Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Saturday 24 September 2022

Dòng sông cũ

 Nguyễn Hồng Quang

Đông vừa qua Xuân mới về mang theo những cánh hoa anh đào đẹp mỏng mảnh, trắng có hồng có, mới nở quanh bờ hồ Thủy Triều bên dòng sông Potomac thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Chạnh lòng nhớ về Saigòn thân yêu. Không ngờ Sàigòn đã mất đúng 29 năm rồi. Thời gian qua mau quá. Hơn nửa tuổi đời, những hình ảnh Sàigòn vào những ngày cuối tháng Tư vẫn còn sống động trong trí não tôi như mới vừa xảy ra ngày nào.

Vào cuối tháng tư năm 75, tôi làm trưởng toán dẫn 3 chiếc Yabota (ghe cây) thuộc Duyên đoàn 42 đóng hòn đảo Poulo Obi về Rạch Giá đi chợ mua gạo, thức ăn khô phần nhiều cho duyên đoàn. Chờ ghe đi chợ trở về đảo như chờ mẹ đi chợ về.

Thức ăn tuy quan trọng nhưng không bằng rượu đế và bia. Đồ ăn nếu thiếu thì không sao, nhưng rượu về thiếu thì anh em ở đảo làm thịt trưởng toán ngay. Ghe chất rượu nhiều hơn thức ăn. Thông thường sau một đêm dân đảo uống sạch cả ghe rượu vừa đem về. Từ chỉ Huy trưởng đến lính thuộc đài kiểm báo cao trên đỉnh núi và thuộc duyên đoàn ở dưới chân núi đều xỉn cả.

Có lần cả đảo hết rượu khá lâu vì biển động ghe không đi vào đất liền đi chợ được. Nghiện rượu quá, một nhóm anh em lấy alcohol của y tá pha loãng với nước dừa tươi, nhậu cho đỡ ghiền. Sáng hôm sau cả đám ôm bụng rên la lăn lộn dưới đất. Một anh chết vì alcohol phá hoại ngũ tạng.

Dân Hải Quân gọi Poulo Obi (Hòn Khoai) là đảo Giáng Tiên vì nơi đây xa cánh trần thế, không có thường dân ở, chỉ có trời và nước. Đảo nhỏ cách mũi Cà Mau ba mươi dậm về phía Nam. Quanh năm biển động. Nơi đây dành cho các tiên bị đày như các ông tiên Hải Quân có nhiều tù tội như tôi do kết qủa của những năm bụi đời ở Giang Đoàn 52 Tuần Thám. Vừa mới ra trường OCS đầu năm 71, tôi đi chiếc PGM HQ 607 biệt phái vùng Năm Căn có ghé vào đảo Giáng Tiên một ngày để tránh sóng. Không ngờ bốn năm sau lại bị đày ra đây.

Đường biển là đường tiếp liệu chánh của đảo. Những ông tiên đi đày nào có nghiện xì ke ma túy vào lúc biển động thiếu thuốc thì chịu chết thôi. Đường thuốc tiếp liệu bị cắt đứt. Có lần hơn cả tháng không ghe nào ra vào đảo, ông tiên Trung Úy Chỉ Huy Phó duyên đoàn 42 lên cơn nghiện, mặt hóc hát, miệng sồi bọt trắng. Tiên ông chỉ còn đủ sức cầm súng M16 bắn loạn xạ trong khu gia binh duyên đoàn vì không ai dám chở Chỉ Huy Phó vào Năm Căn kiếm thuốc trong cơn biển động. Ông tiên Chỉ Huy Trưởng đành phải đánh điện khẩn cấp giả xin trực thăng đáp trên đảo đêm Chỉ Huy phó vào Năm Căn tri. bệnh. Lý do là Chỉ Huy Phó bị “nội thương” trầm trọng.

Trời cũng thương các tiên ông. Trên đảo có một dòng suối nước ngọt duy nhất chảy quanh năm từ đỉnh núi xuống chân đảo. Nhờ thế các tiên có nước ngọt nấu ăn, uống, tấm rửa quanh năm. Nếu không, các tiên chắc chắn lên thiên đàng thật sự.

Muốn đi Rạch Giá, bắt mũi ghe về hướng Bắc chạy dọc theo bờ biển từ mũi Cà Mau ngang qua rừng U Minh. Sau hơn một ngày một đêm trên biển, tuy mệt vì đi cả đêm, anh em thủy thủ đoàn ai cũng vui tươi, hăng hái khi đoàn ghe bắt đầu vào cửa sông dẫn vào Rạch Giá lúc hừng đông.

