Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Thursday 11 April 2013

Kẻ thù chung chiến tuyến


Khi một cô gái Mỹ muốn tham gia quân đội, ngoài chút ham mê phiêu lưu và náo động, ngoài những toan tính thực tế về quyền lợi và công sức, chắc hẳn cô phải có thêm một chút lý tưởng. Là một thành viên của quân đội không chỉ là biết cầm súng và leo dây, mà còn mang sứ mạng và nghĩa vụ cao thượng nhất của một công dân: lấy thân mình để bảo vệ đất nước. Là thành viên của quân đội cũng là chen vai sát cánh cùng những đồng đội khác, là một trong những anh hùng dầu vô danh vẫn là chiếc bóng in xuống lịch sử ngàn sau.
Có bao nhiêu cô gái, khi tình nguyện nhập ngũ, biết rằng mình sẽ vào chốn hiểm nguy không phải ở chiến trận giáp mặt quân thù, sẽ bị tổn thương không bằng viên đạn, trái mìn, bom hay một thứ khác trong kho vũ khí đa dạng của loài người? Cô có biết rằng kẻ thù rình rập trong không gian chung quanh mình, có thể gây ra những vết thương đau đớn và khó lành hơn cả những vết thương da thịt, là những đồng đội đáng lẽ mình phải chung sức chung lòng trong phục vụ, thậm chí những cấp trên mình phải kính trọng và tuân phục?
Có bao nhiêu cô gái nhập ngũ và biết rằng xác suất mình là nạn nhân của một vụ cưỡng bức, bạo hành tình dục ít nhất sẽ là 30% hoặc hơn? Đáng sợ hơn nữa, cô có biết rằng sau khi trải qua kinh nghiệm ghê gớm ấy, rất có thể cô lại phải đối diện, làm việc chung với kẻ tội phạm, và xác suất hắn ta bị trừng phạt chỉ dưới khoảng 10% hoặc thấp hơn nữa? Khi một nữ quân nhân của Mỹ bị cưỡng bức, trường hợp của cô tương tự như một người vợ bị chồng bạo hành, trước thời VAWA (Luật Bạo Hành Phụ Nữ, năm 1995), mọi chuyện được xem là “chuyện nội bộ” và được xử lý trong nội bộ, có nghĩa là thường được xếp qua một bên, bị làm lơ, bị dẹp qua một bên cho dù nạn nhân muốn một giải quyết rõ ràng hơn. Chướng ngại đến từ mọi phía, từ cấp trên (nhiều khi chính là tội phạm) không muốn đưa nội vụ ra tòa quân sự, hoặc cảnh sát quân đội cố tình “làm mất” hồ sơ. Khi một nữ quân nhân của Mỹ bị cưỡng bức, gần như chắc chắn cô sẽ bị phản bội 3 lần và bỏ rơi hai lần. Lần phản bội đầu tiên từ tội phạm, đáng lẽ là ‘người nhà” cô phải tin cậy. Lần phản bội thứ nhì và bỏ rơi thứ nhất là lúc quân đội ngoảnh mặt với cảnh ngộ của cô, không những về công lý mà phần lớn cũng không giúp cô trong nỗi khổ vế tâm lý. Lần phản bội tứ ba và bỏ rơi thứ nhì là từ phía chính quyền và luật pháp Mỹ: đã là quân nhân Mỹ, cô hoàn toàn không có quyền kiện quân đội ở tòa dân sự.

Trong hoàn cảnh này, cộng thêm những áp lực và tâmn lý phức tạp khác thường có trong một vụ cưỡng bức “trong gia đình” như thế, không lạ gì đa số nạn nhân không hề báo cáo, một hành động có thể gọi là thiếu can đảm, nhưng trong cấu trúc luật pháp hiện tại của quân đội Mỹ và dân sự Mỹ, đấy có thể là một hành động thực tế.
Tránh tối đa việc kiện tụng những thành viên của quân đội có thể được xem là sự che chở bảo vệ cho những người đang vì quốc gia vào nơi nguy hiểm. Nhưng tại sao lại có sự phân biệt giữa hai thành viên của cùng một tổ chức? Nếu một nam quân nhân Mỹ cưỡng hiếp phụ nữ nơi giao chiến, anh ta sẽ bị ra tòa án quân sự Mỹ vì tội này, thế thì tại sao sự kiện anh ta cưỡng hiếp đồng đội lại được bỏ lơ? Ngay trong sự tàn khốc và áp lực của chiến tranh, chuyện cưỡng hiếp đã không còn là một thứ phản ứng phụ của chiến tranh mà đã chính thức thành tội ác, một hành vi không thể dung túng. Nhưng tại sao quân đội Mỹ còn dung túng hành động này khi nạn nhân chính là người trong tổ chức của mình và trông đợi sự bảo vệ của mình?

Phụ nữ sắp bước vào mặt khốc liệt nhất của chiến tranh, phần giao chiến bằng vũ khí với kẻ địch. Khi chuyện này xảy ra, quân đội Mỹ có thay đổi cách nhìn về vai trò phụ nữ trong quân đội và thấy nó quan trọng hơn vai trò dịch vụ/hậu cần bây giờ? Đã có những cố gắng qua nhiều phương pháp từ nghệ thuật đến luật pháp để tìm cách tỉnh thức giới lãnh đạo quân đội và thúc đẩy họ tìm những biện pháp bảo vệ phụ nữ trong quân đội nhiều hơn. Nhưng cuối cùng câu hỏi vẫn là: bao giờ thì phụ nữ trong quân đội không còn là nạn nhân của hệ thống quyền lực họ góp phần bảo vệ?

 Tiểu Thư

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.