Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Sunday 16 January 2022

Phong-tục Tết Việt-Nam

 



Phong-tục Tết Việt-Nam

Từ bài "Tết Tây - Tết Ta" (2015), bài này đã được viết lại ngắn gọn hơn và được dịch ra tiếng Anh và tiếng Pháp để các bậc phụ-huynh có thể chuyển đến cho con cháu mình đọc hoặc dùng để cắt-nghĩa cho con cháu mình về phong-tục Tết người Việt chúng ta, song song với những phong-tục Halloween, Thanksgiving (lễ tạ ơn), Epiphanie, Easter (Phục sinh), ... Để người Mỹ / Pháp, ... gốc Việt con cháu chúng ta còn biết mình là gốc Việt.




Tết là gì ?
Tết là ngày lễ mừng năm mới.
Mỗi năm, người Á Đông (Trung Hoa, Đài Loan, Triều-Tiên / Đại Hàn và Việt-Nam) chúng ta được ăn Tết hai lần: Tết dương-lịch (hay Tết Tây) là New Year / Nouvel An và Tết âm-lịch hay Tết nguyên-đán (còn gọi là Tết ta).

Tại sao có 2 cái Tết ?
Ngày Tết Tây phương được tính theo dương lịch (do Giáo-Hoàng Gregorio XIII lập nên). Ngày, tháng, năm được tính theo vị tri của quả đất quay chung quanh mặt trời (do đó gọi là dương lịch).
Ngày Tết ta thì được tính theo âm lịch, (đúng ra là âm-dương lịch) nghĩa là tháng được tính theo mặt trăng quay chung quanh quả đất nhưng năm thì lại tính theo mặt trời để trùng khớp với mùa màng.

Như vậy Tết là ngày nào ?Sự khác biệt giữa âm lịch và âm-dương lịch khiến cho ngày Tết ta muộn hơn Tết tây và thường rơi vào giữa ngày 21 tháng 1 (dương lịch) và ngày 19 tháng 2 (dương lịch). Nếu Google « Tet 2017» thì ta sẽ biết 2017 là năm Đinh Dậu và biết ngày Tết sẽ là thứ bảy 28 tháng giêng.
Gọi là “ngày Tết”, nhưng bên Trung Hoa và Việt-Nam, mọi người được nghỉ 7 ngày.

Người Việt ăn Tết như thế nào?
Ý nghĩa của Tết là “Làm lại tốt đẹp hơn năm qua”. Cho nên những nghi-thức đón mừng năm mới là:
1. Ăn mừng, vui chơi:
Trang hoàng :
Người ta đi chợ Tết (và chợ hoa) để mua sắm sửa soạn Tết.
Hoa Tết thì không thể thiếu hoa đào (để xua đuổi ma quỷ, theo sự tích hai vị thần ở núi Sóc Sơn) và hoa mai (màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang, cho sự phát triển nòi giống). 
 
 Hoa đào                                              Hoa mai
Hoa để cúng có thể là vạn thọ, cúc, huệ, ... và hoa để trang trí thì muôn màu sắc như hồng, thuỷ tiên, lan, cẩm chướng, thạch thảo, ...

Ăn uống :
Tết đến, dù nghèo khó đến đâu thì người ta cũng cố vay mượn, xoay xở để có đủ ăn trong ba ngày Tết sao cho "già được bát canh, trẻ có manh áo mới".


Thức ăn mặn thì nhất định phải có những bánh truyền-thống như bánh chưng (vuông), bánh dàybánh tét (tròn và dài) với dưa hành, gắn liền với các sự-tích cổ thời vua Hùng.

Cỗ Tết người Bắc có thể có bóng bì, canh măng, chân giò, miến gà, xôi gấc đỏ, thịt gà, thịt đông với dưa muối, giò lụa, nộm, cơm rượu, ...

Miền Nam thường có thêm nồi thịt kho nước dừa (thịt kho rệu) và nồi khổ qua hầm và nem bì, dưa giá miền Nam, củ kiệu ngâm, ...


