Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Saturday 6 August 2016

Dân Muốn Biết: Thảm họa môi trường, cá chết, người chết, trẻ em thiếu ăn

Một số câu hỏi cần được trả lời liên quan đến vai trò của Toàn quyền tại Tiểu bang Nam Úc
LS Mai Thành Đức (Adelaide Nam Úc)
LS Mai Thanh Duc.jpg
LS Mai Thành Đức (Adelaide, Nam Úc): Các hình ảnh về thảm họa môi trường, cá chết, người chết, trẻ em thiếu ăn, người già thiếu mặc, lang thang xin ăn ngập đường phố Việt Nam là những bằng chứng đau lòng và mâu thuẫn với những cái bắt tay thân thiện mà ông Lê Văn Hiếu đã ung dung trao đổi với những người lãnh đạo CSVN”.
LGT: SGT hân hạnh nhận được bài viết của LS Mai Thành Đức (Adelaide, Nam Úc), trong đó LS so sánh vai trò, quyền hạn của Toàn quyền tiểu bang Nam Úc được luật pháp quy định, với thực tế hành xử của Toàn quyền Lê Văn Hiếu trong chuyến viếng thăm VN vừa qua. Khác với hầu hết độc giả SGT, phê phán Toàn quyền LVH trên phương diện lương tâm, lập trường và trách nhiệm của người Việt tỵ nạn CS, LS Mai Thành Đức đã nhìn nhận và đánh giá chuyến đi của TQ LVH dưới ánh sáng của luật pháp tiểu bang Nam Úc. Sau khi khẳng định vai trò phi chính trị của Toàn quyền LVH, LS đã thẳng thắn và minh bạch nhấn mạnh: “Không có điều khoản nào trong bất kỳ đạo luật nào tại Nam Úc cho phép TQTB tham gia các sinh hoạt mang ý nghĩa chính trị”. Từ nhận định này, cộng với lý lịch bất minh, sự thăng tiến quá nhanh và những việc làm có lợi cho CS, của LVH, chúng taTHÀNH TÂM NGHI NGỜ CÓ SỰ LỘNG HÀNH QUYỀN LỰC VÀ LŨNG ĐOẠN NIỀM TIN CỦA CÔNG CHÚNG (Abuses of power AND Abuse of the public’s trust)Và sự lũng đoạn, lộng hành này đã xảy ra với sự tung hứng và toa rập của CSVN, Lê Văn Hiếu và những nhân vật quan trọng trong chính phủ Nam Úc, bao gồm cả Mike Rann, cựu Thủ Hiến 4 nhiệm kỳ Nam Úc (2002-2011). Chúng tôi tha thiết hy vọng, với lời kết luận chân thành và chí tình của LS Mai Thành Đức, “Tôi tin là đồng hương cũng tha thiết muốn được nghe hoặc đọc những phản hồi của ông Toàn Quyền Lê Văn Hiếu liên quan đến bài viết này, cũng như những ý phản đối của đồng hương đã được đăng tải trên các báo chí tại Úc trong suốt hai tháng qua, đặc biệt là trên diễn đàn Saigon Times: https://saigontimes.org/, Toàn quyền LVH cũng như CĐNVTD Nam Úc và Úc Châu, sẽ có những hành xử xứng đáng với cương vị, trách nhiệm và niềm tin của công chúng (ĐẶC BIỆT LÀ NGƯỜI VIỆT TRÊN KHẮP THẾ GIỚI), trong một xã hội tự do dân chủ của thế kỷ 21. SGT chân thành cảm ơn tâm huyết, kiến thức chuyên môn của LS Mai Thành Đức; và sau đây, trân trọng giới thiệu cùng Quý vị nguyên văn bài viết của LS.
& & &
Trong thời gian qua, cá nhân tôi có nhận khá nhiều những thắc mắc liên quan đến chuyến đi về Việt Nam gần đây của ông Toàn Quyền Lê Văn Hiếu.
Nhận thấy có nhu cầu cần giải thích vai trò của Toàn Quyền Tiểu Bang, tôi xin chia sẻ bài viết dưới đây cùng với quý đồng hương.
