Viết, từ nỗi lòng người mẹ..
Chú thích : Hàng 1, từ trái sang phải : Hạ sĩ TQLC Alan Đinh Lâm .
Hạ sĩ TQLC Lê Ngọc Bình .
Hạ sĩ TQLC Denny Đoan Tran
Hàng 2, từ trái qua phải : Hạ sĩ Bộ Binh Trần Quốc Bình.
Trung sĩ Bộ Binh Nguyễn Ngọc Long
Hạ sĩ TQLC Nguyễn Lee văn Te
Hạ sĩ TQLC Lê Ngọc Bình .
Hạ sĩ TQLC Denny Đoan Tran
Hàng 2, từ trái qua phải : Hạ sĩ Bộ Binh Trần Quốc Bình.
Trung sĩ Bộ Binh Nguyễn Ngọc Long
Hạ sĩ TQLC Nguyễn Lee văn Te
Album hai : hàng dọc:
hàng 1) Trung sĩ nhất KQ Nguyễn Văn Thanh
Trung sĩ nhất Bộ binh Trần Hai Du
hàng 2) Hạ sĩ nhất Bộ Binh Nguyễn Hồng Dan
Thượng sĩ Lực Lượng Đặc Biệt Nguyễn Mạnh Tùng
Hạ sĩ TQLC Victor R Lữ
hàng 3) Hạ sĩ TQLC Andrew S. Đặng
Binh Nhất Bộ Binh Ngô Q Tan
hàng 1) Trung sĩ nhất KQ Nguyễn Văn Thanh
Trung sĩ nhất Bộ binh Trần Hai Du
hàng 2) Hạ sĩ nhất Bộ Binh Nguyễn Hồng Dan
Thượng sĩ Lực Lượng Đặc Biệt Nguyễn Mạnh Tùng
Hạ sĩ TQLC Victor R Lữ
hàng 3) Hạ sĩ TQLC Andrew S. Đặng
Binh Nhất Bộ Binh Ngô Q Tan
******
Mỗi lần, lúc chiếc xe rẽ
ngang góc bưu điện thị xã, tôi như thấy mình, thưở nào không xa lắm, lễ mễ ôm
thùng quà bước lên bậc thềm lát gạch, vượt qua thùng thư sơn mầu xanh đậm đặt cạnh mấy chỗ bán
báo tự động..
Những thùng
quà tôi gửi cho con thời gian con ở Phi
Châu, ở Iraq và đâu đó trong chiến trường
Afghanistan..
Những thùng quà đóng bằng lớp giấy dày mầu kaki , nhét đầy bánh , kẹo, mì gói..và nữa, là trái tim nặng trĩu của người mẹ. Ngày tháng qua, nước mắt tôi đã dần khô nhưng khi nhìn căn phòng con với đồ đạc bỏ lại, lồng ngực tôi lại râm ran nhói đau , tựa hồ tôi vừa va vập một tảng đá lớn, nó làm tôi khó thở và đau đớn..
Nỗi đau đó,
trở lại hôm nay khi tôi nhìn những người lính trẻ, chỉ bằng tuổi con tôi, có
người lớn hơn, chỉ như em trai tôi..Hình ảnh những người lính ấy khi ra trường
cũng gầy gò như con tôi ngày mãn khóa..Gương mặt mỗi người sao quá gần gũi quen
thuộc với tôi, trong ánh mắt của mỗi người là niềm vui tuổi trẻ , là nỗi khát khao được sống, được yêu. Họ có thể
chọn cho mình một cuộc sống bình yên, đi học, ra trường, đi làm, xây dựng gia đình…
Nhưng đổi lại, họ lại chọn cho mình một con đường khác, một con đường binh nghiệp hiểm nguy, bất trắc.
Những người lính
ấy, họ ra đi khi còn quá trẻ, có người chưa qua tuổi hai mươi..có người vừa tử
trận cách đây chỉ vài ngày..
Ngôn ngữ làm
sao viết cho hết , diễn tả cho hết, và lòng tôi thương họ xiết bao. Tôi thương cả những người mẹ mất con.. Nỗi đau đớn
như xát muối vào thịt da sưng tấy, vào vết
thương không bao giờ lành lặn , và suốt đời , họ mang một trái tim tan vỡ ngay cả khi còn sống.