Ghe vừa cặp bến, tôi chia gác cho nhóm mồ côi ở lại coi ghe và đi chợ búa. Nhóm đi bờ có gia đình, chưa cột ghe xong, đã nhảy lên cầu đi mất. Tất cả mọi người phải tập họp tại Rạch Giá đúng trưa ngày 30 để trở về đảo. Thật là một sư trùng hợp chỉ xảy ra chỉ một lần trong đời tôi.

Leo lên xe đò chuyến sớm về Sàigòn, đến chọp tối tôi mới bước chân vào căn nhà nhỏ xinh xắn của tôi mua trả góp trong khu thương xá Thanh Đa gần cầu xa lộ Sàigòn-Biên Hòa. Đúng ra là một căn apartment có một phòng khách, một phòng ngủ, nhà bếp và buồng tấm. Một trong những thú vui nhất của tôi khi về nhà là đứng từ ban công lầu bốn trên cao gió lọng nhìn xuống dòng sông Sàigòn chảy ngang qua khu Thanh Da.

Sông Sàigòn phát nguồn từ vùng cao trên khu Dầu Tiến, Hố Bò chảy qua tỉnh Bình Dương, quận Lái Thiêu, cuộn qua Sàigòn, đến Nhà Bè, vào Cửa Cần Giờ trước khi đổ ra biển Đông tại cửa Vũng Tàu. Trước khi bị đày ra đảo Giáng Tiên, tôi có dịp đi tuần khắp cả dòng sông này khi phục vu. Giang Đoàn Tuần Thám 52 đóng ở gần chợ Bình Dương. Cũng trên dòng sông nầy, có nhiều lần tôi thoát chết qua nhũng trận phục kích, tấn công ác liệt của Cộng quân. Qua những cuộc cứu thương, vớt xác bạn bị chìm tàu vì bị mìn. Khi nghỉ trở lại, tôi không ngờ còn sống có lẽ vì có số mạng lớn.

Phía xa là cầu xa lộ dài bắt ngang qua dòng sông Sàigòn. Bô Tư lênh Hải Quân ở xa hơn và bị che khuất bởi nhưng dãi nhà cao. Lúc đi công tác ra đảo, tôi thường giao chìa khóa nhà cho Liêm mù và Hùng Sexy tự do sử dụng. Liêm mù lúc đó làm phòng Điện Toán ở bộ Tư Lệnh. Hùng sexy làm ở Biệt Khu Thủ Đô. Lúc mới đi định cư, tôi qua Montreal chơi gặp Hùng gà tồ và Hùng Sexy. Nghe Hùng Sexy nói đùa:

– Ê Baby! Chắc mày vượt biên qua đây để đòi nhà mày lại phải không? tao làm mất chìa khóa và giấy tờ nhà cửa của mày khi tao di tản vào đêm 29.

Tôi mới nói đùa lại:

– Sống qua đây gặp tụi mầy là vui rồi. Lo chi cái nhà lẻ tẻ.

Trở lại tình hình Sàigòn, ngoài chuyện nghe tin người anh họ làm thông dịch viên cho phái đoàn Ủy Hội Đình Chiến đã được Mỹ đưa vào phi trường Tân Sơn Nhất chuẩn bị đi Mỹ. Sàigòn có một vẽ bình thường rất lạ So sánh như bầu trời xanh im lặng trước khi một cơn bão to khủng khiếp xắp sửa đến.

Cho đến ngày nay, tôi vẫn không tin bọn Cộng quân có thể chiếm được Sàigòn một cách dễ dàng như vậy. Nào bao nhiêu sư đoàn Dù, Bộ Binh, Thủy Quân Lục chiến, Hải Quân và Không Quân từ các vùng khác rút về tử thủ Sàigòn đến giọt máu cuối cùng. Di tản Sàigòn không thể xảy ra được. Cá ông Tướng láo líu tuyên bố: “Các chiến sĩ VNCH phải tử thủ Sàigòn đến giọt máu cuối cùng”. Lời nói nầy đã gây cho bao nhiêu chiến sĩ anh hùng đổ giọt máu vô nghĩa vào ngày cuối cùng cho sự sống còn của nước Việt Nam. Thật ra các ông tướng nầy chạy trước nhất.

