Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Sunday 5 March 2017

Hoan Hô Toàn Dân Việt:BIỂU TÌNH KHẮP NƯỚC 5/3/2017 ,chống tàu cộng cả lũ bán nước


Image may contain: one or more people and indoor

Lời Kêu Gọi 16 điểm của Tập Hợp Quốc Dân Việt :
Biểu Tình Ôn Hòa đồng loạt toàn quốc mỗi Chúa Nhật hoặc ngày nghỉ suốt năm 2017, để Bảo Vệ Sự Sống và Cứu Quốc Dân, từ Chúa Nhật 05-3-2017 !!!


Kính thưa Quốc Dân Đồng Bào Việt Nam trong và ngoài Nước !
I. Đại thảm họa của Tổ Quốc và Dân tộc Việt hiện nay 2017 : Tổ Quốc Việt Nam chúng ta đang suy vong và Dân Tộc Việt chúng ta đang nguy cơ bị Tàu Cộng diệt chủng. Nguy cơ mất Nước và sự tàn lụi của giòng giống Lạc Hồng là hoàn toàn có thật, chắc chắn đang đến rất gần, ngày càng lộ rõ, không phải xa vời nữa, do giặc ngoại xâm và giặc nội xâm !


Hoan Hô Toàn Dân Việt:BIỂU TÌNH KHẮP NƯỚC 5/3/2017 ,chống tàu cộng  cả lũ bán nước
Image may contain: text
Anh mặc đồ lính Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đối mặt với an ninh Cộng sản (Tay sai Trung cộng) ở trước Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn sáng 05/03/2017. ----- ---=- ---- --- Tại Buôn Mê Thuột, -------- ------- Tin Nóng: Công An giả dạng Côn Đồ tấn công 2 LM DCCT trong ngày tổng biểu tình 05/03 


Vì đòi công lý cho đồng bào, Linh Mục bị chúng đánh


II.- HÀNH TRÌNH NỘP ÐƠN KIỆN FORMOSA NGÀY 14.02.2017.

Năm 1956, cuộc nổi dậy của đồng bào huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) là một cuộc đấu tranh đẫm máu chống lại chính sách cai trị dã man của lãnh đạo cộng sản Việt, mà qua đó, chính sách Cải cách Ruộng đất đã là nguyên nhân chính làm bùng nổ cơn phẫn nộ của đồng bào. Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu bị chúng bưng bít tin tức rất kỹ vì tầm mức ảnh hưởng nguy hiểm của nó. Khi cuộc đấu tranh của các văn nghệ sĩ trong biến cố Nhân Văn Giai Phẩm may mắn hơn, tin được loan vào miền Nam Quê Hương, với những tư liệu lịch sử rất giá trị. Nhưng không vì thế mà cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu bị chôn vùi với nỗi oan khiên của những nạn nhân đã chết. Một số nhân chứng hiếm hoi đã kể lại, viết lại để các thế hệ tiếp nối hiểu được những gì xảy ra dưới chế độ cộng sản. Tội ác của đám lãnh đạo cộng sản không thể đếm bằng số người dân đã chết. Mục đích của tội ác đã đi ra khỏi giới hạn suy nghĩ của loài người.

Vào năm đó, tôi học lớp Nhất (năm cuối cùng Tiểu học Việt Nam Cộng hòa) tại Trường Ðỗ Hữu Phương, Quận 5 Sài Gòn, được xe chở đến trước Quốc hội để tham dự biểu tình lần đầu đời để ủng hộ ‘Quỳnh Lưu khởi nghĩa’.

A. Nộp đơn lần đầu kiện Formosa.

Ngày 26.09.2016, từ 6 giờ 30, gần 600 người dân ở Quỳnh Lưu (Nghệ An), được chở trên 20 chiếc xe, dù bị nhà cầm quyền sai công an và cảnh sát cơ động ngăn cản, nhưng đã đến toà án thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) để nộp đơn kiện Formosa. Ðoàn người đã đến và ở đân trong trật tự dưới sự hướng dẫn của Linh mục Ðặng Hữu Nam và anh Trần Minh Nhật. Lúc đầu công an có mạnh tay, nhưng thấy đồng bào không sợ hãi vì là số đông… nên việc tiếp thu đơn phải được bắt đầu.

