Huyền Thoại “Người Đẹp” Trong Tim Cả Triệu Người Lính VNCH!
Tiếc Thương Giọng Nói ngọt ngào “Em Gái
Hậu Phương” Dạ Lan 2 (Hồng Phương Lan) Xướng Ngôn Viên của Đài Phát
Thanh Quân Đội VNCH, vừa mới ngừng tiếng nói!
Chút Quen Biết:
Tôi hân hạnh được biết Chị Phương Lan,
(giọng nói Dạ Lan trên đài) khi tôi vừa mới lớn, khoảng năm đệ ngũ, đệ
tam. Vì nhà tôi là hàng xóm, bên cạnh nhà Thiếu tá Cường, Tiểu đoàn 5
Chiến Tranh Chính Trị. Tôi chơi với Vượng, Hiển, là 2 con trai của TT.
Chiều nào thu thanh từ đài Phát Thanh Quân Đội về, cả đoàn nghệ sĩ,
thường ghé nhà TT Cường, nghỉ ngơi, vui chơi, ăn nhậu, ca hát.
Dù mới lớn, tối nào tôi cũng đón nghe
chương trình phát thanh Dạ Lan. Ôi những lời tâm tình tha thiết, gởi
những người trai đang ngoài trận chiến, mịt mù khói lửa. Những đoản văn
mơ mộng giới thiệu những nhạc phẩm “tình ca thời chinh chiến”, kèm theo
lời tặng đến các chiến sĩ đủ mọi Quân Binh Chủng, rất nồng ấm yêu
thương. Chỉ một lần nghe, là nhớ mãi!
Được dịp gặp phía ngoài, tôi hơi chút
ngạc nhiên, vì Chị trông không giống như những bức chân dung, mà đã phát
cho các Anh Chiến Sĩ. Giọng nói phía ngoài, không ngọt ngào bằng, như
khi nghe qua làn sóng phát thanh.
Khi tôi vào quân ngũ, cho đến ngày mất
nước thì chưa một lần tôi nghe lại chương trình Dạ Lan cả. Trước nhất
tôi không có Radio, thứ hai, trai tráng còn nhiều mục chơi khác sôi nổi
hơn nhiều, hơn là ngồi trước cái Radio, thả hồn theo mây gió!
Hôm nay, nghe Chị qua đời, lòng thấy bồi
hồi thương tiếc quá, biết Chị trên đất Mỹ này đã lâu, sao tôi đã không
kiếm cách liên lạc, hỏi thăm.
Bản tính con người là thế, cứ để đến khi mất, mới thấy tiếc nuối.
Huyền Thoại 2 Dạ Lan, 1 Tiếng nói!
Nhiều người không biết, có 2 Dạ Lan, cùng một “Tiếng nói của những em gái hậu phương!”
Đầu thập niên 1960, ở miền Nam Việt Nam
chưa có vô tuyến truyền hình, phải đến năm 1966, mới thành lập đài
truyền hình ở Saigon. Thời điểm này, người ta chủ yếu đón chờ thông tin
từ 2 đài phát thanh chính, đó là Đài Tiếng Nói Việt Nam và Đài Phát
Thanh Quân Đội. Thường là sau bữa cơm chiều, rất nhiều người “ghiền”,
nhất là các anh chiến sĩ xa xôi, canh mở Radio, để nghe Dạ Lan “Em gái
hậu phương” tâm tình và giới thiệu những bài nhạc mới.
Dạ Lan 1
Dạ Lan là chương trình của Đài Phát
Thanh Quân Đội thời kỳ 1964 đến1975. Nhằm an ủi và nâng cao tinh thần
binh sĩ, trong đó lấy âm nhạc làm phương tiện chính. Chương trình bắt
đầu được phát sóng năm 1964 và xướng ngôn viên là cô gái xưng tên là Dạ
Lan. Chương trình phát thanh này được phát mỗi đêm trên làn sóng dành
riêng cho quân đội, có công suất rất mạnh, có thể nghe từ Bến Hải, đến
Cà Mau, nghĩa là khắp dải đất miền Nam.
Trong hồi ký của nhà văn Văn Quang, kể về quá trình hình thành chương trình Dạ Lan như sau:
“Vào khoảng đầu thập niên 1960, Đại tá
Trần Ngọc Huyến là người có sáng kiến tạo ra Chương trình Dạ Lan trên
Đài Phát Thanh Quân Đội. Ngay sau khi ra mắt, chương trình này được hầu
hết quân nhân yêu thích. Dần dần trở thành chương trình được mến mộ nhất
của đài.
Nhưng hơn một năm sau, vì lý do riêng,
nữ xướng ngôn viên Xuân Lan xin nghỉ việc, dọn về Đà Lạt. Đài Phát thanh
Quân Đội bèn chọn một nữ xướng ngôn viên khác, có giọng nói y hệt Xuân
Lan, khiến thính giả không thể phân biệt được, đâu là người mới đâu là
người cũ. (Đài cũng cố tình cho người nghe hiểu lầm như thế, nên đã
không có một lời đính chính.) Người tiếp tục chương trình Dạ Lan, cũng
do một sự tình cờ, lại vẫn có tên thật là Lan, Hồng Phương Lan.
Dạ Lan 2
Hai tiếng Dạ Lan có thể hiểu đó là một
loại “hương thơm quyến rũ về đêm.” Cũng có một sự trùng hợp, tên 2 nữ
xướng ngôn viên cùng có tên là Lan. Xuân Lan hay Phương Lan, nên có thể
hiểu là một tên chung và cũng là tên riêng.
