Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Monday 8 May 2023

Sách của tôi, một thời Việt Nam Cộng Hoà

 


  • 3 tháng 5, 2023

Tất cả sách của tôi (nhà xuất bản Trẻ trước năm 1975) đã bị tịch thu và đốt trên đường phố Sài Gòn 48 năm trước. Cộng Sản nói muốn tiêu diệt văn hóa đồi trụy. Sự thật họ tiêu diệt miền Nam.

Rất vui tìm lại được bóng dáng một vài đứa con tinh thần ngày xưa. Những bìa sách tình cờ thấy lại trên Internet, gợi tôi nhớ những ngày xa xưa ở Sài Gòn, nhắc lại thời dạy học viết văn làm sách, thời còn nhiều ước vọng, nhiều mơ ước đội đá vá trời, thay đổi thế giới, đóng góp cho quê hương đất nước. Thời ấy đã xa rồi.

Cảm ơn các bạn Việt Nam (mặc dầu tôi không biết các bạn là ai) đã cứu những sách nầy khỏi bị sự hủy diệt vô tình của Thần Hỏa, trong phong trào đốt sách Sài Gòn những năm đầu sau “Giải Phóng ?”. Thấy được bìa sách cũng quí lắm rồi. Năm 1975 tôi ra đi tay không, không mang theo một cuốn sách nào đã xuất bản trước đây.

Năm 1975 khi tôi còn lặn hụp với cuộc đời mới ở New York, nhiều bạn hữu cho biết sách của Sài Gòn đã bị đốt và cấm đọc. Từ đó tôi quyết tâm quên những gì đã làm ở Sài Gòn, để lại Sài Gòn quá khứ, quyết tâm học lại và sống cuộc đời mới ở Mỹ.

Nhìn lại bìa sách cũ tôi nhớ một người bạn văn nghệ năm xưa, Mai Vi Phúc. Lang thang thành phố Paris mấy chục năm trước, tôi tình cờ gặp lại anh. Lúc đó anh đang định cư ở Đức. Từ đó đến nay không có dịp gặp lại, không được tin tức về anh.

Nhìn lại hình bìa những quyển sách về Sư Phạm và Giáo Dục, tôi nhớ tới người bạn dạy học năm xưa tại Trường Sư Phạm Sài Gòn, Giáo sư Trần Hữu Đức. Anh đã lìa cõi đời này rất sớm, những năm đầu định cư tại Bỉ sau năm 1975. Giáo sư Đức là người điều khiển Tủ Sách Giáo Dục của Nhà xuất bàn Trẻ, do tôi chủ trương.

Nhà xuất bản Trẻ có nhiều Tủ Sách: Tủ sách Giáo Dục do Giáo sư Trần Hữu Đức điều khiển, Tủ Sách Tâm Lý và Sư Phạm, do tôi điều khiển, Tủ sách Khoa Học Nhân Văn và Tủ Sách Văn Học Thế Giới, do tôi chủ trương v.v…

Lúc theo học PhD Triết Học những năm đầu lập nghiệp ở New York sau sự kiện 1975, tôi học được nhiều điều hay; nếu lúc đó còn làm sách, chắc tôi đã đóng góp nhiều cho sự hiểu biết Khoa Học Nhân Văn và Văn Học Thế Giới, làm cho hai Tủ Sách này phong phú thêm.

Rất tiếc tôi phải bỏ hết tất cả để làm lại cuộc đời, học về Tài Chánh và làm việc ở Phố Wall để nuôi vợ con.
Tìm lại được những đứa con tinh thần đã thất lạc 48 năm nay đem tới cho tôi nhiều niềm vui tinh thần. Chỉ niềm vui tinh thần mà thôi. 48 năm nay một vài sách của tôi đã được tái bản, nhưng không ai hỏi ý kiến tôi, và tôi cũng không để ý tới những việc này nữa.

(*) tựa do Sài Gòn Nhỏ đặt

——————————–

Lê Thanh Hoàng Dân (sinh năm 1937) là một cựu giáo sư, nhà nghiên cứu và dịch giả người Việt Nam. Giáo sư sinh tại Sài Gòn. Trước năm 1975 ông là giảng viên tại các trường Đại học như Võ Trường Toản (Sài Gòn, từ khi thành lập đến năm 1965), Quốc gia Sư phạm Sài Gòn, Đại học Sư phạm Sài Gòn, Đại học Sư phạm Cần Thơ, Cao Đài, Hòa Hảo. Ông viết một số sách về tâm lý, giáo dục và liên quan đến các bậc học phổ thông.

Bên cạnh việc giảng dạy đại học, ông làm việc trong nhà xuất bản Trẻ và cho ra đời nhiều tủ sách giá trị như: Tủ sách Văn học thế giới, Tủ sách Tâm lý, Tủ sách Giáo dục, Tủ sách khoa học nhân văn… Sau năm 1975, ông định cư tại New York (Hoa Kỳ). Tại đó, dù tuổi đã lớn (trên 40 tuổi) nhưng ông vẫn tiếp tục theo học và tốt nghiệp MS & MBA tại Đại học Pace, New York và làm việc cho nhiều ngân hàng và công ty ở Hoa Kỳ.

Ông nghỉ hưu năm 2002.

Nguồn: https://saigonnhonews.com/van-hoa-van-nghe/ben-tach-tra/sach-cua-toi-mot-thoi-viet-nam-cong-hoa/

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.