Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Friday 17 April 2015

Tưởng Niệm Quốc Hận Lần Thứ 40 :Trở Về Thăm Camp Murray, Washington Sau 40 Năm

 
Một may mắn bất ngờ hay do cơ duyên đưa tới, tôi được tiếp đón ông Đường Bình tại tư gia vào lúc 11 giờ sáng Thứ Tư, ngày 8/4/2015. Chúng tôi hàn huyên trò chuyện về hàng trăm ngôi chùa trên thế giới mà ông Bình đã có dịp thăm viếng, chụp hàng ngàn tấm ảnh giới thiệu trên trang nhà của ông. Miên man câu chuyện, tôi trở về dấu ấn 40 năm tỵ nạn trên đất Hoa Kỳ của người Việt. Đặc biệt về người Việt đến định cư ở Tiểu Bang Washington 40 năm trước. Chủ đề hấp dẫn này như gợi nhớ cho ông Bình về những ngày đầu tiên đặt chân đến căn cứ Camp Pendleton, California và sau đó Camp Murray, Washington.

Vào một ngày thượng tuần tháng 5/1975, ông Đường Bình, một người di tản đang tạm trú tại trại #1, Camp Pendleton, California được loa phóng thanh của bộ chỉ huy trại gọi tên lên trình diện. Ông Bình phân vân không biết có chuyện gì đây, khi lên bộ chỉ huy thì thấy ông Mornahan, một người bạn cùng làm việc chung với ông Bình ở cơ quan DAO, Sàigòn, đứng cùng hai người Mỹ khác. Ông bạn Mornahan liền giới thiệu hai ông Ed Burke và ông Joe Argaga với ông Bình. Hai ông Burke và Argaga là đại diện của Thống đốc Dan Evans, tiểu bang Washington có sứ mạng đến Camp Pendleton tuyển mộ người tỵ nạn đưa về định cư tại tiểu bang nhà. Ông Burke hỏi ông Bình:

- Do you know where Washington State is? (Ông biết tiểu bang Wahington ở đâu không?)

- Yes. Washington D.C. (Biết. Thủ Đô Washington.)

Hai ông Burke và Argaga phá ra cười. Ông Burke mở brief case lôi ra một tấm bản đồ ngước Mỹ, hai tay mở tấm bản đồ, nhấp nháy ngón tay về hướng Tây. Tiểu bang Washington nằm trên bờ TâyThái Bình Dương, đối diện phía bên kia, Thủ Đô Wahington nằm về phía Đông.

Kể lại chuyện lầm lẫn dí dỏm mà điếng hồn này, ông Bình vui cười hồn nhiên, sảng khoái, nói vào lúc đó, ông mắc cỡ vô cùng, gương mặt đang vui tươi bỗng chuyển màu. Ông nói, khi ở Việt Nam, làm việc cho DAO, ông đâu để ý đến tiểu bang Washington ở đâu, chỉ biết Wahington D. C. thôi.

blank
Phải: Thống Đốc Daniel J. Evans, ông Dương Bình, Program Manager. (Photo: Binh Duong)

Chuyện này đã qua 40 năm, ông vui vẻ nói:

- “Tôi vẫn giữ trong lòng, chưa báo cáo cho Thống đốc Evans biết,” nói tới đây, ông Bình bật cười giòn tan!

Trong cuộc tiếp xúc lúc đó, ông Bình được tuyển làm công chức của tiểu bang Washington, phụ trách chương trình tỵ nạn Đông Dương của tiểu bang.

Một trớ trêu khó hiểu là Camp Pendleton, California là nơi tiếp cư chính thức cho mấy chục ngàn người tỵ nạn, nhưng Thống đốc Jerry Brown tuyên bố ông không muốn thấy người tỵ nạn ở tiểu bang Washington (36 năm sau, năm 2001, ông Jerry Brown tái trúng cử Thống Đốc California, và tiểu bang California nơi có Little Saigon nổi tiếng lại là tiểu bang có người Việt tỵ nạn cư ngụ đông nhất trong nước Mỹ).

Thống đốc Washington, Daniel J. Evans chính là một trong hai vị thống đốc đầu tiên đáp ứng lời kêu gọi của tổng Thống Gerald Ford tiếp nhận người định cư tại tiểu bang của ông. Vị thống đốc kia là của tiểu bang Nebraka. Cả hai tiểu bang đã mở rộng trái tim cho người tỵ nạn Việt Nam.

Ngay sau khi trở thành người phụ trách chương trình tỵ nạn của tiểu bang Washington, ông Bình bắt tay vào công việc tuyển mộ 500 người tỵ nạn đưa đi định cư tại tiểu bang Washington theo sự cho phép của chính quyền liên bang. Công tác tuyển mộ khá đơn giản, chỉ cần đủ con số 500 người; người tình nguyện điền một mẫu đơn xin đến định cư, không cần tiêu chuẩn. Sau khi làm thủ tục nhập cư là người di dân có thể di chuyển đi đến nơi lập nghiệp.

