Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Friday 17 April 2015

Cộng sản Việt Nam sắp chết, Hòa hợp cái gì?

Hòa giải với ai - Hòa hợp cái gì?


- Đảng Cộng sản Việt Nam có thật lòng muốn hòa giải và hòa hợp dân tộc không hay chỉ nói một đàng làm một nẻo nên chia rẽ và hận thù đã chống chất sau 40 năm kết thúc chiến tranh?

Câu hỏi này không mới mà đã được lập đi lập lại vào mỗi dịp 30 tháng 4 về. Tại sao?
 
Trước hết, hãy nghe Nhà nghiên cứu 95 tuổi Nguyễn Đình Đầu, nguyên Phụ tá Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền trong chính phủ 2 ngày của Tổng thống sau cùng Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh chia sẻ: “Tôi thấy về vấn đề đoàn kết dân tộc bằng văn hóa chúng ta mới có những chỉ thị. Còn nền văn hóa của Việt Nam mang bản sắc như thế nào thì chưa làm sáng rõ ra được. Vì thế, chúng ta cần phải giáo dục, xây dựng không chỉ con người khoa học, con người kinh tế mà cả con người văn hóa nữa. Dù mỗi người có một đường hướng, khuynh hướng chính trị khác nhau, nhưng mẫu số chung là, đều vì tương lai của đất nước Việt Nam.

Có như thế, người Việt Nam mới luôn giữ được bản sắc riêng của mình trong thời đại mới. Bản sắc ấy chính là tình yêu quê hương và lòng tự tôn dân tộc. Tình yêu quê hương, lòng tự tôn dân tộc luôn giúp cho người Việt Nam hành động thuận theo lẽ phải, theo đại nghĩa và vượt qua những thử thách hiểm nghèo nhất. Vậy nên, mỗi người Việt Nam hôm nay cần phải coi trọng việc hòa hợp dân tộc là một trách nhiệm lịch sử tự nguyện.” (phỏng vấn của báo Thể Thao-Văn hóa, 13/04/2015)

Chuyện “mới có những chỉ thị” trong hành động “đoàn kết dân tộc” của đảng CSVN đã nói nói lên điều gì từ một nhân chứng lịch sử của ngày 30/4/1975?

Cụ Nguyễn Đình Đầu đã chứng minh nội dung trong khoản 1 của Điều 60 Hiến pháp 2013 chỉ nói mà không hành. Điều này viết: “Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.”

Nếu có “văn hóa tiên tiến” và “đậm đà bản sắc dân tộc” thì tại sao vẫn còn nuôi dưỡng hận thù đồi với 74 chiến sỹ Việt Nam Cộng hòa, những con dân nước Việt đã hy sinh trong trận chiến chống quân Trung Cộng xâm lược quần đào Hoàng Sa năm 1974?

Dòng máu đỏ của những người da vàng Việt Nam Cộng hòa có khác với những dòng máu của 64 Bộ đội CSVN hy sinh trong trận chiến Trường Sa chống quần Tầu xâm lược năm 1988 không?

Nếu không khác thì tại sao chỉ dựng Tượng đài kỷ niệm 64 người của quân đội CSVN tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa ngày 14/03/2015, đúng vào ngày này 27 năm trước họ bị quân Tầu hạ sát dã man tại trận chiến đá Gạc Ma, mà không được nổ súng theo lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng lúc đó là Lê Đức Anh. 
 
Đại tướng Lê Đức đã bị nhiều Sỹ quan quân đội Nhân dân, kể cả Thiếu tướng nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, Nguyễn Trọng Vĩnh, cáo buộc là người thân Trung Cộng. Tướng Anh cũng đã lén lút qua mặt Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch và Bộ Ngoại giao để sắp đặt với các Đặc sứ của Bắc Kinh tổ chức chuyến đi bí mật đến Thành Đô (Tỉnh Tứ Xuyên) năm 1990 của phái đoàn Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng) Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng. 
 
