Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa
Saturday, 2 March 2013
Chủ đề: PHONG TRÀO QUẦN CHÚNG ĐẤU TRANH ĐÒI MỘT HIẾN PHÁP MỚI
Saturday, March 02, 2013
No comments
Bài 01:
QUẦN CHÚNG HÓA
NHỮNG ĐÒI HỎI VỀ HIẾN PHÁP
=============================================
Sau
khi CSVN tung ra tiếng pháo hỏa mù “Dân góp ý sửa đổi Hiến Pháp“, giới
trí thức quốc nội đã đưa ra kiến nghị gồm những sửa đổi Hiến Pháp. Những
trí thức chuyên môn về Hiến Pháp đã viết tỉ mỉ những chi tiết cần sửa
đổi. Nhóm trí thức chủ trương lúc ban đầu đã kêu gọi một phong trào Ký
Tên cho đòi hỏi sửa đổi Hiến Pháp. Cho đến ngày hôm nay 21.02.2013, đã
có 4’843 người ký tên . Những người ký tên theo nhiều đợt. Từ đợt 1 đến
một nửa đợt 13, phần lớn là giới trí thức và sinh viên với chừng 2’500
người. Nhưng từ nửa phần sau của đợt 13 cho đến hết đợt 14, những người
ký phần
lớn thuộc giới nội trợ, công nhân, nhất là nông dân thuộc các địa phương
chính sau đây:
* Từ số 3’225: nội trơ, công nhân, nông dân Hà Nội
* Từ số 3’723: nông dân Văn Giang
* Từ số 3’820: nông dân Nghệ An
* Từ số 4’479: nông dân Hà Tĩnh
Như
vậy, việc kêu gọi sửa đổi Hiến Pháp, khởi đầu từ giới trí thức, đã được
quần chúng hóa đến giới nội trợ, công nhân, nhất là nông dân.
Tổng Giám mục NGÔ QUANG KIỆT đã ký tên ở số 1’644.
Từ tiếng pháo hỏa mù “Dân góp ý sửa đổi Hiến Pháp“ mà CSVN tung ra, dân đã đưa ra những yêu cầu sửa đổi thực sự.
Từ
trước đến nay, giới trí thức đã đưa ra nhiều kiến nghị mang tính cách
đòi hỏi bằng lý luận, nhưng CSVN đã bỏ vào sọt rác những kiến nghị của
trí thức. Lần này, việc đòi hỏi đã được quần chúng hóa, nghĩa là đi tới
giới đấu tranh không phải chỉ bằng lý luận trên văn bản, mà là giới sẵn
sàng dùng búa (công nhân) và liềm (nông dân) với bắp thịt gân guốc cứng
rắn để đòi hỏi những điều đơn giản thiết thân nhất cho cuộc sống hàng
ngày.
Nếu
giới trí thức đi vào những tỉ mỉ chuyên môn của Hiến Pháp để đề nghị
sửa đổi, thì quần chúng đòi hỏi cụ thể sau đây phải có trong Hiến Pháp:
(i) Không chấp nhận Độc tài Chính trị cho một đảng duy nhất cầm quyền;
(ii) Phải tôn trọng Tư Hữu Đất đai và những Phương tiện sản xuất; (iii)
Phải có quyền tổ chức Nghiệp đoàn Độc lập để bảo vệ sức Lao động.
Khi
đòi hỏi được 3 điều trên đây cho quần chúng, thì từ đó giới trí thức và
những nhà chuyên môn về luật pháp tiến lên xây dựng những chi tiết tỉ
mỉ cho Hiến Pháp hoàn chỉnh. Khi đặt trọng tâm cho 3 điều căn yếu này,
việc đòi hỏi Hiến Pháp mới dễ dàng đi vào quảng đại quần chúng mà CSVN
phải ngại sợ lực lượng sẵn sàng BẠO ĐỘNG của họ để đừng lếu láo khinh
dân nhất là khinh giới trí thức như trước đây.
