LỜI MỘT THUYỀN NHÂN
(tặng tất cả Thuyền Nhân Việt Nam trong cuộc
vượt biên đau thương nhất của lịch sử loài người)
*
Tôi đang sống cuộc bình yên
Nơi hương nhãn tiến thơm riêng một vùng (1)
Lớn cùng với núi với sông
Tôi yêu trang sử hào hùng nước tôi
Yêu dân, bao chục triệu người
Sống đời nhân bản, xây đời cần lao (2)
Thông minh, bất khuất, anh hào
Yêu quê, xương trắng máu đào, dựng quê
Hóa Giang dũng cảm lời thề
Diên Hồng trống giục bốn bề liệt oanh
Quê tôi là một bức tranh
Rừng vàng, biển ngọc, núi xanh, kiêu hùng ....
*
Thế rồi Bến Hải một dòng
Ai đem chia cắt để lòng nước đau
Để cho vườn nhãn rưng sầu
Tôi nhìn vườn nhãn nghẹn câu giã từ
Triệu người dân Bắc di cư
Vào Nam tưởng đã được như mong cầu
Nào ngờ hăm mốt năm sau
Miền Nam cũng lại đỏ ngàu máu tươi (3)
Đau thương ngập chín tầng trời
Người không được sống kiếp người, thảm chưa !
Dân thành vượn thuở hoang sơ
Quê hương thành chốn có thừa nhà giam
Đau lòng, tôi bỏ Việt Nam
Ra khơi, vượt biển, tôi làm Thuyền Nhân !
*
Thuyền Nhân, nhắc chuyện Thuyền Nhân
Tưởng như hỏa ngục gian trần hiện lên
Nào là bão tố giữa đêm
Sóng nhồi, tàu vỡ, người chìm, ván trôi...
Nào dao hải tặc giết người
Thất thanh, thiếu nữ thét nơi mạn thuyền
Nào tàu chết máy, lật nghiêng
Người theo sóng cuốn, người thiêm thiếp chờ
Nào người tàu lạc đường mơ
Xương phơi trắng đảo san hô, cạnh tàu !
Nào giây thuỷ táng thương đau
Chồng ôm giữ vợ, mẹ gào níu con ...
Mây đen, sóng cũng đen ngòm
Biển to, người bé tí hon ... hãi hùng
Nào tàu mất tích biển đông
Không còn dấu vết trên dòng nước xanh
Người may, cặp bến an lành
Thương người nửa cuộc, lòng canh cánh sầu
Thuyền Nhân, chuyện chẳng hết đâu
Kể thêm nữa chỉ lòng đau xót lòng
*
Vì ai con Lạc cháu Hồng
Tang thương chết giữa biển đông thế này ???
Oan hồn dân Việt còn đây
Nỗi hờn còn đó, vẫn đầy, vẫn đau....
Biển đông sóng vẫn dậy sầu
Hỡi người chung những nhịp cầu nhớ...? quên ...?
Ngô Minh Hằng
1- Nhãn là thổ sản rất đặc biệt của vùng Hưng Yên, quê của tác giả. Quả nhãn vị ngọt, mùi thơm, cơm dày, hột nhỏ, rất ngon, Xưa, để tiến vua nên gọi là nhãn tiến.
2- Lao động và chuyên cần, hai đức tính của người VN, xin đừng hiểu lầm với tên một đảng phái chính trị
3- 1954 VC chia đôi Bắc Nam VN tại sông Bến Hải với hiệp định Geneve. Hai mươi mốt năm sau, 1975, Việt Cộng không tôn trọng hiệp định đã ký kết mà đưa quân xâm lăng chiếm nốt miền Nam.
---------------
Sau ngày 30.04 một số vài triệu người Việt Nam không thể
sống chung với cộng sản đã bỏ nước ra đi và đến lập nghiệp tại nhiều
quốc gia trên thế giới. Do nhu cầu sinh hoạt chính trị-văn hoá người
Việt ở hải ngoại thành lập nhiều hội đoàn. Nội
dung bài viết này đề cập đến tên gọi các hội đoàn trong tiếng Việt,
tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức.
Ghi nhận và nhận xét
Tại Hoa Kỳ, thấy có :
Cộng đồng Người Việt Quốc gia Hoa Kỳ (Ông Đoàn Trọng Hiếu), The Vietnamese American Community of USA1.
Cộng đồng Người Việt Quốc gia Hoa Kỳ (Ông Đỗ Văn Phúc), The Vietnamese American Community of the USA.
Cộng đồng Người Việt Quốc gia Liên bang Hoa Kỳ (BS Võ Đình Hữu), Federation of Vietnamese American Communities of the USA.
Cộng đồng Việt Nam Nam Cali, Vietnamese Community of Southern California và
Cộng đồng Người Việt Quốc gia Nam California, Vietnamese American Federation of Southern California (LS Nguyễn Xuân Nghĩa).
Cộng đồng Người Việt Quốc gia Houston và Phụ cận, Vietnamese Community of Houston and Vicinities.
