Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa
Saturday 24 October 2015
The Economist Report Oriental: Liệu Đảng Cộng hòa Mỹ có bác bỏ Hiệp định TPP?
Saturday, October 24, 2015
No comments
A man protesting the Trans-Pacific Partnership (TPP) holds a sign over U.S. Trade Representative Michael Froman (R) as he testifies before a Senate Finance Committee hearing on "President Obama's 2015 Trade Policy Agenda" on Capitol Hill in Washington January 27, 2015. The top U.S. trade official urged Congress to back the administration's trade agenda on Tuesday and said an ambitious Pacific trade pact is nearing completion. Froman said the administration looked to lawmakers to pass bipartisan legislation allowing a streamlined approval process for trade deals, such as the 12-nation Trans-Pacific Partnership. REUTERS/Kevin Lamarque (UNITED STATES - Tags: POLITICS BUSINESS CIVIL UNREST) - RTR4N6JM
Một người biểu tình giơ biểu ngữ phản đối TPP vì Hiệp định có thể làm mất việc làm của người Mỹ. Phía trước là Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman. Nguồn: Reuters.
Một người biểu tình giơ biểu ngữ phản đối TPP vì Hiệp định có thể làm mất việc làm của người Mỹ. Phía trước là Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman. Nguồn: Reuters.
Trong một diễn tiến đáng kinh ngạc, các Đảng viên Đảng Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ và một số đồng minh trong giới doanh nghiệp của họ giờ đây lại là những người đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP.) Khi thỏa thuận cuối cùng được công bố vào ngày 05/10, không hề có một nhà lãnh đạo thuộc Đảng Cộng hòa, hay bất kỳ một hiệp hội doanh nghiệp rộng lớn nào đứng ra ủng hộ nó. Việc TPP nhận được ủng hộ của Đảng Cộng hòa là điều rất quan trọng vì hầu hết các đảng viên Dân chủ trong Quốc hội đều phản đối và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton thì vừa tuyên bố chống lại TPP (dù khi còn tại chức bà đã ủng hộ nó.)
Những người lạc quan cho rằng phần lớn những chỉ trích đến từ Đảng Cộng hòa đều chỉ mang tính tạm thời. Họ lập luận rằng những lời chỉ trích này là kết quả của nhận thức sai lầm của một số ngành kinh tế, như các công ty dược phẩm vốn đã bị chính quyền Obama bán đứng để nhanh chóng đạt được thỏa thuận. Thực tế, theo một nguồn tin từ Washington nói với tôi, “đạt được thỏa thuận là điều phải làm bây giờ hoặc không bao giờ.” Một vài người bất mãn tin rằng họ có thể buộc đàm phán lại hiệp định, nhưng đó là chuyện không tưởng. “Với tình hình thương lượng này, đây là thỏa thuận tốt nhất mà người Mỹ có thể đạt được,” một nguồn tin cho biết.
Rất nhiều người, bao gồm cả bản thân tôi, vẫn còn nghi ngờ TPP và muốn dành thời gian để sửa chữa những sai sót của nó. Nhưng lựa chọn đó giờ đã không còn, mà giờ phải hoặc chấp nhận bản TPP này, hoặc là sẽ không có thỏa thuận nào được ký kết. Câu hỏi đặt ra cho các nhà lập pháp ở tất cả các nước thành viên là liệu lợi ích của hiệp định này có vượt qua được những hạn chế của nó? Liệu TPP sẽ khiến tình hình trở nên tốt đẹp hơn hay tồi tệ hơn? Và việc bác bỏ nó có mở đường cho một hiệp định khác tốt hơn, hay rốt cuộc là không có thỏa thuận nào?
