HOÀI NGÔ

Hoài Ngô? Vâng, nếu có hoài Ngô
Tiếc thương nhà Việt cơ đồ, đã sao???
Vì xưa, đất nước, đồng bào
Đã cùng thế giới tự hào vươn lên
Quốc Gia chính nghĩa dựng nền
Công bình, dân chủ, nhân quyền, tự do
Dân thì hạnh phúc, ấm no
Nước thì xây dựng nhỏ to công trình
Nâng cao dân trí, dân sinh
Vui tươi thành phố, thanh bình làng thôn
Giặc Hồ vuốt sói nanh chồn
Hàng rào chiến lược, uất hờn, thua cơ
*
Hoài Ngô? Đúng. Phải hoài Ngô
Khi mà tổ quốc bên bờ diệt vong
Vì Hồ gây cảnh khốn cùng
Đau thương nhục tủi, cùm gông, ngục tù
Dân nghèo thiếu cả khoai ngô
Đảng giàu thừa mứa từng bồ đô la
Dân nghèo không cửa không nhà
Đảng giàu vàng nạm chói loà tư dinh
Cướp dân, đảng cướp tận tình
Đã gần thế kỷ điêu linh vì Hồ
Trẻ thì đảng cướp tuổi thơ
Già thì đảng cướp nơi nhờ tấm thân
Những người con gái đang xuân
Nước ngoài rao bán, đảng khuân tiền về
Thanh niên chẳng được xây quê
Mà ra "nước bạn" làm nghề lao nô!
Quê, đầy lũ cháu bác Hồ
Rừng xanh, cầm luật côn đồ xử dân ...
Người dân oan khổ vô ngần
Sống trong guồng máy bất nhân của Hồ
*
Hoài Ngô, nếu có hoài Ngô
Để cùng diệt lũ giặc Hồ, nên chăng??
Cớ chi mà lại bất bằng
Và sao nguyền rủa người rằng "hoài Ngô?"
Ai thương dân, xót cơ đồ
Thì không căm hận nhà Ngô bao giờ
Trừ bày yêu nước thời cơ
Hoặc là chính bọn "Hoài Hồ" mà thôi
Công tâm, ai hiểu tình đời
Cũng đều thương xót kiếp người trần gian!
Ngô Minh Hằng
-----
“Hoài Ngô”!
Từ
ngày đặt chân tỵ nạn cộng sản trên vùng đất tự do, một xứ sở được mệnh
danh có nền dân chủ lâu đời và đứng hàng đầu thế giới, Vương Quốc Anh;
qua các phương tiện truyền thông của cộng đồng người Việt tỵ nạn CS trên
khắp năm châu, bốn biển, người viết nhiều lần đọc thấy và nghe được
động từ “Hoài Ngô”.
Những
bài báo, bài viết của các tác giả đề cập tới động từ “Hoài Ngô”, đa số
đã dùng nó làm phương tiện để nói đến, hoặc ám chỉ những ai còn tưởng
nhớ đến thời kỳ đất nước Việt Nam Cộng Hòa, thời Đệ Nhất, dưới sự lãnh
đạo của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Thậm chí cả, những ai vì nhận ra
công lao của người sáng lập ra nền Cộng Hòa Việt Nam và ý chí cũng như
sự hy sinh cả cuộc đời lẫn mạng sống mình của TT Ngô Đình Diệm cho một
nước Việt Nam Độc Lập, Tự chủ và cường thịnh trong vùng Đông Nam Á.
Theo
như đa số người ta hiểu, động tự “hoài” có nghĩa là nhớ. Nhớ đến một
kỷ niệm, một người, một cảnh vật… và ngay cả nhớ quê hương của con người
đã từng trải qua những quãng thời gian tốt đẹp, những cảm tình thắm
thiết đối với những thứ đáng nhớ kể trên.
