Nước Mỹ và những tượng đài do dân, vì dân
Nếu ai hỏi về tượng đài nước Mỹ, có thể nói ngắn gọn, nhà nước đóng góp rất ít, người dân tự nguyện đóng góp nhiều, vì chính họ mới là người đánh giá nhân vật nào khả kính mang lại giá trị chung khi họ "rút hầu bao".
Du
khách tới thăm Washington DC cách hàng chục km đã nhìn thấy bút chì cao
vút giữa trời xanh. Đó là đài tưởng niệm George Washington, vị tổng
thống đầu tiên của nước Mỹ (1732-1799), được mệnh danh "first in war,
first in peace, and first in the hearts of his countrymen – đầu tiên
tham chiến, đầu tiên mang lại hòa bình và đầu tiên được nằm trong tim
dân tộc”.

Đài tưởng niệm George Washington. (Ảnh: Hiệu Minh)
Bút chì Washington
Ông được coi là cha đẻ của nước Mỹ nên tượng đài của
ông được dựng ở nhiều nơi. Tuy nhiên, tiền của đều do các tổ chức tư
nhân kêu gọi đóng góp. Quốc hội Hoa Kỳ đóng góp bằng cách… “hiến” miếng
đất.
Khởi
công vào năm 1848, đài tưởng niệm Washington cao 169 m, xây bằng đá cẩm
thạch, do Robert Mills thiết kế, một kiến trúc sư nổi tiếng nhất thời
đó. Nhưng công việc bị ngưng cho tới năm 1884 mới tiếp tục sau 30 năm
gián đoạn. Đây là tượng đài xây cao nhất thế giới.
Từ
năm 1832 nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Washington, một nhóm công dân
thành lập ra Hiệp hội tượng đài Washington nhằm gây quĩ trong dân chúng
để xây công trình này. Sau 04 năm họ thu được 28.000 đô la (16,5 triệu)
từ sự đóng góp tự nguyện và bắt đầu công bố cuộc thi thiết kế tượng đài.

Đài tưởng niệm George Washington phản chiếu bên hồ. (Ảnh: Hiệu Minh)
Ban
điều hành của Hiệp hội tượng đài công bố, tượng đài hiện đại giống như
hình ảnh của Washington, chưa từng có trên thế giới, thể hiện sự yêu tự
do và yêu nước của nhân dân, tạo ra sự ngưỡng mộ đối với ai nhìn thấy và
bắt buộc dùng toàn nguyên liệu Mỹ, đó là đá granite và marble cũng như
tiền của do các tiểu bang đóng góp
Cuối
cùng Robert Mills, kiến trúc sư từ Baltimore (tiểu bang Maryland), đã
thắng cuộc với hiểu biết sâu sắc kiến trúc thủ đô Hoa Kỳ, dùng một cột
cao bốn cạnh với chân đế phẳng, phía trong là 30 tượng các anh hùng của
cuộc cách mạng Hoa Kỳ.
Robert
Mills dự toán 01 triệu đô la cho công trình này, tương đương nửa tỷ đô
la thời giá hiện nay. Dù mới có 87.000 đô la trong túi nhưng ban điều
hành vẫn cho xây tượng đài với hy vọng dân chúng nhìn thấy qui mô sẽ
đóng góp thêm.
Công
việc phải ngưng lại do thiếu vốn và tới 30 năm sau mới tiếp tục bởi
chính phủ hay quốc hội Hoa Kỳ không cấp vốn ngân sách. Tiền của xây dựng
do tư nhân đóng góp.
Hàng
năm có hàng triệu du khách tới thăm Washington DC không thể bỏ qua địa
điểm nổi danh này. Vé vào cửa phải đặt trước trên mạng và nhiều khi phải
xếp hàng dài để lên đỉnh tháp.
Phong thủy kiểu Mỹ trong đền đài
Trong
khu National Mall còn có hai nhà tưởng niệm Abraham Lincoln và Thomas
Jefferson, một tổng thống nổi danh trong nội chiến và một người viết
Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ. Hai nhà tưởng niệm này dùng tiền do Quốc hội
Mỹ cấp. Đây cũng là một trong những kiến trúc đẹp nhất nước Mỹ và hàng
năm có tới 5-6 triệu người tới thăm.
