Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Thursday 24 October 2013

Trí Thức Việt Hải Ngoại Nhập Cuộc


Từ lâu người Việt Hải Ngoại còn nghĩ đến vận mạng nước non nhà có một số lo ngại. Lo công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ nước nhà không còn bền vững với thệ hệ hậu duệ. Lo tiếng Việt, thành tố chánh của văn hoá một dân tộc chìm trong chuyển ngữ (langue vehicule) bó buộc của các nước định cư. Lo người Việt hải ngoại không có một di tích lịch sử nào để lại trên đất nước định cư. Nhưng cái lo đó càng ngày càng bớt trước niềm vui dân Việt ngày càng phát triễn một cách âm thầm nhưng có hệ thống, có tổ chức một cách rất căn cơ. Rất mừng có những nhân sĩ, những trí thức của thế hệ 1 lẫn 2 âm thầm và tận tuỵ làm việc, để bảo tồn và phát huy văn hoá và lịch sử Việt ngay trên những nước định cư Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc châu, cách nước nhà nửa vòng Trái Đất. Sau đây là vài thí dụ điển hình, chớ không thể kể hết được những đóng góp của những trí thức ở hải ngoại yêu nước, thương dân ở hải ngoại được.
Thí dụ như ở Mỹ, nơi có cộng đồng người Việt chiếm gần phân nửa dân số VN hải ngoại đã làm sống lại lá quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ, một biểu tượng chẳng những chánh trị của người Việt Quốc Gia, mà còn là một biểu tượng văn hoá cao đến mức các nhà xã hội học xem có giá trị thiêng liêng gần như biểu tượng tôn giáo, người dân công chính coi xâm phạm quốc kỳ là hành dộng phản văn hoá. Do cuộc vận động kiên nhẫn và khéo léo quốc kỳ VN bây giờ đã được chánh quyền cả chục tiểu bang và hàng trăm quận hạt, thanh phố Mỹ (lãnh thổ của nửa dân số Mỹ quần cư) thừa nhận.

Thí dụ như mới đây gần tám mươi nhân sĩ, trí thức, nhà văn, ngôn ngữ học đã phối hợp làm việc một cách âm thầm với tinh thần đồng đội ở Little Saigon, làm một việc có thể nói đội đá vá trời, thời Việt Nam Cộng Hoà dù có đất nước, có chánh quyền và có ngân sách quốc gia mà vì chiến tranh chưa làm được. Đó là đó là "Thực Hiện Từ Điển Việt Nam tại Hải Ngoại" và "Đề Nghị Thống Nhất Cách Viết Chữ Quốc Ngữ", không để bán mà tặng cho nhà văn, nhà báo, các lớp dạy tiềng Việt ở hải ngoại

Thí dụ như, ngoài những tác phẩm văn hoá phi vật thể nói trên, người Việt Hải ngoại còn chung lưng đấu cật cố gắng thực hiện một số di tích lịch sử vật chất để đời. Tại sao người dân Da Đỏ, Inca, Maya để lại di tích lịch sử ở Mỹ, người Mỹ để lại di tích lịch sử thời thuộc địa Anh, thời độc lập, thời chiến đấu dinh điền Viễn Tây Alamo, mà người Mỹ gốc Việt không làm.

Nên Ở Mỹ, tiểu bang Cali, nơi người Việt quần cư đông nhứt, Bác sĩ Huỳnh Trung Chỉnh, Đại Uý Quân Y Thuỷ Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hoà qua Mỹ tiếp tục làm bác sĩ thấm thía những cái chết oai hùng vì dân chiến đấu vì nước hy sinh của anh em quân nhân, nhưng bây giờ CS đang xoá dần một cách có hệ thống Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà, là biểu tượng quốc gia của người Việt, của Tổ Quốc ghi ơn chiến sĩ trận vong.

