Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Friday 29 May 2015

Biển Đông Dựng Pháo Đài


media
Thập phần hung hiểm... Chưa ai dám chắc rằng sẽ tránh được Cuộc Chiến Biển Đông. Và nếu bùng nổ chiến tranh, cũng không ai dám chắc có thể tránh được Thế Chiến 3 hay không.

Bản tin RFI đưa một hình ảnh đẹp trong thời nguy kịch này: Quân đội Việt Nam và Philippines giao lưu tại Trường Sa...

Bản tin này viết:

“Vào lúc Trung Quốc không ngừng nhe nanh vuốt tại quần đảo Trường Sa, lực lượng Việt Nam và Philippines đồn trú trong khu vực đã tổ chức đấu bóng và cùng nhau hát karaoke, trên một hòn đảo hiện do Philippines kiểm soát. Theo giới quan sát, đây là thêm một dấu hiệu chứng tỏ xu hướng thắt chặt thêm quan hệ an ninh giữa hai quốc gia Đông Nam Á bị Bắc Kinh chèn ép dữ dội nhất tại Biển Đông.

Theo tiết lộ của các giới chức Hải quân cấp cao của Philippines, binh lính hai bên đã thi đấu bóng đá và bóng chuyền trên đảo Song Tử Đông, tên quốc tế là Northeast Cay, tên Philippines là Parola. Đảo này nằm dưới quyền kiểm soát của Manila từ năm 1968, nhưng cũng bị Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan đòi chủ quyền.

Cũng theo nguồn tin trên, vào sáng sớm, một chiếc tàu hải quân của Việt Nam đã chở 60 thủy thủ Việt Nam đến đảo này để giao lưu với 100 lính Philippines đã có mặt trên đảo. Một quan chức hải quân cấp cao của Philippines xin giấu tên xác định là các sinh hoạt thân thiện đó vừa giúp lực lượng đồn trú của cả hai bên thư giãn, vừa «tăng cường quan hệ giữa hải quân hai nước».

Theo nhận định của hãng tin Anh Reuters, hợp tác đã nở rộ giữa Hà Nội và Manila, kể từ khi hai bên quyết định tạm gác hàng thập kỷ căng thẳng do tranh chấp chủ quyền song phương ở quần đảo Trường Sa, để đối phó với tham vọng bành trướng của Bắc Kinh, hiện đang đẩy mạnh tiến độ bồi đắp đảo nhân tạo trong khu vực để làm bàn đạp tiến sâu vào khu vực trung tâm của vùng biển Đông Nam Á.”(hết trích)

Câu hỏi là, có phải chỉ giả vờ giao lưu thân thiện, nhưng thực chất có thể là tập trận chung, họp mật giữa các quan chức Hải quân hai nước?

Dù sao đi nữa, thế hợp tác naà là tất nhiên.

Bản tin RFI kể:

“Giới ngoại giao và chuyên gia đã lồng quan hệ đối tác mới giữa Hà Nội và Manila vào trong xu thế hình thành một mạng lưới liên minh không chính thức trên toàn châu Á xuất phát từ thái độ quan ngại trước một Trung Quốc ngày càng hung hăng.

Patrick Cronin, chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm về An ninh Mới của Mỹ - Center for a New Americab Security - ở Washington nhận định: « Một trục liên kết Manila-Hà Nội sẽ đặt một rào cản đối với tham vọng của Trung Quốc nhằm kiểm soát hầu hết Biển Đông… Điều đó có thể là sẽ không làm thay đổi ngay lập tức tương quan lực lượng trong khu vực... nhưng sẽ làm nổi cộm vấn đề là các hành động quyết đoán đơn phương của Trung Quốc có nguy cơ đe dọa sư ổn định và thịnh vượng (của khu vực).»...”

Trong khi đó, bản tin VOA ghi nhận: 'Một tai nạn trên Biển Đông có thể khơi mào chiến tranh Mỹ-Trung'...

Nghĩa là, tình cờ lịchs ử, hay một trường hợp tao ngộ chiến?

Bản tin VOA viết:

“Một chuyên gia về chính sách từng giảng dạy tại Đại học Yale của Hoa Kỳ cảnh báo một tai nạn ở Biển Đông có thể dẫn tới chiến tranh Mỹ-Trung, và nguy cơ xung đột xảy ra giữa hai cường quốc này hiện nay cao hơn bất kỳ thời điểm nào trong 20 năm qua.