Ls Mai Thành Đức
  1. Vai trò của Toàn Quyền Tiểu Bang (TQTB):
Khác với chức vụ của Thủ Hiến (Premier), người đứng đầu chính phủ dân cử tại tiểu bang[tương đương với chức vụ Thống Đốc (Governor) tại các tiểu bang của các quốc gia có thể chế Cộng Hòa (Republic) như Mỹ], vai trò TQTB tại Nam Úc cũng như tại các tiểu bang khác tại Úc hoàn toàn phi chính trị (non-political).
Vì nước Úc có thể chế Quân Chủ Lập Hiến (Constitutional Monarchy), nên vai trò của vị Tổng Toàn Quyền (Governor-General) cũng như các Toàn Quyền (Governor) tại các tiểu bang bị giới hạn trong công việc có tính cách lễ nghi (ceremonial duties) hoặc liên quan đến công việc hiến định (constitutional duties) nặng về hình thức chẳng hạn như phê chuẩn các đạo luật đã được lưỡng viện Quốc Hội thông qua, giải tán Quốc Hội trước các cuộc bầu cử Tiểu Bang. Ngoài ra, TQTB cũng có bổn phận tham gia, khuyến khích các sinh hoạt cộng đồng và tặng thưởng các huy chương danh dự cho các cá nhân, hội đoàn có những đóng góp ý nghĩa trong quá trình phát triển cộng đồng.
  1. Ai bổ nhiệm TQTB và nhiệm kỳ bao lâu:
TQTB được bổ nhiểm bởi Nữ Hoàng Anh qua đề nghị của Thủ Hiến Tiểu Bang.
Điều khoản 7(1) của Đạo Luật Quốc Gia Úc (Australia Act 1986) quy định rằng đại diện Nữ Hoàng Anh tại mỗi Tiểu Bang sẽ là một vị Toàn Quyền.
Tuy nhiên, điều khoản 7(5) của Đạo Luật nêu trên nhấn mạnh rằng chỉ có Thủ Hiến Tiểu Bang mới có quyền đưa ra những đề nghị liên quan đến việc thực thi quyền hạn và chức năng của Nữ Hoàng Anh tại mỗi Tiểu Bang (The advice to Her Majesty in relation to the exercise of the powers and functions of Her Majesty in respect of a State shall be tendered by the Premier of the State.)
Nhiệm kỳ của TQTB không được ghi rõ trong các văn kiện chính thức của chính phủ và do vậy sẽ tiếp tục kéo dài theo ý của Nữ Hoàng Anh (At Her Majesty’s pleasure). Tuy nhiên, dựa trên các đợt bổ nhiệm trong 25 năm qua, chúng ta có thể đoán rằng các Thủ Hiến tại Nam Úc có khuynh hướng thay đổi TQTB sau mỗi 5 năm [Roma Mitchell: 1991-1996; Eric Neal: 1996-2001; Marjorie Jackson-Nelson: 2001-2007] ngoại trừ trường hợp của ông Kevin Scarce thì được kéo dài gần đến 7 năm [8/2007-7/2014].
  1. Ai trả lương cho TQTB và mức lương hiện nay là bao nhiêu:
Chiếu theo điều khoản 73 của Đạo Luật Hiến Pháp Tiểu Bang Nam Úc (Constitution Act 1931), tiền lương của TQTB được Tòa Án Lương Bổng (Remuneration Tribunal) ấn định.
Lương bổng của TQTB tương đương với 75% mức lương hiện nay của vị Chánh Án Trưởng của Tòa Án Thượng Thẩm Tiểu Bang Nam Úc ($471,270).
  1. TQTB có trách nhiệm phải tham gia tháp tùng Thủ Hiến ra nước ngoài ký kết các hợp đồng kinh tế hoặc chính trị của tiểu bang Nam Úc không?
Không. Tuy nhiên, nếu TQTB tự nguyện xin được tháp tùng Thủ Hiến trong các công việc nêu trên, TQTB phải xác định rõ vai trò của mình là không được tham gia các buổi thương lượng ký kết hợp đồng mang ý nghĩa chính trị. Vai trò của TQTB là tuyệt đối phi chính trị.
  1. Trường hợp TQTB Lê Văn Hiếu tháp tùng phái đoàn Thủ Hiến Jay Weatherill về Việt Nam bắt tay làm ăn với Cộng Sản Việt Nam (CSVN) thì chúng ta nên hiểu như thế nào? Đây có phải là trường hợp ngoại lệ vì ông ta là người Úc gốc Việt không?