Tôi may mắn hơn
họ, con tôi trở về bình yên sau những năm quân ngũ, nhưng nỗi nhớ thương lo lắng
cho con mình khi nó vượt ra khỏi tầm tay, khi nó đang đối diện với cái chết từng
ngày, tôi và họ, đã một thời chung một nỗi
đau.
Chung những đêm
dài không ngủ..
Chung những đêm quay quắt nhớ con.
Tuổi trẻ của
tôi đã từng trải qua những năm tháng chiến
tranh. Lúc ấy, bởi tôi còn rất trẻ, cuộc
sống thành phố quá bình yên nên chưa bao
giờ hình dung rõ nét, hoặc cảm giác mất mát chưa hề chạm đến tận cùng nên khi lìa
nhau, biết xa nhau và không hẹn trước ngày về, tôi luôn chấp nhận điều đó bằng
nỗi cam chịu, bởi, cũng như bao nhiêu người khác, khi có người yêu là lính chiến.
Nhưng khi nhìn con đeo ba lô trở lại đơn vị, trong tôi trở lại cảm giác mất mát lẫn đau đớn không thể nói thành lời, nó là gánh nặng triền miên đè trĩu lòng tôi khi mỗi bước con xa dần. Con chim đang háo hức đập cánh bay về vùng trời rộng kia, nhiều thứ đang chờ đợi thử thách và nó không hề biết rằng, nó đã bỏ lại căn nhà trống trải vừa lấp đầy nỗi đau đớn khôn lường.
Nhưng khi nhìn con đeo ba lô trở lại đơn vị, trong tôi trở lại cảm giác mất mát lẫn đau đớn không thể nói thành lời, nó là gánh nặng triền miên đè trĩu lòng tôi khi mỗi bước con xa dần. Con chim đang háo hức đập cánh bay về vùng trời rộng kia, nhiều thứ đang chờ đợi thử thách và nó không hề biết rằng, nó đã bỏ lại căn nhà trống trải vừa lấp đầy nỗi đau đớn khôn lường.
Tôi sợ hãi. Tôi
thật sự mất thăng bằng.
Không biết điều gì sẽ xảy đến cho con tôi, cảm giác y hệt như ngày xưa mỗi lần tôi tiễn anh đi..Nếu
con tôi không trở về , khoảng đời kế tiếp chúng tôi sẽ sống ra sao.
Ai sẽ bù đắp nỗi mất mát mà tôi phải gánh chịu ở phần đời còn lại ?
Ai sẽ bù đắp nỗi mất mát mà tôi phải gánh chịu ở phần đời còn lại ?
Những người lính
trẻ, họ đến trong cuộc đời lặng lẽ và ra đi lặng lẽ.. Những giọt nước mắt tiếc
thương rồi cũng rơi dần vào quên lãng. Chỉ người còn sống suốt đời mang vết thương
tật nguyền, không bao giờ lành lặn. Vĩnh viễn. Không bao giờ.
Nên,
ngoài nỗi
thương xót cho những người lính tử trận, tôi thương lắm những người phụ
nữ đã mất
con, mất chồng nơi chiến trường.. Tôi thương giọt lệ của người mẹ khi đón
con về nhà trong tiếng kèn truy điệu não nùng bi ai và những giọt nước
mắt không ngừng chan hòa cùng cơn mưa thấm đẫm ngoài trời.. Tôi thương
tiếng khóc thảm thiết của người mẹ vừa mất con, thương những ngón tay
của em, của chị, của vợ ôm chặt lá cờ tưởng như ôm lấy một phần hơi ấm
người thân mà lát nữa đây, khi nắm đất ném lên, tiếng khóc lịm dần là
trùng trùng vĩnh biệt.
