Hồi học tiểu học ở Hà Nội tôi có một người bạn ngồi cạnh bị cụ giáo dạy chúng tôi ở lớp Nhì ghét thậm tệ.
Trong suốt mấy tháng đầu của niên học, người hàng xóm của tôi bị ăn bao nhiêu là roi mây, cho đến khi bạn tôi bỏ hẳn cái thói quen thay tất cả “ph” bằng “f,” thói quen không biết chàng học ở đâu, có thể là chàng mang từ hậu phương về Hà Nội không chừng. Tôi chắc chàng học của bác Hồ của chàng, vì bác là người đã nghĩ ra cái lối viết mà thầy giáo của chúng tôi rất ghét đó.
Nhiều năm sau, trong bản di chúc anh già này viết để lại cho đàn em với ghi chú “tuyệt đối bí mật,” ai cũng đọc thấy tận mắt lối viết ấy.
Ngay ở đầu, là hai hàng chữ “Việt nam zân chủ cộng hòa độc lập, tự zo, hạnh fúc,” rồi trong suốt 7 trang di chúc viết tay đó, là những lối viết quái đản gọi là cải cách đó.
Cách viết đó hình như về sau cũng không có được bao nhiêu người bắt chước làm theo. Người ta không thấy (mấy) ai dùng “f” thay cho “ph,” dùng “k” thay cho “c.” Nhưng mới đây, lối viết ngớ ngẩn đó lại được thấy trong một tấm bằng do một trường bách khoa cấp cho các học viên tốt nghiệp. Trong tấm bằng này, trường đã ghi môn học của học viên là “Major in Farmacy Technician.”
Có tới hai lỗi trong hang chữ vừa dẫn ở trên.
Thứ nhất là danh từ “Pharmacy” bị viết sai là “Farmacy” với “f.” Không thể thay “Ph” bằng “f” được. Tiếng Anh cũng không được, mà tiếng Pháp cũng không được. Khi cái lỗi này được báo chí nêu ra, thì một anh cóc nhái của trường giải thích rằng đó là cách viết tắt nên không có gì là sai cả.
Nói vậy là nói láo, là dốt mà là cãi chầy cãi cối. Nếu viết tắt (abbreviate hay shorten) thì Pharmacy phải viết là “Pharm.” Không bao giờ là “Farmacy” cả.
Lỗi thứ hai là chữ “technician.” “Technician” là chuyên viên kỹ thuật, là kỹ thuật viên. Môn học là “technology.” “Technician” là người nghiên cứu hay theo học môn “technology.” Không thể có môn học “technician” bao giờ.
Những sai sót như thế không phải là ít. Trên một số văn bằng cấp cho các sinh viên người ta thấy rất nhiều những lỗi rất sơ đẳng như vậy. Cả những chữ giản dị như tên tháng ghi “July” thành “Yuly”; “Hiệu Trưởng” ghi là “Hệu Trưởng”; “Information” thành “Infomation” (thiếu chữ “r”; “very” thành “verry” thừa chữ “r”...
Thí dụ văn bằng Bachelor of Engineer do trường Đại Học Kiến Trúc cấp chẳng hạn. Không bao giờ có thứ bằng cấp này cả. Nếu đó là bằng kỹ sư thì phải ghi là Bachelor of ENGINEERING. Không bao giờ là Bachelor of ENGINEER . Danh từ ENGINEERING là môn (học) kỹ sư trong khi ENGINEER là (người) kỹ sư. Học thì học môn ENGINEERING. Không ai học ENGINEER cả.
Những sai sót như thế là những sai sót không thể chấp nhận được khi nó xuất hiện trên những văn kiện của những cơ sở cao cấp trong lãnh vực giáo dục. Các sinh viên, học viên tốt nghiệp của các trường đó khi xuất trình các văn bằng do các cơ sở cấp phát chắc chắn sẽ gặp phải những thái độ nghi ngờ về khả năng của họ, và cơ hội được tuyển dụng chắc chắn cũng giảm đi không ít. Một cơ sở giáo dục cao cấp mà để lại những sai sót ngu xuẩn như thế thì trình độ của những người được các cơ sở đó đào tạo như thế nào thì người ta không cần phải tìm hiểu lâu la gì cũng biết.
Vậy thì cách hay nhất là đừng xuất trình những thứ bằng cấp như thế làm gì. Cứ khai phứa phựa là có bằng nọ bằng kia là đủ. Như trường hợp của tên y tá chích đít nọ rồi cũng làm tới chức thủ tướng mà không ai biết nó học ở đâu mà vẫn nhận là có bằng cử nhân luật vậy.
Đúng là “nói láo mà chơi, nghe láo chơi” như câu thơ của Bồ Tùng Linh vậy.
Bùi Bảo Trúc
Làm gì với Tự do giành lại?
