Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Monday 27 April 2015

ANZAC ​trong​ Chiến Tranh VN​ & Thư Tri ân


K
ính thưa Quý Đông Hương,

Úc là quốc gia non trẻ, được thành lập vào năm 1901, nên ANZAC là biểu tượng cao quý, có giá trị bồi đắp tinh thần ​yê​u nư​ớ​c​

. Vì vậy, ANZAC được coi là ngày Quân Lực Úc, và mọi quân nhân Úc cũng như quân nhân các quốc gia Đồng Minh, dù chiến đấu​ bả​o vệ​ Tự​ Do​ ở bất cứ đâu, trong bất cứ thời gian nào, đều có quyền tự hào tham dự cuộc diễn hành trong ngày ANZAC. Cũng trong tinh thần cao quý đó, ​và​o dị​p Lễ​ ​

ANZAC năm 2013, tờ báo lớn nhất miền Nam Sydney, Illawarra Mercury, đã đăng câu chuyện hết sức cảm động về ông Ron Smith, một chiến binh Úc, giữa lúc đang hưởng tuần trăng mật với vợ, thì được lệnh lên đường đến VN chiến đấu chống CS. Tại VN, trong một trận đụng độ, ông bị Việt cộng bắn trúng hai viên đạn vào mặt, tưởng chết, nhưng nhờ hình bóng thân yêu của người vợ mới cưới, đã níu kéo ông, khiến ông chiến đấu quật cường với tử thần, và chiến thắng. Không những thế, khi trở lại Úc, ông còn phải kiên cường chống lại những người Úc phản chiến, để tiếp tục sống hạnh phúc bên vợ con và tưởng nhớ đến những chiến hữu đã hy sinh.... Vô cùng xúc động sau khi đọc bài báo, chị Trần Hương Thủy, con của một quân nhân QLVNCH, và là Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Wollongong, đã viết bài gởi cho báo IM, nói lên lòng biết ơn của chị và người dân Việt Nam đối với sự hy sinh của ông Smith cũng như những chiến sĩ Úc đã chiến đấu chống CS xâm lăng, bảo vệ tự do cho miền nam VN; đồng thời vạch trần sự độc ác của CS sau năm 75. Bài viết của chị được đăng trên báo Illawarra Mercury số ra ngày 6/5/2013.

Nhân dịp Lễ 100 Năm ANZAC, và trong niềm biết ơn tất cả những người lính Úc đã chiến đấu cho tự do, chúng tôi trân trọng giới thiệu, phần tóm lược câu chuyện ông Ron Smith và bản dịch bài viết "Freedom Fighting for a Just Cause" của chị Hương Thủy, được báo Saigon Times Úc Châu đăng tải ngày 16.5.2013, với hy vọng được Quý vị quan tâm, chia sẻ và phổ biến.

Hữu Nguyên

huunguyen@saigontimes.org
​​​
--------
​​
ANZAC ​trong​ Chiến Tranh VN​ & Thư Tri ân
Saigon Times (congdongmang@saigontimes.org)


​Ông Ron Smith xuất thân tại vùng Corrimal ở phía Bắc thành phố Wollongong, NSW. Là một quân nhân thuộc Tiểu Đoàn 1 Lục Quân Hoàng Gia Úc, ông đã nhận được lệnh gọi tác chiến tại VN giữa lúc ông cùng người vợ mới cưới là Eunice đang hưởng tuần trăng mật tại vùng biển phía Nam.

Với cấp bậc Hạ Sĩ, ông Ron Smith đã cầm súng chiến đấu tại VN từ cuối năm 1965 và bị thương nặng trong một trận chống VC phục kích tại khu rừng rậm nằm về phía Bắc thành phố Sài Gòn. Trong trận chiến ngày 8/1/1966, ông bị trúng hai viên đạn vào mặt, một viên ở lông mày và một viên trúng vào mắt bên phải. Sau này, ông còn có phải trải qua những kinh nghiệm đầy kinh dị, khi "mắt trái của ông nhìn thấy được mắt bên phải". Cùng lúc, 14 mảnh lựu đạn ghim vào đầu cũng để lại nhiều hậu quả tai hại cho phần não của ông trong suốt cuộc đời còn lại.