Liêm mù, Hùng Sexy, Tường Đen, Thắng Đầu bò tưởng tôi còn đang ở ngoài đảo Giáng Tiên. Nếu có di tản ở đảo tôi sẽ đi dễ dàng hơn. Vì thế không ai ghé nhà cho tôi biết về việc Hải Quân ở Sàigòn chuẩn bị di tản tấp nập nầy. Thật là mỗi người có số mạng riêng.

Chập tối ngày 29, từ lầu bốn ban công nhìn xuống dãi lầu đối diện, tôi thấy Lê Á Châu, khóa 7, đeo xách lủng lẳng đang dẫn vợ con hấp tấp leo lên xe Honda. Tôi mới hỏi vọng xuống cho Châu mật cách thật ngây thơ:

-Ê Châu, mày dọn đi đâu vậy?

Châu ngước lên nhìn tôi, không trả lời và lên xe vọt đi một cách vội vã. Hình ảnh nầy ám ảnh tôi mãi trong thời gian ngồi trong tù cải tạo. Tôi tự hỏi, nếu biết có cuộc di tản ở bộ Tư Lệnh Hải Quân như vậy thì mình có định đi theo không? Có lẽ là không vì tôi còn có trách nhiệm với 3 chiếc ghe cùng nhóm thủy thủ đoàn đang chờ tôi ở bến Rạch Giá vào ngày 30. Nếu đến Rạch Giá được rồi thì ra cửa biển di tản cũng dễ thôi.

Đúng mười giờ sáng ngày 30 tháng Tư, cứ tưởng là đang mơ ngủ khi nghe Tướng Dương Văn Minh lên radio tuyên bố đầu hàng. Tôi vẫn không tin cho đến khi nghe người hàng xóm nói xe tăng T54 chạy qua cầu xa lộ đang hướng về ngã tư Thị Nghè. Tôi hối hả cầm khẩu súng Colt 45 lận trong áo chạy xuống lầu nhảy ra đường cái để xem tình hình ra sao.

-Sàigòn không thể nào mất dễ như vậy!

Tôi đang trong tình trạng phủ nhận sự thật phũ phàng nầy. Khi đến gần ngã tư Thị Nghè. Đậu choáng cả ngã tư, một xe tăng T54 với khẩu đại bát to. Trên cây anten có đeo ngọn cò đỏ sao vàng. Phía dưới họng súng to đen ngòm, cái đầu tên lính Cộng Quân lòi ra đang quan sát cẩn thận đám dân hiếu kỳ và sẵn sàng bóp cò từ khẩu đại liên, đại bát vô nhân dạo quay hướng vào những người dân vô tội.

Bỗng dưng mắt tôi từ nhiên trào ra không cầm được. Có lẽ tôi khóc cho thân phận mình nói riêng và cho dân Việt nói chung. Mở đầu một chương lịch sử ghi dấu dân Việt bắt đầu cuộc sống gọng kềm của bọn Công Sản không thần, không nhân đạo, không gia đình và không có ngày mai.

Qua ngày hôm sau tôi còn nủa mơ nửa tỉnh, tự hỏi:

-Có phải hòa bình thật đã đến cho nước Việt Nam không?

Nếu thật sẽ không còn cảnh giết chóc lẫn nhau. Mọi người sẽ sống hòa thuận cùng xây dựng đất nước ấm no, thịnh vượng. Gia đình không còn chia ly nữa: mẹ không mất con, vơ. không mất chồng, con không mất cha.

– Ta nên vui chứ sao lại buồn lo như vậy ?

Những suy nghĩ trái hẳn nhau cứ dằng dai trong đầu tôi. Nhiều lúc tôi muốn cầm khẩu Colt bắn vào đầu mình để không còn nghe, nghĩ và nhìn những cảnh đổi đời tàn nhẫn nầy.

Thật giận khi thấy một số dân địa phương theo gió đổi cờ. Trên những chiếc xe Honda, xe Jeep của VNCH để lại, một lũ người không ra người, ngợm không ra ngợm, vừa chạy vừa phất cờ đỏ sao vàng khắp cả đường phố. Một số tên nằm vùng vác súng AK bắn chỉ thiên loạn cả lên. Chúng đang ăn mừng vào ngày ăn cướp miền nam Việt Nam.