Mục đích chuyến đi là để tái lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, nhưng phải thỏa mãn điều kiện của Trung Quốc đòi Việt Nam rút quân đội Việt Nam khỏi chiến trường Kampuchia và không được nhắc đến cuộc chiến xâm lược biên giới phía bắc Việt Nam năm 1979 của 600,000 quân Trung Cộng.
Đến nay, 25 năm sau, những thỏa hiệp bí mật Thành Đô giữa Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân vẫn bị phong tỏa.
 
Trường Sa và Hoàng Sa

Do đó, mỗi khi nhắc đến cuộc chiến Gạc Ma là mọi người đều nhớ đến trách nhiệm lịch sử không thể chối cãi của ông Lê Đức Anh, người sau này làm đến chức Chủ tịch Nước (1992-1997) đối với 64 người lính đã bỏ mình ở đó.

Vì vậy không có gì sai trái khi đền ơn những người đã hy sinh cho Tổ Quốc, nhưng đã làm thì phải làm cho tất cả mọi người đã đổ máu cho một lý tưởng chống ngoại bang Trung Cộng xâm lược để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, kể cả trên 40,000 quân và dân 6 tỉnh biên giới phía bắc đã hy sinh trong cuộc chiến chống quân Tầu từ 1979 đến 1987.

Nhưng đảng và nhà nước CSVN đã không dám làn như thế để giữ trọn tình nghĩa láng giềng “vừa là đồng chí vừa là anh em” với đảng Cộng sản Trung Quốc.

Cũng thật không công chính khi Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) Đặng Ngọc Tùng phát biểu tại lễ dựng tượng đài ngày 14/04/2015: "Theo nguyện vọng của thân nhân của những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh ở Gạc Ma năm 1988 cũng như của cả nước là có một khu tưởng niệm các anh hùng Gạc Ma để thân nhân các liệt sĩ hàng năm về đây viếng người thân của mình, đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ sau này. Do đó việc xây dựng tượng đài tại đây trong chương trình "Nghĩa tình Hoàng Sa- Trường Sa" với hy vọng đáp ứng được phần nào nguyện vọng của thân nhân chiến sĩ Gạc Ma cũng như của công đoàn cả nước cùng toàn thể nhân dân hướng về các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh.”

Tại sao lại có cả “Hoàng Sa” trong cuộc vận động quyên góp tiền bạc chỉ dành cho Gạc Ma? Hương hồn của 74 chiến sỹ VNCH hy sinh ở Hoàng Sa có “xơ múi” gì trong cuộc quyên góp tiền bạc do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức?

Chắp và Hoàng Sa vào làm gì ngoài mục đích tuyên truyền đoàn kết ngoài mặt? Không ai ở Việt Nam trả lời câu hỏi này của thân nhân 74 người lính VNCH và của người dân VNCH cũ.

Nhưng rất rõ là hành động thiên vị một phía của tổ chức TLĐLĐVN được sự đồng tình, tiếp tay của Nhà nước đã cho thấy chủ trương “hòa giải-hòa hợp dân tộc”, vẫn thường được nghe phát ra từ cửa miệng lãnh đạo bấy lâu nay chỉ là “nước lã ao bèo”.

Cũng thật ảo tưởng khi Khoản 3 trong Điều 60 Hiến pháp còn viết: “Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân.”

Bởi lẽ trong thực tế Nhà nước đã không làm như Hiến pháp quy định với dân trong đời sống hàng ngày ở Việt Nam mà đi hàng hai như ghi trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá đảng VIII thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Nghị quyết này có đoạn viết: “Phương hướng chung của sự nghiệp vǎn hóa nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc , ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa…”

Như vậy phải chăng những ai không đóng góp vào việc “xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” như 74 người lính VNCH chết ở Hoàng Sa thì phải bị gạt ra khỏi hàng ngũ yêu nước?