Miền Trung có dưa món và món tré, thịt chua và tai heo, ...
Mứt Tết và các loại bánh kẹo khác, hạt dưa đỏ để thờ cúng, sau đó dọn ra để đãi khách.

Thức uống ngày Tết vẫn là rượu: rượu truyền-thống như rượu nếp thơm, nếp nương, nếp cẩm, rượu đế, ... hay những rượu Tây-phương như cognac, whisky, bia, ...
Sau bữa ăn, người ta thường dùng trà xanh.

Chúc Tết : Cứ năm mới tới, mỗi người tăng lên một tuổi, bởi vậy mồng Một Tết là ngày con cháu "chúc thọ" ông bà, bố mẹ và các bậc cao niên. 


Ngược lại, người lớn thường tặng trẻ em tiền bỏ trong một bao giấy đỏ ("hồng bao"), gọi là "lì xì" với những lời chúc mừng ăn no, chóng lớn.


Phong-tục Tết Việt-Nam

Từ bài "Tết Tây - Tết Ta" (2015), bài này đã được viết lại ngắn gọn hơn và được dịch ra tiếng Anh và tiếng Pháp để các bậc phụ-huynh có thể chuyển đến cho con cháu mình đọc hoặc dùng để cắt-nghĩa cho con cháu mình về phong-tục Tết người Việt chúng ta, song song với những phong-tục Halloween, Thanksgiving (lễ tạ ơn), Epiphanie, Easter (Phục sinh), ... Để người Mỹ / Pháp, ... gốc Việt con cháu chúng ta còn biết mình là gốc Việt.




Tết là gì ?
Tết là ngày lễ mừng năm mới.
Mỗi năm, người Á Đông (Trung Hoa, Đài Loan, Triều-Tiên / Đại Hàn và Việt-Nam) chúng ta được ăn Tết hai lần: Tết dương-lịch (hay Tết Tây) là New Year / Nouvel An và Tết âm-lịch hay Tết nguyên-đán (còn gọi là Tết ta).

Tại sao có 2 cái Tết ?
Ngày Tết Tây phương được tính theo dương lịch (do Giáo-Hoàng Gregorio XIII lập nên). Ngày, tháng, năm được tính theo vị tri của quả đất quay chung quanh mặt trời (do đó gọi là dương lịch).
Ngày Tết ta thì được tính theo âm lịch, (đúng ra là âm-dương lịch) nghĩa là tháng được tính theo mặt trăng quay chung quanh quả đất nhưng năm thì lại tính theo mặt trời để trùng khớp với mùa màng.

Như vậy Tết là ngày nào ?Sự khác biệt giữa âm lịch và âm-dương lịch khiến cho ngày Tết ta muộn hơn Tết tây và thường rơi vào giữa ngày 21 tháng 1 (dương lịch) và ngày 19 tháng 2 (dương lịch). Nếu Google « Tet 2017» thì ta sẽ biết 2017 là năm Đinh Dậu và biết ngày Tết sẽ là thứ bảy 28 tháng giêng.
Gọi là “ngày Tết”, nhưng bên Trung Hoa và Việt-Nam, mọi người được nghỉ 7 ngày.

Người Việt ăn Tết như thế nào?
Ý nghĩa của Tết là “Làm lại tốt đẹp hơn năm qua”. Cho nên những nghi-thức đón mừng năm mới là:
1. Ăn mừng, vui chơi:
Trang hoàng :
Người ta đi chợ Tết (và chợ hoa) để mua sắm sửa soạn Tết.
Hoa Tết thì không thể thiếu hoa đào (để xua đuổi ma quỷ, theo sự tích hai vị thần ở núi Sóc Sơn) và hoa mai (màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang, cho sự phát triển nòi giống). 
 
 Hoa đào                                              Hoa mai
Hoa để cúng có thể là vạn thọ, cúc, huệ, ... và hoa để trang trí thì muôn màu sắc như hồng, thuỷ tiên, lan, cẩm chướng, thạch thảo, ...