Trong
ngôn ngữ, người ta đã đem ghép động tự “hoài” với một danh tự, động từ
theo sau để lột tả sự cảm mến, nhớ nhung, ngưỡng mộ, yêu thích… đôi khi
thật hãi hùng, đắng cay, căm giận, kinh khiếp… mà khi nhắc tới làm người
ta xúc động, không quên.
Chả
vậy mà trong văn học Việt Nam, chúng ta cũng đã từng có một Bà huyện
Thanh Quan với “Thăng Long thành hoài cổ”, để tưởng nhớ đến thời huy
hoàng, tráng lệ và sung túc của một kinh thành nước Việt khi xưa.
Sau
ngày 30/4/1975, bằng vũ khí, súng đạn của Nga, Tàu và các nước Cộng
sản chư hầu Đông Âu, đảng CSVN đã cưỡng chiếm cả nước Việt Nam Cộng
Hòa, đã xô đẩy hàng triệu con dân của nước Việt Nam Cộng Hòa đến bước
đường cùng; đành liều mạng bỏ nước ra đi tìm tự do nơi xứ người. Một số
may mắn, với phương tiện có được, đã vượt thoát ách cai trị của đảng
CSVN và đã trở thành “thuyền nhân”, tỵ nạn CS trên các quốc gia tự do
khắp thế giới. Và cũng kể từ đó, một khi có dịp nghe lại giọng hát của
nữ danh ca Thái Thanh với “tình Hoài Hương”, đã làm cho triệu con tim
tỵ nạn CS thổn thức, nhớ về chốn quê nhà xa thẳm với những kỷ niệm đẹp
đẽ, êm đềm cùng với gia đình, người thân, bạn bè, làng xóm của nước Việt
Nam Tự Do, Việt Nam Cộng Hòa.
Bên
cạnh đó, vô số những hoài niệm của nhiều tác giả, nhiều người khi nhớ
về các kỷ niệm đẹp trải qua trong đời họ sống dưới thời Việt Nam Cộng
Hòa, mà nhất là những ai từng sống trong thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa,
dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, người đã sáng lập và xây
dựng một đất nước Việt Nam Cộng Hòa vượt trổi so với các quốc gia lân
cận quanh vùng, cùng thời với một thời gian kỷ lục, trong khi vẫn phải
đối phó, đương đầu với nạn sứ quân cát cứ, thế lực ngoại bang chi phối,
nhất là thực dân Pháp vẫn chưa muốn dứt bỏ vùng thuộc địa nhỏ bé nhưng
quan trọng này. Đúng như câu: “Thù trong giặc ngoài”.
Là
người dân Việt, ai ai cũng mong muốn được sống trong một đất nước Việt
Nam thanh bình, tự do, nhân phẩm con người được bảo đảm, quyền tự chủ
của quốc gia cũng như quyền tự quyết của người dân được tôn trọng. Đó
cũng là điều mọi người mong mỏi có một chính phủ dưới sự lãnh đạo của
một người với đầy đủ lòng yêu nước, thương dân, tài trí thao lược để lèo
lái con thuyền quốc gia trong cộng đồng nhân loại.
Cho
tới nay, con người đang bước vào những năm đầu của thập niên thứ hai,
thế kỷ thứ 21. Nhìn vào hiện tại cũng như lịch sử cận đại của nước nhà,
chúng ta không khỏi không tiếc nuối cảnh thanh bình, no ấm mà sau hiệp
định Genève, 1954, về Việt Nam, đã cho mọi người thấy một nước Việt Nam
Cộng Hòa dưới sự lãnh đạo của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm là tốt đẹp hơn
cả.