Điều chi phối các cuộc tranh luận tại Quốc hội Mỹ là quyền phủ quyết đáng kể của các nhóm lợi ích đặc biệt, vốn có mối quan hệ rộng rãi và tài chính dồi dào. Rất nhiều trong số những người tuyên bố ủng hộ “tự do thương mại” đã không còn ủng hộ một con đường hai chiều mà trong đó Mỹ sẽ giúp thúc đẩy sự thịnh vượng của chính mình thông qua việc thúc đẩy sự thịnh vượng của các đối tác. Thay vào đó, họ tìm kiếm một hệ thống mà trong đó những nước khác sẽ mở cửa thị trường, ưu tiên cho các tập đoàn Mỹ, nhưng người Mỹ không hề có dự định sẽ đền đáp tương xứng.
Thượng nghị sĩ Orrin Hatch (đại diện của Đảng Cộng Hòa ở bang Utah), Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện, than thở rằng: “Tôi e rằng thỏa thuận này có vẻ không đáp ứng được kỳ vọng.” Lý do khiến Hatch khó chịu là ngành công nghiệp dược phẩm Mỹ đã không được đáp ứng đòi hỏi trong việc yêu cầu các bên tuân thủ tiêu chuẩn của Mỹ về 12 năm độc quyền dữ liệu (bảo vệ các dữ liệu thử nghiệm lâm sàng) cho sản phẩm y sinh, các loại thuốc có nguồn gốc protein chiết xuất từ các tế bào sống nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Thay vào đó, Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman đã buộc phải thỏa hiệp. Suốt nhiều tháng, Hatch đã cảnh báo rằng ông ta có thể sẵn sàng để cho toàn bộ thỏa thuận thất bại vì vấn đề này.
Những người ủng hộ TPP sẽ còn thất vọng hơn nữa với điều mà một chuyên gia thương mại Washington gọi là “tính trung lập đáng ngạc nhiên” của Hạ nghị sĩ Paul Ryan (đại diện của Đảng Cộng Hòa ở bang Wisconsin), Chủ tịch Ủy ban Chính sách và Tài chính và là người có ảnh hưởng lớn đối với TPP tại Hạ viện Mỹ: “Tôi vẫn đang cân nhắc chuyện phán xét.” Có lẽ Ryan, một người được coi là hăng hái ủng hộ thương mại tự do, không muốn đi quá xa so với các đồng nghiệp của ông ở Đảng Cộng hòa. Nhưng điều đáng chú ý là ông đến từ bang Wisconsin – nơi chuyên sản xuất các sản phẩm bơ sữa. Hồi tháng 9/2015, nhóm vận động hành lang cho ngành sản xuất bơ sữa đã gửi thư lên Quốc hội Mỹ, trong đó đề cập đến “mối quan ngại nghiêm trọng” về hiệp định, rằng nó sẽ giúp New Zealand tiếp cận nhiều hơn với thị trường Mỹ, trong khi người Mỹ lại không được tiếp cận thị thường Canada nhiều như vậy.
Kế đến là thuốc lá. Froman đồng ý rằng các sản phẩm thuốc lá sẽ bị loại khỏi cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại, gọi là cơ chế Giải quyết Tranh chấp giữa Nhà đầu tư và Nhà nước (Investor-State Dispute Settlement – ISDS.) Điển hình cho việc lạm dụng cơ chế này là một loạt các vụ kiện của Tập đoàn Philipp Morris và Công ty R.J. Reynolds chống lại một số nước vốn yêu cầu phải có nhãn cảnh báo trên bao thuốc lá. Đối với một số nước, loại bỏ thuốc lá khỏi ISDS là một vấn đề y tế cộng đồng quan trọng. Nhưng lãnh tụ phe đa số trong Thượng viện, Mitch McConnell, đại diện của bang Kentucky chuyên sản xuất thuốc lá, đã đề nghị nhiều lần rằng loại bỏ thuốc lá khỏi cơ chế ISDS đối với ông sẽ là dấu chấm hết cho thỏa thuận.