National Mall có hệ thống bảo tàng, nhà tưởng niệm, tượng đài
được thiết kế khoa học, có tính đến phong thủy chính trị. Một đầu là
nhà tưởng niệm Tổng thống Lincoln, đầu kia nhà Quốc hội. Ở giữa là tượng
đài Washington, gần đó có nhà tưởng niệm Tổng thống Jefferson nhìn ra
hồ Tidal Basin.
Mắt
của tượng Lincoln ở phía cuối National Mall nhìn thẳng vào cơ quan lập
pháp cách đó khoảng 03km. Còn tượng Jefferson bên hồ Tidal Basin có đôi
mắt “chiếu tướng” Nhà Trắng, cơ quan hành pháp Hoa Kỳ. Nơi giao ánh mắt
của “hai cụ” chính là tòa tháp bút chì Washington biểu tượng cho nền dân
chủ vĩnh cửu của nước Mỹ.
Tuy
ở thế giới bên kia, Lincoln và Jefferson vẫn theo dõi Chính phủ và Quốc
hội làm gì để báo cáo với tổng thống đầu tiên George Washington đang
ngồi trên nóc…bút chì. Người ta gọi đó là con mắt của dư luận, theo dõi
mấy nhánh quyền lực “vì nước vì dân” hoạt động như thế nào.

Đêm trăng tròn trên Thành phố Washington, D.C., soi sáng đài tưởng niệm Lincoln Memorial (phía trước), đài tưởng niệm Washington Memorial (giữa), và Tòa nhà Quốc hội Mỹ (phía sau). (Ảnh: Sinhvienboston.org)
Từ tuyên ngôn độc lập tới nhân quyền đều có tượng
Đối
diện với nhà tưởng niệm Jefferson, nơi Nguyễn Phú Trọng khi thăm Hoa Kỳ
đã dừng chân để ngắm người viết Tuyên ngôn Độc lập và được Hồ Chí Minh
trích dẫn trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1945, là tượng đài Martin Luther
King, người hoạt động nhân quyền nổi tiếng của nước Mỹ, đấu tranh cho
quyền bình đẳng của người da đen tại quốc gia đa sắc tộc này.
Năm
1968, ngay sau khi ML King bị ám sát, tổ thứ Alpha Phi Alpha đã có
chiến dịch muốn dựng tượng ông. Cho tới năm 1986, ngày sinh của King
chính thức được coi là ngày lễ Hoa Kỳ thì việc dựng tượng mới được suôn
sẻ. Chi phí dự tính là 120 triệu đô la.
Việc
gây quĩ trong dân chúng được tiến hành từ tháng 8-2008, chỉ trong 04
tháng đã thu được 108 triệu đô la bao gồm cả quĩ Bill and Melinda Gates
Foundation, Walt Disney, nhà làm phim George Lucas. Quốc hội Hoa Kỳ có
dùng tiền thuế của dân để đóng góp 10 triệu đô la.
Công
việc xây dựng bắt đầu vào tháng 12-2009 và hoàn thành gần 02 năm sau đó
(10-2011). ML King đứng trên một phiến đá lớn gọi là “Stone of hope –
Viên đá hy vọng” nói về tương lai tươi sáng của người da đen do ML King
và các cộng sự vì nhân quyền đã mang lại sự bình đẳng cho gần 50 triệu
người có nguồn gốc châu Phi hiện sống tại Mỹ.
Hướng
mắt M.L. King nhìn thẳng về phía Jefferson ý như nhắc lại câu nói nổi
tiếng của vị cha đẻ của Tuyên ngôn: “Mọi người sinh ra đều có quyền bình
đẳng…”. Một điều thú vị là nhà tưởng niệm Jefferson khi dựng xong năm
1943 đề trên cửa ra vào “White Only – chỉ dành cho người da trắng”.
Nhưng sau 30 năm thì tượng người đấu tranh cho công bằng mầu da được
dựng lên đối diện với tượng Jefferson. Mới hay vật đổi sao dời.

Tượng Martin Luther King. (Ảnh: Hiệu Minh)
Nước Mỹ và những tượng đài do dân và vì dân
Đi thăm nhiều nơi, chỉ cần xung quanh Washington DC cũng thấy nhiều điều thú vị do dân Mỹ tự làm.