Ăn uống :
Tết đến, dù nghèo khó đến đâu thì người ta cũng cố vay mượn, xoay xở để có đủ ăn trong ba ngày Tết sao cho "già được bát canh, trẻ có manh áo mới".


Thức ăn mặn thì nhất định phải có những bánh truyền-thống như bánh chưng (vuông), bánh dàybánh tét (tròn và dài) với dưa hành, gắn liền với các sự-tích cổ thời vua Hùng.

Cỗ Tết người Bắc có thể có bóng bì, canh măng, chân giò, miến gà, xôi gấc đỏ, thịt gà, thịt đông với dưa muối, giò lụa, nộm, cơm rượu, ...

Miền Nam thường có thêm nồi thịt kho nước dừa (thịt kho rệu) và nồi khổ qua hầm và nem bì, dưa giá miền Nam, củ kiệu ngâm, ...


Miền Trung có dưa món và món tré, thịt chua và tai heo, ...
Mứt Tết và các loại bánh kẹo khác, hạt dưa đỏ để thờ cúng, sau đó dọn ra để đãi khách.

Thức uống ngày Tết vẫn là rượu: rượu truyền-thống như rượu nếp thơm, nếp nương, nếp cẩm, rượu đế, ... hay những rượu Tây-phương như cognac, whisky, bia, ...
Sau bữa ăn, người ta thường dùng trà xanh.

Chúc Tết : Cứ năm mới tới, mỗi người tăng lên một tuổi, bởi vậy mồng Một Tết là ngày con cháu "chúc thọ" ông bà, bố mẹ và các bậc cao niên. 


Ngược lại, người lớn thường tặng trẻ em tiền bỏ trong một bao giấy đỏ ("hồng bao"), gọi là "lì xì" với những lời chúc mừng ăn no, chóng lớn.



Người lớn thì chúc mừng lẫn nhau trong gia-đình, thầy cô, bạn bè, đồng-nghiệp, hàng-xóm…


2. Bỏ cái cũ, cái xấu
Trả nợ cũ: Đối với nhiều người Việt, cuối năm là dịp trả nợ cũ, xóa bỏ xích mích của năm cũ, để hướng tới năm mới vui vẻ. Ngày đầu năm cũng như ngày đầu tháng, người ta rất kiêng kỵ việc vay mượn hay trả nợ.
- Theo quan niệm dân gian, việc quét nhà trong ngày Tết sẽ quét đi theo cả lộc xuân, người quét nhà sẽ bị "rông" (xui xẻo) cả năm.
- Người ta thường kiêng khóc lóc, buồn tủi hoặc nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa trong dịp Tết, kiêng mặc quần áo màu trắng và đen (màu của tang lễ).
Ngoài ra, người già cũng khuyên con cháu trong ngày này tránh đánh vỡ bát đĩa, cãi nhau, nói xấu, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.


Múa lân và Đốt pháo thường hay có trong dịp cúng tất niên hay thời khắc giao thừa ngày Tết cổ truyền để xua ma, trừ quỷ.

Đón cái mới, cái tốt
Xông đất : Với quan niệm ngày mồng 1 "khai trương" một năm mới, vào ngày này, nếu mọi việc diễn ra suông sẻ, may mắn, cả năm cũng sẽ được tốt lành, thuận lợi. Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà quan trọng để đem lại may mắn cho gia-đình. Cho nên cứ cuối năm, mọi người cố ý tìm xem những người trong bà con hay láng giềng có tính vui vẻ, linh hoạt, đạo đức và thành công để nhờ sang thăm (gọi là “xông đất”). Nếu không tìm được người "lý tưởng" thì gia chủ tự xông đất bằng cách ra khỏi nhà rồi bước vào trở lại.
Áo quần mới : Người ta cho rằng cần phải rũ bỏ những cái cũ, cái không may mắn đi theo quần áo cũ và đón một năm mới với nhiều hy vọng và niềm vui mới từ bộ quần áo mới đó.