Trong tình hình chia rẽ giữa các cộng đồng kinh doanh, không một ai trong số các hiệp hội doanh nghiệp hàng đầu có thể đưa ra một tuyên bố tích cực nhằm ủng hộ TPP. Nhưng các nhà quan sát kỳ vọng rằng các hiệp hội này cuối cùng rồi cũng sẽ hăng hái vận động cho TPP.
Điều gây bối rối nhất là thái độ “một chiều” của rất nhiều người tự cho mình là ủng hộ “thương mại tự do.” Một vài nhà kinh doanh và thành viên Quốc hội – thuộc cả hai đảng – lập luận rằng nước Mỹ vốn đã mở cửa quá rồi, chẳng còn gì mấy để mở thêm được nữa. Điều này dĩ nhiên gây ra sự bất bình từ các nước TPP khác, họ chỉ ra một loạt các vấn đề, mà một vài trong số đó Mỹ thậm chí còn không cho phép đưa ra thảo luận trong các cuộc đàm phán chính về TPP. Các vấn đề đó bao gồm: Điều khoản “Mua hàng Mỹ” (Buy America) trong nhiều luật đấu thầu của các tiểu bang (một thị trường trị giá 1,4 nghìn tỷ USD); nguyên tắc mang tính bảo hộ về xuất xứ “tính từ sợi trở đi” (yarn forward) trong ngành dệt; việc từ chối hạ thấp đáng kể rào cản nhập khẩu đường và bơ sữa; và thuế đối với xe tải Nhật Bản (25%), xe hơi (2,5%) và các phụ tùng của xe (khoảng 6 – 10%) mà theo TPP sẽ không được dỡ bỏ lần lượt là trong 30, 25, và 15 năm nữa.
Vai trò lãnh đạo của Mỹ phụ thuộc vào việc các nước khác có cảm nhận rằng Mỹ là một “bá chủ nhân từ” hay không. Bằng việc làm xói mòn cảm nhận đó, “con đường một chiều” (lợi mình hại người) trong chính sách thương mại tự do của Mỹ đặt ra một mối đe dọa cho an ninh quốc gia còn lớn hơn bất kỳ thỏa thuận thương mại tự do đối địch nào mà Trung Quốc có thể tạo ra.
Nguồn: Richard Katz, “Will US Republicans torpedo the TPP?”, East Asia Forum, 18/10/2015.
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Richard Katz là biên tập viên của tờ The Economist Report Oriental. Một phiên bản dài hơn của bài bình luận này đã được xuất bản trên Foreign Affairs.
Nghiên Cứu Quốc Tế
Một người biểu tình giơ biểu ngữ phản đối TPP vì Hiệp định có thể làm mất việc làm của người Mỹ. Phía trước là Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman. Nguồn: Reuters.
Một người biểu tình giơ biểu ngữ phản đối TPP vì Hiệp định có thể làm mất việc làm của người Mỹ. Phía trước là Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman. Nguồn: Reuters.
Trong một diễn tiến đáng kinh ngạc, các Đảng viên Đảng Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ và một số đồng minh trong giới doanh nghiệp của họ giờ đây lại là những người đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP.) Khi thỏa thuận cuối cùng được công bố vào ngày 05/10, không hề có một nhà lãnh đạo thuộc Đảng Cộng hòa, hay bất kỳ một hiệp hội doanh nghiệp rộng lớn nào đứng ra ủng hộ nó. Việc TPP nhận được ủng hộ của Đảng Cộng hòa là điều rất quan trọng vì hầu hết các đảng viên Dân chủ trong Quốc hội đều phản đối và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton thì vừa tuyên bố chống lại TPP (dù khi còn tại chức bà đã ủng hộ nó.)