Tôi
nhìn rất
lâu hình ảnh của những người lính trẻ đã từ bỏ cuộc đời mình, từ bỏ tuổi
thanh
xuân, độ tuổi đẹp đẽ nhất, tràn đầy hy vọng nhất để vào quân ngũ. Chấp
nhận
gian khổ. Chấp nhận tai ương. Họ đã nối
tiếp những ước mơ dang dở của cha ông dù không chiến đấu cho một quê
hương Việt
Nam.. Họ, kế thừa tiền nhân, viết tiếp trang sử truyền thống oai hùng
của Tổ tiên để bảo vệ chính nghĩa tự do, cho chính nơi chốn đã cưu mang
họ và gia đình.
Họ trả dùm chúng ta món nợ trên quê hương thứ
hai nầy.
Nếu ngày nào,
con tôi muốn trở lại đời quân ngũ, tôi cũng sẽ chấp nhận điều đó vì ít ra,
trong huyết quản của con tôi, của hằng bao nhiêu người lính trẻ Việt nam đang
chiến đấu cho đất nước nầy vẫn còn luân lưu những giòng máu Việt kiêu hùng.
Can đảm và bất
khuất.
Không hề lùi
bước trước kẻ thù..
Không sợ chết.
Không ngại hy sinh.
Xin gửi một đóa hoa thương tiếc cho những người lính đã hy sinh vì lý tưởng tự do, vì hòa bình thế giới.
Xin
gửi một đóa
hoa xót xa cho những bà mẹ, những người cha, người vợ..Những người đã
phải chịu đựng sống phần đời còn lại của mình với trái tim tan nát.
Gửi lời cầu
nguyện bình yên đến những người lính đang
trong quân ngũ hằng ngày đối mặt với mọi chết chóc,hiểm nguy. Và cả lời bình yên
cho gia đình họ.
Xin ơn trên giữ gìn họ như đang gìn giữ chúng ta.
Nhật Tân PBC72
( Cám ơn Phạm
Hòa với trang mục :
Chiến Sĩ Vô Danh Việt Nam )
Chiến Sĩ Vô Danh Việt Nam )
http://vnchtoday.blogspot.co.uk/2016/11/viet-tu-noi-long-nguoi-me.html
************
Những suy nghĩ bước đầu hội nhập ấy tôi nhớ rõ vì đó là những suy nghĩ đầu tiên về lễ Tạ ơn trên mảnh đất dung thân mà mình vừa tới được. Những ý nghĩ cụ thể hơn khi ấy chỉ là một ngày nghỉ được trả lương, và một buổi tối ăn uống với gia đình.
Ôi, bao nhiêu tự ái, tủi thân cứ nhỏ lệ âm thầm mỗi tối khi ngồi đếm những đổng tiền tip trong ngày có được để sinh tồn. Nhưng cũng bao nhiêu tự ái, tủi thân ấy chấp cánh bay đi vào một lễ Tạ ơn để tôi an nhiên sống, thậm chí thích nghề giao pizza tận nhà từ món quà của thượng đế ban cho. Hôm đó gần lễ Tạ ơn, trời đổ nước đá bào chứ không phải tuyết, những hạt mưa đá nhỏ tí teo tung tăng trên đường theo gió. Tôi trợt chân trước cửa nhà một khách hàng, không bị thương nhưng gãy mất cái kính.
************
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU CÙNG GIA ĐÌNH CHIẾN SĨ DENNY TRẦN ĐOÀN.
********
Thanksgiving 2016…
Mùa Lễ đã về, lễ Tạ ơn đến gần từng ngày với những sớm mai thức dậy
trong hơi thu lành lạnh, những chiều về bát ngát trời thu trên những
cánh đồng… Tôi nhớ lắm những người quen kẻ còn người mất, thương đám trẻ
trong nhà không còn háo hức đợi quà mà chúng đang tất bật đời sống của
những người đã trưởng thành, những người cố nhín chút thời gian đi mua
quà cho người thân của chúng khi ngày lễ Tạ ơn đã cận kề.