Khi bị trúng đạn, đáng lẽ ông đã mất mạng, nếu ông ngã trúng hàng tre nhọn có tẩm thuốc độc do quân VC gài sẵn gần. May mắn, ông lại ngã vào một chiếc hố bên cạnh và đến lúc tỉnh dậy thì thấy mình mẩy dính đầy máu. Sau đó, ông được các đồng đội người Úc đến cứu. Khi đưa ông lên mặt đất, mọi người đều nghĩ ông đã chết. Họ không hề biết rằng, lúc đó trong cơn hấp hối sinh tử, tâm trí của Ron Smith luôn luôn hướng về hình ảnh thân thương của người vợ yêu dấu. Sau này, ông luôn luôn tự hào kể lại: "Tôi nghĩ rằng, tôi sẽ không thể nào chết được vì tôi đã rời xa Eunice 8 tháng. Tôi phải trở về nhà để gặp người vợ yêu dấu của tôi". Với cảm xúc trân trọng và không kém phần lãng mạn, ông Smith còn nói: "Tôi thật là một người đàn ông may mắn, vì với Eunice, tôi không những có một người vợ, mà còn có cả một thiên thần".


Hình bê​n trá​i: Ông Ron Smith và người vợ thiên thần Eunice tại tư gia vùng Corrimal, Wollongong. Hình ​bê​n phả​i: Tại VN, Hạ sĩ Ron Smith ngồi trong xe wheel barrow​


​Từ lúc Ron Smith bị trọng thương, bà Eunice rất đau buồn lo lắng, còn ông tuy cũng không khác gì, nhưng lại có phần lạc quan hơn qua những lời tâm sự dí dỏm: ​​​​
"Tôi luôn luôn có cảm tưởng, người bị trúng đạn không phải là tôi mà là ai đó vì ở lứa tuổi của tôi lúc bấy giờ, tôi nghĩ chúng tôi sẽ rất khó bị gục ngã".


Ông Ron Smith, cấp bậc Hạ Sĩ, thuộc đơn vị đầu tiên của Úc tác chiến trong lực lượng quân đội Hoa Kỳ. Ông cũng là người ở trong tình trạng nghiêm trọng nhất trong số 16 chiến sĩ Úc bị thương vào ngày 8/1/1966, chưa kể đến 4 chiến binh khác đã hy sinh. Tuy vậy, ông đã phải thường xuyên đối diện với cái chết trong suốt 20 năm, là thời gian ông được bác sĩ điều trị. Sau đó, ông được chuyển đến một bệnh viện cấp cứu dã chiến (MASH: Mobile Army Surgical Hospital). Tại đây, ông được coi là không thể nào sống nổi khi nữ ca sĩ nổi danh làng nhạc Pop của Úc trong thập niên 1960 là Lynne Fletcher đến viếng thăm ông tại giường bệnh.

Khi đó, Lynne Fletcher vừa ôm ấp bàn tay của Ron Smith vừa ân cần hỏi thăm: "Anh cảm thấy thế nào?", Ron đáp lại: "Tốt rồi, vì không còn bị chảy máu nữa". Đó cũng là dấu hiệu đầu tiên cho thấy Ron có thể cử động được sau khi bị trúng đạn với thương tích quá nặng.

Trước khi trở về Úc, có ai đó đã để trong hành lý của ông Ron Smith tấm huân chương "Purple Heart", tức loại huy chương của Hoa Kỳ dành tặng cho những quân nhân bị thương hoặc hy sinh trong chiến tranh. Trong khi đó, vào ngày Ron Smith bị thương, nơi quê nhà vợ ông cũng được báo cho biết tin dữ.