Hiện
nay nhà ở của Jefferson tại Charlottesville và Washington tại Mount
Vernon do tư nhân quản lý, không dùng chút gì tới tiền thuế của nhân
dân. Một khu tượng đài của Washington bên Alexandria (Virginia) cũng do
quĩ tư nhân quản lý. Đây là những nơi ưa thích của du khách dù vé vào
không rẻ.
Ven
theo hồ Tidal Basin chút nữa về phía đông có khu tưởng niệm Franklin
Delano Roosevelt, người đóng góp lớn trong chiến thắng của đồng minh
trong thế chiến thứ 02. Điều đặc biệt vị tổng thống này ngồi trên xe
lăn. Khu tượng đài khi xây dựng không có hình ảnh này, nhưng Hiệp hội
người khuyết tật đã tự gây quĩ được 1,65 triệu đô la và cuối cùng trong
02 năm, tới tháng 1-2001 tượng vị tổng thống trên xe lăn được khánh
thành.
Trước
cửa Nhà Trắng trong công viên Lafayette có 04 bức tượng do nhân dân
Đức, Pháp và Ba Lan đóng góp tiền và gửi tặng. Bức tường đá hoa cương
nổi tiếng về chiến tranh Việt Nam tại National Mall cũng do hội cựu binh
Mỹ gây quĩ, quốc hội chỉ cấp cho mỗi miếng đất và cấp phép xây dựng.
Tượng
thần Tự do ở New York do người Pháp tặng Hoa Kỳ. Kể ra còn rất nhiều
tượng đài, nhà tưởng niệm do dân chúng đóng góp, không hề dùng tới ngân
sách nhà nước vì đó là tiền thuế của dân.
Nếu
ai hỏi về tượng đài nước Mỹ, có thể nói ngắn gọn, nhà nước đóng góp rất
ít, người dân tự nguyện đóng góp nhiều, vì chính họ mới là người đánh
giá nhân vật nào khả kính mang lại giá trị chung khi họ rút hầu bao.
Có
người nói đùa, bên Mỹ mà chính khách lấy tiền thuế xây đền đài thì về
nhà đuổi gà cho vợ. Không hiểu thực hư thế nào, nhưng chuyện tư nhân hơn
nhà nước là có thật tại xứ cờ hoa, ít nhất trong chuyện xây đền đài. Mà
giá trị kiến trúc, lịch sử, tư tưởng kể cả du lịch thì không thể cân đo
đong đếm.
Theo Hiệu Minh
----


Tượng Lenin ở Kiev, Ukraine, bị kéo đổ hôm 8 Tháng Mười Hai, 2013.
(Hình: Anatoli Boiko/AFP/Getty Images)
----
Nỗi vinh nhục của tượng đài
Năm
1999, việc Trần Trường treo ảnh Hồ Chí Minh và cờ đỏ sao vàng trong
tiệm băng nhạc của y đã đưa đến một cuộc biểu tình phản đối dữ dội của
những người tỵ nạn Cộng Sản tại Nam California kéo dài 52 ngày đêm ròng
rã. Trần Trường nghĩ rằng hành động của y đáng để cho Việt Cộng mang ơn,
nhưng sự thật đây là một chuyện trắc nghiệm, gây hậu quả không ai lường
trước được và lòng căm thù Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản bộc phát, dâng
cao.


Tượng Lenin ở Kiev, Ukraine, bị kéo đổ hôm 8 Tháng Mười Hai, 2013.
(Hình: Anatoli Boiko/AFP/Getty Images)
Vào
đầu Tháng Tám năm nay, chính quyền tỉnh Sơn La vừa tuyên bố sẽ xây
tượng đài Hồ Chí Minh 1,400 tỷ tại đây. Chuyện chưa biết sẽ ra sao,
nhưng từ ngày Sơn La có quyết định này, cả nước, và đồng bào hải ngoại
không ngớt lên tiếng chê bai, chửi rủa hết lời. Hình ảnh xấu xa của Hồ
Chí Minh và bọn cầm quyền vô lại, lại được đưa ra làm mục tiêu cho quần
chúng ném đá, trát bùn. Phải chăng đây cũng là một lần trắc nghiệm nữa
về hình ảnh của “Bác?”
Bọn
bồi bút và ngay cả “chính Bác”(CB) vẫn thường tranh nhau viết về cuộc
đời thanh liêm, đơn giản của “Bác.” Tiêu biểu nhất là chuyện “đôi dép
râu.”
