Hôm
nay, 22/3/2013, theo gia đình ông Nguyễn Hữu Cầu cho biết,
trại giam Xuân Lộc đã liên lạc với con gái ông Cầu là
cô Nguyễn Thị Anh Thư liên quan về sức khỏe của ông
Cầu, hiện nay ông có chịu chứng suy tim, máu không lên
não. hai mắt hầu như không còn nhìn thấy.
Ông
Nguyễn Hữu Cầu (sinh năm 1947) là một sỹ quan Quân lực
Việt Nam Cộng Hòa, sau năm 1975 ông bị cưỡng bức tập
trung (tù "cải tạo") đến năm 1980. Năm 1982, ông
bị bắt và bị kết án tử hình tại phiên tòa sơ thẩm
(Rạch Giá, Kiên Giang) với tội danh "phản động".
Phiên tòa phúc thẩm giảm án xuống chung thân và ông bị
giam cho đến nay tại trại giam Xuân Lộc (Z30A - Xuân Lộc
Đồng Nai).
Theo
lời ông kể, ông sáng tác các bài hát nói lên nổi lòng
của mình đối với quê hương thì bị gán tội bôi nhọ
chế độ, các bài kinh Công giáo (kinh mừng Cha) ông chép
trong sổ tay thì bị gán cho tội là ca ngợi đế quốc
Mỹ, các đoạn kinh Phật giáo nói về đệ tử Đức
Phật thì bị cho là các tòng phạm với ông (Ngài Ana và
Ca-Diếp)...Trong suốt hơn 30 năm bị giam cầm ông đã viết
hàng trăm lá đơn đề nghị cứu xét lại bản án nhưng
không có hồi âm. Ông thường xuyên chịu cảnh biệt
giam, chuyển trại giam vì phản kháng chế độ lao tù khắc
nghiệt, vô nhân đạo. Năm 1988, ông Nguyễn Hữu Cầu đã
được Linh Mục Nguyễn Công Đoàn rửa tội vào đúng
Ngày Thiên Chúa giáng sinh.
Một
trường hợp khác, cũng đang lâm trọng bệnh là ông
Nguyễn Tuấn Nam (sinh năm 1936, quê quán Hà Nội), nguyên
là sỹ quan cộng sản Bắc Việt. Ông Nam bị bắt tại
Cam-pu-chia năm 1996, bị kết án 19 năm tù giam với tội
danh "đi nước ngoài chống chính quyền nhân dân".
Ông Nam đã nhiều lần bị tai biến, viêm phế quản mãn
tính và đau dây thần kinh tọa. Ông khó khăn hầu như
không thể đi lại một mình.
Năm
2011, chúng ta đã chứng kiến hai cái chết thương tâm,
ông Trương Văn Sương (68 tuổi) - một tù nhân chính trị
bị giam tại trại giam Nam Hà (tỉnh Hà Nam), ông Sương bị
giam từ năm 1985 với bản án chung thân. Gia đình đã xin
được hỏa táng mang tro cốt về quê an táng (Sóc Trăng)
nhưng trại giam Nam Hà không đồng ý.
Người
qua đời thứ hai là ông Nguyễn Văn Trại (74 tuổi) - một
tù nhân lương tâm, bị giam tại trại giam Xuân Lộc Đồng
Nai. Ông Trại bị bắt 1996, bị kết án 15 năm tù giam
(chung vụ án với ông Nguyễn Tuấn Nam). Ông qua đời
trong khi chỉ còn khoảng 3 tháng là mãn hạn tù, gia đình
xin trại giam được cho ông được về nhà chết, nhưng
trại giam cũng không đồng ý.
Việc
chăm sóc y tế trong các trại giam tại Việt Nam rất giới
hạn. Đối với các tù nhân chính trị, tù nhân lương
tâm được điều trị y tế bên ngoài là điều vô cùng
hiếm hoi. Các trường hợp được xem là nguy hiểm đến
tính mạng thì trại giam mới đưa tù nhân ra bệnh viện
bên ngoài điều trị một khoảng thời gian ngắn. Đã có
ít nhất 10 tù nhân chính trị chết tại trại giam Xuân
Lộc từ năm 2000 cho đến nay. Trường hợp tù nhân chính
trị Đỗ Văn Thái (sinh năm 1960) với bản án 17 năm tù,
anh Thái nhiễm HIV trong thời gian bị giam tại phân trại
số 3 (trại giam Xuân Lộc), mặc dù bệnh đã chuyển sang
giai đoạn AIDS nhưng anh vẫn không được điều trị. Hội
Hồng Thập tự quốc tế, Tổ chức Ân xá quốc tế đã
nhiều lần yêu cầu Việt Nam cho các tổ chức này viếng
thăm các trại tù nhưng đều bị từ chối.