Trong một bài viết cho tờ The Commentator, Giáo sư Michael Auslin, từng giảng dạy môn Lịch sử tại trường Đại học Yale, nêu ra 3 tình huống mà ông nói có thể dẫn tới xung đột.

Tình huống thứ nhất, theo ông Auslin là một tai nạn máy bay đâm va vào nhau trên không phận Biển Đông, tương tự như vụ một chiến đấu cơ Trung Quốc và một phi cơ trinh sát của Hải quân Mỹ đụng nhau ngoài khơi đảo Hải Nam, gây ra một vụ tranh cãi quốc tế.

Giáo sư Auslin nói rằng trong bối cảnh Hải quân Mỹ đang xem xét tới việc điều tàu chiến tới phạm vi 12 hải lý cách các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trong Biển Đông, và như thế tiến vào vùng biển mà giờ Trung Quốc tuyên bố là thuộc lãnh thổ có chủ quyền của họ, thì khó có thể tránh khỏi những hành động quấy nhiễu của các tàu Trung Quốc đối với các tàu Mỹ, có nguy cơ dẫn tới một tai nạn tàu va vào nhau, kéo theo phản ứng của cả hai bên.

Ông Auslin nói đó là điều mà Trung Quốc đã làm với tàu bè của các nước khác, và một tai nạn có thể dẫn hai nước tới chỗ đối đầu với nhau.”(ngưng trích)

Mặt khác, bản tin VnExpress nêu ra viễn ảnh hung hiểm: Tính toán của Trung Quốc khi nói về khả năng lập ADIZ ở Biển Đông.

Bản tin naỳ viết:

“Một chuyên gia Australia nhận định Trung Quốc phát tín hiệu có tính toán kỹ lưỡng, khi nêu khả năng lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.

Ông Âu Dương Ngọc Tĩnh, Cục trưởng Cục Biên giới và các vấn đề Hải dương, thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm qua cho biết nước này có quyền lập các ADIZ. Ông cho rằng việc nước này có lập ở Biển Đông hay không sẽ phụ thuộc và các yếu tố như liệu an toàn hàng không Trung Quốc có bị đe doạ hay không và mức độ nghiêm trọng của mối đe doạ.

Theo Financial Times, dù đây không phải là lần đầu tiên một quan chức Trung Quốc đề cập đến chủ đề ADIZ, các chuyên gia cho rằng nó có ý nghĩa khi tuyên bố được đưa ra trong thời điểm căng thẳng gia tăng vào tháng này, sau khi máy bay trinh sát P-8 của Mỹ chở đội phóng viên CNN bay gần khu vực Trung Quốc bồi đắp đá trái phép ở Biển Đông.

Giáo sư Rory Medcalf, lãnh đạo trường An ninh Quốc gia, thuộc Đại học Quốc gia Australia, cho biết việc nêu lại khả năng về một vùng ADIZ mới là một tín hiệu có tính toán kỹ lưỡng từ Bắc Kinh.”

Trong khi đó, báo Một thế Giới ghi lời Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Trương Minh Tuấn rằng Trung Quốc đang công khai và ráo riết thực hiện các hoạt động lấn biển, thi công công trình với quy mô rất lớn ở trên tất cả cấu trúc mà Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp ở Trường Sa, đặc biệt ở 5 điểm Ga Ven, Huy Gơ, Gạc Ma, Châu Viên, Chữ Thập, trong đó công trình ở Chữ Thập lớn nhất.

Ông nói:

"Việc làm của Trung Quốc bất chấp phản đối của ta. Đó là bước đi chiến lược của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa yêu sách đường lưỡi bò, không loại trừ tiến tới khống chế và kiểm soát toàn bộ phía nam biển Đông. Vừa rồi họ ra lệnh cấm đánh bắt cá là cũng không loại trừ sẽ tuyên bố vùng nhận dạng phòng công và chính hành động này của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng tuyên bố DOC, đe dọa an ninh trên biển Đông..."

Hung hiểm là vậy. Các pháo đài đã dựng lên ở Biển Đông rồi...
 
 Trần Khải

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.