Tôi còn nhớ lễ Tạ ơn đầu tiên năm tôi đến Mỹ. Tôi nghĩ riêng trong
lòng, xứ giàu người ta bày vẽ quá, lễ này lễ nọ để bán thiệp, bán quà…
những hình thức thương mại thật đa dạng, phong phú ở xứ tư bản. Nhưng
chỉ lễ Tạ ơn năm sau tôi đã nhìn ra, làm thương mại ở xứ giàu dù sao
cũng còn nhân đạo hơn làm thương mại ở xứ nghèo là chế tạo ra đồ giả,
thuốc tây giả, hàng nhái… bất chấp an toàn thực phẩm và sức khỏe của
người khác.Những suy nghĩ bước đầu hội nhập ấy tôi nhớ rõ vì đó là những suy nghĩ đầu tiên về lễ Tạ ơn trên mảnh đất dung thân mà mình vừa tới được. Những ý nghĩ cụ thể hơn khi ấy chỉ là một ngày nghỉ được trả lương, và một buổi tối ăn uống với gia đình.
Nhưng hội nhập sâu hơn vào đời sống Mỹ tôi mới thật sự hiểu được ý
nghĩa của ngày lễ Tạ ơn. Tại sao hằng năm lễ Tạ ơn lại được xem như quốc
lễ; tại sao muôn người đều hoan hỷ đón mừng lễ Tạ ơn… Bởi ngoài lịch sử
của lễ Tạ ơn đầu tiên trên nước Mỹ đã quá đẹp, và ngày lễ này ngày càng
đẹp đẽ hơn với thêm nhiều ý nghĩa về tình người, nhân bản, từ bi… mà
tôi đã may mắn được làm người chứng.
Sau lần nước Mỹ bị khủng bố, tôi bị mất việc. Hằng tuần lãnh tiền
thất nghiệp đã tới những tuần cuối rồi cũng chưa tìm được việc làm khác
vì kinh tế Mỹ lúc ấy tuột dốc nên việc làm ít. Tôi nghe lời người bạn
cùng mất việc với tôi, và theo anh ta đi làm công việc dễ nhất trong
thành phố là đi giao pizza tận nhà cho khách hàng đặt hàng (order) qua
điện thoại.Ôi, bao nhiêu tự ái, tủi thân cứ nhỏ lệ âm thầm mỗi tối khi ngồi đếm những đổng tiền tip trong ngày có được để sinh tồn. Nhưng cũng bao nhiêu tự ái, tủi thân ấy chấp cánh bay đi vào một lễ Tạ ơn để tôi an nhiên sống, thậm chí thích nghề giao pizza tận nhà từ món quà của thượng đế ban cho. Hôm đó gần lễ Tạ ơn, trời đổ nước đá bào chứ không phải tuyết, những hạt mưa đá nhỏ tí teo tung tăng trên đường theo gió. Tôi trợt chân trước cửa nhà một khách hàng, không bị thương nhưng gãy mất cái kính.
Bà chủ nhà là một bà cụ Mỹ trắng rất phúc hậu. Bà lo lắng và thương
cảm cho tôi đến cảm động. Tôi đã ngồi xuống sofa nhà bà, uống tách trà
nóng do bà mời. Tôi đã làm một việc sai trái với nội quy cho người đi
giao pizza là không được phép làm như thế, không được bước vào trong
cánh cửa nhà của khách hàng. Nhưng trước thịnh tình của người bản xứ thì
phải biết xử sự sao cho ra một người Việt nam? Tôi quên hết nỗi lo sợ
có thể mất việc nếu ông quản lý ở tiệm pizza biết được. Tôi cảm ơn bà cụ
đã vỗ về tự ti mặc cảm trong lòng tôi vào một đêm đông. Tôi chỉ cái
bảng tên đường gắn trên khung cửa cách biệt phòng khách với nhà sau
trong nhà bà. Tôi hỏi: “Bà thích Elvis Presley lắm hả?” Vì tôi thấy trên
khung cửa ấy là tấm bảng màu xanh lá cây, chữ trắng, và ghi là “Elvis
Presley. Blvd”
Bà cụ như trẻ lại tới thời bà còn con gái, bà huyên thuyên kể về kỷ
niệm. Tôi chỉ hiểu được đó là món quà của người bạn trai đầu tiên đã
tặng bà khi hai người đi xem buổi ca nhạc của Elvis Presley. Đó là ông
cụ đã đói bụng nên mò từ trên lầu xuống, hỏi: “Pizza tới chưa?”