Chương trình định cư người tỵ nạn tại tiểu bang Washnigton bắt đầu ngày 19/5/175. Chiếc vé máy bay đi theo nhóm mang số 0164721160052 của United Airlines được đóng dấu Camp Pendleton SATO May 1975, với hàng chữ Indo China Evacuated ghi số lượng người đi gồm có năm gia đình mang tên họ Nguyễn, Đoàn, Lê, Huỳnh, Bùi, Trần, Phạm vàVũ do ông Bình hướng dẫn.

Với tựa đề Wellcome To America, Now Smile For The Camera (Chào Mừng Đến Nước Mỹ, Nụ Cười Trước Ống Kính) tác giả Jeff Larsen tường thuật một đạo quân báo chí đã tụ tập trong hơn 45 phút gần cổng số B-5 nơi cánh phía nam trong phi trường SeaTac International Airport để chờ đợi ông Bình và 33 người tỵ nạn khác từ Camp Pendleton đến đây. Máy bay dự trù đáp xuống phi trường lúc 4:00 chiều.

Giang tay chào đón đội ngũ đầu tiên của hơn 500 người đã quyết định từ California để tái định cư tại Washington là khoảng 20 người vợ lính Mỹ gốc Việt ở căn cứ Fort Lewis, tình nguyện chào đón người mới đến và hành động như những người thông dịch.

Trước khi nhóm người tỵ nạn đến, đoàn quân báo chí đến tham gia lên tới khoảng 40 người. Một số phóng viên truyền hình thì thầm với người quay phim của họ. Lập kế hoạch chiến lược khi người tỵ nạn đến. Không một ai trong số họ muốn loan tin trễ hơn các hãng tin, báo chí, truyền hình khác.

Lời cổ vũ bùng nổ ngay khi ông Bình đi vào phòng chờ đợi và nhóm người chờ đợi vỗ tay nồng nhiệt. Sau đó, ông Bình và những người tỵ nạn khác nói rằng họ ghi khắc sâu xa lời chào nồng ấm của người dân Hoa Kỳ.

Một phóng viên của hãng AP chụp cánh tay áo trái ông Bình đi cùng ông qua một hành lang, hầu như ghim cứng ông vô một bức tường, hỏi: “Thưa ông, tên ông là gì? Đánh vần như thế nào?”

Vợ con ông Bình bị khóa cứng bởi các phóng viên, nhiếp ảnh viên và phóng viên quay phim đổ xô đến do hành động của phóng viên AP, ép sát vào một vòng tròn chung quanh người tỵ nạn nhỏ bé. Đèn chiếu, máy thu âm đẩy vào mặt ông Bình – phóng viên bắt đầu phóng ra các câu hỏi ngạc nhiên với ông Bình; “Ông rời Việt Nam khi nào? Tại sao ông bỏ đi? Ông làm gì để sống ở đó?” Ông Bình chỉ mỉm cười và ân cần trả lời các câu hỏi.

Sau đó đám đông di chuyển đến xe buýt của hãng Western Tour đậu bên ngoài nhà chờ đợi, sẽ chở những người tỵ nạn đến nhà ở tạm thời tại Camp Murray. Những cuộc phỏng vấn, chụp ảnh và quay phim tiếp tục đến khi người tỵ nạn cuối cùng lên xe buýt. Hai nhà báo đã dàn xếp trước với giới hữu trách của trại được phép lên xe buýt. Vì vậy, cuộc phỏng vấn tiếp tục trên đường đi Tacoma.

blank
Thống Đốc Daniel J. Evans, và báo chí, truyền thông đón dân VN tỵ nạn tới Washington từ Camp Pendleton, California. (Photo: The Olympian Sunday)

Khi những người tỵ nạn đến Camp Murray, quang cảnh không khác với phòng khách của phi trường SeaTac nhiều. Thực tế, có rất nhiều nhà báo quen thuộc trong đám đông, chào mừng những người tỵ nạn ở đó.

Thống đốc Evans chào mừng và nói vài nhận xét ngắn sau khi người tỵ nạn đến nơi. Sau đó, họ được chuyển đến một phòng ăn đôi và ăn một bữa cơm Việt Nam gồm cơm, thịt gà, cá, rau, chuối và các loại trái cây khác. Trong suốt bữa ăn, báo chí tiếp tục chụp ảnh và quay phim. Hầu hết các phóng viên thoải mái trong khi người tỵ nạn dùng bữa.

Những ngôi nhà nhỏ màu xanh tại Camp Murray, bộ chỉ huy của Vệ Binh Quốc Gia Washington không có gì đặc biệt để trông vào, nhưng với một vài người đã trải qua những ngày trong một chiếc lều ở Camp Pendleton, California, những ngôi nhà màu xanh trông không quá tệ.