Những người lạc quan cho rằng phần lớn những chỉ trích đến từ Đảng Cộng hòa đều chỉ mang tính tạm thời. Họ lập luận rằng những lời chỉ trích này là kết quả của nhận thức sai lầm của một số ngành kinh tế, như các công ty dược phẩm vốn đã bị chính quyền Obama bán đứng để nhanh chóng đạt được thỏa thuận. Thực tế, theo một nguồn tin từ Washington nói với tôi, “đạt được thỏa thuận là điều phải làm bây giờ hoặc không bao giờ.” Một vài người bất mãn tin rằng họ có thể buộc đàm phán lại hiệp định, nhưng đó là chuyện không tưởng. “Với tình hình thương lượng này, đây là thỏa thuận tốt nhất mà người Mỹ có thể đạt được,” một nguồn tin cho biết.
Rất nhiều người, bao gồm cả bản thân tôi, vẫn còn nghi ngờ TPP và muốn dành thời gian để sửa chữa những sai sót của nó. Nhưng lựa chọn đó giờ đã không còn, mà giờ phải hoặc chấp nhận bản TPP này, hoặc là sẽ không có thỏa thuận nào được ký kết. Câu hỏi đặt ra cho các nhà lập pháp ở tất cả các nước thành viên là liệu lợi ích của hiệp định này có vượt qua được những hạn chế của nó? Liệu TPP sẽ khiến tình hình trở nên tốt đẹp hơn hay tồi tệ hơn? Và việc bác bỏ nó có mở đường cho một hiệp định khác tốt hơn, hay rốt cuộc là không có thỏa thuận nào?
Điều chi phối các cuộc tranh luận tại Quốc hội Mỹ là quyền phủ quyết đáng kể của các nhóm lợi ích đặc biệt, vốn có mối quan hệ rộng rãi và tài chính dồi dào. Rất nhiều trong số những người tuyên bố ủng hộ “tự do thương mại” đã không còn ủng hộ một con đường hai chiều mà trong đó Mỹ sẽ giúp thúc đẩy sự thịnh vượng của chính mình thông qua việc thúc đẩy sự thịnh vượng của các đối tác. Thay vào đó, họ tìm kiếm một hệ thống mà trong đó những nước khác sẽ mở cửa thị trường, ưu tiên cho các tập đoàn Mỹ, nhưng người Mỹ không hề có dự định sẽ đền đáp tương xứng.
Thượng nghị sĩ Orrin Hatch (đại diện của Đảng Cộng Hòa ở bang Utah), Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện, than thở rằng: “Tôi e rằng thỏa thuận này có vẻ không đáp ứng được kỳ vọng.” Lý do khiến Hatch khó chịu là ngành công nghiệp dược phẩm Mỹ đã không được đáp ứng đòi hỏi trong việc yêu cầu các bên tuân thủ tiêu chuẩn của Mỹ về 12 năm độc quyền dữ liệu (bảo vệ các dữ liệu thử nghiệm lâm sàng) cho sản phẩm y sinh, các loại thuốc có nguồn gốc protein chiết xuất từ các tế bào sống nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Thay vào đó, Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman đã buộc phải thỏa hiệp. Suốt nhiều tháng, Hatch đã cảnh báo rằng ông ta có thể sẵn sàng để cho toàn bộ thỏa thuận thất bại vì vấn đề này.
Những người ủng hộ TPP sẽ còn thất vọng hơn nữa với điều mà một chuyên gia thương mại Washington gọi là “tính trung lập đáng ngạc nhiên” của Hạ nghị sĩ Paul Ryan (đại diện của Đảng Cộng Hòa ở bang Wisconsin), Chủ tịch Ủy ban Chính sách và Tài chính và là người có ảnh hưởng lớn đối với TPP tại Hạ viện Mỹ: “Tôi vẫn đang cân nhắc chuyện phán xét.” Có lẽ Ryan, một người được coi là hăng hái ủng hộ thương mại tự do, không muốn đi quá xa so với các đồng nghiệp của ông ở Đảng Cộng hòa. Nhưng điều đáng chú ý là ông đến từ bang Wisconsin – nơi chuyên sản xuất các sản phẩm bơ sữa. Hồi tháng 9/2015, nhóm vận động hành lang cho ngành sản xuất bơ sữa đã gửi thư lên Quốc hội Mỹ, trong đó đề cập đến “mối quan ngại nghiêm trọng” về hiệp định, rằng nó sẽ giúp New Zealand tiếp cận nhiều hơn với thị trường Mỹ, trong khi người Mỹ lại không được tiếp cận thị thường Canada nhiều như vậy.