Không có điều khoản nào trong bất kỳ đạo luật nào tại Nam Úc cho phép TQTB tham gia các sinh hoạt mang ý nghĩa chính trị.
Một số nhận định cho rằng ông Lê Văn Hiếu có thể đã tự nguyện tháp tùng phái đoàn Thủ Hiến trên căn bản là thông dịch viên chứ không phải là với tư cách TQTB.
  https://huunguyenoz.files.wordpress.com/2016/07/1068_rodnfjid7t.png?w=640
Tuy nhiên, qua các thông tin được đăng tải trên báo chí tại Việt Nam và đặc biệt tại trang web: http://vovworld.vn/vi-VN/Chinh-tri/Pho-Chu-tich-nuoc-Dang-Thi-Ngoc-Thinh-tiep-Thong-doc-va-Thu-hien-bang-Nam-Australia/441621.vov, chuyến đi của ông Lê Văn Hiếu được ghị nhận như sau: “Phó Chủ tịch nước cũng đánh giá cao vai trò cá nhân của Thống đốc Lê Văn Hiến là người Australia gốc Việt đầu tiên nắm giữ chức vụ chính trị cao nhất trong nội các Chính phủ ở nước ngoài cho đến nay, và cũng là người gốc Á đầu tiên được bổ nhiệm vào chức vụ này ở Australia. Đây là sự tự hào chung về trí thức của người Việt Nam ở nước ngoài góp phần làm rạng danh quê hương đất nước.”
Như vậy, ông Lê Văn Hiếu tháp tùng phái đoàn Thủ Hiến Weatherill đến Việt Nam với tư cách là TQTB, chứ không phải là một thông dịch viên cho phái đoàn.
Trong trường hợp này, chúng ta có quyền yêu cầu Bộ Ngân Khố Tiểu Bang cho biết rõ là chính phủ có sử dụng tiền thuế của người dân để đài thọ cho chuyến đi của ông Lê Văn Hiếu trên căn bản là TQTB hay không. Nếu như vậy có nghĩa là họ đã vi phạm điều khoản 73A của Đạo Luật Hiến Pháp, trong đó quy định rằng Bộ Ngân Khố chỉ được trang trải những chi phí chính đáng (costs reasonably incurred) và cho những công việc chính thức (official duties) của TQTB mà thôi.
Không rõ ông Lê Văn Hiếu đã có dịp đính chính lời nhận định nêu trên của Phó Chủ Tịch Nước CSVN chưa chứ chức vụ của ông ta là hoàn toàn phi chính trị như đã giải thích bên trên và ông ta chưa bao giờ và có lẽ sẽ không bao giờ được lọt vào ‘nội các chính phủ’(cabinet). Xin nhấn mạnh rằng chỉ có Thống Đốc [chẳng hạn như ở các tiểu bang bên Mỹ, như ông Jerry Brown của tiểu bang California hiện nay, hoặc tiền nhiệm của ông ta làArnold Schwarzenegger] mới trực thuộc nội các và có quyền hạn chính trị thật sự và tương đương với Thủ Hiến tại các tiểu bang của nước Úc.
Theo mô hình Quân Chủ Lập Hiến của Úc, Toàn Quyền không phải là Thống Đốc và cũng không phải là thành viên Quốc Hội hay Nội Các chính phủ. Nội Các chính phủ Tiểu Bang Nam Úc hiện nay bao gồm Thủ Hiến Jay Weatherill, Phó Thủ Hiến John Rau và 12 Bộ Trưởng (Minister) của các Bộ (Department) khác nhau. Tất cả những vị Thủ Hiến và Bộ Trưởng này đều là Dân Biểu và Nghị Sĩ Quốc Hội được người dân Nam Úc bầu lên.
  1. Vậy chúng ta có nên phản đối việc làm của ông Lê Văn Hiếu không?
Chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh, dân chủ.
Chúng ta có quyền trình bày quan điểm của riêng mình, cho dù quan điểm đó trái ngược với quan điểm của người khác.
Cách diễn đạt những bất đồng quan điểm trên tinh thần tương kính, công bằng là nền tảng quan trọng trong các sinh hoạt dân chủ, luôn được luật pháp bảo vệ.
Ông Lê Văn Hiếu không những là một cá nhân trong xã hội Úc mà còn là một người của công chúng (public figure). Do vậy, những lời nói và hành động của ông ta đều được công chúng quan sát kỷ lưỡng và nếu sai, sẽ bị lên án, chỉ trích một cách gay gắt hơn.