Một lần nữa nước mắt vô tình ứa ra khi thấy một chiếc tăng T54 khác từ hướng cầu Bình Lợi rầm rộ đổ về thủ đô Sàigòn. Sàigòn yếu dấu đã thật sự rơi vào tay Cộng Sản. Cuộc đổi đời đã bắt đầu. Bao nhiêu xương máu của các liệt sĩ VNCH chiến đấu cho tự do dân chủ trở thành vô vị.

Một người hàng xóm vội nói với tôi:

-Anh đừng khóc nữa. Coi chừng tụi nó thấy thì nguy hiểm cho anh.

Bất mãn lẫn lo âu, tôi quay trở về nhà để không muốn chứng kiến sự thất bại phũ phàng nầy. Từ xa, tôi đã thấy ngọn cờ đỏ sao vàng treo phất phới đầu cổng khu Thanh Đa từ lúc nào. Tôi càng hoang mang hơn khi thấy vài căn nhà thuộc dãi lầu tôi ở, đã treo hình Hồ Chí Minh, dán bích chương biểu ngữ trước nhà để hoan nghênh Cách Mạng. Chứng tỏ mình là người của Cách Mạng. Đúng là bọn ăn ké hèn hạ.

Vào được trong nhà tôi cảm thấy yên tâm hơn và biết rằng cuộc đời mình không còn như trước nữa. Tôi đem tất cả giấy tờ, hình ảnh Hải Quân và hình chụp ở OCS đốt hết. Bây giờ vẫn tiếc những hình ảnh nầy. Xong rồi, gom tất cả quần áo Hải Quân, giày lính, lon lá và nón sĩ quan vào một bịt nylon. Đợi chiều tối thây không có ai nhìn, tôi vội vất bịt nylon vào thùng rát công cộng vì sợ bọn chó săn cắn bậy. Tôi vừa mới chôn đi cuộc sống Hải Quân mà tôi từng mơ ước và sống với.

Tôi quyết định giữ khẩu Colt 45 để tự vệ dù biết rằng việc nầy rất nguy hiểm cho tôi. Nếu bị bắt bọn Cộng Sản tử hình tôi tại chỗ.

Sáng ngày hôm sau, tôi quyết định quay lại Rạch Giá bằng mọi giá. Cả đêm không ngủ. Đến sáng vừa tan giờ iờ nghiêm, tôi đi xe ôm ra bến xe đò Phú Lâm tìm cách về phía lục tỉnh. Tất cả xe đò chở hành khách đều bị cấm chạy vì bọn Cộng Sản sợ lính VNCH chạy trốn về miền lục tỉnh.

Đến bến xe đò, tôi đi một vòng xem động tĩnh cùng hỏi cách về Rạch Giá. Cũng hên, gặp được ông chủ xe chở hàng hóa cho quá giang. Xe chở số một số hàng hóa và kèm thêm một số gà vịt nhốt trong chuồng. Tôi lấy làm lạ tại sao ông nầy lại chở củi về rừng. Vùng lục tỉnh gà vịt chết hết hay sao? Sau nầy được biết ông không bán gà vịt được vì chính phủ Cộng Sản cấm xe đò vào thành phố Sàigòn.

Để tránh sự kiểm soát, tôi leo vào chính giữa xe chất đầy chuồng gà và vịt đầy mùi phân lẫn trộn với trấu và rơm đưa lên lỗ mũi làm hắt hơi mệt nghỉ.

Xe hàng chạy qua cầu Phú Lâm một khoảng thì dừng lại làm tôi đưng cả tim. Chắc là bị bọn bộ đội xét bắt giữ lại. Thật ra không phải bộ đội mà là ba cặp trai gái trẻ ăn mặc theo dân Sàigòn xin đi quá giang về miền Tây. Cũng như tôi, họ trả một số tiền cho ông chủ xe. Gặp hai cặp nầy, tôi thấy họ hơi quen quen mà tôi nhớ không nhớ ra ngay.

Chạy êm đềm một thời gian, xe bắt đầu lắc tới lắc lui vì chạy qua những ổ gà to giữa đường lộ. Bỗng nhiên một chuồng gà văng lên cao rồi rớt trên đầu anh bạn bên cạnh. Gà sút chuồng bay tùm lum. Tôi và các người bạn túm được bầy gà vô trật tự bỏ vào chuồng trở lại.