Kế đến là thuốc lá. Froman đồng ý rằng các sản phẩm thuốc lá sẽ bị loại khỏi cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại, gọi là cơ chế Giải quyết Tranh chấp giữa Nhà đầu tư và Nhà nước (Investor-State Dispute Settlement – ISDS.) Điển hình cho việc lạm dụng cơ chế này là một loạt các vụ kiện của Tập đoàn Philipp Morris và Công ty R.J. Reynolds chống lại một số nước vốn yêu cầu phải có nhãn cảnh báo trên bao thuốc lá. Đối với một số nước, loại bỏ thuốc lá khỏi ISDS là một vấn đề y tế cộng đồng quan trọng. Nhưng lãnh tụ phe đa số trong Thượng viện, Mitch McConnell, đại diện của bang Kentucky chuyên sản xuất thuốc lá, đã đề nghị nhiều lần rằng loại bỏ thuốc lá khỏi cơ chế ISDS đối với ông sẽ là dấu chấm hết cho thỏa thuận.
Trong tình hình chia rẽ giữa các cộng đồng kinh doanh, không một ai trong số các hiệp hội doanh nghiệp hàng đầu có thể đưa ra một tuyên bố tích cực nhằm ủng hộ TPP. Nhưng các nhà quan sát kỳ vọng rằng các hiệp hội này cuối cùng rồi cũng sẽ hăng hái vận động cho TPP.
Điều gây bối rối nhất là thái độ “một chiều” của rất nhiều người tự cho mình là ủng hộ “thương mại tự do.” Một vài nhà kinh doanh và thành viên Quốc hội – thuộc cả hai đảng – lập luận rằng nước Mỹ vốn đã mở cửa quá rồi, chẳng còn gì mấy để mở thêm được nữa. Điều này dĩ nhiên gây ra sự bất bình từ các nước TPP khác, họ chỉ ra một loạt các vấn đề, mà một vài trong số đó Mỹ thậm chí còn không cho phép đưa ra thảo luận trong các cuộc đàm phán chính về TPP. Các vấn đề đó bao gồm: Điều khoản “Mua hàng Mỹ” (Buy America) trong nhiều luật đấu thầu của các tiểu bang (một thị trường trị giá 1,4 nghìn tỷ USD); nguyên tắc mang tính bảo hộ về xuất xứ “tính từ sợi trở đi” (yarn forward) trong ngành dệt; việc từ chối hạ thấp đáng kể rào cản nhập khẩu đường và bơ sữa; và thuế đối với xe tải Nhật Bản (25%), xe hơi (2,5%) và các phụ tùng của xe (khoảng 6 – 10%) mà theo TPP sẽ không được dỡ bỏ lần lượt là trong 30, 25, và 15 năm nữa.
Vai trò lãnh đạo của Mỹ phụ thuộc vào việc các nước khác có cảm nhận rằng Mỹ là một “bá chủ nhân từ” hay không. Bằng việc làm xói mòn cảm nhận đó, “con đường một chiều” (lợi mình hại người) trong chính sách thương mại tự do của Mỹ đặt ra một mối đe dọa cho an ninh quốc gia còn lớn hơn bất kỳ thỏa thuận thương mại tự do đối địch nào mà Trung Quốc có thể tạo ra.
Nguồn: Richard Katz, “Will US Republicans torpedo the TPP?”, East Asia Forum, 18/10/2015.
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Richard Katz là biên tập viên của tờ The Economist Report Oriental. Một phiên bản dài hơn của bài bình luận này đã được xuất bản trên Foreign Affairs.
Nghiên Cứu Quốc Tế
Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!
.
.
0 comments:
Post a Comment