Ngày 05.10.2016, Tòa án Nhân dân Kỳ Anh đã trả lại 506 đơn khởi kiện Công ty Formosa mà, ngày 08.10.2016, Chánh án Nguyễn Văn Thắng nói là đúng theo quy định của Luật tố tụng dân sự. Sau khi tiếp nhận và phân loại đơn, có 296 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại trong đánh bắt hải sản; 137 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại trong sản xuất muối; 68 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại trong nghề sản xuất nước; 3 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại về nghề nuôi trồng thủy hải sản; 2 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại nghề kinh doanh thủy sản ven biển. Tổng số tiền các hộ dân yêu cầu bồi thường thiệt hại là 56 tỉ đồng.

Ông Thắng cho biết: "Việc trả lại đơn căn cứ vào các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Cụ thể tại khoản 5 điều 189 kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh lợi ích quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm. Điểm C khoản 1 điều 192, sự việc đã được giải quyết bằng quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong việc này Chính phủ đã có quyết định 1880 của Thủ tướng Chính phủ".

B. Nộp đơn kiện Formosa lần thứ hai.

Ngày 04.10.2016, Linh mục Nguyễn Đình Thục, Cha sở Giáo xứ Song Ngọc, cùng với người dân nơi đây gửi 619 đơn đòi tập đoàn Formosa bồi thường thiệt hại cho họ và gia đình. Cha Thục giải thích lý do như sau: « Giáo xứ chúng tôi làm nghề biển nên từ khi họ mất việc đã đến nhờ chúng tôi. Trong thời gian vừa rồi, Đức Giám Mục Giáo phận quan tâm vấn đề và đặt ra Ủy ban hỗ trợ nạn nhân thảm họa ô nhiễm môi trường biển và Ủy ban đó được nhiều người cộng tác. Nhiều anh em bên xã hội dân sự cộng tác bằng cách về điều tra ở các vùng bị thảm họa, sau một thời gian dài điều tra thì bây giờ đã có hồ sơ của 619 hộ dân. Về mức độ thiệt hại bây giờ họ nhờ tôi đại diện để trình chính phủ yêu cầu họ bồi thường thiệt hại đó. Tôi cùng một số bà con giáo dân ra gửi đơn chỗ bưu điện của huyện Quỳnh Lưu chúng tôi gửi hai lá đơn một cho Quốc hội và một cho Chính phủ. Hai lá đơn đó chúng tôi gửi bằng đường bưu điện theo hệ thống chuyển phát nhanh. Chúng tôi đánh dấu vào mục nều mà thư này không đến nơi thì họ phải trả về cho chúng tôi. »

C. Tuần hành nộp đơn kiện Formosa ngày 14.02.2017.

Tối hôm 13.04.2017, đoàn xe trên đường vào Song Ngọc để, sáng hôm sau, chở người đi kiện) kiện Formosa tại Tòa án có thẩm quyền ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh, bị công an chặn tại ngã tư cầu Giát.

Ngày 14.02.2017, một số xe nỗ lực vào Song Ngọc, nhưng lực lượng công an đe dọa và bằng mọi cách ngăn chặn không cho vào. Vì tình hình khó khăn, bà con quyết định đi bằng xe máy. Tuy nhiên, cả trăm người không có xe máy, đã can đảm nhất quyết đi bộ vì luật việt cộng không chấp nhận nộp đơn tập thể… Xuất phát lúc khoảng 7 giờ 30, từ Nhà thờ Giáo xứ Song Ngọc trong niềm hân hoan, sau khi đã cầu nguyện, nhận phép lành và chuỗi Mân Côi làm hành trang đi đường, với phương tiện là vài xe con, các xe gắn máy và đi bộ, Công an giao thông đã dẹp đường để việc di chuyển của đoàn người, trên 600 người dưới sự hướng dẫn của Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Đình Thục, Chính xứ Song Ngọc, được thuận lợi. Sự đồng hành của Cha Quản xứ Cầm Trường (dù chỉ một đoạn đường) và bà con giáo xứ, đã tiếp thêm cho đoàn người đòi Công lý (từ đây được gọi là : Ðoàn) niềm vui và sức mạnh vượt mọi khó khăn.

Đến cầu Giát, Ðoàn gặp anh Hải, phó giám đốc công an tỉnh Nghệ An. Sau khi nghe Ðoàn trình bày sự việc, anh để cho đoàn thuê thêm một xe 29 chỗ ngồi chở bà con, với điều kiện là khoảng 70 người còn lại quay về. Nhưng chỉ có hai người mẹ và con nhỏ chịu quay về, số còn lại tiếp tục đi bộ. Xe hơi và xe máy đi chậm để chờ và hỗ trợ người đi bộ. Đoàn người đi trong ôn hòa và trật tự trong niềm vui, với sự giúp đỡ của công an giao thông và sự chào đón, tiếp sức của bà con các Giáo xứ dọc đường, như Hội Nguyên, Tân Lập, Yên Lưu, …