Nhận xét : Khi
chuyển sang Anh ngữ, hai chữ “quốc gia“ bị xoá bỏ và trong một số trường
hợp, khái niệm “Người Việt Quốc gia“ hoá thành “Người Mỹ gốc Việt“.
Riêng ở Nam Cali và ở Houston, nếu nay mai Vixi
thành lập cộng đồng và chúng cũng dùng tên gọi Vietnamese Community of
Southern California và/hoặc Vietnamese Community of Houston and
Vicinities thì chúng sẽ “chính danh“ hơn, vì cái tổ chức của chúng quả
đang tập họp những người Việt 100%, dẫu là người Việt
đang chịu theo hay đang bị theo cộng sản2.
Tại Canada và tại Úc, thấy có :
Liên Hội Người Việt Canada (TS Lê Duy Cấn), Vietnamese Canadian Federation, Fédération vietnamienne du Canada.
Liên Hội Người Việt Canada (NS Hoàng Đình Trí), Vietnamese Canadian Association.
Cộng đồng Người Việt Tự do Liên bang Úc châu (LS Võ Trí Dũng), Vietnamese Community in Australia.
Nhận xét : Tại Canada, có thể nêu ra giả thuyết tương tự
như trường hợp Houston (Việt cộng thành lập một liên hội qui tụ toàn
người Việt thứ thiệt, cộng sản hay thân cộng). Tại Úc, tên gọi của Cộng
đồng không có chữ “tự do“ trong tiếng Anh.
Tại Pháp, tại Hoà Lan, tại Thụy Sĩ, tại Bỉ thấy có :
Cộng đồng Người Việt Quốc gia Tự do tại Pháp, Communauté des Vietnamiens Libres de France.
Tập thể Người Việt Tỵ nạn Cộng sản tại Pháp,
Rassemblement des Vietnamiens Réfugiés Politiques de France, Union of
Vietnamese Political Refugees in France.
Nhận xét : Trong
tên gọi thứ nhất, khi sử dụng Việt ngữ thì thừa chữ “tự do“; đến khi
chuyển sang Pháp ngữ, lại thiếu chữ “quốc gia“3.
Trong tên gọi thứ hai, khái niệm “cộng sản“ bị xoá bỏ.
Tại Hoà Lan có Cộng đồng Việt Nam Tỵ nạn Cộng sản tại Hoà
Lan (Ông Nguyễn Đắc Trung), Vietnamese Association of Political
Refugees in the Netherlands.
Nhận xét : Chữ “cộng sản“ hoá thân thành chữ “political“.
Tại Thụy Sĩ có Hội Người Việt Quốc gia Lausanne (KS Trần Xuân Sơn), Association des Vietnamiens Libres de Lausanne.
Nhận xét : chữ “quốc gia“ được thay thế bằng chữ “libre“.
Tại Bỉ có Cộng đồng
Việt Nam tại Liège (Ông Lê Hữu Đào), Vietnamese Community in Liège,
Belgium. Nhận xét : nếu – giả thuyết – vạn nhất Việt cộng hành động như ở
Houston thì...
Và bây giờ, tại Cộng hoà Liên bang (CHLB) Đức, thấy có :
Liên hội Người Việt
Tỵ nạn tại CHLB Đức (BS Hoàng thị Mỹ Lâm), Bundesverband der
vietnamesischen Flüchtlinge in der Bundesrepublik Deutschland. Nhận xét :
khi phụ trách Liên Hội ở Đức, người viết bài này
từng bị vài ba đồng hương khiển trách nặng nề qua điện thoại, thậm chí
còn bị đe dọa sẽ tẩy chay Liên Hội, vì tại sao không ghi
chữ “cộng sản“ sau chữ “tỵ nạn“; bộ Liên Hội qui tụ cả những thành phần
tỵ nạn kinh tế hay sao?4
Hội Người Việt Tỵ nạn Cộng sản tại Hamburg (Ông Lê Ngọc Tùng), Verein der vietnamesischen Flüchtlinge in Hamburg.
Cộng đồng Người Việt Tỵ nạn Cộng sản tại Odenwald và Vùng
Phụ cận (Ông Lê Trung Ưng), Verein der Gemeindeschaft der
vietnamesischen Flüchtlinge in Odenwald und Umgebung.
Hội Người Việt Tỵ nạn Cộng sản tại Mönchengladbach (Ông
Nguyễn Văn Rị), Verein der vietnamesischen Flüchtlinge in
Mönchengladbach.
Nhận xét : trong tên gọi Việt ngữ của cả ba hội đoàn đều
có chữ “cộng sản“ nhưng khi dịch sang Đức ngữ thì không còn chữ “cộng
sản“ nữa5.
Phân tích và góp ý
Tên gọi các tổ chức chính trị-văn hoá-xã hội của người
Việt chống cộng tại Hoa Kỳ, tại Canada và tại Úc đều không dùng chữ “tỵ
nạn“. Có những tên gọi hội đoàn dùng chữ “người Việt quốc gia“ nhưng khi
chuyển sang Anh ngữ thì lại không dịch trung
thực và thay thế bằng khái niệm “người Mỹ gốc Việt“; riêng ở Úc thì
dùng chữ “người Việt tự do“. Tại Đức, trong tên gọi các hội đoàn, nếu có
chữ “cộng sản“ thì có sự khước từ việc sử dụng chữ này lúc chuyển dịch
sang Đức ngữ.