Dù
nay, sau khi đã vi phạm trắng trợn mọi hiệp định đình chiến do quốc tế
giám sát trên các bàn hội nghị, Hồ chí Minh cùng cái đảng CSVN của nước
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đã cưỡng chiếm nước Việt Nam Cộng Hòa và cai
trị cả nước từ sau 30/4/1975. Với trên dưới 700 tờ báo in trong nước,
cùng mọi phương tiện của cơ quan truyền thông, tuyên truyền một chiều,
mệnh danh là luôn giữ “lề phải”, nghĩa là không được ra ngoài sự chỉ đạo
của đảng CSVN. Và bằng chính sách khủng bố công an trị, đảng CSVN đã
không che đậy được bộ mặt buôn dân, bán nước của chúng.
Với
phim ảnh tài liệu lần lượt được trưng dẫn và tìm thấy, người dân Việt
Nam đã rõ mặt từ cái mốc lịch sử 20/7/1954, khi Hồ cùng đồng bọn rắp tâm
ký kết cùng thực dân Pháp, chia đôi lãnh thổ, lấy con sông Bến Hải làm
ranh giới hai nước Việt Nam: Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng
Hòa; thì ai là người yêu nước, thương dân. Ai là kẻ làm tay sai cho
ngoại bang để chỉ vì quyền lợi của cá nhân, bè đảng mà buôn dân bán
nước. Thậm chí, phần lãnh hải, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam
Cộng Hòa, Hồ đã ra lệnh cho Phạm văn Đồng ký dâng cho Tàu cộng vào năm
1958! Đúng là những kẻ ăn cướp, toa rập cướp trên giấy tờ chủ quyền đất
nước của người khác.
Nhìn
lại guồng máy cai trị của Hồ và cái đảng CSVN tại miền Bắc, cùng thời
với Việt Nam Cộng Hòa dưới sự lãnh đạo của TT Ngô Đình Diệm, người ta đã
cảm thấy những tiếc nuối không chỉ cho cá nhân, gia đình, giòng họ, mà
cả một dân tộc đã đánh mất cơ hội để sống sung túc, tự do, cường thịnh
với một tương lai huy hoàng rực rỡ cho xứ sở đất nước Việt Nam!
Để
rồi ngày Quốc Hận 30/4/1975 ập tới! Cả nước, một dân tộc từng vì chủ
quyền của quốc gia, từng vì quyền tự quyết của dân tộc, từng vì bảo vệ
di sản quý báu do Tổ Tiên truyền lại, đã anh dũng cùng nhau đánh đuổi
giặc Tàu phương Bắc ra khỏi bờ cõi, non sông nước Việt ba lần, để bảo vệ
toàn vẹn lãnh thổ từ Ải Nam Quan đến tận Mũi Cà Mau. Nay, Hồ và đảng
CSVN đã và đang làm những gì cho đất nước, sau khi chúng cướp chính
quyền, cướp nước Việt Nam Cộng Hòa, cướp tài sản của nhân dân và đất
nước?! Đặt mệnh nước trước những gì chúng đã và đang toa rập với giặc
Tàu!
Ngoài
đảng CSVN, chúng ta phải nhớ rõ và kể đến những đảng phái, hội đoàn, cá
nhân… làm tay sai trực tiếp hoặc gián tiếp cho giặc cộng trong việc
buôn dân bán nước, để thiển cận vì những miếng mồi danh lợi do CSVN cướp
được và thí cho!
Tại
hải ngoại, người Việt tỵ nạn Cộng sản cũng đã chứng kiến và nhận chân
được các đảng phái chính trị trá hình, những đoàn thể đội lốt quốc gia,
những cá nhân luôn hô hào chống cộng dưới ngọn cờ Vàng chính nghĩa,
nhưng lại thậm thụt đi đêm với giặc cộng. Thế nên, việc xuyên tạc, bóp
méo sự thật, bôi nhọ lịch sử của Việt Nam Cộng Hòa và nhất là cố tình vu
khống có hệ thống cho vị nguyên thủ quốc gia, người sáng lập thể chế
Cộng Hòa Việt Nam là Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, mặc dù ông đã bị bọn
phản tướng đê hèn sát hại qua âm mưu của ngoại bang.