Khoảng 12 giờ, Ðoàn dừng ăn trưa và nghỉ ngơi tại Giáo xứ Yên Lý. Ở đây, chiếc xe được anh Hải đề nghị thuê chở bà con, được lệnh công an phải quay về. Ðoàn phải thuê chiếc xe khác ở Yên Lý để thay thế. Ðến lối 14 giờ 15, sau khi đọc kinh chung tại nhà thờ Yên Lý, Ðoàn lên đường tiếp tục cuộc hành trình. Khoảng 16 giờ, khi còn cách trạm 5, Diễn Hồng, Diễn Châu chừng một cây số, mọi người thấy rất nhiều công an giao thông, với cả ông Phượng, công an giao thông Nghệ An, đứng phân luồng, tách Ðoàn đi riêng một bên. Điều này cho thấy việc công an vây ráp và đánh bà con là cả một kế hoạch được dàn dựng chu đáo. Đến trạm 5, bà con bị công an dùng gậy uy hiếp và ép bà con tập trung nơi bãi đất trống bên đường.

Khi Cha Thục đến nơi, ông Sửu, công an tỉnh, giới thiệu Cha với giám đốc công an tỉnh Nghệ An là ông Cầu. Cha Thục bắt tay ông Cầu với lời chào thân thiện. Khi Cha đang đứng với hai ông Cầu và Sửu thì bất ngờ một đoàn, có lẽ là công an mặc thường phục thô bạo lao vào đánh Cha, làm Cha bị thương ở miệng và gây đau đớn vài nơi khác. Nhiều giáo dân đã kéo Cha ra khỏi đám côn đồ nầy. Vấn đề đáng trách ở đây là giám đốc côn(g) an và đồ đệ, mặc sắc phục đã không can thiệp côn đồ tấn công Cha trước mặt chúng. Đồng thời, chúng đã truy bắt các anh em cầm điện thoại và cầm máy quay phim để chụp hình hầu đánh tàn nhẫn, bị cướp hay bị phá hoại các phương tiện truyền thông. Ngoài ra, chúng còn cướp tiền bạc và các vật dụng khác. Sau đó, có anh em bị chúng chở đi rất xa và bỏ lại nơi hoang vu mà không còn tài sản gì. Chúng đã câu một chiếc xe trong Ðoàn lên xe cảnh sát và chở đi. Qua video ghi lại, Ðoàn nhận thấy công an đấm vào kiếng xe, bẻ gãy thanh gạt nước… Thật đúng là côn(g) an việt cộng.

Trả lời đài BBC (Anh quốc) qua điện thoại từ hiện trường, Cha Thục cho biết : « Đoàn tuần hành của giáo dân, ngư dân mới đi được 1/5 chặng đường thì tôi và khoảng một chục người bị bị công an và đủ các lực lượng mặc sắc phục, thường phục đánh đập. Họ tịch thu xe gắn máy và bắt đi ít nhất 5 người. Tôi không lường trước được việc chính quyền hành xử đến mức độ này. Chúng tôi chỉ thực thi quyền được khởi kiện của người dân thôi mà. Thật phi lý. Khi khởi xướng cuộc tuần hành này, tôi đã xác định, một ngày, hai ngày, ba ngày chưa đến nơi thì một tuần sẽ đến. Chúng ta phải làm để cho thế giới thấy được công việc của chúng ta là quan trọng và chúng ta sẽ không hổ thẹn với con cháu chúng ta sau này».

Ngoài số đông người hòa nhập với Ðoàn trên đường đi và, lúc này có thêm giáo dân các Giáo xứ đã can đảm đến với Ðoàn khi biết Ðoàn bị đàn áp. Các Linh mục Giuse Phan Sỹ Phương, Quản hạt Cửa Lò, và Đaminh Phạm Xuân Kế, Quản hạt Đồng Tháp, đã đến hiệp thông với Cha Thục và Ðoàn. Thật đáng hoan nghinh và ủng hộ việc tương trợ này !