Trước khi tới Cần Thơ, tôi chợt nhận ra được nhóm nầy. Họ là bà con của OC Dương Văn Đức, khóa 6 và là bạn của OC Phan Tấn Hùng, khóa 8. Sau khi nhận diện nhau, tôi được biết họ cũng đi Rạch Giá để tìm tàu vượt biên. Như thế là phe ta cùng chí hướng vượt biên.

Các tỉnh miền tây như Vĩnh Long, Cần Thơ, Sa Đéc chưa bị bọn Cộng Sản chiếm hoàn toàn nên sự kiểm soát di chuyển có vẽ dễ dàng hơn ở Saìgòn. Đến Cần Thơ, tôi và nhóm bạn mới chia làm hai nhóm mua vé xe đi riêng và hẹn gặp nhau tại bến xe đò Rạch Giá.

Đến Rạch Giá vào chiều tối. Tôi lén đến cầu tàu để xem tình hình mấy chiếc ghe Yabota thuộc duyên đoàn. Chỉ còn ba xác ghe không. Máy móc, súng ống, thức ăn đã bị ăn cắp mất hết. Tìm được anh thủy thủ Tân là dân địa phương Rạch Giá cho biết nhóm Duyên Đoàn 42 mạnh ai tản hàng. Tân gợi ý là anh có người quen có tàu đánh cá chịu chở ra biển tối nay. Phải trả tiền hoặc vàng. Tôi bàn với nhóm bạn từ Sàigòn xuống chung với tôi. Tất cả gom nào dây chuyền, nhẫn vàng, hột xoàn và vét bao nhiêu tiền đem ra hết. Tất cả khoảng năm cây vàng. Chủ ghe đồng ý.

Tối nay tôi lãnh trách nhiệm xem xét tình trạng chiếc ghe đang đậu bãi phía sau sân vận động Rạch Giá. Nếu tất cả như ý muốn, tôi và các bạn tôi trả tiền cho chủ ghe và lên ghe ra biển vào ba giờ sáng lúc nước thủy triều lên cao. Đài BBC cho biết Hạm đội 7 Mỹ vần còn lảng vảng vùng biển miền nam để rước đân tị nạn. Niềm hy vọng được tư do lên cao hơn. Trong khi ngồi trong quán ăn chờ đợi, các bạn tôi nghe nhiều vu. vượt biên tại vùng Rạch Giá. Đa số bị bể. Có người bị bắn chết, có người bị bắt, có người bị bịp mất tiền của mất cả tính mạng và tự do. Càng nghe chuyện, niềm tự do hy vọng càng xuống dần.

Đã nhất quyết, vào mười giờ tối, tôi lận cây súng Colt 45 trong bụng và đem theo một số tiền đặt cọt đi đến điểm hẹn. Sau khi qua khu sân vận động, đi vào đường hẻm tối, tôi gặp được chủ tàu đang đứng chờ. Tôi hỏi ghe vượt biên đâu. Chủ tàu chỉ về phía xa xa trên bãi nước cạn có chiếc ghe nhỏ đeo chiếc đèn dầu đậu. Tôi đòi ra ghe để xem sao. Chủ ghe lấp lúng cho hay là bây giờ không tiện và hứa vào sáng sớm trước khi đi thì coi luôn thể. Chủ ghe còn bảo tôi đặt tiền cộc trước. Tôi hơi nghi tự hỏi có phải thật là ghe của hắn không. Hay là một cái bẩy chờ những con các tươi nầy vào tròng. Tôi mới bảo tên chủ ghe là tôi sẽ trở lại hỏi ý kiếm của anh em trong nhóm. Thấy không xong hắn bảo tôi đứng đây chờ hắn trở lại.

Hắn vừa đi là tôi vội rời khỏi chỗ ngay. Sợ hắn dẫn bộ đội chận đường đi, tôi chọn con đường khác đi về chợ. Đi một lúc sau, nghe tiếng tên chủ ghe và một nhóm du kích chạy trên đường cũ. Có lẽ bọn chúng đang đi tìm tôi. Tôi vội núp vào đường hẻm tối chờ chúng đi qua thật xa.

Cuối cùng tôi trở lại bến xe đò nơi điểm hẹn của nhóm bạn định vượt biên. Tôi kể lại chuyện không may mắn nầy. Ai nấy đều lo lắng cho sự an ninh của mình. Tất cả đồng ý tản ra tìm chỗ ngủ quanh bến xe. Chờ sáng sớm leo xe đò trở về Sàigòn để binh đường khác. Tư đó tôi không gặp mặt lại họ.