Chúng tôi xin cắt nghĩa thêm về 3 điểm căn yếu này mà quần chúng đòi hỏi.
(i) Không chấp nhận Độc tài Chính trị cho một đảng duy nhất cầm quyền.
Nếu
chúng ta cắt nghĩa cho quần chúng về việc đòi DÂN CHỦ, thì dân có thể
chưa lãnh hội được ngay và hoàn toàn những gì hàm ngụ trong hai chữ Dân
Chủ. Nhưng khi nói cho dân là không chấp nhận ĐỘC TÀI và ĐỘC ĐẢNG thì
dân thấy rõ liền cái tai hại của độc tài và độc đảng trong
sự bao che cướp bóc họ suốt bao chục năm trường. Thực vậy, cái quyền
độc tài độc đảng này là nguồn căn nguyên làm nẩy sinh, lan tràn và bao
che THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ cướp bóc tư hữu cá nhân, tàn phá kinh tế, lấy
của chung thành của riêng. Khi quần chúng không chấp nhận độc tài độc
đảng, thì
giới chuyên viên Hiến Pháp tất nhiên phải bỏ Điều 4 của Hiến Pháp hiện
hành.
(ii) Phải tôn trọng Tư Hữu Đất đai và những Phương tiện sản xuất.
70% dân chúng Việt Nam
sống về nông nghiệp. Một số đông khác sống về tiểu công nghệ hoặc là
tiểu thương. Đầu tư vào nông nghiệp là đầu tư dài hạn, chứ không phải là
đầu tư ngắn hạn ăn xổi ở thì. Khi nhà nước giữ quyền trưng dụng đất
đai, nông dân không thể đầu tư dài hạn được. Phải cho tư hữu đất đai,
thì mới tận tình đầu tư dài hạn.
Chính
cái quyền TƯ HỮU đất đai và những phương tiện sản xuất hàm ngụ tự nó
quyền Tự do Kinh doanh. Đó là nền Kinh tế tự do thị trường cho mỗi cá
nhân và vì mỗi cá nhân. Đòi hỏi này tạo được hậu thuẫn của Khối Dân Oan
toàn quốc đã bị tước đoạt nhà đất, của khối Tiểu Công nghệ và Tiểu
Thương.
(iii)) Phải có quyền tổ chức Nghiệp đoàn để bảo vệ sức Lao động.
Sức
Lao động của mỗi cá nhân là TƯ HỮU TUYỆT ĐỐI, không thể để người khóc
bóc lột như thời nô lệ. Ở thời nô lệ, người ta có thể mua một người làm
nô lệ, nghĩa là mua đứt sức lao động của người đó, thậm chí có thể giết
người đó vì đã là tư hữu. Nhưng ở thời nay, người công nhân chỉ có thể
CHO THUÊ sức lao động, nhưng không thể BÁN ĐỨT sứ lao động của mình.
Hiện nay, tại Trung quốc cũng như tại Việt Nam, Nhà Nước đã bán sức lao
động của công nhân cho đám tài phiệt nước ngoài trong điều kiện là công
nhân không được quyền lập Nghiệp Đoàn độc lập để bảo vệ sức lao động
của mình cho thuê tương xứng với đồng lương. Điểm đòi hỏi Nghiệp Đoàn
độc lập tạo được hậu thuẫn của Khối Công nhân đang bị CSVN cấu kết với
tư bản nước ngoài để khai thác, bóc lột triệt để lúc này.
Giới
trí thức đang phát động việc đòi hỏi Hiến Pháp phải đi tới quần chúng
hóa đòi hỏi của mình bằng 3 điểm cụ thể trên đây. Chính quần chúng sẵn
sàng có sức mạnh BẠO ĐỘNG làm cho CSVN khỏi bỏ vào sọt rác những văn bản lý luận đòi hỏi Hiến Pháp từ giới trí thức vậy.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 21.02.2013
=============================================
Bài 02:
CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP
Khi
làn sóng Cách Mạng Hoa Nhài ở Bắc Phi và Trung Đông nổi lên và thành
công, người Việt quốc nội, nhất là hải ngoại hô hào Cách Mạng, như Hoa
Sen… chẳng hạn, ở Việt Nam. Các cuộc Cách Mạng ở Bắc Phi và Trung Đông
đều có đổ máu.