Tại Úc, ông Ron Smith được chuyển đến một quân y viện ở Ingleburn và sau đó là bệnh viện Concord Repatriation. Trong cuộc sống sum họp, vợ chồng ông bà Smith có được hai người con gái là Sheree và Leanne, và một cháu gái tên Gemma. Vào dịp ngày lễ ANZAC hàng năm, gia đình ông Ron Smith hầu như không thể tham dự được vì lý do sức khỏe yếu kém của ông. Nhưng điều này đối với ông cũng tốt vì có nhiều người phản chiến chống lại những chiến binh Úc trở về từ VN. Có lần, một người phụ nữ đã tranh cãi với ông Ron Smith và gọi ông là "kẻ sát nhân".

"Lời lẽ này đã khiến cho trái tim tôi tan vỡ", ông Ron Smith cho biết. Trong dịp lễ ANZAC năm nay, gia đình ông Ron Smith rất kỳ vọng ông sẽ tham dự buổi lễ tưởng niệm tại Towradgi Bowling Club nếu điều kiện sức khỏe của ông cho phép. Ông Ron Smith cũng nói rằng ông rất yêu thích truyền thống ngày lễ ANZAC và mong thế hệ trẻ sẽ tiếp nối truyền thống cao quý và ý nghĩa này. Ông cũng thường suy nghĩ về những kinh nghiệm đã từng chia sẻ với các đồng đội và những chiến hữu đã ra đi vĩnh viễn.
​​"Không có gì đạt được trong một cuộc chiến tranh cả. Và duy nhất chỉ có kẻ hưởng lợi là những người sản xuất ra các khí cụ dùng để giết nhau mà thôi". Đó là lời kết luận đượm chút phần cay đắng của ông Ron Smith khi nghĩ về chiến tranh.


Chiến Đấu Cho Tự Do Là Điều Cao Cả



​Trần Hương Thuỷ (Chủ Tịch CĐNVTD/Wollongong)


Chị​ Trầ​n Hư​ơ​ng Thuỷ​, Chủ​ Tị​ch CĐ​NVTD/Wollongong, trong mộ​t cuộ​c biể​u tì​nh chố​ng CS nhâ​n ngà​y Quố​c Hậ​n 30.4 tạ​i Canberra, ú​c Châ​u​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​


​​Câu chuyện của Ông Bà Ron và Eunice Smith (được đăng trên báo Mercury, April 25th, 2013, ở Úc) làm tôi vô cùng xúc động, và gia đình tôi xin tỏ lòng tri ân về nghĩa-vụ của ông trong Cuộc Chiến Việt Nam (1950-1975). Ông Smith cùng với hằng ngàn chiến sĩ Úc khác, đã phục vụ ở Việt Nam, và đã chiến đấu cho một chính nghĩa: bảo vệ Tự Do cho Miền Nam, Việt Nam.


Với những Người Việt Miền Nam Tỵ Nạn ở hải ngoại, Tháng Tư năm nay đánh dấu sự đau buồn lần thứ 38, về sự xâm lăng của cộng sản Miền Bắc vào Miền Nam Việt Nam. Vào Tháng Tư, năm 1975, hằng ngàn binh sĩ Miền Nam, như ba tôi, đã ngây thơ tin rằng, sau cùng chiến tranh đã chấm dứt, và ông sẽ được rời khỏi quân đội Miền Nam trong vinh dự, và được trở về nhà với gia đình, để cả nhà bắt đầu những cuộc sống mới. Nhưng chỉ trong vài ngày, ông bị bọn cộng sản mời đi họp, và rồi chở đi đến một trại gọi là "học tập cải tạo", nhưng thực ra là bị tù 5 năm sau đó, trong một trại tù tập trung khổ sai. Sự lừa bịp nầy để lại má tôi và bốn đứa con nhỏ, từ 7 tuổi đến mới sinh 11 ngày, phải tự mưu sinh.