Hàng mã, vì thứ tiểu thuyết ấy không thật, chúng được viết ra theo tiêu chí phục vụ tập thể, trong khung thép của Tuyên giáo. Một thời kỳ dài Hội say sưa tuyên truyền kỳ tích “giải phóng” mà không màng đến việc dân chúng tẩy chay sách quốc doanh. Bao cấp, nên bất cần đọc giả.
Đến Glasnost, Nguyên Ngọc hiểu rõ vì sao Thiên Sứ của Phạm Thị Hoài, Những Ngọn Gió Hua-Tát của Nguyễn Huy Thiệp, Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh, Ác Mộng của Ngô Ngọc Bội, Những Mảnh Đời Đen Trắng của Nguyễn Quang Lập, Đi Về Nơi Hoang Dã của Nhật Tuấn… được đón nhận. Báo Văn Nghệ được giành giật như thịt nạc, của một dân tộc thiếu chất đạm. Vì văn chương thật phải mang da thịt của con người, bằng suy nghĩ thật của nhà văn. Không thể vĩnh viễn làm một nền văn chương minh họa cho những khẩu lệnh của Tuyên giáo. Nhưng Nguyên Ngọc không trụ được lâu và các nhà văn bị trói giật cánh khủyu trở lại, đến khi thả ra, tâm trí đã rã rời. Không ai còn đọc báo Văn nghệ nữa, Văn học Đổi Mới đắp bằng thịt nạc đã ôi.
Nhiều thập niên sau, tuy muộn màng, nhiều nhà văn ý thức không thể tiếp tục với Hội. Vì Hội đồng nghĩa hạn chế, kiểm soát và chỉ đạo; những “tiêu cực” mà Phan Khôi đã thẳng thừng phê phán trong “Phê bình Lãnh đạo Văn nghệ” thời Nhân văn Giai phẩm. Nhìn vào đường hướng công bố của Văn đoàn Độc lập,“muốn xây dựng một nền văn học Việt Nam đích thực, tự do, nhân bản", chỉ có thể hiểu: Hội Nhà văn Chiến thắng thiếu tự do, không đủ nhân bản và rao truyền văn chương giả. Lý do ra đời, chính đáng.
Văn học Pháp cho nhiều tấm gương. Một George Sand khi đau ốm được Pháp hoàng triệu vời vào cung, ban thưởng cho sự nghiệp trước tác đồ sộ, đã thẳng thừng từ chối. Thông điệp của Sand cho những người viết tiểu thuyết mai hậu vô cùng rõ: Không chung chạ với quyền lực. Một Michel Tournier định nghĩa chức năng của nhà văn là “nhóm lên những lò lửa của suy nghĩ, phản đối, đặt lại câu hỏi về sự ngự trị mặc nhiên của quyền lực." Một Camus, trong diễn từ Nobel 1957, xác quyết “Sự cao quý của nghề văn luôn bắt rễ trong hai dấn thân khó khăn: Khước từ gian dối với chính bản thân và kháng cự lại sự đàn áp.” Một Montesquieu kêu gọi bảo vệ những giá trị của tự do, sự thật và danh dự… Bên cạnh, tấm gương Phan Khôi và Nhất Linh vẫn sáng.
Nguyễn Hữu Thỉnh, bút hiệu Vũ Hữu, tên ông không sáng. Vì ông không có văn tài, cũng chưa là một tiếng thơ thời đại, ông lừng danh vì làm quan thâm niên kế thừa tận tụy di sản của Tố hữu. Bằng khai trừ các thành viên của Văn đoàn Độc lập, ông vô tình cấp khai sinh chính thức cho một văn đoàn còn bán chính thức. Giống “vượt biên đăng ký” hai năm 78-79, công an thu vàng nhưng vẫn là phản quốc và phải ra khơi thầm lặng. Nay, Văn đoàn Độc lập đã có một nhãn hiệu cầu chứng “Không Cung đình”, “Không Nửa Vời”, “Không hội viên”, do chính tay ông cấp. Công lao này, là “thi công” của Hữu Thỉnh.
Với Nguyên Ngọc và Văn đoàn Độc lập, vấn đề còn nguyên. Làm gì với tự do đã giành lại sau khai trừ rồi ly khai? Làm gì với mục đích độc lập tách rời ra khỏi Hội? Ra khơi, lên đường, hay lo ngại “phạm pháp” sẽ khiến nhòa nhòa trong vận hành của hệ thống? Tháng 5-1954, hai chữ “Độc lập” thét vang trong lồng ngực của năm mươi ngàn binh sĩ chiến thắng trận Điên Biên, để cuối cùng là một nền độc lập hà khắc trong toàn trị. Tháng 5-2015, “vì một nền văn học Việt Nam tự do, nhân bản” in đậm trên trang web của Văn đoàn Độc lập. Công chúng trông chờ câu trả lời.
Bùi Bảo Trúc
0 comments:
Post a Comment