Chữ “quốc gia“ dường như khi sinh ra đã mang phải cái số
long đong. Ở trong nước, bọn Việt cộng tránh dùng nó vì những người theo
chủ nghĩa quốc gia là những người chống cộng; cho nên chúng mới có tên
gọi “ngân hàng nhà nước“. Ra nước ngoài,
chữ nationalist khiến liên tưởng đến tư tưởng quốc gia cực đoan hẹp hòi quá khích; nếu cần, người ta thích dùng chữ
patriot hơn. Huống chi ở nước Đức, chỉ mới thoạt nghe đến “na...“
là người người ngán ngẩm vì thiên hạ bỗng dưng nghĩ đến Nazi. Phải
chăng vì vậy mà người Mỹ gốc Việt không thích dịch chữ “quốc gia“ sang
Anh ngữ khi đặt tên cho các tổ chức tụ
họp bà con mình?
Bây giờ xin chuyển qua nhóm chữ “người tỵ nạn cộng sản“.
Chúng ta hãy thử dịch sang Anh ngữ. Đương nhiên không thể dịch là
“communist refugees“, vì hai chữ này chỉ đúng có một nửa đối với các
thành phần như Cù Huy Hà Vũ hay Điếu Cày (họ là communist
nhưng họ không phải là refugees). Vậy phải dịch sao đây cho chỉnh? Theo
tôi, phải dịch là “refugees victims of the communism“. Qua tiếng Pháp
chúng ta sẽ có “réfugiés victimes du communisme“; qua tiếng Đức, chúng
ta sẽ có “Flüchtlinge und Opfer des Kommunismus“.
Từ đấy suy ra, tên gọi của các hội đoàn người Việt ở Hamburg, ở
Odenwald, ở Mönchengladbach nếu muốn dịch cho trung tín sang Đức ngữ sẽ
phải là Vereine der vietnamesischen Flüchtlinge und Opfer des
Kommunismus in Hamburg, in Odenwald, in Mönchengladbach.
Theo cách gọi tên hiện tại thì chúng ta có khi là người
Việt quốc gia, có khi là người Việt tỵ nạn, có khi là người Việt tự do,
có khi là người Việt gọn lỏn. Nhưng tất cả chúng ta đều là người Việt
nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản; vậy tại sao
chúng ta không chủ động tự cải danh cho đúng sự thực? Liên Hội Người
Việt Tỵ nạn tại CHLB Đức sẽ trở thành Liên Hội Người Việt Nạn nhân Cộng
sản tại CHLB Đức, Bundesverband der vietnamesischen Opfer der
Kommunistischen Gewaltherrschaft in der BRD, Federal
Association of the Vietnamese Victims of the Communism in Germany,
Association Fédérale des Vietnamiens Victimes du Communisme en
Allemagne. Nếu muốn đạt được sắc thái biểu cảm như trong danh xưng tiếng
Đức, nếu muốn dùng khái niệm Gewaltherrschaft
thì có thể thêm một chữ vào Anh ngữ hay Pháp ngữ, theo
kiểu Vietnamese Victims of the Communist Despotism (hay Tyranny),
Victimes vietnamiens du Despotisme (hay de la Tyrannie) Communiste. Nếu
các hội đoàn, liên hội, tổ chức, tập hợp v.v..của
người Việt ở hải ngoại đều căn cứ vào vị trí, vị thế, tư cách, gốc
nguồn của các thành viên để cùng thống nhất tên gọi như bài viết này đề
nghị thì ít nhất cũng thực hiện được một bước đầu liên kết trên danh
nghĩa, qua danh xưng.
1
a) Tôi không thể ghi đúng tên họ các nhân vật hiện thời đang phụ trách
các hội đoàn. b) Trong khuôn dấu không thấy có chữ “the“. c) Đối với vài
đoàn thể, tôi rất tiếc không có dữ kiện
liên quan đến nhân vật thụ ủy hiện thời.
2 Có thể Vixi sẽ không được phép dùng tên gọi Vietnamese Community of...vì tên gọi này đã được ghi danh tại
Toà án. Nhưng đó lại là vấn đề khác.
3 Chả lẽ có người Việt quốc gia không tự do?
4 Liên Hội Người Việt Tỵ nạn tại CHLB Đức đã được thành lập từ lâu, tên gọi hiện dùng đã được ghi vào Nội
quy và đã được đăng bộ tại Toà án, muốn thêm hay bớt chữ gì, muốn thêm hay bớt điều gì đều phải do Đại Hội Đồng quyết định.
5 Ở Đức, việc chuyển dịch tên gọi các tổ chức chính trị-văn hoá-xã hội từ Việt ngữ sang Đức ngữ đôi khi không
chỉnh.
BS.Trần Văn Tích
__._,_.___
0 comments:
Post a Comment