (dân chủ hóa về chính trị, thị trường tự do hóa về kinh tế…) đáp ứng đúng ý nguyện của toàn dân (chuyển đổi chế độ độc đảng, độc tài toàn trị CS qua chế độ đa đảng, dân chủ pháp trị, tạo tiền đề thống nhất toàn lực quốc gia để cùng xây dựng và phat triển toàn diện đất nước đến phú cường, văn minh tiến bộ ngang tầm cao thời đại, tạo thế và lực bảo vệ vững chắc Tổ quốc trước hiểm họa xâm lăng bất cứ từ đâu tới…).
        Thật vậy, trong bài viết ngày 27-11-2009 nhan đề “Thiện Ý (Nguyễn Văn Thắng) đặt vấn đề với Thiện Ý (Tống Văn Công) tác giả bài “Đổi mới để tránh sụp đổ” chúng tôi đã viết:
       Những tưởng rằng, sau khi tác giả bài góp ý“Đổi mới đảng để tránh sụp đổ” công khai nói rõ tên thật của mình, người ta trông đợi tác giả sẽ không dừng lại ở sự “góp ý” mà có thể sẽ có hành động dấn thân, mạnh dạn công khai bảo vệ lập trường và những quan điểm phản tỉnh của mình.
         Mạnh dạn và dứt khóat hơn nữa, là dám đơn phương tuyên bố từ bỏ đảng tịch, tách khỏi Đảng Cộng Sản, mà theo bài viết của Ông, đã là tác nhân chính dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, tòan diện, lâu dài cho dân tộc trên cả hai bình diện đối nội cũng như đối ngọai; hay là đi xa hơn, tác giả Thiện Ý Tống Văn Công sau bài viết, có thể bước vào hàng ngũ những người cộng sản phản tỉnh đã và đang công khai vạch trần những khuyết tật của chế độ từ quá khứ đến hiện tại, chấp nhận tù đầy và mọi hình thức trấn áp của nhà cầm quyền, kiên quyết đấu tranh ôn hòa chống lại những sai trái của Đảng, đòi đổi mới tòan diện, đòi chế độ dân chủ đa nguyên, tương tự như những đề nghị, mà tác giả nêu ra trong bài góp ý với Đảng của ông; hoặc ít ra tác giả cũng phải viết bài phản bác lại những luận điểm của tác giả Tâm Việt đăng tải trên báo Quân Đội Nhân, kết án và phủ định mọi quan điểm của tác giả Thiện Ý Tống Văn Công trong bài góp ý “Đổi mới đảng để tránh sụp đổ”.
       “ Hơn hai tháng trôi qua, kể từ ngày tác giả bài viếtĐổi mới Đảng để tránh sụp đổ!” tự công khai hóa tên thật của mình, vẫn chưa thấy Thiện Ý Tống Văn Công lên tiếng cách này hay cách khác, vẫn giữ im lặng.
         Phải chăng tác giả Thiện Ý Tống Văn Công đã lùi bước trước áp lực của “Tổ chức Đảng”, chấp nhận giữ im lặng vì “uy tín và lợi ích của Đảng” gắn liền với “Uy tín và quyền lợi” cá nhân, gia đình của một đảng viên với 50 tuổi đảng?
       “ Giả định này có thể là không đúng (mong rằng sẽ không đúng), vì thời gian một vài tháng im lặng chưa đủ để kết luận tác giả Thiện Ý Tống Văn Công đã chịu đầu hàng “giai cấp thống trị” (như 50 năm trước đây tác giả từ một trí thức tiểu tư sản, như Võ Nguyên Giáp, Đặng Xuân Khu (Trường Chinh), Phạm Văn Đồng… đã giác ngộ lý tưởng cộng sản, đầu hàng về mặt giai cấp, để bước vào “Đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động”, tức Cộng Đảng Việt Nammột lối ngụy biện cộng sản cho những người không là giai cấp công nhân mà đã là đảng viên CS chóp bu lãnh đạo giai cấp công nhân!?!…) - Hay tác giả Thiện Ý Tống Văn Công đang cần có thêm thời gian toan tính một cách chín chắn cách thế bảo vệ cho những quan điểm được trình bầy trong bài“Đổi mới Đảng để tránh sụp đổ”, mà hiệu quả nhất, ít tai hại nhất  cho cá nhân và gia đình?”
        Thế nhưng đến nay đã bốn năm trôi qua, giả định trên đã là sự thật: đảng viên CS Thiện Ý Tống Văn Cộng mới chỉ “Phản tỉnh nửa vời”, vẫn là đảng viên, dù thỉnh thoảng cũng có bài viết vẫn có tính cách “Phản tỉnh nữa vời”.
    Đối với đảng viên CS Lê Hiếu Đằng cũng thế. Người ta cũng tưởng rằng sau bài “Viết trong những ngày nằm bịnh” với đoạn mở đầu đầy hào khí thể hiện quyết tâm phải hành động cấp thì, rằng “Sau hơn 45 năm chiến đấu trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam, với 45 tuổi Đảng, những trải nghiệm cay đắng mà tôi cùng nhiều bạn bè nữa trong phong trào học sinh sinh viên trước 1975 đã chịu đựng, thôi thúc tôi phải “thanh toán”, “tính sổ” lại tất cả”.,đảng viên CS Lê Hiếu Đằng sẽ có hành động tiếp theo chứng tỏ sự “Phản tỉnh hoàn toàn, triệt để” của mình.
     Thế nhưng đã gần 3 tháng trôi qua, đảng viên CS Lê Hiếu Đằng vẫn là đảng viên đảng CSVN. Ngay từ đầu đã phản ứng yếu ớt trước bài viết của báo Quân Đội Nhân Dân số báo điện tử ra ngày Thứ Sáu 23-8-2013 tựa đề “Màn Tung Hứng vụng về”. Bài báo đã mạnh mẽ đả kích những nhận thức, suy tư, đề nghị của ông Lê Hiếu Đằng, một đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam kỳ cựu, với 45 tuổi đảng, 72 tuổi đời, mới công khai “Phản tỉnh” qua bài “Viết trong những ngày nằm bịnh” đề ngày 12-8-2013.
     Trong gần 3 tháng qua, hành động sau cùng người ta ghi nhân là luật sư của đảng viên Lê Hiếu Đằng đã gửi thư đến Quốc Hội của đảng CSVN yêu cầu cho biết việc thành lập đảng “Dân chủ Xã Hội có hợp pháp không? Tất nhiên câu trả lời đã có ngay trong câu hỏi, nên có lẽ hỏi chỉ để Lê Hiếu Đằng có lý do “im lặng”. Nghĩa là Ông muốn thành lập “đảng Dân Chủ Xã Hội” để hoạt động đối trọng và đối lập xây dựng, hợp pháp với đảng CSVN, nhưng có lẽ Quốc hội đã cho biết là “Bất hợp pháp” vì vi hiến. Bởi Điều 4 Hiến Pháp đã định rõ chế độ “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” là chế độ độc đảng, nhất nguyên Xã Hội Chủ Nghĩa, với vai trò độc tôn của đảng CSVN mang hiến tính, thì việc lập một đảng thứ hai không vi luật mà vi hiến.
     Thế nên cho đến nay có lẽ đảng viên CS Lê Hiếu Đằng cũng như đảng viên CS Thiện Ý Tống Văn Công đành thúc thủ chờ thời, theo lệnh của “Đảng Ta” có cho phép có hành động tiếp theo để cứu đảng nữa hay không.Vì vậy, nếu cả hai dù có “phản tỉnh thật” đi chăng nữa, cũng vẫn chỉ là “Phản tỉnh nửa vời” mà thôi. Phải chăng cả hai tác giả Thiện Ý Tống Văn Công sau bài viết Đối mới đảng để tránh sụp đổcũng như Lê Hiếu Đằng sau bài “Viết trong những ngày nằm bịnh” đã lùi bước trước áp lực của “Tổ chức Đảng”hay “đã nghe ra” sau khi được Ban Tuyên Huấn làm “Công tác tư tưởng”, nên chấp nhận giữ im lặng vì “uy tín và lợi ích của Đảng” gắn liền với “Uy tín và quyền lợi” cá nhân, gia đình của một đảng viên  trên dưới 50 tuổi đảng không giám chống đảng để mất tất cả mà còn di hại vào thân?
      Câu trả lời chính xác xin dành cho hai đảng viên cộng sản “Phản tỉnh nữa vời” Thiện Ý Tống Văn Công và Lê Hiếu Đằng.
 