Trở về Sàigòn, lòng buồn vô hạn cứ tưởng rằng các bạn OC thân đã đi tản hết cả rồi. Không ngờ gặp lại Thắng đầu bò đang bị bắn gẫy chân nằm dưỡng thương tại nhà. Được biết OC Thắng đầu bò và OC Hùng khờ cùng khóa 6 đang lái tàu di tản từ căn cứ Hải Quân Cát Lái. Thắng đầu bò và Hùng khờ ra lịnh bắn chìm chiếc ghe trên đó có một toán Cộng quân trên đường tiếp thu căn cứ Cát Lái. Thình lình tàu của Hùng và Thắng trúng một viên đại bát từ chiếc T54 của Cộng Sản bờ bên kia bắn qua. Thắng đầu bò la lên:

-Chết mẹ rồi. Lái nhanh vào bờ. Xe tăng tụi nó bắn trúng tàu mình. Tao bị thương rồi Hùng ơi.

Không nghe Hùng trả lời, Thắng bị trúng mạnh đạn ở chân không đi được nên bò gần hầm tàu kiếm Hùng khờ. Không ngờ Hùng tử trận ngay tại chỗ dưới hàm tàu vì mảnh đạn vô nghiệt bắn từ chiếc xe tăng T54. Một anh hùng ngã gục vì tử chiến đến giọt máu cuối cùng trong hoàn cảnh hỗn loạn nầy. Vào lại bờ, nhóm thủy thủ vội chở Thắng vào bệnh viện Hải Quân gần bộ Tư Lệnh để cứu thương.

Đang nằm trên giường bệnh chờ bác sĩ và y tá Hải Quân đến chửa bệnh, Thắng thấy một nhóm dân hỗn loạn vào ăn cắp dụng cụ giải phẫu thuốc men thuộc bệnh viện.. Thêm vào vì sợ bộ đội vào tiếp thu bệnh viện sẽ tiếp thu bệnh nhân luôn, tất cả bệnh nhân đi được đã trốn cả. Chỉ có Thắng là không đi trốn được vì xương chân bị bắn gẫy.

Đê trốn đi, Thắng liên lạc được với ông anh của Thắng làm bác sĩ cho bịnh viện quân đội thời VNCH đến chở. Ông anh của Thắng đem chiếc xe Toyota wagon vào đậu gần cửa phòng bệnh. Anh và các bạn đặt Thắng trên băng ca và hối hả khiêng Thắng ra xe trước khi bệnh viên Hải Quân bị tịch thu. Thắng được ông anh bác sĩ chửa thương tại nhà.

Trong sự mất mát lớn lao cùng sự hy vọng bay thành mây khói, tôi rất mừng gặp lại Thắng đầu bò. Mừng thêm khi biết tin một số bạn OC may mắn đã an toàn thoát khỏi Việt Nam. Chân bị băng bột, Thắng nằm dưỡng bệnh trên lầu bốn tại nhà khu vườn cao su Phú Thọ Hòa. Sau khi nghe chuyện, tôi thấy mình không còn cô độc nữa và còn may mắn hơn OC Thắng và cố OC Hùng khờ nhiều.

Không di tản được, các sĩ quan VNCH, các anh em OC, Thắng và tôi bị đi cải tạo “mười ngày” sau nầy trở thành hơn “mười năm”. Mười ngày của Cộng Sản lâu và khổ cực như mười ngày trong địa ngục.

Gần bờ hồ nơi hoa anh đào trộ nở có tòa nhà Bạch Ốc, tòa nhà Quốc Hội, tòa Ngũ Giác Đài, và những cơ quan đầu não của nước Mỹ. Khoảng hơn ba chục năm về trước, tại nơi đây đã có bao nhiêu cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam, bao nhiêu cuộc tranh luận sôi nổi và đã đưa ra những quyết định quan trọng về số mệnh mỏng mảnh của nước Việt Nam Cộng Hòa. Số mệnh này không khác gì số mệnh mỏng mảnh của đóa hoa anh đào. Một cơn mưa gió phũ phàng xảy ra tối qua đã làm rụng những cánh hoa tươi đẹp ngày nào. Còn lại là những cành cây anh đào trơ trọi mong chờ hoa trở lại vào mùa xuân tới.

Nguyễn Hồng Quang (https://nhanammedia.net)

Nguồn: http://hqvnch.com/BLOG/2019/10/15/dong-song-cu/

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.