Cho đến đầu năm nay 2013, dân chúng Việt Nam vẫn chưa nổi dậy được như ở Bắc Phi và Trung Đông.
Trong
tình trạng tụt dốc Kinh tế mà CSVN thấy đó là Tử Huyệt, đảng mở Hội
Nghị 6 trung ương nhằm Cải Tổ mô hình Kinh tế, nhưng kết quả cho thấy
đảng bất lực hoàn toàn : Cải tổ không được mà Tháo chạy cũng không xong. Cải
tổ tận căn nguyên của THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ là phải phế bỏ Cơ chế hiện
hành. Mà phá bỏ Cơ chế Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế, thì
không những không còn đảng viên nữa mà những kẻ đã ngậm được cục xương
bất chính còn phải nhả xương ra. Đó là cái bất lực của cải cách tận căn
nguyên.
Nguyễn
Phú Trọng và đảng CSVN muốn lừa bịp dân chúng nữa bằng nêu ra chiêu bài
sửa đổi Hiến Pháp với tiếng pháo hỏa mù tung ra là “Dân góp ý sửa đổi
Hiến Pháp“. Trí thức quốc nội, nhân pháo hỏa mù này đã mở Phong trào ký
tên và đưa ra những điều sửa đổi. Chúng tôi thấy ngay rằng đây chỉ là
tiếng pháo hỏa mù mà CSVN tung ra để mỵ dân trong lúc Tử huyệt Kinh tế
lù lù đi tới.
Danh
sách ký tên đã tiến rất nhanh. Cho đến ngày hôm nay 28.02.2013, đã đến
đợt 19 Ký tên. Số người ký đã lên tới 6’065 người. Những đợt đầu gồm
phần lớn những Trí thức, Sinh viên… ký tên, nhưng những đợt sau gồm hầu
hết là giới nội trợ, nhất là nông dân và thợ thuyền, nghĩa là :
* Từ số 3’225: nội trơ, công nhân, nông dân Hà Nội
* Từ số 3’723: nông dân Văn Giang
* Từ số 3’820: nông dân Nghệ An
* Từ số 4’479: nông dân Hà Tĩnh
Đợt 19 gần đây nhất gồm hầu hết là nông dân Hà Tĩnh.
Chúng
tôi vẫn ý thức rằng nếu chỉ là những bản Kiến Nghị của giới Trí thức,
thì CSVN sẽ bỏ sọt rác. Còn nếu danh sách những người ký tên được quần
chúng hóa, nhất là cho giới nội trợ, nông dân và thợ thuyền, thì đó là
sức mạnh khả thể NỔI DẬY của quần chúng mà CSVN không thể khinh quần
chúng được.
Từ
3 tuần lễ nay, chúng tôi đã viết theo Chủ đề: PHONG TRÀO QUẦN CHÚNG ĐẤU
TRANH ĐÒI MỘT HIẾN PHÁP MỚI. CSVN tung pháo hỏa mù sửa đổi Hiến Phápø,
thì quần chúng mở Phong trào Đấu tranh ĐÒI HỎI một HIẾN PHÁP MỚI thực
sự. Quần chúng phải tỏ SỨC MẠNH KHẢ THỂ NỔI DẬY thì CSVN
mới sợ. Chúng ta có thể gọi đây là CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP bất bạo động. Bất
bạo động chỉ có thể thành công khi mà quần chúng cho đối phương thấy
SỨC MẠNH KHẢ THỂ sẵn sàng BẠO ĐỘNG.
Chúng
ta mong mỏi một cuộc Cách Mạng như Bắc Phi và Trung Đông. Ngày nay,
“nhờ ơn đảng tung pháo hỏa mù sửa Hiến Pháp“ mà quần chúng đứng lên làm
CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP thực sự.
