Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Wednesday 30 August 2017

Thua kiện, Vietnam Airlines mất 5,2 triệu euro



Họa vô đơn chí Đất nước càng ngày càng nghèo bởi cái bọn vừa bòn rút vừa phá hoại .
Thua kiện, Vietnam Airlines mất 5,2 triệu euro
Bên thua kiện là Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines – VNA) còn phải trả 10.000 USD chi phí luật sư cùng những khoản tiền khác theo quyết định của tòa án.
Theo một nguồn tin của VnExpress, số tiền 5,2 triệu euro mà VNA phải trả gồm tiền gốc và lãi tính đến 30/11/2003. Như vậy đến tháng 6, khoản phải thanh toán của VNA chắc chắn lớn hơn con số này, bởi phải chịu mức lãi suất rất cao.
Bản án phúc thẩm ngày 9/3/2006 có hiệu lực thi hành. Theo đó, bị đơn là VNA phải chuyển ngay 5,2 triệu euro vào tài khoản phong tỏa được mở theo tên của ông Chủ tịch luật sư đoàn Paris.
Trong khi chờ đợi quyết định pháp lý của Italy với các kháng án của phía Việt Nam trước tòa sơ thẩm và phúc thẩm Roma, số tiền này sẽ được giữ lại trong tài khoản. Chừng nào thời hiệu kháng cáo tại Italy của nguyên đơn Maurizio Liberati được tòa án Roma thông báo kết thúc, vị luật sư này mới được nhận khoản tiền trên.
Trước phán quyết trên của tòa phúc thẩm Paris, đầu tháng 4, VNA đã báo cáo Chính phủ về nội dung sự việc. Đơn vị này đề nghị được thực thi ngay bản án trên. Tiền phải trả lấy từ quỹ dự phòng của VNA.
Theo phân tích của giới luật sư, nếu chậm trả tiền, VNA sẽ đối mặt với việc ông Maurizio Liberati yêu cầu tòa tịch biên tài khoản BST (thu bán đại lý). Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của hãng.
Luật sư cũng tư vấn rằng, VNA cũng không nên kháng án lên tòa thượng thẩm vì đây là bản án được phân tích chặt chẽ. Thủ tục chống án mất 3-4 năm, chi phí rất tốn kém. Đặc biệt, việc chống án không thể tác động tới quá trình thực thi bản án phúc thẩm. Bởi chức năng của tòa này chỉ là xem xét các quyết định của tòa phúc thẩm có tuân thủ các quy định tố tụng hay không chứ không xem xét lại bản án.
Vụ kiện với ông Maurizio Liberati bắt nguồn từ 15 năm trước (năm 1991), VNA ký hợp đồng thuê Công ty Falcomar (Italy) làm đại lý hàng không tại nước này. Từ tháng 9/1991 đến tháng 12/1992, Falcomar thuê ông Maurizio Liberati thực hiện một số công việc với tư cách đại diện cho VNA. Người này sau đó kiện ra tòa yêu cầu Falcomar và VNA thanh toán chi phí cho những công việc ông đã thực hiện. Vụ việc được tòa án Roma xét xử ngày 30/11/1995, nhưng VNA không cử đại diện tham dự, dù ngày 1/11/1994 đã được đại sứ quán Italy tại Việt Nam chuyển giấy thông báo về phiên xử.
Trước án quyết của tòa án Roma, ngày 2/5/2002, VNA nhận được yêu cầu phải trả hơn 4,3 triệu euro trong 30 ngày (chưa kể lãi), theo án quyết ngày 7/3/2000. Hãng hàng không của Việt Nam nhận được cảnh báo nếu không thanh toán sẽ bị áp dụng một số hành động pháp lý khác.
Đúng như cảnh báo, đầu tháng 2/2004, VNA nhận “trát” của Ủy ban đòi nợ và tịch biên Cộng hòa Pháp về việc phong tỏa hơn 1,3 triệu euro tại một tài khoản BST (thu bán đại lý) của hãng để thanh toán cho ông Maurizio Liberati. Việc thực thi phán quyết của tòa án Italy được chuyển sang tòa án của Pháp thực hiện.
Thời điểm đó, luật sư tư vấn rằng, nhiều khả năng sẽ đảo ngược được tình thế tại phiên phúc thẩm, vì thế VNA không thi hành phán quyết trên mà xin hoãn thi hành án. Luật sư nhận định, nếu trả tiền rồi, sau này không thể đòi lại được với bất kỳ lý do nào.
Đầu năm 2005, một số quan chức của VNA cũng lạc quan rằng khả năng thắng kiện của phía Việt Nam là lớn. Ông Lê Đức Tứ (Ủy viên hội đồng quản trị VNA, giữ chức tổng giám đốc từ tháng 4/1993 đến tháng 4/1998) đánh giá vụ việc không liên quan VNA. Bởi việc ký hợp đồng đại lý với Falcomar được thực hiện từ tháng 11/1992 với Tổng công ty Hàng không VN cũ. Sau đó, đơn vị này giải thể. Năm 1995, Tổng công ty Hàng không VN mới được thành lập. Hợp đồng với Falcomar thanh lý từ năm 1995. Ở đây có sự nhẫm lẫn giữa Vietnam Airlines cũ và mới.
Còn Tổng giám đốc Nguyễn Xuân Hiển khẳng định: “Không có bất kỳ tài liệu gì chứng tỏ Tổng công ty có liên quan đến luật sư Liberati. Mọi thỏa thuận với Falcomar trong hợp đồng Vietnam Airlines đã thực hiện đầy đủ. Hợp đồng với Falcomar chỉ là một trong hàng nghìn hợp đồng đại lý của Vietnam Airlines. Tổng công ty không thể nào chịu trách nhiệm với cả những nhân công các đại lý đã thuê để làm việc cho họ”.
Theo nguồn tin riêng của VnExpress, ông Nguyễn Xuân Hiển vừa lên đường “công tác dài ngày tại nước ngoài”. Nhiều khả năng một trong những mục đích của chuyến đi này là nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến vụ kiện trên.
Phạm Hiếu – Anh Thư/vnexpress

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

.

.