Hãy đọc lời phê bình của Nhà văn, Đại tá Quân đội Nhân dân nghỉ hưu Phạm Đình Trọng trong bài viết ngày 11/04/2015: “Dựng tượng đài khắc ghi vào thời gian, khắc ghi vào tâm linh Việt Nam những dòng máu thiêng Việt Nam đã đổ ra để giữ biển Đông, mảnh thềm không thể tách rời của ngôi nhà hương hỏa Việt Nam là đòi hỏi khẩn thiết của mọi trái tim Việt Nam hôm nay và mãi mãi mai sau. Nhưng nếu chỉ dựng tượng đài Chiến sĩ Gạc Ma 1988 thì vừa bất công, vừa hẹp hòi, nhỏ nhen, chật chội quá! Một hành xử chính trị nhưng dường như phản chính trị! Chỉ là thứ chính trị thô thiển, bè phái, cục bộ! Một việc làm khoét sâu thêm nỗi đau li tán dân tộc cũng là làm suy yếu dân tộc.”

Ông nói thêm: “Những người lính của chính quyền Sài Gòn chết ở Hoàng Sa năm 1974 trong cuộc chiến chống quân Tàu Cộng xâm lược. Những người lính của chính quyền Hà Nội cũng chết trong cuộc chiến chống quân Tàu Cộng xâm lược Gạc Ma, Trường Sa năm 1988. Họ đều chết cho Tổ quốc Việt Nam, chết trên những doi cát ngay thềm ngôi nhà Việt Nam mang hồn thiêng cha ông. Nay chỉ dựng tượng đài ghi công Chiến sĩ Gạc Ma 1988 thì tượng đài chật chội, nhỏ nhen, hẹp hòi đó không thể mang tấm lòng bao dung của Mẹ Việt Nam, không thể bền vững cùng non nước Việt Nam mà chỉ là tượng đài của một thế lực phe nhóm và chỉ tồn tại cùng thế lực phe nhóm đó mà thôi.”

Cũng với tư duy hẹp hòi, phe nhóm và cực đoan Cộng sản, những người cầm quyền cũng đã làm ngơ với khuyến nghị tri ân chiến sỹ VNCH ở Hoàng Sa của Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình, trong đó có Nhà nghiên cứu nổi tiếng Nguyễn Đình Đầu và những nhân sỹ, trí thức khác ở Việt Nam là một bằng chứng hòa giải của người Cộng sản chỉ có trên đấu môi chót lưỡi. 

Nên biết Cụ Nguyễn Đình Đầu, người thuộc thành phần Thứ Ba trong giải pháp chính trị ở miền Nam sau cuộc chiến theo Hiệp định Paris 1973, từng nỗ lực giàn xếp một giải pháp đoàn kết dân tộc vào giờ cuối cùng của cuộc chiến nhưng phe Cộng sản đã bác bỏ thẳng tay.

Cụ kể: “Ngày ấy, chính xác là sáng ngày 29/4 luật sư Huyền (Nguyễn Văn Huyền, Phó tổng thống Việt Nam Cộng hòa ) yêu cầu tôi phải thành lập một phái đoàn để đi gặp đại diện Chính phủ Cách mạng Cộng hòa miền Nam Việt Nam ở Tân Sân Nhất. Được sự chấp thuận của Tổng thống Dương Văn Minh và nội các, tôi đã lên danh sách phái đoàn gồm ông Nguyễn Văn Diệp, ông Nguyễn Văn Hạnh là người có liên lạc với kháng chiến và một người nữa có chân trong tình báo là ông Tô Văn Cang. Nói là điều đình nhưng thực ra phía Việt Nam Cộng hòa biết mình sẽ thua, việc chính quyền mới thành lập được một ngày, không có ý sẽ tiếp tục kháng chiến mà là để thi hành Hiệp định Paris là chính.

