Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Saturday 13 February 2021

Con Trâu

 https://scontent-lht6-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/149546516_767981960737941_7274880754556839080_n.jpg?_nc_cat=111&ccb=3&_nc_sid=b9115d&_nc_ohc=6cE7LK-itw8AX8mTh3_&_nc_ht=scontent-lht6-1.xx&oh=1e7952d9d877e5e3a50633a9b6180ebc&oe=604E54FD

Con Trâu
 
 
Năm Tân Sửu đã đến, xin chia sẻ một vài tấm hình đẹp và vài dòng tản mạn về con trâu. Những ai tuổi Tân Sửu, năm nay vừa tròn 60 năm cuộc đời, đúng “năm tuổi”. Chu kỳ 60 năm tới mới quay trở lại Tân Sửu một lần nữa, ai còn sống sẽ thọ 120 tuổi.
Nghĩ đến con trâu, chúng ta thường liên tưởng đến cái cày. Hình ảnh con trâu đi trước cái cày theo sau rất quen thuộc trên ruộng đồng Việt Nam từ thuở chưa có máy cày. Trâu là một con vật khoẻ mạnh, dai sức, siêng năng và cần cù nhưng lại rất hiền hoà. Suốt đời, trâu chỉ biết giúp con người làm ra hạt lúa mà không đòi hỏi gì khác ngoài được cho ăn cỏ. Trâu quả là là một người bạn tốt bụng và trung thành của người nông dân từ bao đời nay.
Có lẽ câu hát “Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ” trong bài Em Bé Quê của nhạc sĩ Phạm Duy đã trở thành một câu hát mà từ thuở ấu thơ ai ai cũng thuộc lòng (ngoài câu hát “Cái nhà là nhà của ta, ông cố ông cha làm ra”).
Hình ảnh con trâu thường gắn liền với sự siêng năng, làm việc cật lực. Ai làm việc vất vả một lúc hai ba jobs thường gọi là “cày như trâu”, hoặc là “cực như con trâu”. Trâu còn hiện diện trong nhiều câu ca dao tục ngữ, thành ngữ. Khen cũng nhiều mà chê cũng không ít. Khi khen thì tâm tình với trâu giống như nói với một người bạn thân:
 https://scontent-lhr8-2.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/149254128_767982020737935_7373587987164048080_o.jpg?_nc_cat=101&ccb=3&_nc_sid=b9115d&_nc_ohc=1ckvyLG9zosAX-49Dfw&_nc_ht=scontent-lhr8-2.xx&oh=614e03ae0f64f943efe7ae2b973a97ee&oe=604EEB56
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cày cấy vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công
Bao giờ cây lúa trổ bông
Thời còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn
Hay khi đề cao sự cần cù làm việc :
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn cho béo trâu cày cho sâu
Ở đời khôn khéo chi đâu
Chẳng qua cũng chỉ hơn nhau chữ cần
 https://scontent-lht6-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/149251008_767982014071269_1626931250627697072_o.jpg?_nc_cat=111&ccb=3&_nc_sid=b9115d&_nc_ohc=9A1u89kpXw0AX_LWdiR&_nc_ht=scontent-lht6-1.xx&oh=94f094689df493398803d9b3f8e43f1b&oe=604F9A0B
 
Ngược lại, khi chê người ta hay đem con trâu ra để ví, cho nên trâu là con vật chịu nhiều oan ức nhứt trong số các loài vật. Chê ai chậm chạp và không được khôn ngoan thì nói “Trâu chậm uống nước dơ, trâu ngơ ăn cỏ héo”. Còn mấy bà già xưa thường hay chửi “bớ cái quân đầu trâu mặt ngựa”, khi nói về côn đồ, lưu manh. Thật không công bằng chút nào vì trâu là con vật rất hiền lành, không hại ai.
Để chỉ những người “chậm tiêu” hoặc không nghe lời cha mẹ, người ta cũng đem con trâu ra nói : “đàn khảy tai trâu”. Trâu cũng đâu có ích kỷ hay ganh ghét với đồng loại, vậy mà người ta lại nói “Trâu cột ghét trâu ăn”. Trâu còn bị mang tiếng là ham ăn khi nói “cơm đâu no bụng chó, cỏ đâu no bụng trâu”. Còn khi nơi đâu xảy ra tranh giành quyền lực thì nói : “Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết”. Thậm chí chất thải của trâu cũng trở thành một thành ngữ : “cứt trâu để lâu hoá bùn” khi nói về một chuyện gì để lâu không chịu làm. Hoặc câu “Hoa lài cắm bãi cứt trâu” khi nói cặp nào không xứng đôi vừa lứa. Còn khi chê ai không cẩn thận để bị trộm viếng thì nói “Mất trâu mới lo làm chuồng”. Mỉa mai ai đứng núi này trong núi nọ thì có câu :
Nước giữa dòng chê trong chê đục
Vũng trâu đầm hì hục khen ngon
Ông nào thích phụ nữ trẻ thì bị phán là :”Trâu già thích gặm cỏ non”. Còn câu này mới độc chứ :”Trâu đi tìm cột chứ cột không đi tìm trâu”, ý nói chỉ có đàn ông đi theo tán tỉnh phụ nữ, chứ không có ngược lại. Quý ông thấy có công bằng không?
Nói tóm lại, con trâu là một con vật hiền lành, siêng năng làm việc, nhưng chịu nhiều oan ức của miệng lưỡi thế gian. Còn người tuổi Sửu thì sao? Theo sách tử vi thì nam mạng tuổi Sửu thường thật thà, chân thành và tốt bụng, sẳn sàng giúp đỡ người khác. Còn nữ mạng tuổi Sửu thường hiền thục, đảm đang, sẳn sàng hy sinh cho gia đình. Cho nên nếu hai người cùng tuổi Sửu cưới nhau sẽ rất đồng vợ đồng chồng như bài ca dao :
Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa.
Mùng Một Tết Tân Sửu
Quân Nguyễn

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.