Trong thời
gian kháng chiến, mà sau ngày trở về Hà Nội, “Bác” vẫn đi đôi dép cao su
đã mòn vẹt, “bảo vệ” đề nghị với “Bác” mua một đôi dép mới để thay,
nhưng “Bác” gạt đi cho là lãng phí! Anh em “bảo vệ” liền tráo một đôi
dép khác, không mới để “Bác” khó nhận ra, nhưng còn tươm tất. Nhưng cuối
cùng “Bác” cũng biết, và nằng nặc đòi bảo vệ trả lại đôi dép cũ cho
“Bác!”
Trong
thư gửi Báo Vệ Quốc Quân vào Tháng Ba, 1947, “Bác” có câu: “Tuyệt đối
không đem của công dùng vào việc tư, không động đến cái kim sợi chỉ của
dân; khi đến đóng, lúc kéo đi, phải giữ gìn nhà, vườn của dân cho sạch
sẽ; mua bán phải công bình, mượn cái gì phải trả tử tế, hỏng cái gì phải
bồi thường.”
Chuyện này, đám con cháu “Bác” chuyên làm ngược lại.

Trong
di chúc trước khi “bước sang từ trần,” “Bác” đã dặn phải thiêu xác và
rải tro đi khắp nước, tuy nhiên chúng nó không chịu thiêu “Bác” mà rình
rang xây lăng mộ như các bậc vua chúa thời xưa. Số tiền tốn kém cho lăng
này không bao giờ được tiết lộ, nhưng chỉ việc phải nhờ chuyên viên ướp
xác Liên Xô, lăng chống được bom đạn, địa chấn, được xây dựng bằng đủ
các thứ gỗ, đá, cây trồng quý giá vận chuyển từ khắp các địa phương
trong nước, trong lúc còn chiến tranh thì tổn phí phải nói là không nhỏ.
Xây lăng xong, Bắc Việt phải nghĩ đến việc bảo vệ lăng.
Để
bảo vệ lăng “Bác” một đơn vị quân đội được đặt tên là Đoàn 969 với quân
số của một sư đoàn (10,000 người) do nhân dân đóng thuế nuôi, chỉ dùng
cho mỗi việc bảo vệ một các xác khô. Bảo vệ là đúng, vì chúng ta còn
nhớ, vào ngày 3 Tháng Hai, 2014, bốn thành viên của Pháp Luân Công đã
mang búa tạ vào để đập bể lăng “Bác.”
Về
chuyện “không động đến cái kim sợi chỉ của dân; ...mua bán phải công
bình, mượn cái gì phải trả tử tế, hỏng cái gì phải bồi thường” như lời
“Bác” dạy thì chúng không thèm “động đến cái kim sợi chỉ của dân” nhưng
tham ô, cướp đất, đuổi nhà, làm giàu trên chuyện tham ô, hối lộ khiến
cho đảng càng ngày càng giàu mà dân mỗi năm mỗi đói.
Câu
kinh nhật tụng của bọn tham ô vận dụng để xây tượng “Bác” là “nhằm đáp
ứng nguyện vọng và tình cảm” của đồng bào các dân tộc, trong khi thật sự
nguyện vọng của đồng bào xứ này là cầu cho có bữa cơm no, có trường cho
trẻ em học đàng hoàng và đến trường khỏi đu dây “biệt kích!” Trong khi
nguyện vọng của chính quyền là muốn có thêm tiền bỏ túi.
Chúng
ta khó tưởng tượng ra là hiện nay trên cả nước đã có 134 tượng đài
“Bác” xây dựng trong khuôn viên trụ sở cơ quan, đơn vị, trong đó có tới
45 tượng “Bác” với bộ đội Biên Phòng và “Bác” đứng ngồi tại các quảng
trường là 31 cái.
Như
vậy cũng chưa đủ, hiện nay chúng còn muốn xây thêm 58 tượng đài “Bác”
nữa, theo đề nghị ở các tỉnh đủ loại như “Bác” đứng vẫy tay chào, “Bác”
ngồi đọc sách, “Bác” với các cháu thiếu nhi, “Bác” với đồng bào dân
tộc... Đại khái là sẽ có tượng đài “Bác” với thanh niên xung phong ở
tỉnh Bắc Kạn; tượng “Bác” với nông dân ở Thái Bình; tượng “Bác” và bố
“Bác” tại Bình Định... Các tỉnh được hưởng “xái” xây tượng đài là Bắc
Kạn, Bắc Ninh, Bình Định, Đà Nẵng, Điện Biên, Hải Phòng, Hải Dương, Kiên
Giang, Quảng Bình, Quảng Trị, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Vĩnh
Phúc.