Chúng tôi từ Tân Sơn Nhất trở về, gặp Tổng thống Dương Văn Minh đang đứng ở ngoài sân. Chúng tôi báo cáo với ông ấy việc điều đình về dân sự không đạt được kết quả. Ông Minh tỏ ra bất lực. Ngay sau đó, Phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền giao cho tôi soạn thảo bản tuyên bố “Chấp nhận điều kiện ngừng bắn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam”. Dự thảo viết xong lúc 16 giờ và ngay sau đó được Phó tổng thống Huyền trình lên tổng thống. Tướng Dương Văn Minh chấp thuận cho ông Huyền công bố bản dự thảo này trên Đài Phát thanh Sài Gòn lúc 17 giờ ngày 29/4/1975.

Sáng ngày 30/4 tôi cùng ông Huyền lên gặp Tổng thống Dương Văn Minh và ông Vũ Văn Mẫu (Thủ tướng) tại số 6 đường Thống Nhất (đường Lê Duẩn ngày nay) để bàn về vấn đề ngưng chiến. Đến 9 giờ, Tổng thống Minh ra một tuyên bố phía Việt Nam Cộng hòa sẽ ngưng tiếng súng, chờ cách mạng tới để giao lại quyền hành.

Đến 11h30 quân giải phóng tiến vào Dinh Độc lập thì lúc bấy giờ nhiệm vụ của tôi cũng chấm dứt nên tôi rời khỏi dinh...” (báo Thể Thao-Văn hóa, 13/04/2015)

Cụ Nguyễn Đình Đầu là một Nhân sỹ Công giáo nổi tiếng với nhiều công trình nghiên cứu Sử-Địa, đặc biệt về chủ quyền của Việt Nam trên hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy cụ đã rời khỏi Dinh Độc lập khi tướng Dương Văn Minh “đầu hàng”, nhưng sau đó Cụ lại tích cực tham gia vào Câu lạc bộ Phaolo Nguyễn Văn Bình, Tổng Giám mục Địa phận Sài Gòn đã qúa vãng, để tiếp tục đối thoại với chính quyền Cộng sản trong tinh thần “sống Phúc Âm giữa lòng Dân tộc”.

Rất tiếc, nỗ lực của Cụ và của các Tu sỹ và Trí thức Công giáo, dưới quyền Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của Giáo hội Cộng giáo Việt Nam, Đức cha Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, không được chính quyền Cộng sản đáp ứng. Ngược lại nhà cầm quyền Cộng sản ở Sài Gòn đã ngăn chận một số cuộc Hội thảo về tình hình Trung Quốc lấn chiếm lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông và những bức xúc xã hội khác do Câu lạc bộ đề xướng.

Công an còn xách nhiễu, dọa nạt những người đến tham dự Các cuộc thảo luận tại Câu lạc bộ, trong đó có Giáo sư Tương Lai, cố Luật sư Lê Hiếu Đằng, Bác sỹ Huỳnh Tấn Mẫm từng là nạn nhân. 

Điều này cho thấy trong suốt 40 năm qua, chưa bao giờ Lãnh đạo Cộng sản chịu lắng nghe những lời nói chân thật, thẳng thắn và chí tình của người dân, đặc biệt của các thành phần trí thức và cựu đảng viên cách mạng lão thành trong nước về “hòa giải-hòa hợp” dân tộc để đoàn kết trong ngoài xây dựng đất nước.

Vì vậy, khi nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu nói về “con người văn hóa” thì muôn vàn bằng chứng cho thấy sau 40 năm chấm dứt cuộc chiến huynh đệ tương tàn do người Cộng sản chủ mưu gây ra, đảng CSVN vẫn chưa hề có “văn hóa hòa giải” .

Từ Nghị quyết 36

Người Cộng sản chỉ muốn người khác phải tự nguyện “hòa hợp” vào guồng máy cai trị độc tài toàn trị của mình. Ai đứng ngoài, ai chống lại đều bị chụp lên đầu chiếc nói cối phản động, phản cách mạng, thế lực thù địch chống đảng, chống nhà nước và nhân dân!

Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị “về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” đã 11 năm tuổi, nhưng những gì đảng nói vẫn “trăm voi không được bát nước xáo”.

Nghị quyết này chủ trương “Xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử do quá khứ hay thành phần giai cấp; xây dựng tinh thần cởi mở, tôn trọng, thông cảm, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai. Mọi người Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội, lý do ra nước ngoài, mong muốn góp phần thực hiện mục tiêu trên đều được tập hợp trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc”, nhưng mọi chuyện vẫn anh là anh, tôi là tôi.

Tình trạng phân biệt địa phương Nam-Bắc, kẻ thắng người thua vẫn phủ đầy trong xã hội và trên mọi lĩnh vực từ nơi làm việc đến học đường.

Bằng chứng như hàng ngàn Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa bị tàn tật vẫn phải lê lết trên đường phố kiếm ăn không được nhà nước mệnh danh “của dân, do dân và vì dân” giúp đỡ khi đau ốm chứ chưa nói đến miếng cơm manh áo.

Chẳng những thế, họ còn bị hất hủi, ngăn chặn không cho nhận giúp đỡ của các Tổ chức Tôn giáo và Dân sự xã hội như đã liên tục xẩy ra ở miền Trung và tại Sài Gòn.

Cách hành sử này không những chỉ thiếu văn hóa và truyền thống dân tộc mà còn chà đạp lên nhân phẩm và quyền con người và vi phạm những Điều quan trọng của Hiến pháp 2013 do chính người Cộng sản viết ra chỉ nhằm tuyên truyền:

Điều 16 :

1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. 

2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Điều 38 :

1. Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.

2. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng.

Tại sao như thế? Vì đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục coi những nạn nhân của chiến tranh sống trên lãnh thổ VNCH cũ là những kè thù của chế độ.

Đó là lý do tại sao đảng chưa thể đoàn kết được dân trong nước thì làm sao có thể đoàn kết với người Việt đã trốn Cộng sản ra nước ngoài?

Vì vậy, Việt kiều muốn biết những điều sau đây:

- Tại sao Đảng vẫn tiếp tục đàn áp người dân tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn biển đảo của Việt Nam?

- Tại sao người dân bị đàn áp, bị phá phách khi xuống đường đòi được tưởng niệm các chiến sỹ và đồng bào đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc ỡ Hoàng Sa năm 1974, biên giới Trung-Việt và ở Trường Sa năm 1988?

- Tại sao lại đàn áp những người dân đòi đền bù công bằng vì bị cưỡng chế đất đai và tịch thu tài sản cho các công trình xây dựng chỉ có lợi cho phe nhóm là chính?

- Tại sao các quyền tự do căn bản của dân được Hiến pháp bảo đảm như tự do tôn giáo, tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội và hội họp vẫn còn bị kìm kẹp, hạn chế và kiểm soát?

- Và do Luật pháp nào cho phép mà Nhà nước được quyền sử dụng côn đồ và công an để hù họa, đàn áp, bắt cóc những người hoạt động bảo vệ nhân quyền, dân chủ ?

- Căn cứ vào đâu mà Nhà nước được lạm quyền lấy đi công ăn việc làm, cuớp quyền hành nghề và chận đứng mọi cách kiếm sống của những đối tượng đã hết hạn tù chính trị hay đấu tranh đòi các quyền tự do ?

- Lý do nào cho phép nhà nước căn cứ vào lý lịch thuộc gia đình cách mạng, cán bộ và đảng viên để bao che cho những phần tử xấu và không có khả năng được có công ăn việc làm trong khi người có tài nhưng không có tiền “mua việc” thì bị lọai? 

