Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Sunday 3 March 2013

Biểu tình : Chúng tôi kiên quyết đòi bầu cử tự do

Trung Quốc: Một làng nổi loạn đòi bầu cử tự do
Cuộc bầu cử tự do ở làng Ô Khảm, Quảng Đông, hồi đầu tháng 3/2012 đã trở thành tấm gương đấu tranh chống bất công của nông dân Trung Quốc.
Cuộc bầu cử tự do ở làng Ô Khảm, Quảng Đông, hồi đầu tháng 3/2012 đã trở thành tấm gương đấu tranh chống bất công của nông dân Trung Quốc.
REUTERS/Bobby Yip

Tú Anh
Từ phản đối chủ tịch xã cướp ruộng, dân làng Thượng Phố, tỉnh Quảng Đông nổi dậy đòi bầu cử tự do và dân chủ. 15 tháng sau vụ làng Ô Khảm, bất công xã hội đã biến thành ngọn lửa đấu tranh chính trị.

Trong bối cảnh tại Bắc Kinh, Quốc hội Trung Quốc tổ chức nghi lễ hợp thức hóa vai trò lãnh đạo của hai ông Tập cận Bình và Lý Khắc Cường thì tại Quảng Đông, dân làng Thượng Phố đánh đuổi chủ tịch xã và đòi bầu cử tự do.
Theo bản tin của AFP từ hiện trường thì cách nay một tuần lễ, 3000 dân làng Thượng Phố đã xung đột với một toán côn đồ do bí thư đảng Cộng sản tại địa phương và một doanh nhân gửi đến để chiếm đoạt đất đai canh tác của dân làng.
Vụ việc này cũng tương tự như sự kiện đã xảy ra tại Ô Khảm, cách Thượng Phố 100 cây số, cách nay 15 tháng. Toàn thể dân làng nổi dậy đánh đuổi cán bộ địa phương bị tố là tham ô và âm mưu cướp đất của dân để bán cho giới đầu cơ bất động sản. Sau nhiều tuần lễ đấu tranh gây tiếng vang trong năm 2011, cuối cùng thì nguyện vọng của họ được thõa mãn.
AFP là hãng tin quốc tế đầu tiên đặt chân đến hiện trường và vào được bên trong ngôi làng. Bên ngoài ngôi làng, khoảng 40 công an bố trí ngăn chận không cho xe cộ vào làng. Không xa hàng rào công an , người dân trương biểu ngữ « chúng tôi kiên quyết đòi bầu cử tự do ».
Dân làng Thượng Phố từ chối tiếp cán bộ chính quyền nhưng vui mừng đón tiếp phóng viên quốc tế.Trong làng có nhiều ngôi nhà một tầng đặc thù của địa phương với cơ xưởng nhìn ra dòng sông. Trên con đường chính còn chồng chất xác xe hơi bị đốt phá chứng cớ của những trận xung đột dữ dội đã xảy ra trong tuần.
Người dân địa phương đòi quyền bầu đại diện xã, phải được góp ý kiến về dự án biến đất ruộng thành khu công nghiệp và phải qua phán quyết bằng lá phiếu. Một trong những người lãnh đạo phong trào nông dân tranh đấu giải thích là chủ tịch xã hiện nay không quan tâm đến quyền lợi của người dân.
Suốt tuần qua và cho đến Chủ nhật hôm nay, chính quyền cấp trên không sử dụng biện pháp mạnh. Theo dân cư địa phương thì chính quyền chưa dám sử dụng vũ lực có lẽ do e ngại gây bất ổn trước khóa họp Quốc hội.

 ----
 Bồ Đào Nha: Biểu tình rầm rộ phản đối chính sách khắc khổ
Biển tình tại Lisboa ngày 2/3/2013 biểu thị sự phẫn nộ của dân chúng với chính sách kinh tế của chính phủ.
Biển tình tại Lisboa ngày 2/3/2013 biểu thị sự phẫn nộ của dân chúng với chính sách kinh tế của chính phủ.
REUTERS/Jose Manuel Ribeiro

Đức Tâm
Cuộc biểu tình chống chính sách khắc khổ ngày hôm qua, 02/03/2013, tại Bồ Đào Nha có quy mô đặc biệt. Các cuộc biểu tình phản đối đã diễn ra ở Lisboa và khoảng ba chục thành phố khác. Riêng tại thủ đô Bồ Đào Nha, số người xuống đường tuần hành lên tới 500 ngàn.

Từ Lisboa, thông tín viên Marie Line Darcy tường trình:
Hàng ngàn người đã đổ ra đường phố ở thủ đô Lisboa, ngày hôm qua, để phản đối chính sách khắc khổ của chính phủ mà người dân Bồ Đào Nha không thể tiếp tục chịu đựng được nữa.
Từng đoàn người sát cánh bên nhau, kéo về đại lộ Liberté ở trung tâm thủ đô. Fernanda, một trong những người biểu tình cho biết tâm trạng chung của người dân là muốn chính phủ phải từ chức, bởi vì đó là một nhóm quan chức bất tài. Họ đã không làm gì cho người dân mà chỉ nghĩ đến bản thân và bạn bè của họ.
Tham gia cuộc biểu tình có những người lớn tuổi, giới trẻ và các gia đình, đủ mọi tầng lớp và đến từ mọi nơi. Một sinh viên chuyên ngành lịch sử tỏ ra lo ngại về việc Liên Hiệp Châu Âu không có những biện pháp đối phó, trong lúc ngày càng có nhiều người nghèo khổ. Châu Âu cần phải thay đổi hướng đi, nếu không, tất cả các nền dân chủ tại châu Âu sẽ rơi vào khủng hoảng và điều này sẽ rất nguy hiểm.
Phía cuối đoàn tuần hành, những người biểu tình hát vang bài Grandola vila morena – được coi như là quốc ca của cuộc cách mạng tháng Tư năm 1974. Đây là biểu tượng cho việc đòi một chính phủ mà người dân chán ngán, phải từ chức.



ngại gây bất ổn trước khóa họp Quốc hội.

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.