Ba mươi bốn người tỵ nạn Việt Nam, đội tiên phong của hơn 500 người tỵ nạn đến Washington theo lời mời của thống đốc, đến trại tạm trú Camp Murray ngày 19 tháng 5, không đầy một tháng sau khi CS Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam.

Ba mười bốn người chỉ là một phần nhỏ trong số khoảng 130,000 người Việt Nam đào thoát trước sụ sụp đổ của miền Nam, nhưng họ lại là những người đầu tiên tìm thấy một sự chào đón thực sự tại Hoa Kỳ.

Thống đốc Daniel J. Evans đã mở những cánh cửa của tiểu bang cho người tỵ nạn cũng như tiểu bang Nebraska, và ra lệnh cho Sở Các Dịch Vụ Khẩn Cấp Tiểu Bang (DES) chăm lo cho người tỵ nạn Viêt Nam cho đến khi họ có thể tìm được nhà cửa và việc làm.

Tất cả các cơ quan tiểu bang được lệnh hợp tác với DES – và bao gồm cả lực lượng Vệ Binh Quốc Gia.

Trong khi đại diện của Bộ Xã Hội và Y Tế (DSHS) tiểu bang bay xuống Califoria để tuyển mộ những công dân tương lai đến Washington, DES bắt đầu tìm kiếm một nơi để làm nhà tạm trú cho người Việt tỵ nạn khi họ đến.

DES đã ngừng công tác tìm kiếm nơi tạm trú khi tìm ra Camp Murray.

Camp Murray đã có nhiều cơ sở để ở và nuôi một số lớn người dân, có thể cung cấp sự tách biệt và riêng tư cho người Việt Nam, và nằm gần trung tâm dân cư lớn của tiểu bang, đó là lưu vực Puget Sound, nơi mà hầu hết những người tỵ nạn có thể sẽ định cư.

Tướng hai sao MG Howard S. McGee, phụ tá tiểu bang thích ý tưởng chọn Camp Murray là nơi tạm cư, và bộ chỉ huy Quân đội Vệ Binh Quốc Gia trở thành Trung Tâm Hỗ Trợ Người Việt.

Một phòng học lớn và một văn phòng đôi ở kho vũ khí trong trại được dành cho DSHS va DES dùng làm văn phòng, các phòng phỏng vấn, và các cơ sở báo chí.

Những nhà ở có kích thước cỡ tiểu đội nằm trên đồi, một phía tách biệt của Camp Murrray đã được chuyển cho người tỵ nạn để sinh hoạt.

Tốc độ hoạt động tại trại tăng nhanh khi biết rằng người Việt đang tới.

Những doanh trại được sửa chữa lại cho thích nghi với những người ở vùng khí hậu nhiệt đới không quen với gió mưa ở Washington.

Sáu người thợ bảo trì của Vệ Binh được tăng cường sáu người của các cơ quan khác để làm cho mọi sự được sẵn sàng.

Bảy tòa nhà được cách ly, thay thế những bức tường lửng, cửa sổ, mắc lại dây điện, máy sưởi, sơn mới trong vòng một tuần.

Những tấm bảng bằng bìa cứng sơn màu trong khu người Việt để chỉ đường đến khu vực sinh sống, các tiện nghi khác và các văn phòng của Trung Tâm Hỗ Trợ, và những người vợ lính Mỹ gốc Việt cư ngụ tại Tacoma đã giúp thêm các biểu tượng phát âm mà máy móc đục bìa cứng của Mỹ không thể sản xuất được.

Cũng những phụ nữ Việt này đã hành động như một thông dịch viên khi người tỵ nạn đến.

Những người tình nguyện thuộc Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ và tổ chức cứu tế Salvation Army cống hiến dịch vụ của họ, giúp quần áo và chăm sóc cho người mới đến, và họ cũng được cung cấp địa điểm trong khu vực kho võ khí hoặc trên đồi để dùng làm văn phòng.

Trung Tá Jim Kramer, sĩ quan thiết trí của Vệ Binh, phụ trách hầu hết sự cung cấp của Vệ Binh Quốc Gia cho người tỵ nạn. Ông nói: “Tôi là sĩ quan tiện nghi. Điều đó làm cho tôi thành người chủ nhà.” Có khoảng 90 người thuộc các cơ quan khác nhau tham gia vào dự án Camp Murray. Văn phòng của Trung tá Kramer xắp xếp mọi thứ như dịch vụ điện thoại, và văn phòng làm việc cho họ.

Một số yêu cầu của những người này không thể thực hiện đầu đủ, nhưng “Chúng tôi không có bất cứ cuộc khủng hoảng nào,” Trung Tá Kramer nói.

Nhân viên kỹ thuật của Vệ Binh từ các xưởng bảo trì dụng cụ chuyển đến giường và nệm từ nơi gần căn cứ fort Lewis, và mở đầu làm công việc quản gia cho khu vực sinh sống của người tỵ nạn.

Bùi Quốc Hùng

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

.

.