Chính
bản thân tôi, NGUYỄN PHÚC LIÊN, đã ký tên vào danh sách ở số 2771,
không phải theo ý nghĩa ký tên XIN “chính quyền“ ban ơn sửa Hiến Pháp,
mà trong ý chí đấu tranh CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP, đòi hỏi “tà quyền“ không
được ngăn cản một HIẾN PHÁP MỚI cho dân Việt Nam. Nông dân ĐOÀN VĂN VƯƠN
đã can đảm ném bom thiệt vào CSVN. Nhà báo NGUYỄN ĐẮC KIÊN cũng vừa bắn
đạn thiệt vào Nguyễn Phúc Trọng. Cuộc CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP cần phải có
những bà nội trợ cầm sẵn “dao thái thịt “ trong tay, những nông dân có
“liềm“ bên cạnh và những công nhân nắm vững cán “búa“. Nếu chỉ có ngòi
bút không, thì CSVN sẽ
bỏ giấy viết của Trí thức vào sọt rác. Nhưng trước “dao thái thịt“ của
các bà nội trợ, “liềm“ của nông dân, “búa“ của công nhân, thì “tà quyền“
không thể coi dân như cỏ rác.
CSVN kêu gọi “Dân góp ý sửa đổi Hiến Pháp “
chỉ làtiếng pháo hỏa mù lừa đảo mỵ dân
Nếu
ai còn chưa tin lời kêu gọi “Dân góp ý sửa đổi Hiến Pháp“ là tiếng pháo
hỏa mù lừa đảo mỵ dân, thì hãy nghe chính những lời tuyên bố mới đây
của Nguyễn Phú Trọng để thấy tính cách tung hỏa mù lừa đảo mỵ dân của
CSVN. Chúng tôi xin trích lại Bản Tin dưới đây:
Phát biểu của tổng bí thư đảng về góp ý Hiến pháp VN bị chỉ trích
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (Reuters)
Thanh Phương
Trong
buổi làm việc với tỉnh ủy Vĩnh Phúc ngày 25/02 vừa qua, tổng bí thư
Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu rằng những ý kiến
đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp, đòi đa nguyên đa đảng, đòi tam quyền phân lập,
phi chính trị hóa quân đội, việc đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập
thể, có thể được quy là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống”.
Ông
Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu như trên trong khuôn khổ một cuộc họp nội
bộ của Đảng, nhưng phát biểu đó lại được phát trong chương trình thời
sự của đài truyền hình VTV1 tối hôm đó, rồi sau đó được phổ biến rộng
rãi trên mạng.
Trong
bối cảnh mà chính quyền đang kêu gọi người dân đóng góp ý kiến về bản
dự thảo sửa đổi Hiến pháp, thậm chí còn nói là không có điều gì cấm kỵ,
kể cả Điều 4 Hiến pháp, phát biểu nói trên của tổng bí thư đảng đã gặp
nhiều chỉ trích.
Ngoài
nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, phóng viên “Gia đình và Xã hội”, đã phản bác
và bị sa thải, nhà báo Võ Văn Tạo cũng đã có bài viết tựa đề “ Giữ Điều 4
mới chính là suy thoái đạo đức, thưa ông Tổng bí thư!”. Trong bài này,
ông Võ Văn Tạo viết :” Muốn duy trì điều 4 trong Hiến pháp, ông Trọng
muốn giữ độc quyền đảng trị, thực chất chỉ cốt duy trì quyền uy chính
trị và đặc quyền đặc lợi vật chất cho những đảng viên có chức quyền biến
chất.”
Về
phần giáo sư Hoàng Xuân Phú cũng viết trên trang blog của ông một bài
phản bác phát biểu của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đăc biệt là câu ông
Trọng nói: “ Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì đó
là cái gì?”, một câu mà giáo sư Phú cho là có tính chất “miệt thị”, là
một điều “trầm trọng”, nhất là vì Hiến pháp 1992 của Việt Nam có ghi rõ
là: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được
thông tin, quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp
luật”.