Chừng 20 phút sau, Cha Thục được đề nghị đến làm việc với phó chủ tịch tỉnh Lê Xuân Đại. Cha nhất quyết từ chối vì lý do : ông vừa chỉ đạo tấn công Cha và lừa dối vây nhốt, đánh đập bà con, giờ lại làm việc với Cha là thể hiện sự thiếu tôn trọng với Ðoàn. Mưu đồ chúng là dùng áp lực bắt Ðoàn phải theo ý chúng. Sau vì vâng lời Linh mục trưởng ban hỗ trợ các nạn nhân ô nhiễm biển Giáo phận Vinh, Cha Thục đồng ý làm việc với ông Đại, nhưng ông phải đến nơi Ðoàn đang đứng. Sau cùng, Cha Thục, một lần nữa, vâng lời Cha Trưởng ban, đến một vùng đất khá lớn để làm việc, tất cả bà con đi theo Cha. Đại có đến nơi, nhưng không nói gì với Cha Thục. Thật ghê tởm khi mọi người trong Ðoàn liên tưởng chiêu trò của chúng là dụ Cha vào nơi thuận tiện để chúng đàn áp đẫm máu lần thứ hai.

Khoảng 17 giờ, khi Cha Thục và nhiều người trong Ðoàn đang đứng nói chuyện thì nghe tiếng ồn ào ở cách đó chừng 150 thước và thấy nhiều gạch đá tung lên trời. Kế đến, mọi người nghe rất nhiều tiếng nổ kinh hoàng và nhìn thấy cả trăm cảnh sát cơ động truy đuổi và đánh đập bà con cách tàn nhẫn, bất kể người già hay trẻ con, đàn ông hay đàn bà. Trước tình cảnh đó, Cha khuyên bảo bà con ngồi xuống đọc kinh để không bị hoảng sợ. Nhưng những tiếng nổ ngay sát đoàn người đang ngồi đọc kinh, khiến nhiều người bỏ chạy. Cảnh sát cơ động chỉ chờ bà con bỏ chạy để truy sát. Hàng trăm người bị đánh. Trong đó, có gần 30 người bị đánh trọng thương, nhiều người bị bắt và bị cướp tài sản.

Lúc này, nhiều Linh mục, các Nam Nữ Tu sĩ cùng giáo dân bất chấp nguy hiểm, đến tận hiện trường thăm Ðoàn, trong đó có quý Cha: Antôn Nguyễn Văn Thanh, FX. Phan Đình Giáo, Antôn Nguyễn Quang Trung, FX. Đinh Văn Minh, Antôn Nguyễn Văn Hùng… Lối 17 giờ 45, thấy tình hình ổn định, Ðoàn di chuyển vào giáo xứ Đông Tháp và, lúc 20 giờ 30, Giáo xứ đã cử hành Giờ chầu Thánh Thể trọng thể và thắp nến cầu nguyện cho Ðoàn, với sự tham dự của Cha xứ và Giới trẻ Giáo xứ Vạn Phần. Sau đó, Ðoàn được giáo dân Giáo xứ Đồng Tháp ân cần mời về các gia đình để nghỉ ngơi. Lúc đó, Cha Anton Nguyễn Văn Đính, Quản hạt Thuận Nghĩa, và Cha Anton Trần Đình Văn, Quản xứ Vĩnh Hoà đến thăm Ðoàn và mang biếu nhiều thực phẩm.

Hồi 5 giờ ngày 15.02.2017, Linh mục Quản hạt Đồng Tháp đã dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho Ðoàn, cho Tổ quốc Việt Nam và cho Công lý được tôn trọng, cách riêng cho các nạn nhân vụ đàn áp ngày 14.02.2017. Sau Thánh Lễ, Ðoàn được Cha Giuse Nguyễn Văn Chính cùng Hội đồng Mục vụ Giáo xứ Nghi Lộc đến thăm.

Khoảng 7 giờ 30, vâng lời Bề Trên Giáo phận, Cha Thục và Ðoàn đã ra về. Cha nói với Ðài Á châu tự do (RFA) : « Buổi sáng hôm nay, Đức Cha gọi điện cho tôi và khuyên tôi là đưa bà con giáo dân về rồi chúng ta sẽ thực hiện việc khiếu kiện vào một dịp khác. Lúc đó tôi và một số bà con giáo dân sẽ có đại diện của Tòa Giám mục đi nộp đơn kiện. Hôm nay chưa thực hiện việc này và giáo dân họ đã về nhà vào sáng hôm nay chỉ còn một người đang nằm bệnh viện từ ngày hôm qua và một người khác vào chiều hôm nay thấy rất đau nên đã đến bệnh viện, tôi cũng chưa gọi lại nên chưa biết họ có cần nằm lại để điều trị hay không ». Cha Thục, sau khi hồi sức, dự trù gặp đại diện tỉnh Nghệ An (Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh); sau đó đi thăm các nạn nhân đang điều trị trong bệnh viện do lực lượng chức năng đánh đập, hành hung vào chiều hôm trước. Các video clip và hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy lực lượng công an đông đảo đã sử dụng đến lựu đạn cay để trấn áp đoàn người.