3. Tín ngưỡng ngày Tết
Người Á Đông nặng ảnh-hưởng Khổng-Lão-Phật nên một dịp lễ quan-trọng như Tết dĩ nhiên phải cúng tổ-tiên ở nhà và đi lễ chùa cúng Phật.
Ngày mồng 4 (hay mồng 5) Tết là ngày con nước, gia-đình tụ tập ăn giỗ và đốt nhiều vàng mã (hoá vàng) để tiền nhân về cõi âm có thêm tiền vốn đầu năm, mà phù hộ độ trì cho con cháu hậu thế làm ăn phát đạt.
Trong những ngày đầu năm âm lịch thì người ta hay đi lễ ở các lăng tẩm, đền chùa để cúng bái và xin xăm, nhất là vào buổi sáng mồng một. 


Xin xăm là một hình thức tin vào các thẻ xăm có ghi lời sấm báo trước điềm lành hay dữ trong năm và thường cần có thầy bàn xăm.



Yên Hà, tháng Giêng, 2017





Người lớn thì chúc mừng lẫn nhau trong gia-đình, thầy cô, bạn bè, đồng-nghiệp, hàng-xóm…


2. Bỏ cái cũ, cái xấu
Trả nợ cũ: Đối với nhiều người Việt, cuối năm là dịp trả nợ cũ, xóa bỏ xích mích của năm cũ, để hướng tới năm mới vui vẻ. Ngày đầu năm cũng như ngày đầu tháng, người ta rất kiêng kỵ việc vay mượn hay trả nợ.
- Theo quan niệm dân gian, việc quét nhà trong ngày Tết sẽ quét đi theo cả lộc xuân, người quét nhà sẽ bị "rông" (xui xẻo) cả năm.
- Người ta thường kiêng khóc lóc, buồn tủi hoặc nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa trong dịp Tết, kiêng mặc quần áo màu trắng và đen (màu của tang lễ).
Ngoài ra, người già cũng khuyên con cháu trong ngày này tránh đánh vỡ bát đĩa, cãi nhau, nói xấu, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.


Múa lân và Đốt pháo thường hay có trong dịp cúng tất niên hay thời khắc giao thừa ngày Tết cổ truyền để xua ma, trừ quỷ.

Đón cái mới, cái tốt
Xông đất : Với quan niệm ngày mồng 1 "khai trương" một năm mới, vào ngày này, nếu mọi việc diễn ra suông sẻ, may mắn, cả năm cũng sẽ được tốt lành, thuận lợi. Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà quan trọng để đem lại may mắn cho gia-đình. Cho nên cứ cuối năm, mọi người cố ý tìm xem những người trong bà con hay láng giềng có tính vui vẻ, linh hoạt, đạo đức và thành công để nhờ sang thăm (gọi là “xông đất”). Nếu không tìm được người "lý tưởng" thì gia chủ tự xông đất bằng cách ra khỏi nhà rồi bước vào trở lại.
Áo quần mới : Người ta cho rằng cần phải rũ bỏ những cái cũ, cái không may mắn đi theo quần áo cũ và đón một năm mới với nhiều hy vọng và niềm vui mới từ bộ quần áo mới đó.

3. Tín ngưỡng ngày Tết
Người Á Đông nặng ảnh-hưởng Khổng-Lão-Phật nên một dịp lễ quan-trọng như Tết dĩ nhiên phải cúng tổ-tiên ở nhà và đi lễ chùa cúng Phật.
Ngày mồng 4 (hay mồng 5) Tết là ngày con nước, gia-đình tụ tập ăn giỗ và đốt nhiều vàng mã (hoá vàng) để tiền nhân về cõi âm có thêm tiền vốn đầu năm, mà phù hộ độ trì cho con cháu hậu thế làm ăn phát đạt.
Trong những ngày đầu năm âm lịch thì người ta hay đi lễ ở các lăng tẩm, đền chùa để cúng bái và xin xăm, nhất là vào buổi sáng mồng một. 


Xin xăm là một hình thức tin vào các thẻ xăm có ghi lời sấm báo trước điềm lành hay dữ trong năm và thường cần có thầy bàn xăm.



Yên Hà, tháng Giêng, 2017



0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.