Trong
hội thảo về “Tác nghiệp báo chí trong việc lấy ý kiến nhân dân về các
dự thảo chính sách”, diễn ra ngày hôm nay, vụ nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị
sa thải do chỉ trích tổng bí thư đã trở thành chủ đề nóng. Phát biểu
tại hội thảo này, tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng phát biểu của ông
Nguyễn Phú Trọng ở Vĩnh Phúc hết sức “phi lý” và nhà báo Nguyễn Đắc Kiên
đã có bài phản bác rất chặt chẽ, nên đã bị trả đủa bằng cách sa thải.
Ông Nguyễn Quang A kêu gọi giới báo chí Việt Nam phải lên tiếng bảo vệ cho đồng nghiệp của mình.
Theo
tiến sĩ Nguyễn Quang A, về mặt pháp lý, ông Nguyễn Phú Trọng bình đẳng
với những công dân khác và ông Nguyễn Quang A cho rằng với phát biểu như
trên, tổng bí thư đảng đang “cản trở” quyền góp ý của dân được ghi rất
rõ trong Điều 4 hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Thật
ra thì tại Vĩnh Phúc, ông Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu với tư cách
lãnh đạo đảng với các đảng viên địa phương, chứ không phải nói chuyện
với nhân dân. Nhưng phát biểu nói trên phản ánh một điều, đó là tuy kêu
gọi người dân góp ý bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, nhưng ban lãnh
đạo Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ không bao giờ chấp nhận những ý kiến đi
ngược lại với quan điểm chính thống, nhất là những ý kiến đòi xóa bỏ vai
trò lãnh đạo của Đảng được quy định trong Điều 4.
Ông
Trọng đã kêu gọi các đồng chí của ông phải “lãnh đạo” việc góp ý kiến
về Hiến pháp, bởi lẽ ngày càng có nhiều người, kể cả một số nguời trong
hàng ngũ Đảng, nhân dịp này đòi phải trả lại quyền phúc quyết Hiến pháp
cho dân, đòi tam quyền phân lập để tránh lạm dụng quyền lực, thậm chí
gián tiếp đòi đa đảng.
Trong
những ngày qua, báo chí chính thức của Việt Nam cũng đã liên tục đăng
những bài viết để phản bác những ý kiến đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp, khẳng
định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp là “hợp lý, hợp tình”.
Hôm
qua, 26/02/2013, tờ "Gia Đình và Xã hội" ra thông báo đã sa thải nhà
báo Nguyễn Đắc Kiên sau khi nhà báo này viết bài trên blog chỉ trích
tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trả lời AFP hôm nay, 27/02/2013, nhà báo
Nguyễn Đức Kiên tuyên bố anh sẽ “tiếp tục cuộc đấu tranh cho dân chủ ở
Việt Nam”.
Trong
bài viết đăng trên trang blog đề ngày 26/02, nhà báo Nguyễn Đức Kiên đã
phản ứng lại tuyên bố của tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú
Trọng tại Vĩnh Phúc ngày 25/02. Trong buổi làm việc với Tỉnh ủy Vĩnh
Phúc, ông Nguyễn Phú Trọng đã cho rằng những người đòi bỏ Điều 4 Hiến
pháp, đòi đa nguyên đa đảng, đòi tam quyền phân lập, phi chính trị hóa
quân đội là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.
Đối
với nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, tổng bí thư Đảng “không có tư cách để nói
với nhân dân cả nước”. Anh Kiên viết : “ Nếu ông và các đồng chí của ông
muốn giữ Điều 4, muốn giữ vai trò lãnh đạo, muốn chính trị hóa quân
đội, không muốn đa đảng, không muốn tam quyền phân lập, thì đó chỉ là ý
muốn của riêng ông và ĐCS của ông. Ông không thể quy kết rằng đó là ý
muốn của nhân dân Việt Nam.”