Ngay
tại Tòa Đô Chánh cũ ở Sài Gòn trước đây đã xây tượng “Bác” ngồi đọc
sách, có lẽ ngồi lâu sợ “Bác” đau lưng, không tiếc tiền của dân, Cộng
Sản đập đi và thay vào đó là bức tượng “Bác” đứng, lại khánh thành tưng
bừng, có các em chân dài múa may trước mặt “Bác.” Các tỉnh tranh nhau để
được xây tượng “Bác.” Bắc Ninh nói: “Tỉnh có vinh dự đón Bác 18 lần,
vậy mà chưa có tượng đài nào!” Hải Phòng cũng khiếu nại muốn dựng tượng
Bác vì “Bác” đã chín lần về thăm Hải Phòng. Như vậy rồi đây, tượng “Bác”
sẽ lềnh khênh, ra ngõ là “gặp anh... hồ!”
Sẽ
có tượng “Bác” ở làng Sen, nơi Bác sinh ra; ở Pắc Bó nơi “Bác” tắm suối
và gặp mẹ của Nông Đức Mạnh; ở số 66 Hàng Bông Nhuộm, nơi xảy ra mối
tình “Bác” với Nông Thị Xuân; ở Phan Thiết, nơi “Bác” đi qua, ở bến Nhà
Rồng nơi “Bác” lên tàu... Ôi làm sao kể xiết những dấu chân của “Bác” để
lại!
Việt Nam sẽ điên đầu với những tượng đài!
Với
chủ trương tôn sùng cá nhân, tượng đài các quốc gia Cộng Sản mọc lên
như nấm sau cơn mưa. Từ Lenin, Stalin, cho đến Mao Trạch Đông, cha con
nhà họ Kim II-sung, Kim Jong-il, và Hồ Chí Minh. Cũng theo thứ tự như
thế, lần lượt các chế độ Cộng Sản tàn lụi trên trái đất, sẽ chôn vùi
theo các tượng đài.
Những
năm gần đây, thế giới đã muốn xóa bỏ dấu tích của quá khứ Cộng Sản. Năm
1991, sau khi Liên Xô sụp đổ một thời gian, hàng ngàn người tụ tập ở
quảng trường Dushanbe (thủ đô của Tajikistan), kéo sập tượng Lenin. Năm
1994, chính quyền Hungary đã quyết định hạ tượng Karl Marx ở khuôn viên
đại học Corvinus, và ở khắp nơi các tượng đài Lenin, Stalin đều đã bị
phá bỏ.
Cuối
năm 2012, Mông Cổ đã cho dỡ bỏ bức tượng Lenin cuối cùng khỏi thủ đô
Ulan-Bator. Tháng Tám, 2013, tượng Lenin ở Kiev đã bị giật sập, khởi đầu
từ đó, tượng của Lenin trở thành mục tiêu phá bỏ tại các thành phố
Ukraina khác như Zhytomyr, Boyarka, Slavuta, Bila Tserkva, Khmelnitsky
và Bila Tservka.
Trong khi ở Việt Nam, ông Lenin của nước Nga vẫn còn đứng ở vườn hoa nước mình!
Ngày nay Stalingrad đã trở lại với Volgograd, Leningrad đã trả lại cái tên cũ là Saint Petersburg.
Thành
phố Hồ Chí Minh ngày trở lại tên Sài Gòn là lúc dân chúng Việt Nam “Ai
có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc,
thuổng, gậy gộc...” chúng ta kéo nhau đi đập nát những tượng đài...
Nỗi
nhục của tượng đài không phải là lúc bị lật đổ, mà cả những lúc được
dựng lên trong nỗi ta oán của quần chúng. Đó cũng là một lối tiêu xài
hoang phí của đám cầm quyền trên nỗi lầm than, cơ cực của những người
dân sống chung quanh tượng đài.
Tạp ghi Huy Phương
0 comments:
Post a Comment