Đặc biệt hơn nữa, ông Lê Văn Hiếu là một người tị nạn Việt Nam. Mỗi lần báo chí trong hệ thống truyền thông chính mạch nhắc đến ông ta, họ thường đề cập đến danh từ tị nạn (refugee) một cách trang trọng và ngưỡng mộ.
Định nghĩa của danh từ tị nạn đã được ghi rõ trong Công Ước Tị Nạn Quốc Tế 1951 như sau:
“(who) owing to (a) well-founded fear of being persecuted for reasons of race, religion, nationality, membership of a particular social group or political opinion, is outside the country of his nationality and is unable or, owing to such fear, is unwilling to avail himself of the protection of that country.”
Xịn tạm dịch như sau:
“Do nỗi sợ hãi chính đáng bị ngược đãi vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, thành viên của một tổ chức xã hội hoặc chính trị mà người [tị nạn] đó đang phải sống xa quê hương mình, nay không thể hoặc không dám trở về quê hương mình chính vì nỗi sợ hãi đó.”
Theo quan điểm của cá nhân tôi, việc ông Lê Văn Hiếu về Việt Nam tham gia ký kết những thỏa thuận như đã được báo chí rộng rãi loan tin, trên vai trò là TQTB vào thời điểm này là không thích hợp.
Các hình ảnh về thảm họa môi trường, cá chết, người chết, trẻ em thiếu ăn, người già thiếu mặc, lang thang xin ăn ngập đường phố Việt Nam là những bằng chứng đau lòng và mâu thuẩn với những cái bắt tay thân thiện mà ông Lê Văn Hiếu đã ung dung trao đổi với những người lãnh đạo CSVN.
Cá nhân tôi cảm thấy thất vọng trước hành động (action) nêu trên của ông Lê Văn Hiếu cũng như sự làm ngơ (inaction) của ông ta đối với các thảm trạng xã hội, kinh tế, chính trị mà hàng triệu người dân khốn khổ đang phải đối đầu tại Việt Nam.
Ông Lê Văn Hiếu có thể chọn là người đứng ngoài cuộc, là phi chính trị, đúng như vai trò đích thực của một TQTB. Tuy nhiên, ông ta lại không muốn như vậy và chính quyết định đó đã dẫn đến một hệ qủa nghiêm trọng, tạo nên sự hoang mang, chia rẽ đáng tiếc trong cộng đồng tị nạn của chúng ta.
Có lẽ một thiểu số trong cộng đồng chúng ta lại lập luận rằng: ‘Nhưng chuyến đi của ông Lê Văn Hiếu là vì quyền lợi của hơn 1.5 triệu người dân tại Tiểu Bang Nam Úc và quyền lợi đó lớn hơn quyền lợi của vài chục ngàn người Việt tại đây?’.
Xin thưa rằng, nếu ông Lê Văn Hiếu là Thủ Hiến hoặc Phó Thủ Hiến Tiểu Bang, hoặc là một Bộ Trưởng hoặc chỉ đơn thuần là một Dân Biểu, Nghị Sĩ Tiểu Bang, thì việc làm nêu trên của ông ta là cần thiết, là vì quyền lợi kinh tế của Tiểu Bang.  
Tuy nhiên, trên căn bản là TQTB, sự tham gia của ông Lê Văn Hiếu trong công việc nêu trên là không cần thiết và mâu thuẩn với vai trò phi chính trị của mình.  
Chắc chắn rằng nếu không có ông Lê Văn Hiếu, thì Thủ Hiến Jay Weatherill và phái đoàn của ông ta vẫn đủ khả năng thuyết phục và ký kết những thỏa thuận với CSVN như đã được báo chí loan tin.
Tôi tin là đồng hương cũng tha thiết muốn được nghe hoặc đọc những phản hồi của ông Toàn Quyền Lê Văn Hiếu liên quan đến bài viết này, cũng như những ý phản đối của đồng hương đã được đăng tải trên các báo chí tại Úc trong suốt hai tháng qua, đặc biệt là trên diễn đàn Saigon Times: https://saigontimes.org/.
Adelaide, ngày 2 tháng 8 năm 2016.
Ls Mai Thành Đức
Email: ducmai@ducmai.com.au

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

.

.