Vừa
qua, trong một lần tiếp chuyện với ông Lê Châu Lộc, nguyên Nghị sĩ thời
Đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa và ông cũng đã từng là tùy viên của Tổng Thống
Ngô Đình Diệm. Vì sức khỏe không cho phép ông nói chuyện trực tiếp với
quý độc giả và thính giả của Hồn Việt UK online, nên ông chỉ lập lại ý
nguyện của Tổng Thống Ngô Đình Diệm:
“Tôi tiến hãy tiến theo tôi,
Tôi lui, hãy bắn tôi,
Tôi chết hãy nối chí tôi”.
Nhưng bọn giặc cộng và tay sai đã bẻ quặt câu nói này để gán một câu thật tầm thường cho người công chính: “… Tôi chết, hãy trả thù cho tôi”.
Chỉ
có những kẻ bất chính mới lấy bụng tiểu nhân mà suy lòng quân tử là
vậy. Vì, đời sống mẫu mực, bình dị hằng ngày khi còn sinh thời và tại
chức của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã được nhiều người kề cận làm chứng,
bạn cũng như thù đã không tìm ra những bằng chứng xấu xa như những điều
bịa đặt vu khống kia.
Tổng thống Đài Loan thời đó là Tưởng Giới Thạch, trước sự kiện Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị sát hại đã thương tiếc mà nói:
“Nước Việt Nam, một trăm năm sau mới có một nhân tài như vậy!”.
Tổng
Thống Ngô Đình Diệm đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt như một trong
các vị anh hùng vị quốc vong thân. Và, chính vì thế, Tổng Thống Ngô Đình
Diệm không phải của riêng ai, của riêng một bè nhóm, đảng phái nào cả.
Việc tưởng nhớ, làm lễ giỗ hằng năm trong những năm qua, kể cả sau này,
là tùy thuộc vào lòng tiếc thương ông mà thôi. Không có bất cứ ai được
gọi là “kế thừa sự nghiệp của Tổng Thống Ngô Đình Diệm” như một số kẻ tự
bịt mắt, đánh lừa lương tri mà đem lời bịa đặt nhận vơ. Thêm vào đó với
chủ trương “bài Phong, đả Thực, chống Cộng”, và cũng không có vợ con,
thì chuyện “thừa kế sự nghiệp của Tổng Thống Ngô Đình Diệm” lại là điều
chuyện nói ra trẻ con cũng không tin được.
Nhưng,
để nói về biểu tượng cho một nước Việt Nam tự do, độc lập, cường thịnh
và toàn dân hạnh phúc ấm no; người dân Việt không thể tự hào với một Hồ
chí Minh làm tay sai cho ngoại bang, một kẻ buôn dân bán nước và đã kéo
theo một đất nước dưới ách cai trị khủng bố, độc tài, vô luân của cái
đảng CSVN. Hoặc người dân Việt Nam không thể tự hào hoặc lấy biểu tượng
của những kẻ phản bội lần lượt thay chúa đổi ngôi sau khi sát hại Tổng
Thống Ngô Đình Diệm tới ngày Quốc Hận 30/4/1975.
Kết luận:
Người
dân Việt Nam qua chính sử của dân tộc, để có được một nước Việt Nam Tự
do, Độc lập, Tự chủ, Phú cường cho toàn dân và lâu dài cho tương lai con
cháu của chúng ta. Việc “Hoài Ngô” để nối chí Người hết lòng yêu nước
thương dân, đã hy sinh ngay cả mạng sống cho đất nước; chính là một việc
cần phải có để noi gương, thực hành và truyền lại cho các thế hệ mai
sau, hầu đất nước Việt Nam sẽ cường thịnh và trường cửu, sánh vai cùng
năm châu bốn biển vậy.
Anh Quốc, ngày 9 tháng 8 năm 2013
Nguyễn Đức Chung
0 comments:
Post a Comment