Mọi chuyện cứ diễn ra như theo ý Chúa. Sáng hôm sau tôi đi làm. Nhà
tôi nhờ đem trả đồ mà má xấp nhỏ đã mua ở Trung tâm thương mại Collin
Creek mà người Việt quen gọi là Collin Creek Mall. Sao tôi lại thấy một
khách hàng khác cũng đi trả đồ như tôi. Cô ta trả lại hai cái đồng hồ
treo tường be bé, xinh xinh, trên mặt đồng hồ có in hình Elvis mờ mờ, có
cả chữ ký của Elvis nữa.
Tôi đợi cô trả xong thì xin mua. Cả hai cái đồng hồ có sáu mươi đô
la, vị chi có ba mươi đồng một cái. Tôi cần một cái để thay cái đồng hồ
Toyota ở nhà, hồi mua xe người ta cho quà. Nhưng nó đã rơi và vỡ kính.
Tôi nghĩ đến bà cụ nên mua hai để tặng bà một. Tặng bà cụ có thể trẻ lại
khi hoài niệm và yêu mến Elvis Presley. Tôi nghĩ thầm, chắc bà cụ vui
lắm vì cái đồng hồ này độc đáo là mỗi giờ Elvis lại hát một câu trong
những bản nhạc ngày xưa ông hát…
Đâu ngờ ý Chúa đã an bày, tới hôm lễ Tạ ơn năm ấy. Tôi không có cơ
hội đi giao pizza đến nhà bà nên đợi hết giờ làm thì lái đến nhà bà. Bấm
chuông để tặng bà cái đồng hồ. Bà vui đến ứa nước mắt với một người
Việt nam vô danh, tôi thì khóc được với một người bản xứ đã tặng tôi cái
kính mới vào lễ Tạ ơn năm ấy. Bà nói với tôi, “Cái kính gãy của anh đã
rơi khỏi túi áo lạnh của anh nửa cái. Sáng hôm sau tôi thấy trên sofa,
nên tôi đi đặt làm cái kính mới cho anh, theo độ của cái kính gãy. Anh
thử lại xem có vừa mắt không…?”
Chúng tôi thành bạn vong niên với nhau tới lúc bà mất. Tôi thành bạn
nhậu của ông nhà sau khi bà mất đến lúc ông phải vô viện dưỡng lão…
Từ đó tôi cảm nhận về ngày lễ Tạ ơn qua lăng kính mới. Nếu cứ
nhìn cuộc sống qua bảng giá, cộng thuế ở Mỹ này thì cuộc đời khô xảm
lắm! Mỗi người chỉ còn là cái máy in tiền để đi mua và trả thuế. Tôi
hiểu thêm ý nghĩa của lễ Tạ ơn là sự cho đi và nhận lại; dù chỉ một câu
chúc mừng nhau, món quà mọn, nhưng làm ấm lòng nhau cho cuộc sống thăng
hoa tới người người cảm nhận được hạnh phúc quanh mình. Nên tôi hiểu
được một người bạn đã trò chuyện với tôi trước lễ Tạ ơn gần đây, cô ấy
nói, “Ngày xưa em cũng hay ăn gà vào dịp lễ này với gia đình, nhưng từ
ngày quy y, em không ăn thịt gà nữa. Cứ lễ giết gà về là em ráng làm
những việc tốt, lớn nhỏ gì cũng hồi hướng công đức cho tất cả những con
gà sẽ bị giết trong dịp lễ này, cầu mong cho chúng thoát khỏi kiếp súc
sanh và được đầu thai vào một kiếp sống mới, tốt đẹp và an lành hơn…”
Có phải lễ Tạ ơn đã cứu rỗi một người, rồi ý nghĩa ngày lễ thấm sâu
thêm vào lòng người để mỗi người hướng thiện theo cách riêng? Để mỗi năm
lễ Tạ ơn về, ai cũng ráng sắp xếp công việc để có thể tham gia vào
những bữa ăn miễn phí tổ chức bởi các Hội Từ Thiện, nhằm giúp bữa ăn cho
những người không nhà. Ai từng đến với những bữa ăn này, thường sang
năm lại đến vì thôi thúc của lòng từ bi đã thức dậy trong tâm khi nhìn
những người nghèo đứng xếp hàng trong gió lạnh để nhận một phần ăn từ
những người thiệm tâm. Ai có thể đứng ngoài tình người dửng dưng cho
được. Phải đứng về một phía, nếu ta không là người cho thì ta sẽ là
người nhận. Chẳng ai đứng ngoài xã hội mình đang sống được cả.