Ngay
sau khi bài viết nói trên được đăng trên blog, báo Gia Đình và Xã hội
đã ra thông báo cho biết đã ra quyết định kỷ luật, buộc thôi việc đối
với anh Nguyễn Đắc Kiên, vì anh bị xem là “vi phạm Quy chế hoạt động của
Báo và Hợp đồng lao động”.
Trả
lời AFP hôm nay qua điện thoại, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên tuyên bố: “Tôi
không ngạc nhiên. Sau các bài viết của tôi, việc tôi bị sa thải là
chuyện dễ dự báo”. Nhà báo 29 tuổi này nói: “ Điều thôi thúc tôi viết,
chính là bài phát biểu của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Không thể chấp
nhận được phát biểu đó. “
Nhà
báo Nguyễn Đắc Kiên nói rõ là anh sẵn sàng chấp nhận những khó khăn có
thể xảy ra sau bài viết này, nhưng lo ngại cho gia đình. Tuy vậy, anh
tuyên bố: “ Tôi sẽ tiếp tục đấu tranh cho dân chủ ở đất nước tôi”.
Tại
một hội thảo về vai trò của giới truyền thông trong lấy ý kiến đóng góp
của nhân dân đối với chính sách và chủ trương lớn của Nhà nước diễn ra
vào sáng thứ Tư ngày 27/2 tại Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên
viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển IDS, đã kêu gọi các ‘nhà báo cũng
như toàn xã hội ủng hộ, hỗ trợ, bảo vệ bằng mọi phương cách có thể đối
với những nhà báo dũng cảm như Nguyễn Đắc Kiên’.
Tiến sỹ Quang A đã trực tiếp xác nhận với BBC về lời kêu gọi này.
Ông
nói bản thân ông không những ủng hộ mà còn rất kính trọng Nguyễn Đắc
Kiên mặc dù nhà báo này còn nhỏ tuổi hơn con trai của ông.
“Có những người như anh Kiên là sự đáng quý cho dân tộc Việt Nam,” ông nói. “Tương lai Việt Nam là ở những người trẻ như anh Nguyễn Đắc Kiên.”
"Tương lai Việt Nam là ở những người trẻ như anh Nguyễn Đắc Kiên."
“Anh
Kiên là người trẻ có công ăn việc làm tử tế. Anh ấy biết rõ những hậu
quả có thể xảy ra với việc nêu chính kiến của anh ấy nhưng anh ấy vẫn
mạnh dạn lên tiếng,” ông A giải thích vì sao ông kính trọng ông Kiên.
“Nếu
tất cả mọi người chúng ta đều im lặng thì vô hình chung chúng ta đồng
lõa với những thế lực muốn dân tộc này chìm đắm trong cõi u mê,” ông nói
thêm.
Ông
cho biết tại hội thảo sáng nay, tên Nguyễn Đắc Kiên ‘đã được nêu lên
không dưới 20 lần với sự kính trọng không chỉ của tôi mà của rất nhiều
người khác’.
Về
nội dung bài viết của ông Nguyễn Đắc Kiên, Tiến sỹ Quang A ‘đồng cảm về
mọi mặt’ vì đây cũng là những nội dung chính trong bản Kiến nghị 72 về
sửa đổi Hiến pháp mà ông tham gia ký tên.
“Trong
hội thảo người ta có nêu sáng kiến lập một quỹ để hỗ trợ các nhà báo
gặp ‘tai nạn’ về pháp lý và không loại trừ những hỗ trợ về mặt vật
chất,” ông nói. “Đã có nhiều người thuộc nhiều lĩnh vực ủng hộ ý tưởng
này.”
Triệu Con Tim, một Tiếng Nói:
CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP
Chúng
tôi luôn luôn viết rằng chính Lực lượng Quốc nội mới có thể làm Cách
Mạng để cứu lấy chính mình. Một HIẾN PHÁP mới trao trả quyền cho Dân
chúng Việt Nam
là ý chí của mọi người Việt ở trong nước cũng như tại hải ngoại. Lực
lượng Hải ngoại chỉ là phụ, phải góp gọn lại để trợ lực cho Lực lượng
Quốc nội.