Chị Phương Lan làm việc tại Đài phát
thanh Quân Đội cho đến phút cuối của Sài Gòn năm 1975. Như thế, thời
gian Chị làm xướng ngôn viên Chương trình Dạ Lan khoảng 6 đến 7 năm.
Chương trình Dạ Lan được phát thanh từ 7 giờ đến 9 giờ tối mỗi ngày, bắt đầu bằng lời giới thiệu ngọt ngào:
“Đây là chương trình Dạ Lan, tiếng nói của những người em gái hậu phương, gửi những anh trai tiền tuyến”.
Xướng ngôn viên của chương trình, là
giọng nói một cô gái Bắc ngọt ngào. Ngoài những thông tin thời sự, phần
hấp dẫn nhất của chương trình, là phần nhạc và phần thư tín.
Nhưng đối với những “anh trai tiền
tuyến”, họ chỉ cần nghe được giọng Dạ Lan hàng đêm, nên cô xướng ngôn
viên nghiễm nhiên là “linh hồn” của chương trình. Là đại diện của những
người em gái hậu phương, hàng đêm nhỏ to tâm tình cùng các anh lính khắp
miền đất nước. Trở thành “Người Tình Trong Mộng” của biết bao nhiêu
chàng trai thế hệ.
Chương trình không ngờ thành công vượt
bậc. Thư từ các chiến sĩ, nhất là từ các vùng đất xa. Thể theo lời yêu
cầu, nên Cô Hoàng Xuân Lan được cho phép đi chụp hình in thành (carte
postale) ảnh để trong bóp, để gửi tặng anh em chiến sĩ ngưỡng mộ. Bức
ảnh được in trên bìa báo Xuân Chiến Sĩ Cộng Hòa năm 1965, do nhà nhiếp
ảnh nổi tiếng Nguyễn Kỳ ở Saigon chụp vào thập niên 60.
Một số hình chụp cô Xuân Lan, “em gái
hậu phương Dạ Lan” cũng được ấn hành, để gởi tặng đến các chiến sĩ tiền
đồn. Nhiều anh còn phóng lớn treo ngoài vọng gác!
Tuy vậy nhân vật số 2 “em gái hậu phương
Dạ Lan” thì chưa bao giờ xuất hiện trên truyền hình, báo chí hay sinh
hoạt văn nghệ ngoài đời. Mà chỉ duy nhất qua làn sóng điện, vì ngoài đời
nhan sắc cô không có gì gọi là “nghiêng nước, nghiêng thành” gì cả.
Nhưng Cô cũng nhận được không ít thư từ
tỏ tình với cô, của các “anh trai tiền tuyến” Nhiều anh tiền tuyến đi
phép về Sài Gòn, có tìm đến Đài phát thanh Quân Đội, nhưng không bao giờ
gặp được Dạ Lan bằng xương bằng thịt.
Dạ Lan 2, Không Phải Là Người Bắc, Mà Là Người Trung, Muôn đời vẫn là … “Người Tình Không Chân Dung!”
Thực ra Hồng Phương Lan (Dạ Lan 2) là
người Huế, nhưng lạ, là lại có giọng Bắc chính hiệu. Cô làm ở đài phát
thanh quân đội từ những năm 1957 đến 58, trước cả Xuân Lan. Không ai
biết mặt và biết tên Dạ Lan cả. Nên tên Dạ Lan có thể là bất cứ người
nào. Vì vậy Dạ Lan được xem là người đẹp “huyền thoại”, ai muốn tưởng
tượng Dạ Lan là ai, như thế nào cũng được.
Sau 75, thương nhớ đến chương trình Dạ
Lan, nhiều người lại thắc mắc về xuất thân của Dạ Lan và số phận của 2
cô ra sao. Nhờ đó, các thính giả sau này mới biết được có 2 cô Lan, và
sau đó, người ta đã liên lạc được với cả 2 cô.
Qua sự thăm hỏi của nhiều người, cuối
cùng người ta được biết, cô Hoàng Xuân Lan (Dạ Lan 1) hiện đang sống ở
Saigon và cô Hồng Phương Lan (Dạ Lan 2) đang định cư tại S.Carolina, và
cho đến giờ này, lạ là trong thư từ và cả email giao thiệp cả hai cô,
đều ký tên mình là Dạ Lan.
Kết
Dù 2 cô là ai, không quan trọng, nhưng
giọng nói êm ái đầy tình thương tình mến Dạ Lan, vẫn sống mãi trong tim,
hàng triệu những người Trai, một thời khoác bộ Quân Phục, cầm súng gìn
giữ Quê Hương Miền Nam tự do, no ấm trên 20 năm. Dù cuộc chiến đã qua
gần nửa thế Kỷ, giọng nói “cô em gái hậu phương” ngọt ngào có tên Dạ Lan
vẫn thổn thức mãi trong tim những người Lính VNCH!
Kiếp người, rồi cuối cùng, cũng phải chia tay! “Những người muôn năm cũ, hồn…ở đâu bây giờ!”
(LVHải tổng hợp, như một nén hương, dâng người đã khuất!)
Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!
.
.
Pray for Ukraine
God bless Ukraine! You can destroy the whole country but you can never destroy their courage bravery.
Cùng hướng về Ukraine nơi người dân đang gặp đại nạn
0 comments:
Post a Comment