Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Wednesday 10 April 2013

Vietnamese Boat People in UK:Thành Kính Chia Buồn và Tấm Lòng Biết Ơn - Bà Cố TT Margaret Hilda Thatcher

 

Đức Thánh Cha Phanxicô ghi nhớ việc cựu thủ tướng Anh cổ võ cho sự tự do

Cựu thủ tướng Anh từ trần ngày 8 tháng 4, 2013 hưởng thọ 87 tuổi
ThatcherVATICAN ngày 8, tháng 4, 2013 (Zenit.org) – Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài rất ngưỡng mộ các đức tính Kitô chứng tỏ sự cam kết của bà Margaret Thatcher cho việc phục vụ và cổ võ cho sự tự do.
Ngài khẳng định điều này trong một điện văn gửi qua Tổng Trưởng Ngoại Giao của ngài là Hồng Y Tarcisio Bertone.
Cựu thủ tướng Anh từ trần ngày 8 tháng 4 vì bị tai biến mạch máu não. Bà được 87 tuổi.
Điện văn của Đức Thánh Cha viết: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô rất đau buồn khi nghe tin bà bá tước Margaret Thatcher qua đời. Ngài nhớ lại và cảm kích các giá trị Kitô giáo chứng tỏ sự cam kết của bà cho việc phục vụ công chúng và cổ võ cho sự tự do giữa gia đình các quốc gia trên thế giới. Ngài gửi gắm linh hồn bà cho lòng xót thương của Thiên Chúa, và bảo đảm với gia đình bà và dân chúng Anh quốc là ngài sẽ nhớ đến bà trong kinh nguyện của ngài. Đức Thánh Cha cũng xin Thiên Chúa ban mọi ơn lành chan hòa cho tất cả những ai bà đã giúp đỡ.”
Từ Luân Đôn, Tổng Giám Mục Vincent Nichols, thuộc tổng giáo phận Wesminster cũng gửi lời phân ưu: “Chúng tôi hết sức buồn rầu khi nghe tin bà Bá Tước Thatcher qua đời, bà đã phục vụ quốc gia này rất nhiều năm với tư cách là thành viên của Quốc Hội và là Thủ Tướng. Chúng tôi cầu nguyện cho linh hồn bà và cho các ý chỉ của gia đình bà và tất cả những ai đang thương khóc bà.”
Bùi Hữu Thư (VietCatholic 09/04/2013

'Bà đầm thép' và người Việt Nam tỵ nạn



Bà Magaret Thatcher qua đời 08/04/2013Người dân và giới lãnh đạo ở Anh cũng như nhiều nước khác trên thế giới, trong đó có tổng thống Mỹ Barack Obama, đã dành nhiều lời khen ngợi cho bà Margaret Thatcher, cựu Thủ tướng Anh, người vừa qua đời hôm 08/04.
Cộng đồng người Việt tại Anh – đặc biệt những người được tị nạn sau năm 1979 – chắc cũng dành cho bà một sự quý mến, thương tiếc khi hay tin bà qua đời vì nhờ bà, nước Anh đã tiếp nhận họ.
Nhưng xem ra không phải mọi quyết định, chính sách của bà Thatcher luôn được mọi người ủng hộ. Bên cạnh những lời khen ngợi, cảm phục có không ít người cho rằng bà là một người gây nhiều tranh cãi.
Với thuyền nhân hay người ti nạn Việt Nam, bà có tốt như họ từng nghĩ hay nghe về bà?

'Miễn cưỡng đón thuyền nhân'