- Ai cho phép nhà nước tiếp tục cướp đất, tài sản và phá bỏ những nơi thờ phượng của các Tôn giáo, đặc biệt của người dân tộc ở những vùng cao và vùng sâu cách xa các Thánh đường, Nhà Chùa?

-Người dân nào cũng muốn biết tại sao nhà nước lại để cho Trung Quốc tự do biến 7 đá chiếm của Việt Nam ở Trường Sa thành các đảo nhân tạo với sân bay, bến cảng, đồn bót được thiết lập ở đó?

- Tại sao Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, chưa hỏi ý kiến Quốc hội mà đã bằng lòng để cho Trung Quốc thiết lập các Đặc khu kinh tế dọc biên giới, khai thác chung dầu khí ở vùng biển “trong” và “ngoài” vịnh Bắc Bộ trong thỏa hiệp ký tại Bắc Kinh ngày 7/4/2015?

- Sau cùng ai cho ông Trọng quyền đồng ý nghiên cứu để cho Trung Quốc dùng cảng Hải Phòng phục vụ kế hoạch vận chuyển hàng hóa có lợi cho Trung Quốc. Kế hoạch kinh tế của Bắc Kinh được gọi là “Con dường Tơ lụa trên biển”, được Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình công bố năm 2014, nhằm bành trướng cánh tay phát triển và tham vọng kinh tế của Trung Hoa tới Đông Nam Á, Nam Á, Phi Châu,Trung Đông và Châu Âu.

Nếu nhà nước không trả lời được những thắc mắc trên thì hãy ngưng ngay lập tức luận điệu quy chụp Kiều bào như của ông Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài Vũ Hồng Nam. Ông Nam nói rằng: “Điều đáng buồn là có một bộ phận nhỏ kiều bào ở nước ngoài vẫn còn giữ định kiến, làm những việc đi ngược lại lợi ích của đất nước, dân tộc.” (Tạp chí Qu6e hương, 31/01/2015)

Nhưng ông Nam có hiểu tại sao cái bộ phận lớn chứ không phải nhỏ như ông méo mó cho đẹp lòng đảng vẫn đi biểu tình chống Nhà nước của ông không ?

Đơn giản vì đồng bào của họ ở Việt Nam vẫn phải đối diện với nhựng thắc mắc của Việt kiều nêu trên, nhất là khi quyền làm người của họ đã bị những luật lệ ngoài luồng pháp lý như hai Luật Dân sự và Luật Hình Sự cho phép Công an bắt bớ tùy tiện dựa vào các Điều phản dân chủ 79, 88 và 258.

Ngoài ra cũng nên nhớ người tiền nhiệm của ông là Nguyễn Thanh Sơn, bây giờ là Đại sứ ở Nga, đã nhiều lần vu khống Việt kiều chống đảng, trong đó có chuyện bịa ra việc người đi biểu tình đã được trả tiền để chống Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hồi tháng 7 năm 2013 khi ông Sang đến Tòa Bạch ốc gặp Tổng thống Barack Obama. 

Ông Sơn còn kêu gọi phải: "Cần nhanh chóng thu hẹp và đi đến xóa bỏ mọi khoảng cách, sự khác biệt giữa người Việt Nam ở trong và ngoài nước, đấu tranh phân hóa, đập tan mọi luận điệu chia rẽ, xuyên tạc để hơn 90 triệu đồng bào ở trong nước và 4,5 triệu kiều bào ta ở nước ngoài trở thành một khối đại đoàn kết thống nhất, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn thử thách đưa đất nước vững bước đi lên…" (phát biểu tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, từ 20-21/5/2014 tại Hà Nội.)

Nhưng đấu tranh với ai và ai đã xuyên tạc những việc làm sai trái, phản dân chủ của đảng CSVN trong mấy năm qua?

Văn hóa - Văn nghệ Nam Bắc

Bước sang lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, cán bộ lãnh đạo Tuyên giáo cũng đã xuyên tạc đổi trắng thay đen nền Văn hoá thời VNCH nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày 30-4.

