Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa
Thursday 7 April 2022
Tháng Tư và chuyện hai ông Đại Tướng
Thursday, April 07, 2022
No comments
Đại Tướng thứ nhì: Dương Văn Minh
Ông
Đại Tướng thứ nhất: Không có tên trong quân bạ của Quân Lực Việt Nam
Cộng Hòa, không có họ, không chữ lót. Có mỗi tên Tôn mà thôi. Khi bọn
người rừng, đầu đội nón cối, chân dép râu, ôm súng AK chạy vào thủ đô
Sài Gòn, để tạo thành ngày 30 tháng Tư đen, Đại Tướng Tôn, mới 12 tuổi
trở thành người tù trẻ nhất, của thời ấy. Đại Tướng Tôn, con của một Đại
Úy QLVNCH, bị cải tạo, Tôn nhớ cha, oán Cộng Sản, viết hai câu khẩu
hiệu: Đả đảo Cộng Sản – đả đảo Hồ Chí Minh, đem dán trước cổng trường Lý
Thường Kiệt, Tân Bình – Sài Gòn, tất nhiên bị CS bắt.
<!>
Cán bộ hỏi cung:
- Tôn làm gì?
- Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH, Tôn trả lời.
- Ai xúi dục?
- Đã là Đại Tướng, tự mình chủ trương, còn ai dám xúi dục.
- Đồng bọn có bao nhiêu người?
- Đã bắt được tướng, còn hỏi quân làm gì !?
Bọn CS tức tối, đánh đập chán chê, quay ra dụ dỗ đủ điều, nhưng trước sau Tôn cũng chỉ trả lời như vậy.
Ông
Đại Tướng trên đây, không phải là sản phẩm tưởng tượng, mà nhân vật có
thật trong đời thường, xuất hiện trong tác phẩm Trại Kiên Giam, của tác
giả Nguyễn Chí Thiệp, nguyên Phó Tỉnh Trưởng, tỉnh Quảng Nam.
Ông
Nguyễn Chí Thiệp là người chơn chất, ông viết sách kể chuyện tù, như
người nông dân xứ Quảng, kể chuyện làm mùa. Nếu còn chưa tin, cần nhớ
lại cơn biến loạn kinh khủng ngày ấy, tưởng như trời sụp, ai cũng sợ
thất thần, từ Cao Nguyên, từ miền Trung và mọi miền đổ dồn vào Sài Gòn,
cho đến lúc cùng đường. Tại trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu, chững chạc
kêu gọi CS đợi cho anh em làm lễ hạ quốc kỳ, trước khi họ tiến chiếm, lễ
hạ quốc kỳ đã diễn ra như ý muốn, hình ảnh kiêu hùng ấy còn tồn tại đến
hôm nay và mãi mãi.
Không có
hình ảnh, chỉ có 11 dòng cuối trang 224, trong tác phẩm Trại Kiên Giam,
của tác giả Nguyễn Chí Thiệp, người đọc có thể tưởng tượng Đại Tướng Tôn
nói năng rạch ròi đĩnh đạc, hẳn thân thể cũng rắn chắc, với khuôn mặt
khôi ngô, tuấn tú.
Là Hạ Sĩ Nhất
QLVNCH, nếu có diễm phúc một lần được gặp ông Tôn, tôi sẽ chào ông đúng
quân cách, với tất cả lòng trọng kính, như một quân nhân với một Đại
Tướng thực thụ.
Đại Tướng thứ nhì: Dương Văn Minh
“Tổng thống” Dương Văn Minh trên đường tới đài phát thanh ban lệnh buông súng, sáng 30/4/75
Dương
Văn Minh, có bộ mặt phì nộn, không biết thế lực nào xô đẩy, ông ta đứng
ra làm quốc truởng, trong ba ngày cuối cùng của miền Nam Việt Nam, ông
không có chủ trương nào đáng giá một xu, ông hoàn toàn nương tựa vào
Thích Trí Quang, để T T Q, làm cầu nối với mặt trận bù nhìn “Giải Phóng
Miền Nam” tạo ra chính phủ ba thành phần! Dương Văn Minh có niềm tin vào
CS tới độ khôi hài, trong ba ngày DVM luôn luôn nóng ruột, đi tới đi
lui, bồn chồn chờ những cú phone hứa hẹn của “thầy”.
Theo lời cán bộ CS Hồ Văn Quang, thẩm vấn Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, trong trại tù Hà Tây, nói về DVM như sau:
…
“Thực sự hôm nay ở trong tù, tôi nghĩ lại mà thấy thương cho Minh cồ,
thích làm Tổng Thống mà khả năng qúa hạn chế, do đó bị Thích Trí Quang
điều khiển đủ mọi chuyện…
Ngày
lịch sử trong đời làm chính trị của Minh cồ, không phải là ngày nhậm
chức TT mà chính là ngày 29.4.1975. Vì ngày này từ 8 giờ sáng đến 12 giờ
khuya Minh cồ và tôi (Nguyễn Hữu Có) phải đến HOÀNG CUNG ẤN QUANG 5 lần
và lần nào cũng với nội dung là “thầy” hứa hẹn một cách chắn chắn,
không sai lệch là sắp xong. Bên kia chậm lắm tối 29.4.75 hay sáng
30.4.1975 sẽ bàn thảo việc thành lập chính phủ liên hiệp.
