Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Sunday 15 January 2017

Hậu quả của việc không quan tâm chính trị: Nước mất nhà tan dân oan khắp chốn



 Không quan tâm đến chính trị là hậu quả của nghèo đói, mất nhân quyền, tù đày và nô lệ. Nhận thức thay đổi, góc nhìn thay đổi sẽ đưa đến hành động mạnh mẽ và cụ thể hơn. Tư duy của người dân có thể thay đổi cả chế độ và đó là sự hệ trọng của quan tâm về chính trị. Khi lực lượng đấu tranh và toàn dân qui về một khối cùng sự nhận thức thống nhất thì không có thế lực nào cản nổi cho một cuộc cách mạng đi đến thành công mà sự đồng loạt tha thiết quan tâm về chính trị là chìa khóa của vấn đề.

*

Một số thành viên trong xã hội đã hiểu rằng tư duy của con người có thể thay đổi cả chế độ, nhưng rất tiếc sự hiểu biết đó không được đồng khắp ở mọi thành phần của xã hội, cho nên mới có tình trạng thờ ơ vô cảm và thái độ dửng dưng trong cuộc sống, cho dẫu rằng chính thái độ ấy đã dẫn đến hậu quả là những tác hại đã ảnh hưởng trực tiếp lên đời sống hàng ngày.

Cường độ của những tác hại này, có khi chỉ ở mức độ mà người ta có thể chấp nhận được nhưng cũng có lúc nó nguy hiểm trầm trọng vượt qua cả mức chịu đựng của con người. Và sự cảm nhận về sự tác hại chỉ mạnh ở những người trực tiếp thọ nạn. Bình thường, con người ta không lưu tâm về những tác hại cho đến khi nó xảy đến với chính mình, những lúc ấy mà ngạn ngữ Việt đã nói”nước đến chân mới nhảy” thì đôi khi không nhảy kịp, mà tai họa thì không chừa cho bất cứ ai và nó đến bất cứ lúc nào.

Đề tài mà tôi muốn nói hôm nay là vấn đề nhận thức về đời sống, về tai họa, môi sinh, chính sách của một cơ chế vận hành xã hội cùng những kết quả tốt hoặc xấu của cơ chế ấy, nói chung là chính trị. Không quan tâm đến chính trị, cũng có nghĩa là không quan tâm đến những gì đang và sẽ tác động trực tiếp lên chính bản thân mình, gia đình mình và rộng hơn nữa là đất nước của mình.

Tôn chỉ và mục đích của Dân Làm Báo là lấy câu phương châm “Mỗi người chúng ta là một chiến sĩ thông tin – Citizen Journalism”, bản thân người viết cũng nhận thấy rằng câu phương châm ấy là đúng và tự cảm thấy rằng mình cũng có trách nhiệm trong công việc truyền bá những thông tin cần thiết ấy đến cho những người chung quanh, nói chung là đem những phổ cập đến cho đồng bào ta.



Trong công việc truyền tải những thông tin đến cho quần chúng, chúng ta ai cũng hiểu rằng không phải ai cũng có khả năng và trình độ tiếp nhận thông tin nếu hình thức chuyển tải nội dung quá xa rời, từ ngữ quá cao siêu, câu chuyện quá cường điệu, siêu tượng… mà đại đa số dân chúng không đủ thời gian và trình độ để thâu nhận, từ đó những bài viết như thế chỉ phục vụ cho một số người nhất định mà không đạt tới được đại đa số công chúng. Ví như một học sinh lớp ba mà người viết đòi hỏi ở các em là phải giải phương trình toán học bậc 2, bậc 3 thì dĩ nhiên là các học sinh ấy phải bỏ chạy. Đó là một trong những lý do tại sao tiến trình dân trí của người dân nước ta tiến chậm bằng những biểu hiện như thờ ơ, vô cảm, ngoảnh mặt quay lưng trước vô vàn tiêu cực, bất công của của chế độ hiện hành. Họ chưa cộng tác, chưa thể hiện hành động đồng hành với Dân Chủ, Tự Do và Nhân Quyền là vì tư duy chưa chưa có đầy đủ sự nhận thức nên chưa có được sự biến chuyển, trong khi đó chính sách và hệ thống mị dân gian trá của ĐCSVN đã được duy trì cũng như đã bám sâu vào đầu óc của dân chúng quá lâu.

Tôi cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu, Không lẽ dân tộc ta ù lì và vô tâm trước vô vàn nghịch lý của một tà quyền đến thế? Mà đôi khi trước đây chính bản thân tôi cũng đã rất “nặng lời”, đã đánh giá họ là những người hèn một cách võ đoán… để rồi hôm nay tôi tự cảm thấy rằng cái sự hàm hồ lớn của mình và những người như mình là sai lầm. Xin dẫn chứng là trước đây mươi lăm, 20 năm hoặc hơn nữa, người dân đã không dám nói, không dám phê phán cũng như thể hiện bằng những hành động như bây giờ, họ đã ít nhiều vượt qua sự sợ hãi từ khi thấy, đọc được những ý kiến đối lập với nhà cầm quyền từ các trang mạng “Lề Dân”, các trang mạng xã hội như Facebook, Google, Twitter… Ngày hôm nay, sở dĩ sự tiến bộ ấy có được là do họ có được nền tảng cung cấp thông tin và từ đó tư duy cũng thay đổi.