Dưới tiêu đề “Hòa hợp dân tộc bằng con đường văn hóa”, ông Tiến sỹ-Phó giáo sư Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã nhận xét hàm hồ về văn hóa - văn nghệ thời VNCH như thế này: “Thực tế cho thấy, hơn 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đất nước ta không chỉ bị chia cắt về địa lý mà đây đó còn bị chia rẽ lòng người. Đặc biệt là trong 20 năm miền Nam dưới chính quyền cũ. Bằng hệ thống tâm lý chiến khổng lồ với nhiều thủ đoạn thâm hiểm, các hoạt động tuyên truyền phục vụ chiến tranh xâm lược và chủ nghĩa thực dân kiểu mới đã được đẩy mạnh, tạo ra một thứ văn hóa nô dịch, đồi truỵ, lôi kéo một bộ phận khá đông thanh niên trong các thành thị chạy theo lối sống gấp, vị kỷ, sa đọa, hòng hủy hoại những giá trị văn hóa dân tộc. Nguy hiểm hơn, họ còn bị đẩy đến niềm tin rằng Việt Nam Cộng hòa là quốc gia riêng biệt, tách rời khỏi nước Việt Nam thống nhất; rằng “giải phóng miền Nam” thực chất là cuộc xâm lược của những người cộng sản miền Bắc.” (báo Thể thao-Văn hóa, 20/02/2015)

Thật trớ trêu, sau ngày 30/4/1975, không biết đã có bao nhiêu trí thức và văn nghệ sỹ miền Bắc đã chạy xô vào Sài Gòn tìm mua sách báo mà Nguyễn Thế Kỷ đã bôi đen để nghiên cứu và tìm hiểu nếp sống văn hoá-văn nghệ phong phú của dân trong Nam.

Vậy nếu muốn so sánh hai nền Văn hoá miền Nam tự do với miền Bắc lai Tầu, lai Nga và sặc mùi đảng từ sau bản án Nhân văn Giai phẩm (1958) ra sao thì hãy hỏi những người còn sống rất giầu vốn liếng văn học-nghệ thuật như các Nhà văn Nguyên Ngọc, Trần Mạnh Hảo, Tiêu Dao Bảo Cự, Nhà biên sử Nguyễn Nhã và Nhà nghiên cứu cụ Nguyễn Đình Đầu v.v… để so sánh, chả cần phải đi đâu xa.

Hoặc muốn cẩn thận hơn thì hãy đến thắp hương trước mộ hai Nhà Thơ Mầu Tím Hoa Sim Hữu Loan và Thi sỹ Hoàng Cầm để hỏi thêm cho đủ.

Hơn nữa, ông tuyên giáo Nguyễn Thế Kỷ cũng nên đọc lại phê bình gay gắt của Nghị quyết Trung ương 5 khóa đảng VIII thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu để thấy nền văn nghệ đảng kiểm soát đã “siêu việt” ra sao.

Nghị quyết phê phán: “Đời sống vǎn học, nghệ thuật còn những mặt bất cập. Rất ít tác phẩm đạt đỉnh cao tương xứng với sự nghiệp cách mạng và kháng chiến vĩ đại của dân tộc và thành quả của đổi mới. Trong sáng tác và lý luận, phê bình, có lúc đã nảy sinh khuynh hướng phủ nhận thành tựu vǎn học cách mạng và kháng chiến, đối lập vǎn nghệ với chính trị, nhìn xã hội với thái độ bi quan. Một vài tác phẩm viết về kháng chiến đã không phân biệt chiến tranh chính nghĩa với chiến tranh phi nghĩa. Xu hướng "thương mại hóa", chiều theo những thị hiếu thấp kém, làm cho chức nǎng giáo dục tư tưởng và thẩm mỹ của vǎn học, nghệ thuật bị suy giảm. 