Khi ba tôi được ra khỏi trại tù, ông đã may mắn còn sống. Ông và các tù binh khác đã bị bắt làm lao-công nô lệ và bị tẩy não bằng tuyên truyền chính trị của cộng sản. Đây là một phần của chính sách trả thù của họ, nhắm thẳng vào những ai đã phục vụ chính quyền Miền Nam, từ trước năm 1975. Nó bao gồm biệt giam, bỏ đói, tra tấn hành hạ, và thường là cái chết. Đây cũng là cách mà bọn cộng sản nắm chắc không thể có sự kháng cự lại luật lệ tàn ác của chúng, vì phần lớn những người chống trả chúng trước đó là những chiến sĩ, cảnh sát, và công nhân viên chức của Miền Nam Việt Nam. Hằng trăm ngàn người dân Miền Nam đã phải gánh chịu chính sách ác độc nầy, và rất ít người sống sót. Việt Cộng (VC) thường cho phép các gia đình đi thăm người thân ở các trại tù, chỉ để thấy rằng nhiều tù binh Miền Nam nầy, đã chết hoặc rã thân trong rừng. Còn những người thực sự sống sót, thì may mắn được đoàn tụ với gia đình, nhưng sự tác hại về tinh thần và thể xác của họ, đã không thể thay đổi hoặc trở lại như trước được nữa. Vì vậy, rõ ràng là gia đình chúng tôi không có sự chọn lựa nào khác là phải trốn thoát chế độ bạo tàn nầy.


Ngày nay, khi những người Tây Phương du lịch tới VN, họ chỉ thấy cái bề ngoài của nước VNCS, tuyên truyền chính trị của VC trong viện bảo tàng chiến tranh, đường hầm Củ Chi (được dựng lên sau chiến tranh, để thu hút du khách kém hiểu biết và làm tiền!), cũng như hình ảnh giả tạo của chế độ CS. Khi bạn đi ra khỏi các nơi thu hút du khách và gặp được người dân [nghèo khổ] đằng sau cái khung cảnh giả tạo đó, nhất là khi ra khỏi các thành phố du hí, thì đó mới là nơi bạn có thể hiểu được bản chất thực sự của chế độ cộng sản.


Kể từ năm 1975, Việt Nam vẫn bị cai trị bởi cùng một chế độ đã tạo ra nhiều hỗn loạn và hủy hoại ở Miền Nam. Họ xiết gọng kềm để biến truyền thông thành "cửa miệng" tuyên truyền cho bọn cầm quyền. Các người viết blog phê bình chúng bị chúng kết án tù nhanh chóng về tội "phản quốc". Gần đây, một ký giả trẻ tên Nguyễn Kiên bị loại trừ ra khỏi Hội Ký Giả, sau khi anh ta dám đề nghị loại bỏ Điều 4 của Hiến Pháp VC, vì nó cho phép đảng cộng sản là độc đảng chính trị được hiện hữu và có quyền cai trị tuyệt đối trên khắp nước Việt Nam. Các tác giả, nhạc sĩ, học sinh, và dân chúng thuộc mọi trình độ khác nhau trong xã hội chịu chung số phận.


Các Tổ Chức như Ân Xá Quốc Tế, Phóng Viên Không Biên Giới, và Theo Dõi Nhân Quyền đã liên tục lên tiếng quan tâm và phản đối về các vi phạm Nhân Quyền ở Việt Nam. Đây là lý do tại sao sự dấn thân của nước Úc vào chiến tranh Việt Nam là đúng. Họ đã đáp ứng lời kêu gọi yểm trợ và bảo vệ Tự Do cho Miền Nam VN trong suốt 12 năm, từ năm 1962-1973. Những đóng góp can đảm của họ đã được ca ngợi và vinh danh bởi người dân Miền Nam VN. Chúng ta mãi mãi mang ơn những người Úc và gia đình họ, đặc biệt là 521 chiến sĩ Úc, đã hy sinh cho giai đoạn Tự Do, tuy ngắn ngủi nhưng đầy ý nghĩa của chúng ta.


Tháng 5 năm 2013
Trần Hương Thuỷ (Chủ Tịch CĐNVTD/Wollongong​)​

​(Nguyên Văn Anh Ngữ của Cô Trần Hương Thủy​ - GS Trần Thủy Tiên, M.A. in Human Sciences, dịch sang Tiếng Việt)

0 comments:

Post a Comment

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.