Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Sunday 27 March 2022

Khi nào NATO phải tuyên chiến với Nga?

 

Giới chức cao cấp NATO trong phiên họp ngày 24 Tháng Ba tại Brussels, Bỉ (ảnh: Thierry Monasse/Getty Images)

Tướng Nga Sergei Rudskoy tuyên bố trong một cuộc họp báo ngày 25 Tháng Ba rằng Nga đã kết thúc “giai đoạn một” của “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine để chuyển qua giai đoạn hai (cũng là mục tiêu chính): Giải phóng hoàn toàn vùng Donbas có hai nước cộng hòa tự xưng được Nga công nhận độc lập. Dù vậy, phương Tây vẫn phải đề phòng, vì lời nói của Putin thường không đi đôi với việc làm.

Chẳng thế mà Tổng thống Joe Biden đã nói với binh lính Mỹ đang làm nhiệm vụ tại gần biên giới Ba Lan-Ukraine vào ngày 25 Tháng Ba là “hậu quả của cuộc tranh chấp có thể lan rộng khắp thế giới”. Vì vậy, nếu có một máy bay không người lái của Nga cố tình bay vào lãnh thổ một quốc gia NATO, hoặc một tên lửa được xác định cố ý bắn vào, liên minh vẫn phải quyết định cách ứng phó thích đáng vì lúc đó chiến tranh đã đi vào bên trong biên giới của khối.

Những hành động thăm dò

Tuần trước, một máy bay không người lái đã bay hơn 350 km ra ngoài biên giới phía Tây Ukraine trước khi rơi ở Croatia, một quốc gia thành viên NATO. Các quan chức Croatia cho biết, máy bay không người lái mang bom và vẫn chưa rõ nó thuộc về lực lượng Ukraine hay Nga. Sau đó, một máy bay không người lái khác xâm nhập không phận Romania, phía Nam Ukraine. Tuần trước, quân đội Ukraine cho biết đã bắn hạ một máy bay không người lái của Nga khi nó đang quay trở lại Ukraine từ không phận Ba Lan!

Bộ ba sự cố máy bay không người lái này đã làm gia tăng lo ngại rằng cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine có thể tràn sang các nước NATO, ngay cả khi vô tình, buộc liên minh phải quyết định cách ứng phó theo đúng “bộ nguyên tắc phản ứng” của minh ước quân sự. Các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết đa số máy bay không người lái xâm nhập lãnh thổ NATO là không cố ý. Cuối tuần trước, Nga đã đưa cuộc chiến tới gần ngưỡng cửa NATO bằng các cuộc tấn công dùng tên lửa dẫn đường gần thành phố Lviv ở miền Tây Ukraine, nhằm vào một cơ sở huấn luyện quân sự chỉ cách biên giới Ba Lan có 10 dặm. Cuộc tấn công đó diễn ra một ngày sau khi giới chức Nga đe dọa các đoàn xe đang cung cấp vũ khí cho Ukraine từ phương Tây.

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda và Tổng thống Joe Biden; Warsaw, Ba Lan, ngày 2q6 Tháng Ba 2022 (ảnh: Omar Marques/Getty Images)

Quân đội Mỹ có các công cụ giám sát và cảm biến để giúp giảm thiểu khả năng leo thang không đáng có, trong đó có khả năng thu nhận phát xạ radar và dấu hiệu hồng ngoại của các tên lửa phóng lên từ Nga hoặc Belarus. Sau đó sẽ phân tích quỹ đạo dự kiến ​​và cố gắng theo dõi vật thể để khi nó chuyển hướng, có thể biết đây là cố ý hay ngẫu nhiên. Theo các quan chức NATO, trong khi Mỹ và NATO đã ngừng các chuyến bay giám sát bằng máy bay không người lái bên trong Ukraine, quân đội Mỹ vẫn dùng máy bay không người lái và máy bay U-2 giám sát dọc biên giới NATO. Ngoài ra còn vệ tinh trên không. NATO cũng thường xuyên bay máy bay của Hệ thống Kiểm soát và Cảnh báo Đường không (Airborne Warning and Control System -AWACS) gần Ukraine. Hệ thống phòng không Patriot cũng đã được triển khai tới Ba Lan để ứng phó kịp thời với các tên lửa xâm nhập không phận NATO.