Nghị quyết 04 của Trung ương (khóa VII) về vǎn hóa - vǎn nghệ được đại bộ phận vǎn nghệ sĩ đồng tình. Một số có nhận thức lệch lạc đã trở lại với cái đúng; các khuynh hướng xấu từng bước bị đẩy lùi. Tuy vậy, một số quan điểm sai trái vẫn xuất hiện. Các loại vǎn hóa phẩm độc hại vẫn còn xâm nhập vào xã hội và các gia đình. Nhiều cơ sở in, quảng cáo, quán ǎn, khách sạn, sàn nhảy mở tràn lan, chạy theo đồng tiền, hoạt động tùy tiện, không tuân thủ những quy định của pháp luật; các cơ quan quản lý nhà nước không có biện pháp hữu hiệu để xử lý.”

Tiềm lực đội ngũ sáng tác, nghiên cứu, lý luận, phê bình về vǎn học nghệ thuật còn yếu… Một số ngành nghệ thuật như điện ảnh, sân khấu, đặc biệt là sân khấu truyền thống gặp rất nhiều khó khǎn. Việc giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thị hiếu nghệ thuật cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng, học sinh chưa được coi trọng… Về thông tin đại chúng, còn nhiều sản phẩm chất lượng thấp, chưa kịp thời phát hiện và lý giải những vấn đề lớn do cuộc sống đặt ra. Báo chí chưa biểu dương đúng mức những điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, cũng như thiếu sự phê phán kịp thời những việc làm trái với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đạo đức xã hội… Khuynh hướng "thương mại hóa", lạm dụng quảng cáo để thu lợi còn khá phổ biến. Một số ít nhà báo đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thông tin thiếu trung thực, gây tác động xấu đến dư luận xã hội, nhưng chưa được xử lý kịp thời theo pháp luật….” 

Những điểm bất cập của giới Văn nghệ sĩ và báo chí từ thời đảng VIII đến nay (Khóa đảng XI) đã ngót 20 năm có khá hơn không thì các ông Lãnh đạo trong các Tổ chức Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền Thông, Hội Nhà văn và Hội Nhà báo phải có câu trả lời cho ông Nguyễn Thế Kỷ.

Tiếc rằng việc “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” ít khi được các viên chức đảng thực tập nên chuyện đảng hòa giải với ai và hòa hợp cái gì sau 40 năm ngày 30 tháng 04 năm 1975 không còn hấp dẫn được ai nữa. -/-

(04/015)
Phạm Trần
------
Chung một màu cờ
Babui
Chung ngậm quần què
Bên kia biên giới đỏ lè
Bên nay màu đỏ giẻ hòe như nhau
Bên kia cờ đỏ năm sao
Bên nay giăng giẻ sáu sao đỏ lè
Bên kia Mao uống quần què
Bên nay Hồ ngậm quần hòe giống nhau

Thằng nài dẩn ngựa Sang sâu
Cởi ngựa là Cặn Tập ba Tàu Bình vôi
Theo hầu anh lú Trọng tồi
Trên kiệu mụ Tập đang ngồi cười vui
Dũng Anh Hùng Triết lui cui
Khiêng kiệu bán nước rất vui vì tiền
Ảnh "lạ" một lũ khùng điên
Quyết tâm bán đứng tổ tiên cho Tàu.
16 tấn Vàng miền Nam
Vừa đi đường vừa đếm,
Loài Cộng tặc gian tham
Đếm xong, vàng cũng xong
Duẩn, Thành nó nuốt sạch(1)
Có gì để cho dân
Chỉ có cái khố rách
ĐMCS
(1)Lê Duẩn ăn cắp toàn bộ số vàng này, đem sang Nga, rồi giao cho Lê kiến Thành đem trở về Việt Nam đầu tư, buôn bán, tô vẽ cái dòng họ Lê Lết nhà chúng nó .

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

.

.