Trên thực tế cho đến hôm nay trước những tiêu cực vô cùng tệ hại của nhà cầm quyền cộng sản như tham nhũng, đất nước tụt hậu, tài nguyên và môi sinh bị hủy diệt, kinh tế thâm thủng nợ nần và hệ trọng hơn cả là trước hiểm họa nô lệ Tàu cộng, một cách công bằng mà nói thì dân ta vẫn còn phản ứng rất chậm so với những nguy cơ này. Đây là lý do khiến những chiến sĩ thông tin phải cần năng nỗ hơn nữa trong việc truyền bá và hướng dẫn người dân.

Truyền bá như thế nào?

Như đã trình bày về những khó khăn trong vấn đề nhận thức của người dân, thiết nghĩ những cá nhân truyền bá thông tin nên thay đổi phương cách thể hiện của mình bằng cách nên cắt giảm những “triết lý” trừu tượng, khó hiểu, những từ ngữ xa vời kém thực tiễn để thay vào bằng những lời lẽ đơn giản, dễ hiểu và những hình ảnh thực tế trong sinh hoạt hàng ngày sao cho phù hợp với sự suy nghĩ cũng như sự nhận biết của mọi tầng lớp trong xã hội mà thành phần có trình độ dân trí kém chiếm đa số. Hãy luôn nhớ rằng lá phiếu của nông dân hay công nhân lao động cũng có giá trị ngang bằng lá phiếu của một vị Tiến sĩ hay kỹ sư.

Hướng dẫn như thế nào?

– Hãy nói về những tàn phá mà ĐCSVN đã gây nên cho đất nước, cho người dân. Những tài sản khổng lồ mà các tham quan có được vàng bạc, tiền tài, biệt thự, xe sang, ăn uống thừa mứa… là do tiền của 90 triệu dân góp lại, do dân đóng thuế cho ngân quỹ quốc gia.

– Hãy trình bày cho người dân biết họ đóng thuế bằng hình thức thuế trên xăng dầu, trên mua sắm vật dụng xây cất, máy móc, hạt giống, phân bón, nhu yếu phẩm, phí xe cộ, phí giao thông vận tải, phí học đường, điện, nước…

– Hãy vạch rõ cho người dân biết rằng chính người dân là những người bỏ của ra nuôi dưỡng, trả lương, trả lậu cho cán bộ các ban ngành, côn an, quân đội… chớ không phải đảng hay nhà nước nào cả.

– Hãy xác định cho người dân biết rằng nợ nần vay mượn từ các định chế tài chánh quốc tế và số tiền lãi là chính người dân phải gánh chịu trả cả gốc lẫn lời trong khi các tham quan đã tìm cách đục khoét bỏ túi riêng để tuồng ra nước ngoài là người dân phải chịu trách nhiệm thanh toán.

– Hãy xác nhận cho người dân biết rằng đất đai, biển đảo, tài nguyên quốc gia là tài sản của toàn dân, nhà nước chỉ thay dân quản lý chứ không có quyền buôn bán, đổi chác hay dâng hiến cho bất cứ thế lực ngoại bang nào.

– Hãy cho quân đội biết rằng trách nhiệm của quân đội là bảo vệ sự vẹn toàn của lãnh thổ, lãnh hải chứ không phải bảo vệ bất cứ đảng phái nào. Côn an có trách nhiệm bảo vệ người dân, xã hội chứ không phải là “lá chắn” để bảo vệ đảng hiếp dân.

– Hãy vạch rõ cho người dân thấy được sự tồi tệ của hệ thống cầm quyền dưới sự lãnh đạo độc tài ngu dốt của ĐCSVN khiến người dân đã trở nên nghèo nàn, bệnh tật, phải ăn uống chất độc hại hàng ngày mà chính người dân là những nạn nhân cho những chất độc hại giết người.

– Hãy khuyến khích người dân tỏ thái độ mạnh mẽ khi tài sản, đất đai, nhà cửa của mình bị cướp hoặc đền bồi với giá lường gạt.

– Hãy nói cho người dân biết khi ĐCSVN bán nước cho ngoại bang Tàu cộng thì chính người dân là tầng lớp nô lệ, thanh niên sẽ bị đày lên rừng sâu nước độc lao công, phụ nữ sẽ bị cưỡng ép lấy Tàu làm chồng và những đứa con sẽ không còn là người Việt nữa. Trong khi đảng sẽ là những Thái thú cai trị hoặc cao bay xa chạy.

– Hãy giải thích cho người dân biết để cùng nhau tham gia xuống đường phản đối tà quyền cũng như giặc ngoại bang Tàu cộng là để đấu tranh hầu giải thoát cho chính bản thân mình, gia đình, bạn bè, bà con thân thuộc của mình chứ không ai khác.

Kết luận:

Không quan tâm đến chính trị là hậu quả của nghèo đói, mất nhân quyền, tù đày và nô lệ. Nhận thức thay đổi, góc nhìn thay đổi sẽ đưa đến hành động mạnh mẽ và cụ thể hơn. Tư duy của người dân có thể thay đổi cả chế độ và đó là sự hệ trọng của quan tâm về chính trị. Khi lực lượng đấu tranh và toàn dân qui về một khối cùng sự nhận thức thống nhất thì không có thế lực nào cản nổi cho một cuộc cách mạng đi đến thành công mà sự đồng loạt tha thiết quan tâm đến chính trị là chìa khóa của vấn đề.
Nguyên Thạch
(Danlambao)
13.01.2017

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

.

.