Ba Lan đang gồng mình với làn sóng người tỵ nạn từ Ukraine (ảnh: Mykola Tys/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)

Kịch bản khiêu khích của Nga

Căng thẳng về viễn cảnh máy bay không người lái hoặc bom của Nga đi vào lãnh thổ NATO được đặt ra khi chính quyền Biden xem xét thận trọng kế hoạch giúp Ukraine chống lại quân Nga. Mỹ và NATO đã chuyển cho Ukraine hàng trăm triệu đôla hỗ trợ an ninh, gồm cả tên lửa phòng không và chống tăng; nhưng sợ đẩy cuộc chiến ra ngoài tầm kiểm soát, lấy lý do tránh leo thang đối đầu giữa Nga-NATO, Biden vẫn phản đối yêu cầu giao máy bay chiến đấu Mig-29 của Ba Lan cho Ukraine thông qua một căn cứ không quân ở Đức. Các quan chức Mỹ và NATO cũng nói rõ họ không có kế hoạch triển khai bất kỳ quân đội dạng nào tới Ukraine.

Nhưng tất nhiên là có những nguy cơ tiềm tàng, và đó là lý do NATO đã thảo luận và quyết định di chuyển các hệ thống phòng thủ xa hơn về phía Đông, tức giáp Ukraine. Những quốc gia NATO giáp giới Ukraine cũng được tăng cường các biện pháp phòng thủ khác. Khi Nga đã sẵn sàng sử dụng các khí tài quân sự ngay giữa châu Âu, cụ thể là tại Ukraine và Belarus để đạt được các mục tiêu chính trị, thì NATO không thể không bàn đến việc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa và không quân tích hợp để bảo vệ các quốc gia thành viên.

Dàn hỏa tiễn MIM-104 Patriot của Mỹ tại Ba Lan luôn trong tình trạng sẵn sàng tác chiến (ảnh: Omar Marques/Getty Images)

Jeff Edmonds, nhà phân tích cấp cao tại Trung tâm An ninh Mỹ mới (Center for a New American Security) và là Cựu giám đốc Nga vụ thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, giải thích: “Rủi ro đối với lãnh thổ NATO chỉ tăng lên khi các lực lượng Nga tiến xa hơn về phía Tây và bắt đầu ngăn chặn hoạt động chuyển giao vũ khí Mỹ và NATO cung cấp cho Ukraine. Khi tiến thành công về phía Tây, điều động người và khí tài thoải mái hơn, Nga mới bắt đầu nghĩ đến việc khiêu khích qua biên giới NATO. Một kịch bản là Nga tấn công trước mà không cần xác định mục tiêu là quốc gia NATO nào để thăm dò phản ứng của NATO và ‘thực chất’ của cam kết không muốn một cuộc chiến toàn diện với Nga”.

Lực lượng NATO có thể đến Ukraine dưới lớp áo “gìn giữ hòa bình” không? Các quan chức quân sự NATO khẳng định đây là nhiệm vụ bất khả thi và không có trong kế hoạch của NATO. “Chúng tôi đang quan sát hai quốc gia vừa có chiến tranh vừa thương lượng. Nếu họ đồng ý về một giải pháp hòa bình đáng tin cậy và khả thi thì không nhất thiết phải có sứ mệnh gìn giữ hòa bình – một quan chức NATO nói – Còn nếu nghĩ đến một phiên bản khác của ‘gìn giữ hòa bình’’ khi xung đột đang ở cao trào thì đó không phải là giữ gìn mà là ‘thực thi hòa bình’, gồm cả ‘bảo vệ’, bắn giết và tiêu diệt một bên. Làm thế chẳng khác gì NATO chính thức tuyên bố chiến tranh với Nga.

 https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/khi-nao-nato-phai-tuyen-chien-voi-nga/

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.