NGUYỄN
BẮC TRUYỂN
Cựu
Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam
Theo lời ông kể, ông sáng tác các bài hát nói lên nổi lòng của mình đối với quê hương thì bị gán tội bôi nhọ chế độ, các bài kinh Công giáo (kinh mừng Cha) ông chép trong sổ tay thì bị gán cho tội là ca ngợi đế quốc Mỹ, các đoạn kinh Phật giáo nói về đệ tử Đức Phật thì bị cho là các tòng phạm với ông (Ngài Ana và Ca-Diếp)...Trong suốt hơn 30 năm bị giam cầm ông đã viết hàng trăm lá đơn đề nghị cứu xét lại bản án nhưng không có hồi âm. Ông thường xuyên chịu cảnh biệt giam, chuyển trại giam vì phản kháng chế độ lao tù khắc nghiệt, vô nhân đạo. Năm 1988, ông Nguyễn Hữu Cầu đã được Linh Mục Nguyễn Công Đoàn rửa tội vào đúng Ngày Thiên Chúa giáng sinh.
Một trường hợp khác, cũng đang lâm trọng bệnh là ông Nguyễn Tuấn Nam (sinh năm 1936, quê quán Hà Nội), nguyên là sỹ quan cộng sản Bắc Việt. Ông Nam bị bắt tại Cam-pu-chia năm 1996, bị kết án 19 năm tù giam với tội danh "đi nước ngoài chống chính quyền nhân dân". Ông Nam đã nhiều lần bị tai biến, viêm phế quản mãn tính và đau dây thần kinh tọa. Ông khó khăn hầu như không thể đi lại một mình.
Năm 2011, chúng ta đã chứng kiến hai cái chết thương tâm, ông Trương Văn Sương (68 tuổi) - một tù nhân chính trị bị giam tại trại giam Nam Hà (tỉnh Hà Nam), ông Sương bị giam từ năm 1985 với bản án chung thân. Gia đình đã xin được hỏa táng mang tro cốt về quê an táng (Sóc Trăng) nhưng trại giam Nam Hà không đồng ý.
Người qua đời thứ hai là ông Nguyễn Văn Trại (74 tuổi) - một tù nhân lương tâm, bị giam tại trại giam Xuân Lộc Đồng Nai. Ông Trại bị bắt 1996, bị kết án 15 năm tù giam (chung vụ án với ông Nguyễn Tuấn Nam). Ông qua đời trong khi chỉ còn khoảng 3 tháng là mãn hạn tù, gia đình xin trại giam được cho ông được về nhà chết, nhưng trại giam cũng không đồng ý.
Việc chăm sóc y tế trong các trại giam tại Việt Nam rất giới hạn. Đối với các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm được điều trị y tế bên ngoài là điều vô cùng hiếm hoi. Các trường hợp được xem là nguy hiểm đến tính mạng thì trại giam mới đưa tù nhân ra bệnh viện bên ngoài điều trị một khoảng thời gian ngắn. Đã có ít nhất 10 tù nhân chính trị chết tại trại giam Xuân Lộc từ năm 2000 cho đến nay. Trường hợp tù nhân chính trị Đỗ Văn Thái (sinh năm 1960) với bản án 17 năm tù, anh Thái nhiễm HIV trong thời gian bị giam tại phân trại số 3 (trại giam Xuân Lộc), mặc dù bệnh đã chuyển sang giai đoạn AIDS nhưng anh vẫn không được điều trị. Hội Hồng Thập tự quốc tế, Tổ chức Ân xá quốc tế đã nhiều lần yêu cầu Việt Nam cho các tổ chức này viếng thăm các trại tù nhưng đều bị từ chối.
NGUYỄN BẮC TRUYỂN
Cựu Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam
0 comments:
Post a Comment