Năm 1979, khi bà Thatcher được bầu lên làm Thủ tướng nước Anh, cũng là thời điểm có hàng loạt người Việt bỏ quê hương vượt biển ra nước ngoài. Trong số đó, có ít nhất 10 ngàn người được chính phủ Anh đón nhận và cho định cư tại đây.
So với con số khoảng gần 25 ngàn người đang sống tại Anh (theo số liệu tác giả bài viết có được trong một nghiên cứu về người Việt và cộng đồng người Công giáo tại Anh năm 2005), 10 ngàn người là con số không nhỏ.
Do đó, không ngạc nhiên nếu có nhiều người Việt ở Anh bày tỏ sự biết ơn đối với bà Thatcher vì đa số họ (họ và con cháu họ sau này) được định cư và sống tại Anh phần lớn nhờ quyết định ấy của bà 34 năm trước.
Nhưng tài liệu mật được công bố vào năm 2009 cho thấy bà Thatcher không mặn mà đón nhận người Việt tị nạn lúc ấy.
"Người Việt không cần biết ơn bà Thatcher. Trái lại, người mà họ cần cám ơn là ông Carrington và Whitelaw."
Mark Tran, The Guardian
Theo tài liệu đó, trong một cuộc họp với Bộ trưởng Ngoại giao Peter Carrington và Bộ trưởng Nội vụ William Whitelaw ngày 14/06/79 – chỉ hơn một tháng sau khi đảng Bảo thủ của bà thắng cử – bà Thatcher lặp lại lời bà từng nói rằng nếu thuyền nhân Việt Nam được cấp nhà ở Anh trước người bản địa da trắng thì sẽ là điều ‘không đúng’.
Và bà còn cho rằng ‘[N]ếu chính phủ đón nhận và cho người tị nạn vào ở nhà của Nhà nước thì thế nào cũng có nổi loạn trên đường phố’.
Vì sợ như vậy nên bà Thatcher đã đề nghị với ông Malcolm Fraser, Thủ tướng Úc lúc bấy giờ, là Anh và Úc cùng mua một hòn đảo nào đó ở Indonesia hay Philippine để cho những Việt tị nạn tái định cư ở đấy. Nhưng ý tưởng đó bị Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu ngăn cản vì ông sợ rằng đảo ấy sẽ trở thành một đối thủ cạnh tranh đảo quốc Singapore.
Theo các tài liệu mật được tiết lộ đó, bà Thatcher cũng thách thức những người dân Anh yêu cầu chính phủ Anh tiếp nhận thuyền nhân Việt Nam rằng chính họ ‘nên nhận một người Việt Nam về mà nuôi’.
Nhưng cuối cùng, trước yêu cầu của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân đạo và đặc biệt với sự thuyết phục của Bộ trưởng Ngoại giao và Nội vụ, bà Thatcher đồng ý cho 10 ngàn người Việt vào định cư ở Anh trong vòng ba năm.
Sau những chi tiết đó, nhiều người cho rằng bà Thatcher không ưa thuyền nhân Việt Nam hay vui lòng tiếp nhận họ như dư luận từng nghe hay biết. Hơn nữa, đâu đó cũng có người cho rằng bà Thatcher là một người kì thị, có cách nhìn không tốt về những người di dân.
Một bài viết của Mark Tran được đăng trên nhật báo Bấm The Guardian sau khi những tài liệu mật ấy được công bố cho rằng, thuyền nhân Việt Nam được nhận vào Anh sau 1979 luôn biết ơn bà Thatcher.
Thậm chí đối với những ai không ưu thích chính sách của bà cũng coi việc bà đồng ý đón nhận 10 ngàn người Việt tị nạn là một cử chỉ cao thượng vì họ nhận ra rằng ‘trong người đàn bà thép ấy vẫn còn có một trái tim biết rung động’.
Theo Mark Tran, giờ hóa ra mọi chuyện không phải như thế. Vì vậy, người Việt không cần biết ơn bà Thatcher. Trái lại, người mà họ cần cám ơn là ông Carrington và Whitelaw.

‘Ân nhân của người tị nạn’