Nộp đơn khiếu kiện Formosa có phải đâu kiện đảng Cộng sản hay chính phủ Việt Nam mà chính quyền hành xử với dân cùng hưng cực ác như thế? Nếu vì lý do gìn giữ, ổn định thì chính hành động ngăn cấm nhà xe là phá hoại có tổ chức nhất. Người biểu tình là giáo dân, họ nghe theo sự dẫn dắt từ linh mục, từ nhà thờ. Chính quyền tỏ ra sợ hãi cái đám dông có tổ chức ấy nhưng lại thiếu bản lĩnh để đối phó một cách thông minh.

[người cộng sản không xứng đáng cầm quyền vì chính chúng ra luật cấm người dân nộp đơn tập thể, tức mỗi người phải nộp một đơn riêng. Ngày nay, đồng bào, mỗi gia đình một lá đơn, đi nộp tại Tòa án, thì chúng lại chận đường, hành hung, đánh đập và vu cáo đồng bào.]

Trước tình trạng bất công này, Ban Công Lý và Hòa Bình thuộc giáo phận Vinh đã ra một Thông Cáo đề ngày 15.02.2017 phản đối chính quyền và nêu lên 4 điểm chính sau đây:

1. Chính quyền Nghệ An đã vi phạm nghiêm trọng các quyền dân sự của con người đã được ghi nhận trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền và Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký kết tham gia;

2. Phản đối việc xử dụng vũ lực một cách thô bạo và vô lý đối với công dân khi họ đang thực hiện quyền công dân của mình một cách ôn hòa;

3. Lên án việc tấn công và gây thương tích đối với Linh mục J.B. Nguyễn Đình Thục. Đây là một hành động xúc phạm đến người đứng đầu tổ chức tôn giáo và làm tổn hại đến tinh thần của những tín đồ Công Giáo;

4. Lên án nhà cầm quyền Nghệ An xử dụng các phương tiện truyền thông của nhà nước để bóp mép sự thật, vu khống các công dân đang thực hiện quyền hợp pháp của họ một cách ôn hòa.

Linh Mục Antôn Nguyễn Văn Đính, Trưởng Ban Công lý và Hòa bình Giáo
phận Vinh, ký tên Bản Thông cáo này.

Ngày 20.02.2017, Văn phòng Giám mục Giáo phận Vinh đã phát đi Thông báo về việc hiệp thông với những người dân bị đàn áp trên đường đi nạp đơn khởi kiện Công ty Formosa. Trong đó, Linh mục P.X. Nguyễn Hồng Ân, Chánh Văn phòng, đã tường thuật sự kiện này và, trong đó, các ngư dân Giáo xứ Song Ngọc bị các lực lượng an ninh ngăn cản và vi phạm nghi trọng nhân quyền, quyền công dân Việt Nam đã được các Công ước quốc tế, Hiến pháp và Luật pháp Việt Nam bảo vệ. Hơn nữa, hành vi dùng bạo lực tấn công dã man, thô bạo, họ đã xâm hại trực tiếp và nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và lòng tin của người dân.

Tuy, trong văn kiện này, Cha Chánh Văn phòng chỉ mời gọi quý Giáo sĩ và Giáo dân Giáo phận Vinh, nhưng, qua Internet, mọi người thiện chí đều muốn tự coi mình là ‘Kytô hữu Giáo phận Vinh’ để thể hiện tình liên đới và hiệp thông cầu nguyện cho các nạn nhân chóng được bình phục, cho Công lý sớm thực thi trên Quê Hương Việt và cho những người cầm quyền biết bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân.

Cùng ngày 20.02.2017, Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) kêu gọi dân chúng tại Việt Nam và những ai quan tâm có hành động khẩn cấp bảo vệ những nạn nhân tham gia tuần hành khiếu kiện Formosa hôm 14.02.2017.

Tổ chức này đã gửi thỉnh nguyện thư đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Công an Tô Lâm yêu cầu chính phủ khẩn cấp điều tra vụ việc hành hung đoàn người khiếu kiện cũng như tiến hành xét xử những thủ phạm gây ra thương tích cho các nạn nhân và tạo điều kiện cho người dân khiếu kiện về những thiệt hại họ phải chịu do Formosa gây nên từ tháng 04 năm 2016 và kêu gọi chính phủ Việt Nam phải chấm dứt mọi hình thức sách nhiễu đối với người dân khi họ có tiếng nói phản biện ôn hòa và phải tôn trọng, bảo vệ quyền tự do biểu đạt và tự do hội họp của người dân. Thật nhục.

(Còn tiếp)

Hà Minh Thảo

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

.

.