Quốc
nội đã đứng lên khởi đầu cuộc CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP. Điều quan trong của
cuộc Cách Mạng này là việc đòi hỏi Hiến Pháp mới đang được quần chúng
hóa tới tận những người nghèo nông dân và công nhân.
Quốc
nội đang làm CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP, Hải ngoại không thể thờ ơ. Cuộc đấu
tranh tại Hải ngoại trong thời gian gần đây nhằm nhờ những Chính quyền
nước ngoài, những Tổ chức quốc tế, những Tòa án quốc tế… can thiệp để
CSVN ban phát cho dân chúng Nhân quyền, Dân chủ, Tự do. Kinh nghiệm cho
thấy rằng những Chính quyền nước ngoài tính toán quyền lợi vật chất của
nước họ, thậm chí còn “bắt tay“ với tà quyền CSVN mà quên dân chúng. Người
ta đã phải đau lòng thấy sự bất lực của Liên Hiệp Quốc trước những tội
ác giết dân hàng loạt của Syrie. Những Toà án
quốc tế, nếu chấp nhận xử những tội ác CSVN, thì thời gian kéo dài “bao
nhiêu năm (?)“ và tốn kém, trong khi đó việc dứt bỏ Cơ chế CSVN là cấp
bách để cứu dân và cứu nước.
Cuộc
CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP đã được Quốc nội khởi xướng. Ơû Hải ngoại, chúng ta
đã có những Phong trào Thỉnh Nguyện Thư rầm rộ “lên TT.OBAMA“, đã rầm
rộ kêu gọi “Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói “, tại sao Truyền Thông người
Việt Hải ngoại lúc này không đồng một lòng chỉ nói tới
CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP để trợ lực cho Lực lượng Quốc nội, nhất là về phương
diện QUẦN CHÚNG HÓA phong trào đòi hỏi Hiến Pháp mới cho Dân. Những nhà
làm luật, những trí thức viết ra những sửa đổi chi tiết. Nhưng quần
chúng cần những đòi hỏi những điều cụ thể và thiết thân nhất
cho cuộc sống hàng ngày của họ. Chúng tôi đã đề nghị ba điểm cụ thể dưới
đây phải được cho vào Hiến Pháp mà quần chúng hiểu liền:
1) Không
chấp nhận Độc tài Chính trị cho một đảng duy nhất cầm quyền. Cái quyền
độc tài độc đảng này là nguồn căn nguyên làm nẩy sinh THAM NHŨNG, LÃNG
PHÍ tàn phá Kinh tế và cướp bóc của chung thành của riêng.
2) Phải
tôn trọng Tư Hữu Đất đai và những Phương tiện sản xuất. Từ đó mới có Tự
do Kinh doanh, mới có nền Kinh tế cho mỗi cá nhân và vì mỗi cá nhân.
Đây là điểm tạo được hậu thuẫn của Khối Dân Oan toàn quốc đã bị tước
đoạt nhà đất
3) Phải
có quyền tổ chức Nghiệp đoàn để bảo vệ sức Lao động. Sức Lao động của
mỗi cá nhân là Tư hữu tuyệt đối, không thể để người khóc bóc lột như
thời nô lệ. Đây là điểm tạo được hậu thuẫn của Khối Công nhân đang bị
CSVN cấu kết với tư bản nước ngoài để khai thác, bóc lột triệt để lúc
này.
Ba
điểm cụ thể và thiết yếu này làm cho Phong trào CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP
được quần chúng hóa. Chính quần chúng, với sức mạnh khả thể “dao thái
thịt“, “liềm“, “búa“ mới có thể làm cho cuộc CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP thành
công. Chính giới Trí thức quốc nội cũng phải đi vào với sức mạnh khả thể
quần chúng như họ đang phát động hiện nay, nếu không những tờ giấy lý
luận của họ sẽ bị tà quyền CSVN ngu đần và ba đá ném vào sọt rác !
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 28.02.2013
Web: http://VietTUDAN.net
Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!
.
.
0 comments:
Post a Comment