Sở
dĩ đêm 29.4.75 có chuyện tôi đi đến Ấn Quang cũng là vì lời hứa miệng
của TTQ này. Lúc 2 giờ sáng, chúng tôi phải rời Ấn Quang, trở về Dinh
Độc Lập chờ ý “thầy,” mệt mỏi thật. Minh cồ ngồi nơi bàn TT bên cạnh một
dàn điện thoại, trong đó có một cái đặc biệt nhất, dễ nhận ra là cái
dành riêng cho “thầy”. Đường dây dành cho “thầy” không phải ưu tiên một,
mà ưu tiên “super”, có thể nói với Minh cồ nó là “Over Super”.
Chúng
tôi mỗi người một chỗ ngồi nghỉ, hoặc ngả lưng trên sofa, chờ tin tức
phía bên kia họp bàn. Rõ ràng lời “thầy” vừa mới nói: “Tổng Thống cũng
như quý ngài đây yên chí, tôi đã cho người liên lạc được với mặt trận
giải phóng miền Nam và họ đã gặp riêng tôi nói chắc rằng đã lập xong
phái đoàn, đang trên đường đến đây. Vì bí mật nên không cho biết giờ
tiếp đón. Quý ngài cứ yên tâm về nghỉ và khi họ đến tôi điện thoại ngay”
Ra
về, tôi thấy nét mặt của Minh cồ còn hy vọng nhiều., ông Vũ Văn Mẫu
thinh thinh ít nói, Lý Chánh Trung đến giờ phút ấy vẫn hớn hở. Riêng tôi
thấy tình hình ồn ào lộn xộn tại nội thành Sài Gòn, đã đến lúc phải nổ
tung không thể tránh khỏi…
4 giờ
30 phút sáng 30.4.75 Minh cồ sốt ruột không thể chờ thêm được nữa, phải
nhắc điện thoại lên xin gặp “thầy”, trong khi tiếng đì đùng của loại
súng AK nghe càng rõ mồn một, Minh cồ càng quýnh hơn:
-
Thưa thầy, tôi TT DVM, muốn biết ý kiến thầy. Sao chờ đến giờ này không
thấy gì hết? Anh em chúng tôi đang có mặt hết tại đây. Tình hình hiện
tại qúa lộn xộn. Xin thầy quyết định thế nào chớ tôi thấy hoàn toàn bí
lối, có lẽ nguy khốn hơn, chớ không thể nói gì với bên kia được…
Tiếng Thích Trí Quang rè rè trong điện thoại:
-
Thưa TT, cũng như TT là tôi vẫn chờ đến giờ này (không biết đây là lời
nói thật hay nói dối của ổng) và theo tôi nghĩ với tình thế hiện tại,
trong sứ mạng của tôi, người đứng trung gian bắc nhịp cầu của thế cờ
chính trị, có thể nói là chấm dứt. Với trọng trách là Tổng Thống, hơn
nữa là một Đại Tướng, tôi nghĩ công việc phải nhờ vào tài quân sự của
Đại Tướng. Chứ giải pháp chính trị của tôi coi như chấm dứt, và từ giờ
phút này nếu có chuyện gì xảy đến thì mọi trách nhiệm đều do Tổng Thống,
à quên Đại Tướng quyết định với giải pháp quân sự, mà trong lãnh vực
này Đại Tướng rất rành giỏi hơn tôi. Xin chào Tổng Thống”.
Minh cồ chỉ trả lời gọn lỏn một câu: “Thầy giết tôi rồi!” và cúp máy. Lúc đó là 5 giờ kém 15 phút sáng 30.4.1975.
Hết trích.
Minh
cồ tin vào TTQ và MTGPMN là chuyện điên rồ, bao năm chinh chiến, không
hiểu gì đối phương, giả sử có một chính phủ 3 thành phần, thử hỏi tồn
tại đước mấy ngày! DVM kêu gọi buông súng đầu hàng, hay không thì vẫn có
ngày 30.4.1975. Nhưng thân làm Đại Tướng, làm Tổng Thống thiết nghĩ nên
tránh mặt, bỏ về nhà ngồi chờ VC đến nhà bắt, chắc cũng còn một chút để
thiên hạ nể nang, hơn là ngồi chờ… bàn giao, để cuối cùng nghe thằng bộ
đội ranh thét mắng:
“Không có chuyện bàn giao, cũng không có ai là Tổng Thống ở đây cả, vì chúng tôi đã chiến thắng”.
Trước
đó ít phút “Dương Văn Minh cùng đồng bọn bị bộ đội chĩa súng vào mặt,
và phải tuân lệnh dơ hai tay lên đầu hàng” đó là những chuyện kể đó đây,
không đồng nhất vào giờ cuối cùng tại Dinh Độc Lập.
Dương
Văn Minh, có bằng “tú tài Tây” Đại Tướng thực thụ, thời điểm 30.4.75
ông Minh 59 tuổi. Nhưng tài năng và đảm lược, kém xa một cậu bé mới 12
tuổi.
Tác giả : Ông Bút
Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!
.
.
0 comments:
Post a Comment