Thiện Ý (Nguyễn Văn Thắng)
Houston, ngày 15 Tháng 11 Năm 2013
 
Ghi chú (1):
   Lúc đầu bài viết “Đối mới đảng để tránh sụp đổ chỉ để bút hiệu Thiện Ý, không để tên thật , nên đã có nhiều người và ngay cả đảng và nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam, cứ tưởng tác giả Thiện Ý là người đang sống ở nước ngoài (thể hiện qua bài phản biện nhan đề “Mưu đồ thâm hiểm phía sau lời góp ý” đăng trên báo điện tử Quân Đội Nhân dân ngày 20-9-2009). Đồng thời, một số người quen biết ở hải ngọai cũng như trong nước, đã email hay gọi điện thoại hỏi chúng tôi- “có phải Thiện Ý (Nguyễn Văn Thắng) đã viết bài này phải không?”, và tôi đã xác nhận ngay đó chỉ là sự trùng hợp bút danh; một bút danh mà tôi đã xử dụng lần đầu tiên khi còn sống ở trong nước, cách nay 25 năm, khi viết bài “Vai trò của luật sư trong nên dân chủ pháp trị xã hội chủ nghĩa” với bút hiệu “Luật gia Thiện Ý”.Bài viết này được viết vào khỏang năm 1988, theo yêu cầu của “Hội Luật Gia Thành phố Hồ Chí Minh”, gọi là “Góp ý với Đại Hội VII của đảng CSVN” của giới luật gia.Nhưng bất ngờ đến năm 1990 (tức 2 năm sau) báo Sài Gòn Giải Phóng đã cho đăng tải. Tôi có nêu thắc mắc với người đưa tiền nhuận bút đến cho tôi, bài này tôi đã viết cách nay hai năm rồi và chỉ gửi cho Hội Luật Gia Thành  phố thôi mà? Người đưa tiền nhuận giải thích  đại ý rằng, đúng là cách nay hai năm, Hội Luật Gia Thành Phố có chuyển một số bài góp ý với Đại Hội Đảng của giới Luật gia thành phố,trong đó có bài viết của tôi, bài rất hay song Tòa sọan chỉ giữ lại không dám đăng tải, vì “lúc đó Đảng chưa có quan điểm về dân chủ pháp trị xã hội chủ nghĩa” (theo nghĩa trước đó nhà cầm quyền chỉ cai trị bằng nghị quyết của đảng CSVN, nay theo nhu cầu “Đổi mới”, cần cai trị bằng luật pháp, nhưng vẫn chỉ là thứ “Nghị luật”,một thứ luậ pháp trá hình; nghĩa là các nghị quyết của Đảng được thể chế hóa thành pháp luật để đáp ứng vớiđòi hỏi của tình hình hội nhập với thế giới văn minh) .

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.