Với lễ về năm nay, tôi vừa gãy cái kính do bất cẩn. Ta thán với người
bạn xa,“sao tôi xui dữ vầy nè?” Bạn tôi gợi ý, đi tìm cái kính cũ xài
đỡ đi, rồi tính sau. Tôi chỉ tìm ra cái kính của bà cụ năm xưa cho, cũng
đã gãy… Tôi hỏi tại sao những người cho không cung cấp đủ kính cho tôi
dùng – là ý nghĩ trong mùa Tạ ơn này! Nhưng nhờ không có kính nên tôi
chẳng nhìn xa được nên nhìn vào lòng mình là khỏi cần kính. Tôi thấy rõ
ra mình cứ đứng mãi bên phía người nhận nên bên cho hụt người! Tôi gọi
cô bạn đã quy y, “Cho anh đóng góp chút đỉnh vô bữa ăn cho người không
nhà mà nhóm con lai của các em tổ chức. Nếu hôm đó anh có thời gian thì
anh sẽ góp một bàn tay với anh chị em…”
Một trong những ý nghĩa của lễ Tạ ơn là sự cho và nhận. Ở đâu cũng
nhiều người rộng lòng nên ở đâu cũng có rất nhiều người đang cần những
tấm lòng nhân ái của mọi người. Nếu Tạ ơn chỉ gói ghém với những người
mà ta từng thọ ơn thì danh sách những người ta phải mang ơn, đền ơn sẽ
dài hơn trí nhớ chúng ta nhiều bởi không ai tồn tại trên đời mà không
từng mang ơn người khác. Chúng ta được sinh ra làm người, đã là một ân
sủng của Tạo hóa. Tôi không biết xuất thân của ai, nhưng bản thân thì
tôi rõ. Từ đứa bé đủ cơm no áo ấm, mỗi ngày đến trường. Rồi lớn lên
trong mù mịt tương lai vì lịch sử sang trang. Rồi vượt thoát đến miền
đất hứa, trải qua bao nhiêu hoàn cảnh khi hưng lúc khó… Tôi không thể
một mình vượt qua tất cả để tồn tại đến bây giờ mà ơn thọ từ cái kính
của người bản xứ đã tặng tôi, làm thay đổi cái nhìn của một người di dân
theo hướng thiện tâm và tích cực hơn…
Mùa Tạ ơn về, lễ Tạ ơn cận kề với bao tấp nập ngoài phố thị, trên môi
cười trẻ nhỏ, lo toan trong ánh mắt những người lớn còn khó khăn… Tôi
đã đủ cơm ăn áo mặc, một việc làm ổn định, một chỗ ở không phải sợ nắng
mưa. Tôi Tạ ơn xứ sở này đã cho tôi biết bao nuôi dưỡng và dung thứ để
tôi có hiện tại. Tạ ơn quê nhà đã đón nhận tôi từ một sinh linh bé bỏng,
cho tôi thật nhiều kỷ niệm tuổi thơ, cả nỗi nhớ thương quê dạt dào
trong lòng người viễn xứ khi lễ Tạ ơn về.
Tạ ơn cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục. Tạ ơn thầy cô đã dạy dỗ cho tôi
từ vỡ lòng tới khai trí. Tạ ơn anh chị em trong nhà đã chia cay xẻ đắng
với nhau khi vận nước đổi thay, cha tù mẹ bệnh… Tạ ơn bạn bè đã lắng
nghe và chia sẻ cùng tôi. Tạ ơn em mùa về khơi gợi biết bao nỗi niềm. Tạ
ơn cả lời thơ dòng nhạc đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi theo năm tháng…
Tạ ơn đời khoan thứ bao dung…
Phan
0 comments:
Post a Comment