"Chúng ta nên biết ơn bà Thatcher về những việc làm của bà cũng như cám ơn người dân Anh về lòng nhân đạo của họ. Việc lãnh đạo một quốc gia theo đuổi những chính sách nhằm bảo về quyền lợi của người dân của họ là chuyện thường tình. Ai lại muốn trở thành thành viên của một cộng đồng nơi đó lãnh đạo không bảo vệ mình?"
Một người Việt tỵ nạn
Đúng vậy, theo những tài liệu đó, ban đầu bà Thatcher tỏ ra không muốn cho người Việt tị nạn vào Anh định cư và người đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận họ là hai vị bộ trưởng của bà.
Nhưng việc cuối cùng bà đồng ý cho 10 ngàn thuyền nhân vào Anh chứng tỏ rằng bà Thatcher không phải là ‘Bà Đầm Thép’, chai đá, phớt lờ nỗi đau của người khác hay là một người kì thị, có thái độ phân biệt. Hơn nữa, điều đó cũng cho thấy bà là một nhà lãnh đạo biết lắng nghe cộng sự cũng như nguyện vọng của người dân của mình. Không phải ai cũng có thể làm được điều đó.
Chính bà Thatcher đã tổ chức một hội nghị quốc tế để giải quyết vấn đề người tị nạn Việt Nam ồ ạt vào Hong Kong (thuộc địa Anh lúc bấy giờ) và tháng 7 năm 1979.
Ông Vũ Khánh Thành, người được tiếp nhận vào Anh vào tháng 10 năm 1979 – và sau đó được thành phố Hackney xin Chính phủ Anh giúp 250 ngàn bảng để sửa sang một nhà tắm công cộng cũ thành Trung tâm An Việt với mục giúp người Việt tị nạn định cư – cho rằng bà Thatcher là ‘ân nhân rất lớn của người tị nạn Việt Nam’.
Theo ông Thành, bà Thatcher không chỉ đồng ý cho người tị nạn nhập cư mà sau đó bà còn cho điều ông Thành gọi là ‘đoàn tụ thả dàn vì cứ xin bảo lãnh ai cũng được, khỏi cần xét ruột thịt hay không’.
Phản hồi lại bài viết của Mark Tran, một người Việt tị nạn viết: "chúng ta nên biết ơn bà Thatcher về những việc làm của bà cũng như cám ơn người dân Anh về lòng nhân đạo của họ. Việc lãnh đạo một quốc gia theo đuổi những chính sách nhằm bảo về quyền lợi của người dân của họ là chuyện thường tình. Ai lại muốn trở thành thành viên của một cộng đồng nơi đó lãnh đạo không bảo vệ mình?"
Người này cũng cho rằng người Việt tị nạn cũng không nên quên những gì bà Thatcher đã làm vào thời điểm thảm kịch ấy (làn sóng người tị nạn) và nên mãi ghi nhớ sự quảng đại của người dân Anh qua những nhà lãnh đạo của họ (và nay là của chúng ta) như Carrington, Whitelaw and Thatcher.

Tuy gặp phải nhiều phản đối, bà Magaret Thatcher cũng được rất nhiều người ủng hộ các chính sách thời làm thủ tướng
Một người khác lại đặt câu hỏi tại sao ông Tran không dùng bài viết của mình để chỉ chỉ trích những quốc gia khác đã không đón nhận người Việt cũng như nhắc lại rằng trong giai đoạn đó nhiều thuyền nhân đang ở tại các trại ở Malaysia, Thái Lan, Philippines hay Indonesia bị ngược đãi thậm tệ.
Đã từng gặp gỡ và lắng nghe nhiều câu chuyện đau thương của người Việt tị nạn, tác giả bài viết này ít hay nhiều cũng hiểu được tại sao nhiều người Việt – đặc biệt những ai được nước Anh đón nhận sau năm 1979 – vẫn luôn dành một sự quý mến, biết ơn đối với bà Thatcher và người dân Anh nói chung.
Vì theo họ, bỏ cửa nhà, người thân vượt biển trên những chiếc thuyền, chiếc ghe thô sơ, lênh đênh giữa biển được cứu vớt ai lại có thể quên ân nhân cứu mạng của mình.
Phải sống những ngày tháng cực khổ – thậm chí chứng kiến cảnh đánh đập thường xuyên hay hãm hiếp – tại các trại tị nạn ở Thái Lan hoặc Malaysia ai lại không biết ơn người đã giúp mình thoát khỏi những lo sợ, đau khổ ấy.
Họ cũng cho rằng tới đất người, không người thân, ngôn ngữ không biết, phong tục không rành, được nâng đỡ, lo nơi ăn ở, cho tiền đi học ai lại không nhớ những người đã giúp mình ổn định, thích nghi với môi trường mới, có công ăn việc làm, cuộc sống tốt đẹp, tự do, ấm no như ngày hôm nay.
Chính vì vậy, có thể bà Thatcher là một người kì thị và không mặn mà với thuyền nhân Việt Nam, nhưng với những ai đã được Chính phủ Anh cứu vớt, cho tị nạn trong thời gian đó chắc họ không quên được sự giúp đỡ của người người dân và Chính phủ Anh đã dành cho họ.

Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả, hiện làm nghiên cứu tại Viện Global Policy, London.

 ---

Margaret Thatcher reluctant to give boat people refuge in Britain

 

 9

MAGARET THATCHER IN DOWNING STREET
Margaret Thatcher, soon after taking power as prime minister, initially refused to give 10,000 Vietnamese ‘boat people’ refuge in Britain. Photograph: PA
Margaret Thatcher initially refused to give 10,000 Vietnamese boat people refuge in Britain, privately warning her ministers that there would be riots on the streets if they were given council housing, Downing Street papers reveal.
The papers also show how Thatcher told her foreign secretary, Lord Carrington, and her home secretary, Willie Whitelaw, that it was "quite wrong that immigrants should be given council housing whereas white citizens were not".
The Downing Street files provide shocking evidence that a personal element of racism, not evident in her public statements as prime minister, lay behind her reluctance to agree to a private and informal request from the United Nations high commissioner for refugees for Britain to take in 10,000 refugees who had fled Vietnam after the fall of Saigon in April 1975. The papers, released at the National Archives today, show that her reluctance to take in any of the Vietnamese boat people led to her making a proposal to the Australian prime minister, Malcolm Fraser, that they jointly buy an Indonesian or Philippine island "not only as a staging post but as a place of settlement" for them all. This proposal was blocked by Lee Kuan Yu of Singapore, who feared it might become a "rival entrepreneurial city".
The new prime minister went on to tell Carrington and Whitelaw that those who were pressing the government to help the Vietnamese boat people "should be invited to accept one into their homes" and she asked if they could not simply be "shifted from one warehouse in Hong Kong to another in the UK". At an earlier meeting, the Downing Street files show that she warned her colleagues that there "would be riots in the streets if the government had to put refugees into council houses".
By July 1979 more than 60,000 were in camps in Hong Kong, then still a British colony, and they were arriving at the rate of 500 a month. British merchant ships were continuing to pick up large numbers in the South China sea.
Hundreds of thousands were fleeing Vietnam and Cambodia and Britain had led the calls for an international conference.
Thatcher made it clear that any admission of Vietnamese boat people would have to be matched by a cut in the level of immigration to Britain, particularly in the admission of dependants. Thatcher said "that she had far less objection to refugees, such as Rhodesians, Poles and Hungarians, since they could more easily be assimilated into British society".
Her reluctance to take in Britain's UN quota of 10,000 was all the more embarrassing in that it came after Thatcher had lectured the Soviet premier, Alexey Kosygin, on the plight of the Vietnamese boat people after fleeing "the tyranny of communism". Britain had also played a leading role in calling for a UN conference to tackle the humanitarian crisis in the South China seas.
On 9 July in the run-up to the UN conference, the Downing Street files show that Carrington and Whitelaw cornered her in an informal meeting. Carrington gave a vivid first-hand account of conditions in the camps in Hong Kong and suggested that Britain take the 10,000 spread over two years, and those picked up by British sea captains should be included in the quota. Whitelaw made it clear that 3,000 a year could be accommodated in Britain without the need for extra camps. He also promised Thatcher a new crackdown on immigrant male fiances, saying that he was thinking of "a kind of steeplechase designed to weed out south Asians in particular".
The official minute says: "The prime minister said, that on humanitarian grounds, she would much rather see the UK take in refugees than immigrants. With some exceptions there had been no humanitarian case for accepting 1½ million immigrants from South Asia and elsewhere. It was essential to draw the line somewhere."
When Whitelaw said his own postbag indicated a shift of opinion in favour of accepting more refugees, the prime minister said that "in her view all those who wrote letters in this sense should be invited to accept one into their homes. She thought it was quite wrong that immigrants should be given council housing whereas white citizens were not."
As the UN conference loomed, Thatcher relented and agreed that 10,000 should be let in, spread over three years, with a preference for those who spoke English and had no medical problems.

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.