Và những quân dân cán chính VNCH may mắn vượt thoát ra hải ngoại đa số coi mình chưa giải ngũ, đã mấy chục năm qua tiếp tục một “cuộc chiến tranh khác”, cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN, có nguyện ước cuối cùng, khi sống cùng chiến đấu sát cánh với anh em khi chết muốn nằm bên nhau, dưới quốc kỳ VNCH và quanh các bức tường đá đen ghi tên tử sĩ VNCH trong Chiến Tranh và với những bảo tàng viện quân sự và lịch sử văn hoá VN. Kết quả rất khả quan đồng bào đã đóng góp mua được 55 mẩu, đã trả góp được nửa tiền và đang làm thủ tục đo đạt, xây dựng.

Thí dụ như ở Úc, tổ chức Văn Khố Thuyền Nhân thành lập từ năm 2004, do Ông Trần Đông điều hợp quyết tâm “Hoàn tất trùng tu tất cả mộ thuyền nhân trong vùng Đông Nam Á năm 2015 kỷ niệm 40 năm định cư hải ngoại.” Đã tìm được 2.500 mộ thuyền nhân trong toàn vùng Đông Nam Á để những người không may mắm có được mồ yên mả ấm và thân nhân còn sống yên tâm.

Thí dụ như Hội Quốc Tế Y sĩ Việt Nam Tự do trụ sở chánh ở Canada, điện thư hqtysvntd@gmail.com., mới đây ngày 17 tháng 09 năm 2013, TM Hội Bác sĩ Cấn Thị Bích Ngọc phổ biến một văn thư đưa ra Giải Thưởng Văn Học 2014 của hội QTYSVNTD, viết về “Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Sau 39 Năm, Chân Dung, Thành Quả Và Tương Lai,” với lời tâm huyết của tổ chức như sau: “Gần bốn thập niên sau ngày quốc nạn 30-4-1975, cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại ngày càng lớn mạnh, trở thành một tập thể có một sắc thái đặc biệt. Trong hoài bão giữ gìn và phát huy văn hóa Việt Nam, cũng như ước muốn thu nhập những tư liệu xã hội, lịch sử quý giá trong bước ngoặt quan trọng của dân tộc, hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do quyết định tổ chức Giải Văn Học kỳ IV ngõ hầu vinh danh những công trình biên khảo, nghiên cứu, nghị luận giá trị với trọng tâm là khối người Việt tỵ nạn tại hải ngoại và chú trọng vào các lãnh vực văn hóa, giáo dục, chính trị, xã hội. Ba (3) tác phẩm dự tranh sẽ được chọn để trao giải thưởng gồm: Giải nhất: 5000 Mỹ kim, Giải nhì: 3000 Mỹ kim, Giải ba: 1000 Mỹ kim. Ngày trao giải sẽ vào kỳ Đại Hội QTYSVNTD tháng 8 năm 2014 (8-11/8/2014) tại Melbourne, Úc châu. Đây không phải là lần đầu Hội của những nhà chuyên môn y học gốc Việt trên thế giới làm việc này. Đã làm nhiều lần rồi để bảo tồn, phát huy tiếng Việt là thành tố cốt yếu của nền văn hoá. Giải Thưởng Văn Học của Hội này đã phát liên tục trong những năm 1989 ở Los Angeles, năm 1991 ở Paris, năm 2004 ở Montreal, năm 2008, v.v... và năm 2014 này sẽ ở Melbourne, Úc.

Trên đây chỉ là những thí dụ điễn hình ghi nhận trong một bài viết khuôn khổ có hạn. Chắc chắn giới trí thức hải ngoại đã còn kết hợp làm nhiều công tác chánh tri, văn hoá, xã hội y tế nữa.

Đó là một niềm vui và nỗi mừng của người Việt, con hơn cha nhà có phước, sau hơn trước đất nước có phần. Đây là một công lao lớn bảo tồn và xây dụng nền móng Việt Nam Hảỉ ngoại của người Việt Quốc Gia tiếp nối nền văn hoá của người Việt Quốc Gia đang bị CS tàn phá trong nước. /. 
 
Tác giả : Vi Anh
 http://www.vietbao.com/D_1-2_2-66_4-215561/

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.